Hôm nay,  

Về Lại Seatle Và Đám Cưới Con

12/09/201800:00:00(Xem: 9815)
Tác giả: Hồ Nguyễn

Bài số 5494-20-31301-vb4091218

 
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.

Viet ve nuoc My
Nhà Minh Thanh, nơi 8 anh chị em đã "tá túc."

 
***

 
Định cư trên quê hương mới, chúng ta đạt được rất nhiều điều tốt đẹp, nhưng cũng nhiều thay đổi. Một số không ít bậc làm cha mẹ đã mất quyền định đoạt khi gả cưới  con cái.

Thời chúng tôi, mới cách đây ít...chục năm chứ mấy! Tán tỉnh, mến mộ nhau chút chút rồi về thưa với cha mẹ, thường thì các ngài gật đầu và lo liệu cho mọi bề. Cũng có ông bà khó tính kén cá, chọn canh mà không gật thì... coi bộ vượt qua cửa ải này cũng khó khăn lắm.

Còn bây giờ chúng tự yêu, tự sống. Nhắc làm đám cưới thì nhăn nhó khất lần. Đến lúc phải quyết định tổ chức thi muốn làm đơn sơ, nhanh gọn. Xem ra cái văn hóa này đã xảy ra ở nhiều gia đình khiến không khí trở lên nặng nề cho cả đôi bên.

Gia đình tôi đã vượt qua được những trắc trở ban đầu ấy và dự định tổ chức đám cưới cho con ở thành phố Seattle, nơi mà cách đây 37 năm gia đình tôi 3 người đã đặt bước chân đầu tiên trên đất Mỹ, nên bay qua Seattle hồi năm ngoái, vừa thăm lại chốn xưa, vừa sắp xếp để hoàn tất việc này.

Khi nghe tin cháu Hồng con cô chú Thanh Sơn cũng tổ chức đám cưới vào năm nay- Là láng giềng gần gũi nơi quê cũ, lại liên đới gia tộc. Thấy hai đại gia đình rất thân thiết với nhau, sẽ có rất nhiều khách mời chung, nên tôi bàn với các cháu cố gắng làm sao để 2 đám cưới có thể xảy ra vào cùng thời điểm thì lợi trăm bề: Bản thân gia đình mình cũng thuận tiện; vừa dự đám cưới của cháu, vừa hoàn thành ước nguyện của con mình. Các anh chị em, bạn hữu từ khắp nơi có dịp cùng về Seattle tham dự đám cưới 2 đôi tân hôn, rồi nghỉ hè quanh vùng, thăm viếng thắng cảnh ở địa phương... Làm như vậy thì vừa vui vừa đỡ vất vả cho khách mời, lại tiết kiệm được tiền chi phí bay tới bay lui. Thế nên hai đám cưới được tổ chức cách nhau chỉ một tuần lễ, vào tháng 7 năm 2018.

Sống ở Mỹ gần 40 năm, với nền văn hóa khác biệt nên chúng tôi xin phép bà con được thực tế một chút. Thông báo sự kiện và ngày giờ trên các phương tiện on-line mà mình nối kết, rồi đề nghị bà con và bạn hữu ai có điều kiện đến tham dự thì liên lạc cho biết, để chúng tôi gửi thiệp mời. Làm như vậy để tránh tình trạng có nhiều người không thể tham dự mà vẫn phải nhận thiệp, sau đó hoặc im luôn, hoặc phải gửi quà làm cho cả hai bên đều nghĩ ngợi.

Sau khi thông báo thì những người ở xa mà có thể đi tham dự lên chương trình, hò hẹn nhau và phân chia công việc để mọi người cùng góp công xếp đặt cho các dịch vụ và nhu cầu như: chỗ ăn uống, nghỉ ngơi, xe cộ tới lui và lên kế hoạch cho việc đi du lịch ở đâu v.v.

Gia đình tôi rời Seattle đã 20 năm, nơi đây chúng tôi khởi nghiệp và có nhiều bạn hữu, kỷ niệm... Trở lại đây, tình người vẫn nồng nàn, thắm thiết, đậm đà... Nhưng cảnh xưa đã nhiều đổi thay: Đường phố, các trục lộ lớn, các trung tâm thương mại người Á Đông và cả của người Mỹ nữa, được xây dựng mới mẻ làm cho chúng tôi cảm thấy xa lạ...

Lúc chúng tôi rời đi, Seattle và phụ cận đã có 2 công ty nổi tiếng toàn cầu: Boeing và Microsoft, cung cấp hàng trăm ngàn công việc lương cao cho người dân. Bây giờ có thêm một công ty nổi tiếng thế giới nữa, đó là Công ty bán lẻ on-line Amazon.

Một số người Việt ăn theo bằng các nghề: Nail, tóc, landscaping... nên "em" nào cũng giầu sụ, ở trong các căn nhà vừa cao to, vừa rộng rãi, sang, đẹp, tiện nghi.

Một trong những căn nhà bạc triệu, mà thu nhập chính từ nghề Landscape.

Theo thông lệ quê nhà. Trước ngày có tiệc cưới chính là bữa "nhóm họ" được tổ chức tối hôm trước, đãi đằng những người đến giúp dựng rạp, mổ heo, trâu (hoặc bò)... Còn bữa ăn ở bên Mỹ thì gọi là bữa ăn tái hợp gia đình (family re-union). Khách mời là bà con, bạn hữu ở xa vừa mới đến, gặp gỡ những người thân trong gia đình chủ hôn và bạn hữu tại địa phương.

Gia đình tôi đến sớm hơn vào tối thứ Năm. Bữa sau thêm phái đoàn từ Nam Cali Nhóm này và thêm mấy người nữa sẽ "tá túc" tại nhà Minh -Thanh, Ông bà này cưới nhau tại Seattle hơn 30 năm trước. Minh đã làm việc cho Boeing lâu lắm. Còn cô Thanh trước đây có tiệm tóc vùng White Center rất đông khách, bây giờ nghỉ hưu ở nhà trồng cây kiểng, chăm sóc và huấn luyện mấy chú chó cưng. Chả biết giàu có thể nào? Nhưng có 2 căn nhà: Một căn 6 phòng ngủ, 4 phòng tắm cho mướn làm nhà vacation, một căn 5 phòng ngủ 5 phòng tắm, vừa rộng rãi, khang trang, nằm sát nhau trên mảnh đất rộng cạnh bờ hồ, lúc nào cũng có gió và khung cảnh tươi mát từ mặt hồ.

Phái đoàn 8 người được tiếp đón nồng hậu và chăm sóc chu đáo suốt 11 ngày ở đây.

Ngay tối thứ Sáu đã khai tiệc nhóm họ ở nhà Chú cô Sơn Thanh. Chú ấy làm landscaping, còn cô Thanh cũng có tiệm tóc. Căn nhà này cũng to đẹp như nhà Minh Thanh. Tuy không có view nhưng bù lại hai sân trước và sau rất rộng. Tiệc họp mặt có đến hàng trăm người tham dự, trên một dãy bàn trong nhà có các món ăn tự chọn đã được sắp đặt sẵn như: Bê thui, dê, thỏ cari và giả cầy, gỏi sứa tôm thịt, hai ba loại xôi, heo quay, tráng miệng bằng các loại bánh ngọt, chè...

Gia đình chú cô Thanh Sơn vượt biên trễ vào những năm 87-88. Trong nỗi hoang mang của những tin đồn trại ty nạn sắp đóng cửa, mọi người sắp bị trả về VN nên phải quyết định vội vàng. Cô Thanh ăn theo diện chồng và một người chị đi Mỹ. Còn đại gia đình lại sang sống tại Úc.

Đám cưới gả con gái là dịp để mẹ, cậu mợ, các anh chị em từ khắp nơi về. Thật là một cuộc họp mặt gia đình nồng ấm, thân thương, rất đông đủ và đầy tràn niềm vui, thật hiếm hoi mới có dịp.

Tháng Năm chưa nằm đã sáng. Ở Seattle mặt trời mọc còn sớm hơn, mới 4:30 đã rạng đông và 5 giờ trời đã sáng rõ, có tin nhắn mời đến uống cà-phê ăn sáng, rồi đón dâu với nghi thức cổ truyền: Lễ gia tiên, mâm quả...Rất đông người, nam và nữ xếp hàng đón họ nhà trai. Trong đoàn người ấy, tôi đứng xa xa trong nhóm đàn ông, thấy có một bà là lạ đứng trò truyện với o Điểm. Tôi hỏi ông Chung:

-Có bà nào đang đứng với O Điểm mà tôi không biết?

Ông Chung bảo:

-Vợ cậu đấy thây.

Thì ra tôi đi cà phê sớm. Trong khi ở nhà thì cô Thanh (Minh) vừa làm tóc cho cao lên, vừa vẽ mày vẽ mắt làm cho các bà lạ hẳn đi. Hay là tại bây giờ có tí tuổi, mắt bị mờ, trông không rõ nữa?

Rồi tiệc trưa, sau đó là lễ giao ước hôn nhân, tuy chú rể là người ngoại quốc, không gia nhập đạo Công Giáo nhưng chấp nhận đến nhà thờ với đầy đủ các nghi thức.

Mặc dù vị linh mục chủ tế có loan báo trước: Nghi thức này chỉ dành cho người có đạo Công Giáo. Nhưng có mấy người bên chú rể, có lẽ vì tò mò nên cứ nhấp nhổm rồi sau cùng cũng đứng lên chen vào đoàn người lên rước mình thánh. Hai cha đang cho rước lễ, tuy một Việt, một Mỹ nhưng vị nào cũng biết ai không phải là người Công Giáo nên khi họ tiến đến, Ngài chỉ xoa đầu chúc bình an chứ không trao mình thánh.

Trước khi ra về nghỉ ngơi một chút chờ tiệc chính. Chú cô Sơn Thanh còn dặn bà con:

-Nhớ đến đúng giờ, 6 giờ sẽ mở tiệc đó nghen qúi vị.

Chúng tôi phải đi nhiều xe và đi sớm. Vì biết rằng có quá đông người, rất khó đặt tiệc ở các nhà hàng. Nên Chú Sơn phải thuê hội trường rồi đặt đồ ăn từ nhà hàng khác đem lại nấu. Nếu đi trễ thì chen chúc rồi trễ giờ...Nhưng không biết tại sao mà đến đúng 6 giờ hội trường mới mới mở cửa cho vào. Nên tuy mọi việc đã được tổ chức chu đáo, có bàn tiếp tân, quầy chụp hình với cô dâu chú rể... tên của khách đã được sắp xếp trước cho từng bàn... Nhưng vì quá đông người dồn vào cùng một lúc, nên cũng hơi bị trễ một chút.

Người dẫn chương trình lại là cháu Giang con trai của Minh Thanh. Chúng tôi không ngờ trong những người gốc gác từ quê tôi, lại có một bạn trẻ, nói năng lưu loát, giỏi giang, nhanh nhẹn theo dấu chân Bác Túc, Bác Chung... thủa nào. Không những vậy mà còn nói lưu loát cả hai thứ tiếng: Anh-Việt và phụ trách luôn phần DJ điều khiển chương trình về hòa nhạc, nhảy đầm....rất sôi động ở cuối buổi dạ tiệc. Rất khen ngợi cháu Giang.

Từng cặp phụ dâu phụ rể dắt nhau tung tăng, nhảy nhót đi vào theo tiếng vỗ tay chào mừng của hai họ. Khoảng 50 bàn tiệc hôm nay có hầu hết những khuôn mặt thân quen, khu xóm ngày xưa và cả các con cái họ mới được sinh ra tại Mỹ, nhưng vẫn giữ được mỗi giây thân tình, vì thường xuyên đi theo cha mẹ đến dự các buổi họp mặt đồng hương và hầu hết đều nói sành sõi tiếng Việt.

Đến gần nửa đêm chúng tôi mới ra về với lòng tràn ngập niềm vui và bịn rịn chia tay nhiều bà con mà chúng tôi biết khó có dịp gặp lại.

Theo chương trình, trong khi chờ cuối tuần tới ăn thêm một đám cưới, bà con hẹn nhau đi  Canada, thăm một nông trang chủ nhân là người Việt.

Theo kế hoạch, sáng thứ Hai chúng tôi sẽ lên đường sớm khoảng 7 giờ sáng.  Nhưng trùng trình mãi tới 11:00 mới depart. Khi đến nơi chúng tôi thấy Lê Trang Chủ còn đang mặc đồng phục của nông gia: Trên đầu đội nón cao bồi rộng vành, dưới chân là đôi ủng lội xình... Chẳng là để đãi khách phương xa, trang chủ và các đồng hương ở đây đã ngả con bê khoảng 1000 lb. Một nửa đã hoàn thành các món ăn, được sắp sẵn trên hai dãy bàn dài: Bê thui, bê xào, bê luộc, bê ca-ri, bê nướng vĩ....Úi chao! Thật là hấp dẫn.


Sau lời chào đón của Lê trang chủ thì dạ tiệc bắt đầu. Cuộc hội ngộ sau hơn 30 năm của những người mất quê hương, lưu lạc khắp bốn phương trời, nay mới có dịp gặp lại thì niềm vui nào tả xiết.

Lê Gia Trang đất rộng hơn 10 mẫu có hàng rào bao quanh, hàng rào phân chia từng khu vực để dưỡng cỏ nuôi bò, có ao cá, cây cao hào sâu, hệ thống tưới nước khắp các khu có thảm cỏ xanh rờn... 3 căn nhà, ở 1 căn còn cho thuê 2 căn,  2 dãy nhà kho ... Các loại máy cày, xe kéo, và các thiết bị khác phục vụ cho chăn nuôi và canh tác...

Căn nhà lớn 4 phòng ngủ 3 phòng tắm bây giờ chỉ còn có Lê Trang chủ và phu nhân sống ở đây, các con đã trưởng thành và có công việc, chỗ ở riêng.

Trang chủ tâm sự: Đây là niềm đam mê, là thú vui của tuổi già, chứ nguồn lợi tức chính từ tiệm giặt trên phố cơ.

Nói về đàn bò trong trang trại, chỉ 12 con thôi, nhưng rất to và béo lắm.  Tôi chưa thấy bò ở đâu đẹp mũm mĩm và trông lực lưỡng như vậy. Ngoài cỏ tươi trong trang trại cho chúng ăn vào mùa Hè, cỏ khô cất trong barn cho mùa Đông. Mỗi tuần Trang chủ còn chờ hàng xe tải bánh mì các loại về cho bò ăn. Bánh mì này do các lò sản xuất và bán sỉ, họ thu hồi lại khi gần hết hạn cho người ăn. Thay vì phải bỏ thùng rác thi tốn thêm tiền nên tặng lại cho các nhà chăn nuôi. Các chú bò của Lê Trang chủ có lẽ nhờ ăn bánh mì mà béo tốt như thế.

Đang xem trang chủ chất bánh mì xuống thì ngài có lời ngỏ:

- Các cụ có muốn chứng kiến cuộc thiến bò không?

Nghe nói đến thiến với hoạn đã ngán. Một bác nghi ngại.

- Thôi! trông gớm lắm! Mà lỡ ông lại cắt lầm mất của tôi thì bỏ...bu.

Trang chủ nói:

- Không! Các cụ đừng nhầm. Thiến nhưng không phải cắt, phải mổ, không có máu me gì sất.

Rồi ông đi lấy dụng cụ chuyên dùng vào công việc này. Đó là một cây kep bằng kim loại lớn,  giống như cây kẹp của lò rèn. Thầy trò ông ra lùa hai con bê đực độ 5-6 tháng tuổi, tách chung ra khỏi đàn, rồi đưa một con vào khung sắt hẹp. Trong khung sắt này bê con chỉ còn một chút không gian để lui tới chứ không quay ngang hoặc nhảy ra ngoài được. Sau đó dùng giây thừng cột hai chân sau vào song sắt hai bên, rồi dùng chiếc kẹp đưa vào phía trên của dịch hoàn và kép lại, độ 5 giây thì nhả ra. Trang chủ giải thích.

- Khi mình kẹp chiếc kìm vào thì nó làm dập ống dẫn tinh, độ một một tuần sau thì ống dẫn tinh lành lại, nhưng bị nghet, tinh trùng, tinh dịch không thể thoát ra khỏi ngọc hoàn được nữa.

Bác kia hỏi:

- Không biết nó có đau không?

- Tôi cũng chưa thử bao giờ, nên không biết.

Vào buổi chiều, nhân dịp có nhiều đồng hương ghé thăm. Trang chủ đã tổ chức một thánh lễ cầu nguyện cho Tiền nhân.  Linh mục chủ tế cũng là người Việt gốc Cái Sắn đang phục vụ cho một xứ đạo người Canada, ở cách xa 10 giờ lái xe. Vì mối giao tình thân thiết với Lê Gia Trang mà Ngài đã lặn lội đường xa, về hợp dâng thánh lễ này.

Sẽ là một thiếu sót nếu không nói đến những gia đình: Hà-Hiên, Thành-Tuyết, Tuân-Thu,  Đông-Mầu. Cả 4 gia đình này cùng với Lê Trang chủ đã tận tình chăm sóc cho phái đoàn phương xa.

Chúng tôi đã có 2 ngày đêm thật thích thú, vui nhộn được sưởi ấm bằng sự chăm sóc chu đáo của Lê Trang chủ. Xin cám ơn tất cả để từ giã ra về với lòng phơi phới hân hoan.

Trên đường trở về chúng tôi ghé thăm Vancover B.C. Vườn hồng.

Sau đây là chuyện đám cưới trong gia đình chúng tôi. Chuyện là vầy:

Năm 1998 vì nhu cầu cuộc sống gia đình tôi rời khỏi Seattle. Lúc ấy cháu Loan mới được 17 tuổi và sắp sửa tốt nghiệp trung học. Tôi muốn cháu đi cùng chúng tôi, nhưng cháu xin ở lại với lý do: Con sắp tốt nghiệp, muốn ở lại đây để thi xong và học đại học tại đây.

Từ bé đến nay thấy cháu có cuộc sống độc lập, biết lo học hành và tự chăm sóc cho mình. Thêm nữa, cháu mới xin được công việc bán thời gian trong ngân hàng Washington Mutual, nên chúng tôi sắp xếp để cháu ở lại ngôi nhà đang ở, rồi dọn đi.

Mọi việc tưởng êm đềm cho đến giữa năm 2002, đang đêm cháu gọi cho chúng tôi rồi chỉ khóc nấc, nghẹn ngào chứ không chịu nói gì! Tôi quyết định phải đưa cháu qua NY và mời một người bạn thân của cháu từ Cali sang. Cho hai đứa đi nghỉ ngơi ở xa một chuyến. Lúc trở về mới biết chuyện tình cảm của cháu bị đổ vỡ, nên đau buồn mà sinh chuyện. Sau đó cháu về Cali ở, muốn quên dĩ vãng và làm lại từ đầu. Kể cả việc học.

Vì vậy mãi đến năm 2006 cháu mới hoàn tất chương trình 4 năm đại học và năm 2009 mới lấy xong bằng Master. Hai năm sau qua trung gian một người bạn cũ hai cháu mới tìm lại được nhau và nối lại tình xưa. Lúc ấy bạn trai của cháu cũng đã ra trường và làm việc cho hãng Boeing được nhiều năm rồi.

Khi thấy chúng đôi co mãi về việc chọn chỗ ở và làm việc, tôi mới khuyên con tôi rằng: Ngân hàng thì ở đâu cũng có. Nhưng Boeing mà cháu Mẫn đang đảm trách thì ở Cali không có, vì vậy con nên xin đổi về Seattle để làm việc. Trong tiếng Anh có câu: Để mọi việc có được kết quá lâu bền, bạn phải cho đi cái này thì mới nhận được cái kia (You have to give something to get something).

Không biết lời khuyên có giá trị hay không nhưng chuyện tranh cãi ấy từ từ êm đi. Hai đứa góp chung tiền để mua đất, xây nhà ở Seattle.

Bàn đến việc đám cưới. Cả hai đứa đều muốn tổ chức đơn giản, có sự chứng kiến của hai gia đình là đủ. Chúng muốn có một chuyến đi cruise rồi tổ chức lễ trên đó.

Tôi phủ quyết, nói:

-"Nếu các con muốn làm cách đó thì tự làm không có ba má tham dự".

Về các lễ nghi tôn giáo: Phía nhà trai người Việt gốc Cholon, theo và tin Giáo lý Nhà Phật, tin phong thủy, tin ngày giờ này tốt, ngày giờ khác xấu...

Mẫn mồ côi cha hơn 10 năm. Sau khi cha mất thì mẹ lâm trọng bịnh, nhưng may mắn qua khỏi, nay từ từ hồi phục. Là người yêu kính mẹ nên không muốn làm mẹ buồn lòng. Cháu vẫn theo chúng tôi đi nhà thờ, tham dự các thánh lễ.

Về các nghi thức: Hai gia đình nhỏ của chúng tôi cùng với các phụ dâu, phụ rể đã chứng kiến lễ tuyên thệ, lời thề hứa của hai cháu và ký kết khế ước hôn nhân trước đại diện của cơ quan công quyền. Tuy không long trọng, trang nghiêm như trong nhà thờ, nhưng rất cảm động, chân thành. Trong nghi thức ấy mỗi đưa đều viết lại, kể cho nhau và cho mọi người câu chuyện tình yêu, nỗi đau khổ khi mất nhau, nỗi mừng vui khi tìm lại được nhau. Từ đó trưởng thành hơn trong tình yêu, trong cung cách ứng xử và thề hứa sẽ yêu thương, chăm sóc nhau, trung thành với nhau, cùng nhau chăm sóc con cái đến trọn đời.

Nói về các sinh hoạt trong hôn lễ của các cháu. Có hai điều chúng tôi rất tâm đắc:

- Nói lên được lòng tri ân với nước Mỹ, người Mỹ đã tận tình giúp đỡ những người tỵ nạn. Cách riêng người bảo trợ của gia đình tôi, ông bà Daniel- Margie Patsula.  Chúng tôi đã nói lời cảm tạ và trân trọng mời bà dâng lời cầu nguyện cho bữa ăn. Dưới đây là lời cầu nguyện của bà trước bữa ăn:

 

O Lord God,

We are gathered here to honor Laynie and Jerry on the beautiful occasion of their marriage.  We are happy to show our love for them and to offer our prayers as we witness their commitment to each other.  May God bless them with an abundance of grace to guide their lives together.

We are grateful to their parents, Ho, Van and Jennifer for their invitation to join them at the union of their children.

Ho and Van arrived in Seattle with baby Laynie and Van's brother Nguyen. They left their family and country to give her and their future children a safe home with opportunities to grow. They created a family that was an example of hard work, community involvement, lots of love and treasured memories.

May God bless them with the love of  their children, the respect of their community, good health and prosperity.

We also remember David, Jerry's father, and know that he is here in spirit and in love.

We ask God to bless all of the guests at this celebration.  Many of you came as immigrants to this country.  You have blessed us with your courage to face the unknown, to bring your hopes and dreams, your gifts, your determination to build a new life. America is great due to the many contributions of people from every corner of the earth.

We share this common table, Lord, and give you thanks for all that you have bestowed on us.

For those whose hands have prepared this meal we are about to enjoy, we ask that your blessing upon them.

May peace enter the hearts of all who join with us and share the happiness of this day with Laynie and Jerry.

 

- Trong cả hai bữa: Nhóm họ và tiệc cưới đều khai mạc đúng giờ. Làm được điều ấy là nhờ sự  trợ giúp của quan khách, thân nhân, bạn hữu khắp nơi. Gia đình Thanh-Sơn và gia đình chúng tôi xin dâng lời cảm tạ đến:

- Các bác, chú thím, cô, dì, cậu mợ, các cháu, các bạn hữu mà hai gia đình chúng tôi lúc nào cũng trân trọng. Quí vị đã chẳng quản ngại đường xá xa xôi, thì giờ quí báu, hành trình tốn kém, vất vả..đến tham dự và chúc mừng cho các cháu.

- Cảm ơn các anh chị em, bạn hữu ở Seattle rất nhiệt tình trong việc đưa đón, tiếp đãi những người khách từ phương xa. Đặc biệt thời khóa biểu được mời không lúc nào trống trong suốt 12 ngày đêm ở đây.

- Xin cảm ơn tất cả mọi người đã ban tặng quà và những lời chúc quí báu cho hai đôi tân hôn và gia đình.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
12/09/201821:21:32
Khách
Xin cám ơn những lời khích lệ của My-Vancover.
Nông trang của người bạn ở đảo Nanaimo, rất gần bến phà. Xin email đến hnguyenj@aol.com để biết thêm chi tiết.
Cũng xin cám ơn những lời bàn tích cực của bác Lê Như Đức (Tg Cây Chuối Sứ, ...). Thực ra khi advice con gái về việc này, chúng tôi muốn làm cho mọi việc được thuận tiện, suông sẻ cho các cháu. Thêm nữa về vị trí và trách nhiệm của cháu Jerry ở chỗ cháu làm rất khó xin di chuyển đi nơi khác. Thay vì Cháu Loan làm việc ở Ngân Hàng thì xin di chuyển dễ hơn. Một lần nữa xin cảm ơn quí vị.
12/09/201818:56:15
Khách
Bài viết vô cùng có hậu, cảm động and thật tình...

Xin tác giả cho biết cái nông trại ở BC của người Việt là ở đâu vậy? Tôi ở Vancouver và rất muốn được đến thăm một nông trại của người VN nếu cho phép.

Xin cảm ơn.
12/09/201812:31:51
Khách
Chịu nhất là hai câu viết của tác giả:
“Mà lỡ ông lại cắt lầm mất của tôi thì bỏ...bu.”
“Tôi cũng chưa thử bao giờ, nên không biết.”
PS: Boeing có rất nhiều chi nhánh ở nhiều thành phố ở Cali và nhiều tiểu bang khác chứ không chỉ ở Seattle. Năm xưa tôi làm cho Boeing ở Huntington Beach, CA. Bạn thân tôi mới vào làm cho Boeing ở Seal Beach, CA.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,654,562
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín - gồm những bài viết được phổ biến trên nhật báo Việt Báo và trên vietbao.com từ ngày 1 tháng Bẩy 2017 tới 30 tháng Sáu 2018 - đã được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 12 Tháng Tám 2018, và 20 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.