Hôm nay,  

Bộn Bề Tháng Sáu

24/06/201800:00:00(Xem: 84472)
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương

Bài số 5421-19-31262-vb8062418


Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.

 
***
 

Tháng Sáu nhắc chúng tôi nhớ nhiều điều.

Tháng Sáu có ngày lễ Cha được ăn mừng ở hơn 40 quốc gia. Tại Mỹ  Father's Day là ngày chủ nhật thứ ba của tháng Sáu.

Tháng Sáu  có ngày Quân lực VNCH 19 tháng 6 được những người lính già dù tuổi đã cao, lưng vẫn giữ thẳng trong lúc diễn hành kỷ niệm ngày Quân lực của một thời tuổi trẻ bất khuất.

Tháng Sáu  có nước mắt của những người con mất Cha, ngậm ngùi săm soi gót chân mình xem đã lấm bùn từ lúc nào, từ ngày 30 tháng Tư, hay từ ngày thân phụ khuất bóng?

Tháng Sáu có ngày Quốc tang Yên Bái 17 tháng 6 nhớ đến những anh hùng dân tộc hiên ngang hy sinh vì tự do năm 1930, người lớn tuổi nhất là Bùi Tử Toàn 37 tuổi; người nhỏ nhất, Nguyễn Như Liên chưa đến 20 tuổi. Đầu họ rơi, thân xác của họ đã hòa với cát bụi sau 88 năm, nhưng tinh thần Nguyễn  Thái Học "không thành công cũng thành nhân" mãi mãi sống với hậu thế. Trăm năm, ngàn năm sau, ngày nào còn dân tộc Việt Nam, ngày đó còn có người nhớ đến anh hùng Nguyễn Thái Học và các vị nữ lưu đã đền nợ nước : Đỗ  Thị Tâm, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc…

Và từ năm 2018, lịch sử Việt Nam đặc biệt có thêm ngày "tổng biểu tình” của người Việt trong nước và trên khắp thế giới phản đối Lê Chiêu Thống thời hiện đại bán đất, cõng rắn cắn gà nhà.  Những người VN bình thường từ già đến trẻ ở Saigon, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Nghệ An, Phan Thiết.. tạm quên vất vả lo toan hàng ngày xuống đường ôn hòa, phản đối nhà cầm quyền VC bán đất, voi về giày mả tổ, chận đứng tự do  bằng cái gọi là "an ninh mạng".

Ngày tổng biểu tình từ trong nước  được Việt kiều ở Mỹ, ở Pháp, ở Đức, ở Anh, ở Nhật.... xuống đường biểu tình trước của các văn phòng ngoại giao của nước Tàu ở khắp thế giới hỗ trợ tinh thần của đồng bào trong nước, và để các "tham sứ ngoại giao của Tàu" gởi thông điệp về Bắc Kinh: hãy nhớ lại lịch sử hơn một ngàn năm, nước Tàu chưa và sẽ không bao giờ đồng hóa được dân Việt.

*

Tháng Sáu mùa hè, chúng tôi vừa dọn nhà tháng trước, chưa kịp ổn định mọi thứ, đã phải xách vali đi xa vì công việc. Cũng may lần dọn nhà lần thứ 3 trong 30 năm ở Mỹ, chúng tôi khôn hơn, tìm hiểu trên Google, đọc các reference trên yelp để tìm một moving company có uy tín.

Qua Mỹ với hai bộ đồ cũ second hand đựng trong cái giỏ IOM (International Organization for Migration) dành cho boat people refugees, không hiểu áo quần đồ đạc sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân từ lúc nào mà mỗi lần dọn nhà ở Mỹ là một lần đem tặng cho Goodwill cả vài tạ quần áo!

Google cho biết tiền tip cho movers (nhân công dọn nhà) là $20.00 mỗi người. Kinh nghiệm của bạn bè vừa chuyển chỗ ở tháng trước cho biết vì các movers được trả công theo giờ nên họ làm từ từ, không có gì phải gấp rút. Biết vậy, ngay lúc gặp các nhân viên moving, chúng tôi đã theo chính sách ngoại giao "cây gậy và củ cà rốt":

- Nếu các ông làm nhanh, và kỹ, chúng tôi sẽ tặng riêng các ông một khoản tiền tip cao hơn bình thuờng. Nhưng xin làm hết sức cẩn thận, chúng tôi không muốn có tai nạn lao động trong lúc các ông giúp chúng tôi chuyển nhà.

Dù là người Mễ Tây Cơ, và là người Ba Tây, hình như mấy ông movers cũng cảm nhận được thành ngữ dân gian của Việt Nam "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", ra sức làm, chạy nhanh không kém kim đồng hồ. Nhìn anh thanh niên người Ba Tây vác nguyên cả một cái dresser đầy áo quần chạy ra chạy vô như chúng tôi vác một cái ba lô trên vai thời đi học mới thấy quyền năng tuyệt đối, và sự công bằng của Thượng Đế khi ngài tạo ra thiên tài người Anh Stephen Hawking (1942-2018) ốm yếu bệnh tật, mong manh như chiếc lá khô với trí óc ngang ngửa Albert Einsten; và anh chàng mover người Ba Tây, cao gầy nhưng mạnh như Hercules.


Khi chúng tôi đang chuẩn bị lấy áo quần, tư trang từ cái 6 ngăn tủ của cái dresser cao 1.2 mét, dài 2 mét, rộng 0.8 mét , anh chàng mover người Ba Tây ngăn lại: "Let me deal with this, much faster"

Anh ta lấy loại băng keo của ngành xây dựng, băng kín các hộc tủ, rồi bưng cái dresser chạy ra xe dễ như chúng tôi lấy Credit Card từ trong túi đặt trên quầy tính tiền.

Chỉ trong vòng bốn tiếng, đồ đạc của chúng tôi được di chuyển từ nhà cũ đến nhà mới gọn gàng, không có gì đổ bể, không có máu chảy, không có trầy da, chỉ có những giọt mồ hôi lăn dài trên mặt của những người lao động chân chính, kiếm tiền bằng mồ hôi và công sức của mình (chứ không như ai kia, tham lam bán đất bán biển đục khoét của công để làm giàu!) Tự dưng chúng tôi tin là giấc ngủ của anh chàng Ba Tây sống đời lưu vong ở Mỹ sẽ bình an, có hoa có bướm trong khi giấc ngủ của các ông lãnh đạo VC có ác mộng, có cái nhìn căm hờn của cả trăm ngàn bộ đội VN chôn xác ở Trường Sơn năm xưa, có cái nhìn uất hận của các ngư phủ VN, và các thuyền nhân VN mãi mãi nằm lại ở Thái Bình Dương…

 
 Giường, sofa của chúng tôi được tháo ra, ráp lại thuần thục, nhanh thoăn thoắt bởi một ông người Mễ Tây Cơ vào độ tuổi 50. Vừa làm, ông vừa nói chuyện :

- Công việc moving dù vất và nhưng kiếm được khá tiền, nếu tôi ở Mễ thì ở tuổi tôi khó tìm được một việc như thế này.

Mấy cái TV -được tháo ra và bao bọc bởi bubble, và mền len- đến nơi ở mới của chúng tôi an toàn, không một vết trầy. Vốn là người Việt gốc ....pha lê, chúng tôi rất thích đồ bằng thủy tinh, trong trẻo, sạch sẻ, làm cho nhà trông rộng hơn. Cứ tưởng là dọn nhà là phải "chấp nhận hy sinh" một số đồ chơi, hay chén dĩa nhung “toàn bộ lực lượng” đều được bảo toàn, không có cái gì bị "sứt càng gãy gọng".

Chúng tôi chỉ đeo cái cặp vật bất ly thân   có laptop, và các giấy tờ cần thiết, các thẻ Credit Cards, ATM card.

Điều tuyệt vời nhất là đến nơi ở mới, khi băng keo từ các dressers được tháo ra, áo quần, tư trang vẫn ngoan ngoãn nằm yên, đúng vị trí quen thuộc.

Chỉ có cái kệ sách nặng quá, phải lấy xuống bỏ vô thùng, rồi chất lại ở chỗ mới. Dù trả tiền đầy đủ cho moving company, tôi cũng biếu hai người movers gấp  rưỡi số tiền tip mà google cho biết trong thời giá của giữa năm 2018.

Nhìn mắt họ sáng ngời hạnh phúc khi nhận được tiền tip và lời cảm ơn của chúng tôi , chưa bao giờ chúng tôi thầy mình vui khi tip người phục vụ như vậy.

Đầu tháng Sáu. mặc dù tương đối ổn định ở nơi cư trú mới, mặc dù vẫn phải sắp xếp lại kệ sách, phải mở cái storage bên hông nhà lần lượt unpack những thùng vẫn còn dán băng keo, chúng tôi vẫn gác lại những thứ văt vảnh đời thường đó để cùng đồng bào ở khắp nơi trên thế giới lên tiếng trước hiểm họa mất nước.

Phải cùng với các bạn tôi, đang đa đoan, ngược xuôi với công việc vẫn góp phần mình vào việc giữ nước bằng cách này hay cách khác từ Pháp, từ Mỹ, từ Úc, từ Đức, từ Canada, và từ Việt Nam.

Chúng tôi biết mình phải làm một cái gì đó để tháng Sáu ngày lễ Cha, ở trong hư không nhìn xuống, Ba vui vì chúng tôi chưa bao giờ quên lời Ba dạy; để khỏi hổ thẹn với các anh hùng đã hy sinh vào ngày quốc tang Yên Bái, để góp phần nhỏ nhoi giữ nước trước người láng giềng phương Bắc, nưóc Tàu gian tham, hiềm độc.

Và để đồng hành với những người VN yêu nước như face booker Nguyễn Thúy Hạnh,  “Tôi không thể cứ mãi ngồi than khóc, càng không thể chờ xem người ta bán rẻ đất nước tôi, bởi một điều đơn giản: Tôi là người Việt Nam! Đất nước này không phải để đem bán!”.

Chúng tôi tin Thượng Đế, và anh linh của những anh hùng dân tộc, của những người đã bỏ mình cho dân chủ, tự do sẽ giúp gần 90 triệu người VN trong nước, và gần 3 triệu người Việt tha hương giữ nước.

Los Altos, Tháng Sáu 2018

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

Ý kiến bạn đọc
28/06/201821:40:29
Khách
"sự công bằng của Thượng Đế khi ngài tạo ra thiên tài người Anh Stephen Hawking (1942-2018) ốm yếu bệnh tật, mong manh như chiếc lá khô với trí óc ngang ngửa Albert Einsten; và anh chàng mover người Ba Tây, cao gầy nhưng mạnh như Hercules." - đoạn này tác giả hơi "thô" vì vô tình hay ngụ ý nói anh người Brazil có trí thông minh đối nghịch với nhà bác học.
26/06/201810:19:15
Khách
Anh Nam...CSVN luôn dùng kế hoạch miếng ăn manh áo, bắt người ban đêm dẩn đi mất tích, 1 người làm gia đình bị lây, tịch thu tài sản, mướn du côn du đảng quýnh dân, bây giờ CSVN lại có thể bắt chước tàu bất giam người mổ lấy nội tạng chữa bệnh cho đám làm người mà dạ thú...để kiềm chế dân tình địa phương. Còn người có quốc tịch vn thì cư trú ở các nước tự do và cơm áo ấm no, nhà cửa xe hơi đầy đủ...hai hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Như ai đã khấn cầu xin, hởi hồn thiêng sông núi, hời các anh linh cã ba miền đã hy sinh giữ gìn tổ quốc hãy phù độ cho đất nước vn là của dân tộc vn, ý dân là ý trời, hãy trừng phạt bọn bán nước hại dân...cầu xin ơn trên và các anh linh phù độ!
24/06/201813:17:38
Khách
được Việt kiều ở Mỹ, ở Pháp, ở Đức, ở Anh, ở Nhật.... xuống đường biểu tình
Hơi thất vọng một chút cho người địa phương gốc Việt đi đâu hết rồi mà chỉ còn người còn quốc tịch Việt Nam đi biểu tình không vậy !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,259,810
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Nhạc sĩ Cung Tiến