Hôm nay,  

Tình Yêu và Hạnh Phúc

08/03/201800:00:00(Xem: 10455)
Tác giả: Phước An Thy

Bài số 5332-19-31174-vb5030818


Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹthứ hai của ông.

 
***
 

Từ trung học qua đến đại học, thú thật tôi chưa từng có một mối tình. Nói ra khó tin, nhưng thật sự tôi không thể kiếm được mối tình nào, mặc dầu tôi không đến nỗi xấu trai. Tôi ăn mặc cũng khá bảnh bao, lại nói năng lịch sự không đến nỗi tệ, thế mà cứ phải hát bài, “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn. Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành. Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang. Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi”.

Bao lần cùng những thằng bạn đi tán các em, dần dà đứa nào cũng có người yêu, rồi lấy vợ, chỉ còn lại mình tôi vẫn lủi thủi đơn côi. Tôi không hiểu vì sao các cô gái không thích tôi. Có cô lúc ban đầu cũng bầy tỏ với tôi chút tình cảm, nhưng chỉ sau vài lần gặp mặt các nàng bỗng tránh né và lạnh nhạt với tôi. Lại cũng có nàng tôi theo đuổi, chiều chuộng nhiều tháng trời mà họ vẫn không xuôi lòng. Càng tìm kiếm tình yêu, tôi càng hụt hẫng. Nhiều khi tôi không thể lý giải được tại sao mình “ế ẩm” đến thế. Chán nản vì nhiều lần thất tình, tôi rủa thầm trong đầu, “kệ mẹ nó tình yêu”. Tôi quay ra chăm chú học hành. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc cho một công ty tư nhân. Từ đó ngày qua ngày, tôi chỉ biết miệt mài với công việc.

Năm nay, để thay đổi sự đều đặn trong cuộc sống và cũng để tránh một mùa Xuân lạnh lẽo, tôi qua Cali nghỉ phép. Tôi muốn đến Little Sài Gòn, nơi có nhiều người Việt sinh sống, may ra con tim mình được sưởi ấm. Ngày đầu tiên đến Cali tôi thấy mình như trẻ lại. Buổi sáng tôi không uống cà phê ở khách sạn mà thường đến thưởng thức ly cà phê nóng và thơm phức ở một quán gần đó. Tôi thích đến quán này vì có thể ngồi ngoài sân vừa nhâm nhi cà phê vừa ngắm nắng xuân chan hoà trên phố xá. Nhìn xe cộ nườm nượp và người qua lại đông vui, tôi cho là cái thú đáng hưởng thụ. Sau chầu cà phê, tôi lại thích lang thang khắp mọi ngõ ngách trên phố Bolsa nay đang nhộn nhịp vào mùa lễ hội. Từ xứ lạnh về đây, ai mà không mê những tia nắng vàng ấm áp cùng những tiếng cười nói lao xao của bà con đồng hương Việt Nam mình. Tha hồ mà thưởng thức món ăn thuần tuý quê hương. Đúng là “Sài Gòn Nhỏ”. Những sinh hoạt của khu Sài Gòn Nhỏ nhắc tôi những tháng ngày xưa cũ trên con đường Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn đầy ắp kỷ niệm.

Sáng nay, khi tôi đang trầm ngâm ngồi nhìn những giọt cà phê đều đặn rơi trong chiếc ly thuỷ tinh, có một cô gái bước vào. Nàng nhìn quanh ra điều thất vọng. Bỗng nàng tiến đến xin phép ngồi chung bàn với tôi vì không còn bàn nào trống ở ngoài hiên. Tôi cũng hơi ngỡ ngàng vì đã gặp nàng vài lần ở khách sạn nơi tôi ở mấy hôm nay. Nàng có thể là quản lý hay tiếp tân gì đó. Mỗi lần gặp nàng đi lại nơi hành lang khách sạn, tôi chỉ gật đầu chào và nàng cũng chào lại. Nàng có khuôn mặt trái xoan xinh đẹp nhưng ánh mắt lại toả nét buồn, buồn đến nghiêm trang, đến lạnh lùng. Những lần gặp trước, tôi chưa lần nào thấy nàng cười.

Tôi kéo chiếc ghế trống bên cạnh, mạnh dạn thể hiện chút ga-lăng mời nàng ngồi cho có bạn. Tôi mời nàng ly cà phê đầu ngày. Nàng gật đầu nhận lời, tôi bỗng có niềm vui trong lòng. Ngồi cạnh tôi như một đôi tình nhân, nàng không nói câu nào, mắt nàng thẫn thờ nhìn bâng quơ ra đường như nhìn ai đó. Thỉnh thoảng nàng mới nhấp một hớp cà phê nóng, mắt vẫn không quay lại với tôi. Ngồi im lặng thật lâu bên cạnh nhau, tôi thấy cung cách của nàng hơi lạ. Có cái gì đó trong thái độ của nàng hấp dẫn tôi và tôi không muốn để mất cơ hội. Tôi muốn bắt chuyện, nhưng lại ngại ngùng sợ ngắt ngang những dòng suy nghĩ của nàng, hoặc khuấy động tâm trạng buồn bã của nàng đang hiện rõ trên khuôn mặt.

Rồi không biết vì sao, cũng có thể là vô thức, tôi bỗng chạm nhẹ vào cánh tay của nàng. Mạnh dạn hơn, nên tôi gợi chuyện: - “Tôi tên Lễ, chúng ta đã gặp nhau ở khách sạn...”. Nàng thản nhiên, còn tôi cũng im bặt, có chút lúng túng, không nói thêm được gì nữa. Nàng bỗng quay lại nhìn tôi, nhưng đôi mắt nàng vẫn không có nhiều tình cảm. Tôi rút tay lại và nói xin lỗi. Nàng yên lặng không phản đối, vẫn đặt bàn tay xinh xắn của mình lên bàn. Nàng cũng lịch sự đáp lời tôi: - “Tôi tên Ý. Anh có thể cầm tay tôi không?”.

Tôi bỗng trở nên bối rối, lại có chút ngạc nhiên, vì không hiểu tại sao nàng lại có thể hỏi một câu như thế với tôi là người xa lạ. Khó hiểu, nhưng tôi thấy thích thú. Tôi phân vân, chần chừ không biết có nên làm theo yêu cầu của nàng không. Thấy tôi không trả lời, nàng lại rút tay về đặt lên đầu gối của mình: - “Tôi chỉ muốn mượn tạm chút hơi ấm thôi”. Ý nói trong khi mắt lại nhìn ra đường. Nàng nói tiếp, làm cho mệnh đề trong câu nói của nàng đủ nghĩa cho tôi hiểu: - “Bàn tay anh ấm lắm”.

Tôi cũng nói nhỏ một câu mang thông điệp lung khởi, nhưng sẽ không khó hiểu cho người trong cuộc: - “Tôi không nghĩ có hơi ấm nào có thể làm mình ấm áp được khi phải trở về nơi giá lạnh”. Tôi nói điều này không phải với nàng cho bằng với chính tôi. Tôi nói tiếp, đổi cách xưng hô: - “Chắc Ý có chuyện buồn?” Ý nhìn tôi một cách chăm chú: - “Em vừa bỏ việc ở khách sạn và sẽ thôi đóng kịch với người em yêu”. Tôi lại phân vân, chưa hiểu nàng nói gì. Nếu đó là chuyện buồn của nàng, liệu tôi có nên nói lời an ủi chăng. Ý kể lể một hơi như gặp được người muốn chia sẻ tâm sự với mình: - “Người yêu của em đã có người khác lâu rồi, anh ấy bắt cá hai tay. Em biết, nhưng làm như không biết vì em vẫn còn yêu anh ấy và cố níu kéo anh ấy trở về với em. Nhưng nay thấy mệt mỏi quá, em quyết định phải rời xa anh ấy dù lòng đau khổ thật nhiều”. Thấy tôi có vẻ lắng nghe, Ý nói tiếp: - “Đến hôm nay, em không còn giả vờ được nữa, mọi cảm xúc là nỗi đau vô tận. Ai chẳng muốn người mình yêu, yêu mình phải không anh”

Bất thình lình, tôi bị dồn vào tình huống phải góp chuyện. Tôi tò mò thêm: - “Người yêu của Ý cũng làm chung ở khách sạn này?”. Ý gật nhẹ đầu, rồi bỗng chuyển hướng đề tài: - “Anh không sống ở đây, phải không?”. Tôi chân thật trải nỗi lòng: - “Vì muốn xem những điều bạn bè nói về Sài Gòn Nhỏ có đúng hay không, nên anh về đây ăn Tết”.

Cả hai chúng tôi im lặng thật lâu, như thể đã hết đề tài. Bỗng Ý nhìn tôi, hỏi: - “Ngày mai, em có thể đến mời anh đi uống cà phê được không?”. Tôi nghĩ nhanh, có lẽ nào một người con gái lại hỏi một người không quen biết một điều như vậy. Tuy có phần thắc mắc, nhưng tôi vẫn đáp: - “Vâng”.

Tôi cũng không biết mình đã đổi cách xứng hô với Ý ở phút nào trong những khoảnh khắc “bằng vàng” vừa qua của một thanh niên đang-đi-tìm-tình-yêu.

Sáng sớm hôm sau, Ý đã đến khách sạn đón tôi đi uống cà phê và ăn sáng. Sau đó, Ý tự nguyện đề nghị đưa tôi đi thăm cho biết quận Cam. Không biết nàng muốn gì ở tôi, chắc nàng có một ý định nào đó, nhưng tôi không quan tâm. Điều mà tôi cảm nhận rõ nét nhất là tôi được “ấm áp” hơn kể từ lúc về thăm Sài Gòn Nhỏ mấy hôm nay. Tuy nhiên, vì lịch sự và vì cảm mến, tôi thấy không khó khăn gì để được nàng đưa đi chơi. Tôi bầy tỏ cảm tình của mình và thử tiến xa hơn trong cách xưng hô: - “Anh thấy vui vì có người giúp làm hướng dẫn viên du lịch, mà người đó lại là Ý”.

Khi về lại khu Bolsa vào buổi chiều, tôi mời Ý vào tiệm Thành Mỹ ăn tối. Nàng nhận lời và chúng tôi cảm thấy ân cần với nhau hơn. Khi chia tay với Ý trước khách sạn, nàng biểu lộ sự khắng khít: - “Đi chơi với anh, em thấy khuây khoả nhiều. Cảm ơn anh đã dành thời giờ cho em hôm nay”. Tôi đáp lễ: - “Vậy sáng mai cho anh mời em ly cà phê nhé”. Ý nhoẻn miệng cười, ánh mắt trìu mến: - “Để em xem đã”.

Tôi nghe lòng mình dấy lên một niềm vui, tuy chưa hoàn toàn rõ nét trong tim. Nhưng hôm sau đợi mãi, Ý vẫn không đến. Chắc nàng lại thay đổi hết rồi. Cũng có thể nàng không xoá được hình ảnh người yêu của nàng còn đọng trong tim. Mấy hôm sau, tôi ra phố Phước Lộc Thọ ăn sáng một mình, rồi ngồi xem những người chơi cờ tướng.

Bỗng có ai đó gọi lớn: - “Anh Lễ”. Một cô gái có nét mặt tươi vui đang từ trước cửa ra vào khu Phước Lộc Thọ đi nhanh về phía tôi. Nàng reo lên: - “Nhìn qua em biết ngay là anh mà. Anh không thay đổi mấy”. Thấy cô gái quen quen, nhưng tôi không nhớ ngay được là đã gặp nàng ở đâu và tên gì. Tôi cười lúng túng: - “Chào em...”. Nàng liến thoắng: - “Bộ anh không nhớ Thanh sao? Hồi trước anh có đến nhà em chơi mấy lần đó. Nhà em dọn về đây sống mấy năm rồi. Ba mẹ em có cửa hàng trong Phước Lộc Thọ này”.

Nghe tên, tôi liền nhớ ra nàng trước kia cũng ở Wyoming với tôi và tôi cũng đã đến thăm gia đình nàng mấy lần. Tôi khách sáo: - “Em bây giờ khác quá. Đẹp hẳn ra”. Thanh cười lớn: - “Để em đưa anh đến gặp ba mẹ em. Ba mẹ em cứ nhắc anh hoài”.

Gặp ba mẹ, Thanh nhanh nhảu: - “Ba mẹ xem con tìm được ai nè”. Ba mẹ của Thanh thật sự vui mừng khi thấy lại tôi. Ông bà hỏi tôi đủ thứ chuyện, nhất là những người thân quen, những nơi chốn cũ, nhắc lại những kỷ niệm ngày đầu vất vả khi gia đình mới qua Mỹ theo diện HO. Hồi ấy tôi cũng có giúp đỡ gia đình Thanh vài việc để lấy lòng, để làm quen với Thanh.

Thấy ba mẹ nói chuyện dài dòng quá, Thanh xen vào: - “Ba mẹ cho con đi uống nước với anh Lễ một chút”. Mẹ Thanh nói ngay: - “Ừ hai con cứ đi chơi đi”. Tôi chào hai người, rồi đi theo Thanh.

Thanh lấy xe đưa tôi đến một quán nước. Nàng nói: - “Gặp lại anh em mừng hết lớn. Cứ ngỡ như thời mình mới lớn”. Tôi nói: - “Thì em cũng đã già đâu”. Thanh lại cười: - “Em không còn trẻ nhưng vẫn phải ở với ba mẹ”. Tôi cũng cười: - “Bộ em định ở với ba mẹ tới già, không lấy chồng sao?” Thanh bỗng mở lòng mình ra với tôi: - “Thời gian qua em cũng có một mối tình, nhưng không hợp nhau anh ạ”.

Tôi im lặng suy nghĩ điều Thanh vừa nói. Nàng ngập ngừng một giây rồi mạnh dạn hơn: - “Em đang tìm một người yêu giống như anh đó. Trước đây, mỗi lần đến nhà chơi, anh cứ tiếp chuyện hết người này qua người khác, hết ba mẹ em, đến bà, rồi cuối cùng mới nói chuyện với em. Nói chuyện mới được vài câu thì đến giờ về. Bà em cũng nhắc đến anh hoài, bà đã qua đời mấy năm rồi”.

Trước kia, tôi cũng thấy thích khi được gặp Thanh, nhưng tôi không chắc Thanh có tình cảm gì với tôi hay không. Thái độ lững lờ, không rõ ràng của nàng khiến tôi nản chí và không đến nhà nàng nữa. Giờ phút này vẫn còn thắc mắc, nên tôi hỏi: - “Tại sao hồi trước anh theo em, em lại không bằng lòng? Hay là anh có khuyết điểm gì mà em không thích anh?”. Thanh nói: - “Anh không hẳn là rụt rè hay mạnh dạn, nhưng em thấy anh khó hiểu quá. Vả lại tuổi trẻ thích sự náo động vui vẻ mà anh thì nghiêm trang, đạo mạo...”.

Tôi lẩm nhẩm với chính mình, “Có lẽ mình thiếu tự tin chăng”. Thanh nói tiếp ý nghĩ của nàng, giọng có chút trách móc: - “Khi không thấy anh đến chơi nữa, em cũng không thể tìm đến anh, chỉ hy vọng sẽ có ngày gặp lại anh. Chờ mãi rồi em cũng biết là anh không thật sự yêu em”. Thanh phất tay, đổi giọng: - “Thôi quên chuyện đã qua, anh có muốn em đưa anh đi chơi quanh đây không?”.


Nàng chở tôi đi khắp nơi, giới thiệu những nơi cảnh đẹp của Nam Cali. Buổi trưa về lại khu Bolsa, tôi đề nghị nàng đưa tôi đến những quán ăn có các món mà khi còn ở Việt Nam mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Chúng tôi đi chơi với nhau, cũng có khi tay trong tay khá ấm áp.

Chiều đến, Thanh lại đưa tôi đi ngắm biển Dana Point. Nàng nói: - “Với em, đẹp nhất là cảnh mặt trời lặn vào biển”.

Có những giây phút cả tôi và Thanh ngồi thật sát bên nhau, đến độ tôi thấy được mùi thơm trên tóc nàng. Khi chia tay, Thanh nói: - “Em mừng được gặp lại anh. Ngày mai em sẽ đưa anh đến chơi những nơi khác”. Thấy tôi im lặng, giọng Thanh nghe hơi buồn: - “Anh có số điện thoại của em rồi đó, anh gọi cho em nhé”. - “Em yên tâm. Anh sẽ gọi cho em”.

Trở về khách sạn, tôi thấy Ý đang ngồi ở phòng khách tiếp tân. Nàng như chờ tôi về. Thấy tôi, nàng hỏi ngay: - “Anh đi chơi một mình cả ngày vui nhỉ?”. Tôi ấm ớ: “Ừ”. Ý cười: - “Em đã định đi, nhưng cố chờ để biết là anh không bị lạc mất ở đâu đó ”. Nàng tiến tới gần, ôm nhẹ tôi, nhét vào túi áo tôi một mảnh giấy: - “Đây là số phone của em, anh sẽ gọi cho em chứ?”. - “Anh sẽ gọi em”.

Tôi lấy mảnh giấy nàng vừa nhét vào túi ra xem. Dưới số điện thoại, có dòng chữ, “Cám ơn anh đã quan tâm đến em trong những ngày buồn, giúp em có những suy nghĩ và những quyết định. Em sẽ không bao giờ quên những ngày này trong đời em”. Và dưới hàng chữ có hình vẽ khuôn mặt cười.

Ngồi một mình trong phòng, tôi bâng khuâng suy nghĩ vẩn vơ. Bao năm trời tôi chạy đi tìm một tình yêu, nhưng chưa từng có được. Bây giờ tôi bỗng có “hai tình yêu” cùng một lúc. Tôi biết, nếu cố gắng tôi sẽ có một tình yêu, nhưng lòng lại không biết mình yêu ai và không biết sẽ gọi phone cho người nào, hay chẳng gọi cho ai hết...

Đêm đó, nghĩ đến những câu thường nghe như, “Cali nắng ấm tình nồng”, “Cali đi dễ khó về”, tôi trằn trọc không ngủ được.
 

Tôi không biết thật sự có định mệnh hay không? Nhưng việc gặp lại Thanh như là định mệnh tình yêu của tôi. Sau một đêm không ngủ, tôi không còn thắc mắc việc cuộc đời của mình sẽ gắn bó với ai. Tôi không biết trực giác, tình cảm, suy luận hay lý trí đã làm tôi có quyết định, nhưng tôi thật sự nghĩ duyên tình của tôi đã được định sẵn như vậy rồi. Dù có thể đúng mà cũng có thể sai, nhưng tôi vẫn nghĩ vấn đề hôn nhân thế nào cũng phải có duyên nợ với nhau mới được. Tôi có thể làm quen với hai người cùng lúc, chờ xem và quyết định sau, nhưng tính tôi muốn mọi việc luôn rõ ràng nên tôi không thể làm như vậy. Tôi chỉ muốn được yêu thương, tôi cũng muốn chờ con tim mình tự chọn. Nhưng tôi không muốn nói những câu mùi mẫn, những lời hứa hẹn, vì sau tất cả những sự gượng ép đó, tôi sẽ trở thành kẻ ác độc, một kẻ vô tình chơi đùa với tình yêu, điều đó sẽ khiến mình đau khổ và người kia cũng khổ đau.

Sáng sớm, Ý đến gặp tôi, mặt nàng thật tươi vui. Không để nàng nói kịp nói gì, tôi vội vàng nói: -  “Anh, anh xin lỗi em. Anh sai rồi, em hãy tha thứ cho anh”. Dường như lảo đảo, Ý ngồi xuống ghế. Tôi cúi đầu nói tiếp: - “Khi em về, anh nghĩ lại là anh không thể tiếp tục với em như vậy nữa, vì anh không yêu em. Khi nói ra, lòng anh cũng đau khổ vì làm em buồn”. Ý đưa ngón tay lên giụi mắt: - “Sao anh lại có thể nói lời lạnh lùng như vậy khi em đang đau khổ?”. - “Em cũng biết, không thể bắt con tim mình phải yêu ai. Giờ này anh chỉ muốn xem em như một người bạn thôi”.

Ý cúi đầu khóc, để mặc những giọt nước mắt rơi lả tả trên hai bàn tay đặt trên đầu gối. Tôi ngồi im không dám nói gì thêm, vì chỉ sợ nói ra càng làm Ý khóc nhiều hơn nữa. Ý khóc một hồi, rồi ngồi lặng nhìn hai bàn tay của mình. Tôi và Ý gượng gạo ngồi cạnh nhau thật lâu, không nói câu nào, chỉ theo đuổi những ý nghĩ xa nhau vĩnh viễn của riêng mình. Sự yên lặng khi ngồi gần nhau mà chẳng còn gì để nói, thật không dễ chịu chút nào. Không gian như đông lại, chỉ có tiếng thở nhè nhẹ và khoảng cách tình cảm xa dần len lỏi trong trái tim. Cuối cùng Ý nói nhỏ, giọng pha chút hờn giận: - “Chúc anh gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống. Em về đây”.

Nói xong, Ý chống tay lên thành ghế, uể oải đứng dậy, ngả nghiêng bước ra cửa. Thấy dáng Ý bước những bước nhỏ đi ra khỏi phòng, lòng tôi sao lại thấy buồn quá. Mối tình chưa kịp hình thành của tôi ra đi liêu xiêu như vậy đó.

*

Mấy năm sau tôi và Thanh thành vợ chồng. Có thể nói cái duyên thầm, khó nhận thấy của Thanh cùng sự ân cần của ba mẹ Thanh đối với tôi đã ảnh hưởng phần lớn tới quyết định tôi cưới Thanh và về sống tại Cali.

Tôi thường nghĩ mình là người cứng cỏi, nhưng ngày Thanh sinh con, khi thấy sự đau đớn đầy ngập trong mắt vợ và nghe tiếng oe oe chào đời của con, tôi đã khóc. Tôi xúc động đứng lặng người cho đến khi bác sĩ nói lời chúc mừng và đưa kéo để tôi cắt dây rốn cho đứa con trai đầu lòng. Y tá đưa đứa con kháu khỉnh cho tôi, được làm cha và lần đầu tiên bồng ẵm con mình là khoảnh khắc tuyệt diệu. Tôi thận trọng khom người ôm con vào sát ngực, nghe hơi thở của con, nước mắt tôi lại chảy ra.

Tôi hạnh phúc với những ngày đầu tiên của con. Ngày nghe con nói, thấy con chập chững những bước đi đầu tiên. Mừng vui khi thấy con cười trở lại sau những ngày ốm bệnh, sốt ho. Tôi hạnh phúc trong ngày đầu đưa con đi học. Đưa con đến trường, con đã vào lớp mà hai vợ chồng cứ đứng lóng ngóng trước sân trường chưa chịu về. Thấy con khóc, tôi chỉ muốn vào lớp, ngồi bên con.

Con tốt nghiệp tiểu học, rồi tốt nghiệp trung học, giật mình nghĩ lại, thời gian trôi qua nhanh quá. Vợ chồng chúng tôi hăng hái bàn luận cùng con việc lựa chọn trường đại học nào, ngành học gì, cứ như là chọn cho mình vậy. Tôi hạnh phúc khi tập lái xe cho con và mừng vì con có bằng lái xe. Tôi hãnh diện với bạn bè khi được con lái xe chở đi đâu đó. Tới đâu, chẳng ai hỏi gì, nhưng tôi cứ hí hửng, khoe khoang, “con tôi lái xe chở tôi đến đây”, làm như ai cũng quan tâm như mình vậy. Vui thì vui, song ngày nào tôi cũng cầu nguyện cho con lái xe được an toàn.

Chúng tôi thực sự vui mừng khi thấy con ngoan hiền, gia nhập vào các hội đoàn của nhà thờ, ghi danh vào các lớp Việt Ngữ và tham gia các sinh hoạt của cộng đồng người Việt. Nhìn con mỗi ngày cố gắng tập luyện thể dục, chăm chút tóc tai, quần áo và cử chỉ chín chắn hơn, chúng tôi biết con mình đã lớn. Nhiều cảm xúc khó tả khi sinh con ra và nay thấy con trưởng thành. Chúng tôi rất tự hào và hạnh phúc vì điều mong mỏi thấy con khôn lớn, bước vào đại học đã đến. Chúng tôi sung sướng mua sắm áo quần và các vật dụng để con bước vào đời sinh viên.

Chúng tôi cũng hạnh phúc khi thấy ngày đầu con đi làm trong khi còn đi học. Vì sống ở cả hai nền văn hoá khác biệt phương Đông và phương Tây, nên phụ huynh người Việt ở đây có hai ý kiến trái chiều về việc để con đi làm trong thời gian còn đi học. Nhiều cha mẹ không đồng ý cách để con kiếm tiền sớm, vì cho rằng con chưa có khả năng nhận thức và chưa biết mục đích của tiền bạc là gì. Họ bao bọc, muốn con mình dành trọn vẹn thời gian cho việc học, không bị chia trí bởi những suy nghĩ về tiền bạc. Trong khi đó, một số phụ huynh ủng hộ các con của mình tự lập, biết làm ra đồng tiền sớm. Họ tạo điều kiện cho con vừa học vừa làm để con hiểu giá trị, biết trân quý đồng tiền từ công sức của mình và để con tập đối mặt dần với cuộc sống bên ngoài gia đình và trường học.

Chúng tôi thì khuyến khích con tập trung tất cả thời gian trong năm cho việc học và chỉ đi làm vào mùa nghỉ hè. Vợ chồng chúng tôi đủ sức nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, nhưng chúng tôi muốn con hiểu việc làm ra đồng tiền là không dễ. Đã trải qua tuổi thơ khó khăn, vất vả kiếm sống, tôi không muốn con khổ như mình, nhưng lại mong con hiểu giá trị đồng tiền để sử dụng một cách đúng đắn. Tôi muốn con khi bước vào đời, gặp điều không như ý, đứng trước khó khăn sẽ không ngỡ ngàng và chịu được những va chạm với đời thường.

Mùa hè, con tôi xin được việc bán hàng trong một siêu thị, phụ trách quầy hàng áo quần, làm tám tiếng một ngày hoặc mười tiếng khi có yêu cầu. Tối hôm trước ngày đi làm, nó tỏ ra háo hức, mong trời sáng để đi kiếm tiền, chắc nó nghĩ sẽ thú vị lắm. Vợ chồng chúng tôi cũng nôn nao không kém với điều mới mẻ này. Trời sáng, khi con trai đã lái xe đi làm, hai vợ chồng tôi và đứa con gái út cũng vội lên xe đi đến siêu thị, nơi con làm việc. Chúng tôi núp sau những dãy quầy treo áo quần, rình xem con mình làm việc như thế nào.

Cũng hơi đau lòng khi thấy đứa con mình yêu thương, lần đầu tiên phải đứng suốt tám, mười tiếng đồng hồ một ngày. Thầm rơi nước mắt vì thương con vừa bán hàng vừa chăm chỉ xếp từng cái áo, cái quần cho ngay ngắn lên kệ hàng, trong khi ở nhà, áo quần con được mẹ giặt giũ, xếp gọn gàng cho. Nhưng cũng thật hạnh phúc khi thấy con tiếp xúc và nở nụ cười với người khách đầu tiên, đó là một trong những nụ cười tươi sáng, đẹp nhất của con.

Chúng tôi sợ con xấu hổ khi phải làm công việc chẳng quan trọng gì, nên cố giấu mình, nhưng đứa con gái út đã làm lộ việc “rình mò” của chúng tôi. Chúng tôi đến gần con, chẳng những nó không mắc cỡ mà còn vui vẻ nói chuyện về công việc của nó. Chúng tôi đi lòng vòng quanh đó để quan sát, lắng nghe con nói chuyện, trả lời cùng khách hàng. Nó luôn nở nụ cười dù khi nhận được cái lắc đầu của khách. Khi không có khách, nó giới thiệu các mặt hàng và nói chúng tôi mua áo quần vì người thân của nhân viên sẽ được giảm giá hai mươi lăm phần trăm. Mặc dù không cần lắm, nhưng chúng tôi cũng mua nhiều áo quần. Con trai chúng tôi hãnh diện rút thẻ nhân viên ra đưa cho người tính tiền và nó có vẻ hài lòng lắm vì đã tiết kiệm cho cha mẹ được một số tiền.

Cuối ngày, bao háo hức, nhuệ khí của con biến mất vì mệt mỏi. Để an ủi và khích lệ tinh thần con sau một ngày làm việc vất vả, chúng tôi đưa con đi nhà hàng ăn tối. Khi tính tiền, thấy con chú ý đến hoá đơn và số tiền phải trả, tôi biết con đã biết quý trọng công sức làm việc của cha mẹ mình. Tối về, con tắm rửa xong, liền vào giường nằm ngủ li bì. Nhìn con nằm ngủ mê man, tôi thương, muốn con thôi phải dậy sớm và đừng đi làm vào ngày mai nữa. Nhưng tôi lại muốn con hiểu việc kiếm tiền một cách chân chính là vất vả như thế nào, để con biết sử dụng đồng tiền hợp lý khi lớn khôn. Sau này dù con có gặp khó khăn như thế nào trên đường đời, ba mẹ lúc nào cũng ở bên con. Vậy là tôi đã có thêm một niềm hạnh phúc khi thấy ngày đầu tiên con đi làm và hạnh phúc hơn nữa khi con đã mạnh mẽ vượt qua được một mùa hè vất vả, kiếm ra những đồng tiền đầu tiên trong đời mình.

Bây giờ con sắp ra trường, tôi đang chờ đợi niềm hạnh phúc và tự hào khi thấy con cầm tấm bằng đại học. Tôi ước sớm có được những niềm hạnh phúc mới từ con, cho dù mình sẽ già theo những hạnh phúc đó. Tôi chờ ngày thấy con ra trường, ngày con có việc làm chính thức, ngày con lấy vợ, ngày đầu tiên được bồng ẵm đứa cháu nội.... Như cây đã lớn, đơm hoa và kết trái, tôi mong chờ và hy vọng có được những niềm hạnh phúc, những hạnh phúc mà có bắt đầu là “Ngày đầu tiên...”.

Phước An Thy

Ý kiến bạn đọc
03/04/201814:32:47
Khách
Thân chào quý độc giả Việt Báo,

Tôi chân thành cảm ơn quý độc giả đã đọc và đã góp ý, phê bình cũng như chia sẻ những cảm xúc của mình về bài viết của tôi. Kính chúc quý vị nhiều sức khoẻ và luôn được bình an.

Phước An Thy
03/04/201811:02:28
Khách
Tinh yeu nhy the nay chi co o may computer ma thoi !
09/03/201808:12:03
Khách
Tác giả thật sự chưa từng trải trong chuyện tình yêu và gia đình. Tình yêu không tự đến và tự đi một cách dễ dàng như thế. Một câu chuyện đọc không có chiều sâu và có vẻ lý thuyết nhiều hơn thực tế. Tác giả hối hả nhét hết một đời người trong một bài viết ngắn nên đọc rồi thôi... không lưu lại gì đặc sắc cho người đọc cả.
09/03/201805:22:28
Khách
Cô Ý mới chia tay người yêu xong là tới nắm tay tác giả rồi hôm sau khóc khi biết không được yêu lại. Tác giả hên lắm mới gặp cô Thanh nên không lấy cô Ý. Sao số tôi sui quá không gặp được các cô yêu lẹ như vậy? Một bài hát của Phill Collins mà tôi rất thích:
My mama said, "you can't hurry love
No, you'll just have to wait"
She said, "love don't come easy
09/03/201800:33:19
Khách
Tình yêu vượt thắng tử thần*
Nhưng đôi lúc cũng... tần ngần khi yêu🤔🤓❗️
(*Theo ý: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”)

Phần đầu câu chuyện nói theo tử vi là: “Sao đào hoa chiếu mạng. Phần sau cho người đọc cảm tưởng như... Bụt viết văn!
Anh An Thy, tôi đã đọc lại bài viết này của anh lần thứ hai, sau lần đọc trước đôi tiếng. Đọc chậm rãi hơn và cũng thấy hay hơn. Phần hai của bài viết có một cái gì đó như là cảm giác thiền, tạo nên những rung động lan toả nhẹ nhàng, tưởng chừng như hương thương yêu địa đàng quanh quẩn đâu đây.
Vẫn là ý của lần trước. Mong anh An Thy giữ mãi lối viết như vậy.
08/03/201817:13:11
Khách
Đoạn tác giả tả về đứa con trai đầu lòng thật tuyệt vời cùng sự quan tâm đến ngày đầu tiên cháu đi làm thêm ngoài giờ cũng là một bức tranh đẹp đẽ,tuyệt mỹ vô cùng.
Nhiều độc giả khi đọc đoạn này hẳn sẽ ao ước có được ba-má tuyệt vời như tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,251,884
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Nhạc sĩ Cung Tiến