Hôm nay,  

Mậu Thân và Diều Băng…

18/04/201800:00:00(Xem: 14076)
Tác giả: Phan

Bàisố 5364-M10-31205-vb4041818

 
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.

 ***

Buổi chiều. Ngọn đồi sau nhà tôi không còn màu hoa biểu tượng của tiểu bang Texas nữa. Màu hoa bluebonnet quen mắt đã thành dĩ vãng, ngọn đồi cao hơn cột đèn đường ngoài xa lộ 78 cũng thành dĩ vãng. Thậm chí tiếng gầm rú của những chiếc xe ủi đất cũng đã thành dĩ vãng của hiện thực mọc lên cả khu thương mại. Những bảng hiệu đã bắt đầu nhấp nháy đèn màu xa xa, cả ngọn đồi tháng tư rực rỡ màu hoa xanh tím chỉ còn lại thảm cỏ hoang mới mọc sau mưa. Nghe nói người ta sẽ xây một khu chung cư mới…

Con người cứ phá hoại thiên nhiên đẹp đẽ để phục vụ con người như một người khánh tận cứ bán đi những tài sản cuối cùng của mình cho đến khi phá sản; nhân loại đào bới quả đất để phục vụ nhân loại cho đến một hôm nó nổ tung…

Những suy nghĩ miên man trong tôi tan biến nhanh khi có một chiếc xe Nhật lái vào bãi cỏ mà khu chung cư sẽ mọc lên trong nay mai. Nghĩa là cuộc chiến giữa cỏ và xi măng ở Mỹ ngày càng khốc liệt. Tốc độ xây dựng càng hiện đại thì thiên nhiên càng bị tiêu hủy sớm…

Có thể hôm nay là ân huệ sau cùng, khi người đàn ông châu Á bước xuống xe. Ông nhìn quanh bốn bề như một người đầu tư hơn là chủ thầu xây dựng. Bởi giới xây dựng thường toàn những người to, cao. Họ đến đâu thì xe to, tiếng ồn đinh tai nhức óc đến đó!

Ông châu Á quan sát địa thế để chơi thả diều chứ chả làm gì cả! Ông mở cốp xe, lấy ra một cánh diều. Và gọi cậu con trai chừng mười tuổi của ông xuống xe để chỉ cho nó chơi thả diều…

Thật là một trò chơi nhà quê của những đứa trẻ quê như tôi. Nhưng sao bỗng dưng gặp lại nơi xứ người thì cứ như gặp lại người thân, và bao kỷ niệm tràn về…

Con diều đầu tiên tôi làm bằng giấy báo Trắng Đen ngày xưa. Nó chưa bao giờ bay cao hơn khỏi đọt tre vì tôi chưa biết chuốt tre làm khung diều. Chỉ trộm được con dao ăn trầu của bà ngoại nhà bên cạnh, và chỉ tới trình độ tuốt lá dừa, lấy xống lá làm khung diều. Nên diều chỉ bay được tới đọt tre là sức gió đã bóp con diều đến gãy khung. Phần khác do giấy báo đã nặng, lại cõng thêm cả vốc cơm nguội thì làm sao bay nổi. Nhưng tuổi thơ bay trên những cánh đồng lại làm nên tâm tính cả đời yêu thích thiên nhiên và những trò chơi dân dã…

Người cha trẻ hào hứng hướng dẫn cho đứa con (chắc sanh ở Mỹ) cách chơi diều. Vì theo gió tôi nghe người cha nói tiếng Việt hoàn toàn, nhưng đứa con chỉ nói tiếng Anh. Hai cha con dưới bầu trời kỷ niệm như tôi với bố tôi ngày xưa vậy! Chỉ khác theo thời gian và địa lý mất nước nên hai cha con mới nói hai thứ tiếng. Ngày xưa bố tôi kiệm lời nên thường cốc vào đầu tôi, “Tiên sư thành ranh con. Báo lưu. Bố đã cất vào tủ thờ mà mày cũng lôi ra làm diều cho được…” Nhưng vải đã cắt thành áo, báo đã dán thành diều thì cái cốc đầu chỉ như cốc yêu thằng con quậy nhất nhà của bố chứ có phải trừng phạt gì đâu!

Tôi vẫn nghĩ thế cho bớt đau sau khi bị cốc đầu bởi tội trộm báo lưu của bố để làm diều. Trong khi chú bé tròn như ông Địa ngoài kia lại thích chơi điện thoại hơn. Nó không có một chút hứng thú với con diều sặc sỡ và hiện đại tới cuộn chỉ có tay quay…

Tôi kể cho nó nghe, hay tôi nghe nó kể chuyện tôi với con diều năm Mậu thân 1968 là năm tôi cỡ tuổi nó bây giờ. Tôi hiểu biết cách làm diều, nhưng chẳng tìm đâu ra được lóng tre để chuốt khung. Tôi bị trận đòn nên thân vì ăn trộm và chẻ cây đũa cả của mẹ ra làm khung diều. Trận đòn thật đau nhưng ước mơ vẫn ngoài tầm tay vì chiều dài của cây đũa cả chỉ đủ xương đứng cho khung diều chứ xương cong bị ngắn. Mà nối xương cong thì diều bay không đầm vì không uyển chuyển theo sức gió được. Lại còn bao công phu trên đường đi học, hay đi học về; trên đường phá làng phá xóm phải luôn để mắt tới những tờ giấy in láng của Mỹ vì giấy thường mỏng lại giai hơn giấy báo thì diều mới bay cao được. Rồi nhịn ăn quà để có tiền ghé tiệm ông tàu mua hũ hồ dán cho chắc mà nhẹ keo hơn cơm nguội…

Khi có đủ giấy, tôi cắt sẵn thân diều hình vuông. Hai tai diều hình tam giác nhọn thật đều. Hai đuôi nhỏ để dán hai bên tai diều. Hai đuôi lớn thật dài để diều bay thật đầm thì mới bay lên đến mây được. Hoàn tất được con diều như hoàn tất bậc tiểu học ở trường làng. Nhìn cánh diều nằm ép dưới chiếu nằm như cái bằng khen hạng nhất ở trường vậy. Những đêm ngủ nó bay lên tận mây, chở mây về thơm lừng giấc mơ tuổi nhỏ…

Ngoài khung trời kỷ niệm kia. Một chú bé bị cưỡng ép chơi thả diều. Tôi chưa từng thấy ai chơi thả diều mà khóc như nó vì cha nó tịch thu cái điện thoại cho vào xe. Bắt nó cầm cuộn chỉ, còn ông cầm con diều đi ra xa… Một. Hai. Ba… Ông đếm năm lần bảy lượt con diều mới cất cánh lên không trung được vì trúng luồng gió thốc. Nhưng chú bé không biết thả dây nương gió cho diều lên cao. Hồi gió mạnh thì nó thả dây không đủ nên diều chao gắt, nhưng gió lơi thì nó thả dây không màng, vì nó không quan tâm, không thích, nên không nghe hiệu lệnh “thả dây” hay “ngưng thả dây” của cha nó.


Cuộc cãi nhau của cha con nhà nọ bắt đầu khi người cha hết kiên nhẫn. Đứa con cũng hết kiên nhẫn. Người quan trọng nhất (ngồi trong xe) cũng hết kiên nhẫn. Mẹ nó bước xuống xe, (mắt không rời điện thoại), “Thôi đi. Nó không thích thì thôi. Về…”

Thằng bé thông minh như chiếc điện thoại của nó! Lợi dụng ngay khi cha mẹ lời qua tiếng lại với nhau. Nó lỉn vào xe. Trả lời câu hỏi của cha nó nhưng đầu không quay lại, “con đi uống nước…”

Cha nó không đáng mặt để cãi nhau nên mẹ nó lại dán mắt vô phôn. Nàng dựa gốc cây sồi to vì sợ nắng, gió. Tiếp tục cười một mình với cái phôn thông minh hơn hết các ông chồng. Cha nó chờ con hoài không được thì tự thả diều. Nên thằng bé không có lý do ra khỏi xe. Nó chơi phôn trong xe.

Người đàn ông kia đã trút hết muộn phiền cuộc sống, vợ con thời đại theo cánh diều tuổi thơ ông. Ít thấy đàn ông Việt ở Mỹ này cười, nhất là nụ cười hồn nhiên như ông thả diều ngoài kia…

Tôi giở chiếu xưa vào một chiều may mắn gặp được ngoài bãi rác cái nón lá cũ rách. Ai bỏ không quan trọng bằng những vòng tre khung của cái nón lá thì tha hồ làm diều. Thế là con diều giấy láng, khung tre chỉ bay trong mơ đã có thể bay trong gió. Nhưng còn thiếu cuộn chỉ như tuổi thơ thiếu quan hoài. Thằng bé thừa quan hoài ngoài đồng cỏ kia làm sao biết được cuộn chỉ thả diều ngày xưa luôn nằm trong hộp đồ khâu vá của những bà mẹ, bà ngoại, bà nội… Mà đàn bà xưa thì già trẻ đều qúy hộp đồ khâu vá nên cất kỹ lắm! Nó làm sao biết tôi đi qua cuộc đời này, gặp các bà như mặt trời mọc rồi lặn mỗi ngày. Không có bà nào tốt hơn bà chị. Vì bà nội, bà ngoại, bà mẹ thì không muốn con cháu dang nắng, sợ bệnh, lại lơ là việc học. Chỉ có bà chị là chưa mang tâm thức bà mẹ, để thành bà nội, bà ngoại… Bà chị lại còn nguyên tánh ham chơi nên dễ đồng loã với đàn em.

Tôi từng cầm con diều giấy láng, khung tre trên tay, chạy cả buổi chiều quanh xóm, trong tiếng chế diễu của nhiều đứa có cuộn chỉ mà không biết làm diều… Chạy mỏi giò tôi mới nghĩ tới chị Kiều. Con gái quê tôi thường chỉ học hết bậc tiểu học ở trường làng là nghỉ. Ngày xưa quan niệm con gái biết đọc, biết viết là được rồi. Sau đó ở nhà, phụ giúp gia đình chuyện bếp núc, đồng áng… vài năm có người đến hỏi cưới là lên xuồng hoa về nhà chồng.

Nhưng chị Kiều con bác Tư trong xóm lại đi trường Quận để học trung học. Chị mặc áo dài trắng, đạp xe đạp mini - có cái giỏ đằng trước chở đầy hoa phượng. Chị đạp xe qua những cánh đồng lúa xanh rì, qua những cánh đồng lúa chín vàng ươm trong tiếg xì xầm của bạn bè trang lứa với chị vì họ bây giờ đã là thợ cấy, thợ gặt trên đồng. Chị đạp xe qua tuổi thanh niên của bao đàn anh trong xóm cứ đứng ngẩn trông vời áo trắng bay… Nhưng thằng em nhỏ chỉ lưu giữ tính tốt của chị là xin gì chị cũng cho. Chị cho tôi cuộn chỉ với giá một trận đòn vì chị trộm của mẹ chị cuộn chỉ ny-lon mà bà qúy nhất.

Vậy là có những chiều tôi mê mẩn thả diều ngoài bờ sông cho khỏi vướng đọt cây. Chị mê mẩn ngắm tôi thả diều. Ông anh tôi mê mẩn ngắm chị để đêm về chong đèn làm thơ. Cái ông anh văn thơ ấy cứ bị mấy ông anh lính trận về phép là lục thơ tình của chàng Văn Khoa ra đọc rồi trêu ghẹo. Chị Kiều cũng thường ngồi bàn học, nhìn ra cửa sổ có vườn cây ăn trái. Nhưng viết chữ không ngay… rồi xé bỏ. Và nhiệm vụ mới của tôi là nhặt rác ấy về cho anh tôi thì anh cho tôi cả cuốn báo Mỹ để làm diều.

Nhưng chiến cuộc Mậu thân nổ ra, cuốn cả xóm làng vào khói lửa chiến tranh. Những người anh ra trận. Đàn em nhỏ, mỗi đứa hai bộ quần áo dồn vào bao gối - chạy giặc.

Món quà tết chia tay, chị đã may cho tôi một con diều bằng vải từ cái áo dài cũ của chị nên trắng muốt như mây.

Gia đình bác Tư không hồi hương sau chiến cuộc. Cũng không ai biết gia đình bác còn hay đã mất với đạn bom. Căn nhà xiêu vẹo theo thời gian, vườn tược xơ xác vì không người chăm sóc. Khung cửa sổ nhìn ra vườn cây ăn trái không còn chị Kiều thường ngồi học bài, và viết lăng nhăng rồi xé bỏ… cho đến hôm ông anh tôi đứng sau lưng tôi ngoài bờ sông. Anh xem tôi thả con diều vải trắng muốt, miệng luôn nhắc tới chị Kiều làm anh xao xuyến tâm can. Anh dụ dỗ sẽ mua cho tôi đôi giày đá banh bằng da và một trái banh da để đổi lấy con diều của chị Kiều đã may tặng cho tôi. Cuộc thương lượng đau lòng kết thúc khi tôi đồng ý. Anh tôi thả hết dây diều, rồi châm điếu thuốc cháy đỏ vào sợi chỉ ny-lon. Con diều băng trên sông như chị Kiều không bao giờ về nữa. Anh tôi cũng bỏ trường đi lính viết văn.

Và ngoài đồng cỏ kia. Người đàn ông cũng thả hết dây diều. Ông cũng châm điếu thuốc cháy đỏ vào sợi chỉ. Con diều băng như vĩnh biệt tuổi thơ ông ở quê nhà. Đời con ông không còn giấc mơ bay bổng theo cánh diều đam mê. Thời đại của những đứa trẻ chôn vùi tuổi thơ vào màn hình ảo tưởng.

Tôi bấm điện thoại, gọi ông anh còn ở quê nhà. Anh em nhắc nhau chuyện con diều vải… tóc anh bây giờ trắng như vạt áo chị Kiều năm xưa…

Phan

Ý kiến bạn đọc
19/04/201821:34:01
Khách
Bấm nút nhảy số đọc giả lên vù vù ghê quá...
19/04/201817:00:02
Khách
Tuyệt diều!
18/04/201822:40:47
Khách
Chỉ có thể tóm tắt bằng hai chữ :"Quá hay!"
18/04/201819:37:39
Khách
Cám ơn anh Phan đã chia sẻ một bài viết rất hay làm gợi lại bao kỉ niệm cho Thy thời thơ ấu với bao công sức làm nên cánh diều bay cao trong gió, và rồi không thiếu những lần diều bị đứt dây làm cho mình hụt hẫng, tiếc nuối...
Chúc anh luôn được an vui và sáng tác đều cho bao đọc giả ái mộ anh đỡ... thèm!

Tê Hát I Cờ Rét
18/04/201817:25:17
Khách
Hay quá rồi Phan ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,641,074
Mừng năm mới 2019, mời gặp lại một tác giả thân quen. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.