Hôm nay,  

Thư Cám Ơn Của Tổng Thống Bush Cha

23/01/201800:00:00(Xem: 8364)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 5296-19-31142-vb3012318


Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.


***


Hôm nay tôi ra lấy thư từ hộp thư trước nhà bất ngờ lướt qua sấp thư tôi thấy một phong bì có tên người nhận là hai vợ chồng chúng tôi còn địa chỉ nơi gởi là “Sáng Hội Thư Viện Tổng Thống George H. W. Bush” ở Texas. (George H.W. Bush Presidential Library Foundation)

Thật ngạc nhiên, tôi tự hỏi mình đã làm gì quan trọng tới nỗi mà  “Sáng Hội Thư Viện Tổng Thống George H. W. Bush” gởi thư cho mình đây?

 Đối với Tổng Thống Bush cha, tôi chỉ là một người Việt bình thường như bao nhiêu triệu người tỵ nạn trên khắp thế giới đã được nước Mỹ nhận cho  tỵ nạn để tránh khỏi sự đàn áp của Đảng Cướp Sạch. (C.S.)

Nói theo lối nói của người Mỹ tôi chỉ là dân “underdog” còn nói theo lối nói của người Việt mình thì tôi chỉ là loại “dân ngu k… đen” mà thôi!

Tôi thấy xúc động  khi  cầm con dao rọc giấy để mở bì thư ra. Và ô kìa, Thật không thể tin vào con mắt.Tôi mơ hay ngủ đây? Đây là thư cám ơn của Tổng Thống Bush cha gửi  hai vợ chồng chúng tôi.

À, lý do thư cám ơn chỉ là do vợ chồng tôi có gởi qua báo Người Việt ở Nam Cali để đóng góp chút đình vào quỹ cứu trợ “One America Appeal’ do năm cựu Tổng Thống Hoa Kỳ đứng ra tổ chức để cứu trợ nạn nhân trận bão Harvey kèm theo là trận lụt dữ dội nhất trong lịch sử những trận bão và lụt có sức tàn phá mạnh nhất ở Hoa Kỳ lối 50 năm trở lại đây .

Tôi không quên được tấm hình một em bé Việt Nam đang nằm ngủ say sưa trong vòng tay thương yêu, ấm áp của người cứu trợ đi bên cạnh là bà mẹ của em. Cả hai đều phải lội trong mực nước ngập gần tới đầu gối.

Tấm hình này được post lên báo Người Việt online, nếu tôi nhớ không lầm.

 Hình như đối với em bé lúc đó chẳng có nước lụt mà cũng chẳng có bão vì em đã được bồng trong vòng tay ấm áp tình người của anh cứu hộ to con và đẹp trai người Mỹ!

Trong thư người đại diện cho cựu Tổng Thống Bush cha, Ông David B. Jones, Giám Đốc Điều Hành Sáng Hội, (Chief  Excutive Officer,) đã minh bạch tường trình về cách phân phối 100% số tiền đã quyên góp được để cứu trợ các nạn nhân thông qua các Quỹ sau:

1/The Florida Disaster Fund

2/ The Rebuild Texas Fund

3/ The Hurricane Harvey Relief in Houston

4/Juntos y Unido por Puerto Rico

5/ The Fund for the Virgin Islands

Số tiền quyên được đã được xử dụng toàn phần là 100% cho các nạn nhân vì không có bộ máy hành chánh phải trả lương cho nhân viên như những Sáng Hội khác!

Thật tuyệt vời!

Trên đời này điều gì cũng tương đối.

Quỹ “One America Appeal” đã không phải cõng trên lưng một số người lo việc hành chánh nên số tiền quyên được đã được xử dụng hết “công xuất” là 100%.

Bản tường trình minh bạch của Ông David B.Jones là một lời cám ơn tuyệt vời mà Ông không cần dùng tới hai chữ này.

Cám ơn Ông nhé! Ông thật tế nhị!

Con người ngoài thực phẩm để duy trì sự sống người ta còn sống vì sự tế nhị khi giao tiếp với nhau nữa vì đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Một lần nữa xin cám ơn Ông nhé! Ông David B. Jones!

Thật ra khi nghe tin trận bão dữ dội tàn phá Houston,bà xã tôi và tôi đã có ý định góp phần đóng góp nhỏ nhoi của mình vào một tổ chức nào đó với chi phì điều hành thật thấp lối 1% mà chưa biết nên chọn tổ chức nào.

Thật may mắn khi năm vị Cựu Tổng Thống hình như biết điều này nên các vị đã lập ra Quỹ “One America Appeal” để quyên tiền giúp nạn nhân trận bão đầu tiên là trận bão Harvey.

 Vì thế khi báo Người Việt đứng ra đăng cai thu tiền cứu trợ nạn nhân chúng tôi bèn “chọn mặt gởi tiền” ngay lập tức cho Quỹ này mà không một chút nào do dự.

Từ một trận Harvey Ông Trời lại chơi ác, Ổng làm thêm mấy trận nữa làm cho số tiền ít ỏi của chúng tôi lại phải chia ra cho các nơi khác nữa nên số tiên này lại càng ít hơn nữa.

Cũng không sao vì người Việt chúng ta vẫn có câu:

“Lá lành đùm lá rách.”

Thôi thì được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Từ khi được dịnh cư ở Mỹ tâm hồn tôi lúc nào cũng đau đáu một nỗi niềm nhớ quê mẹ như trong câu:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau.

Trông về quê mẹ ruột đau chin chiều.

Mỗi lần bên Cali tổ chức “ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh- Người Thương Phế Binh VNCH” tôi cũng gởi phần đóng góp nhỏ nhoi của tôi.

Thế nhưng tôi cũng còn quê hương thứ hai của tôi là nước Mỹ nơi mà tôi được sống một cuộc sống của một con người với phẩm giá được tôn trọng.

Tôi coi như tôi là người Mỹ thực thụ như những người Mỹ sanh đẻ trên đất Mỹ vì thế chữ “đồng bào”theo thiển ý, được tôi hiểu theo nghĩa rộng hơn là đã sống trên mảnh đất này  với cùng chung một hiến pháp thì là đồng bào với nhau.

Chứ không cần phải có chung một bào thai như trong hai chữ “đồng bào.”

Đã là đồng bào với nhau ở trên xứ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ này thì hoạn nạn cùng chia,tự do,nhân quyền cùng hưởng.

Cho nên các cụ ta có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Chúng tôi tuy gốc là dân Việt nhưng bây giờ chúng tôi là người Mỹ tuy khác màu da,chủng tộc nhưng cùng sống trên xứ sở Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

 Khi đồng bào của chúng tôi bị thiên tai chúng tôi cũng mong muốn được chia xẻ phần nào sự bất hạnh mà đồng bào của tôi phải gánh chịu.

Vì người Việt chúng ta đã chẳng có câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn!”

Theo như danh sách tổng kết của báo Người Việt thì có tổng cộng 153 người gởi tiền cứu trợ.

Có lẽ số người sẽ tăng lên nhiều hơn nữa nếu tổng kết từ những tổ chức từ thiện khác nữa.

Người Mỹ vốn sẵn có từ tâm. Mỗi lần có thiên tai trên thế giới dù ở bất cứ nơi nào người Mỹ mà đại diện là những Sáng Hội tư nhân hay chính phủ Mỹ đều có mặt để trợ giúp.

Đặc biệt có lần Indonesia bị bão Cộng Đồng Chung Âu Châu cứu trợ phẩm vật nhưng không có phương tiện chuyên chở thì Quân Đội Mỹ đã tình nguyện chuyên chở tới nơi!

Thật đúng là nơi nào có thiên tai thì đã có nước Mỹ tiếp tay cứu trợ!

Đừng lo.

Cầu Trời phù hộ cho nước Mỹ!

Trận bão này qua đi nhưng bức thư của Tổng Thống Mỹ sẽ mãi mãi là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời ngắn ngủi còn lại của hai vợ chồng chúng tôi.

Với chúng tôi, đây là một bảo vật vô gia.

 Đông 2018

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
27/01/201814:11:45
Khách
Chào cô Thu Trinh
Cô vào mục “Hội Nhập Ghi Danh”ở phía tay phải của monitor và đánh tên của Ông này.Sau đó cô click vào chữ “Tìm Kiếm” là sẽ có trang đăng bài của Ông ấy.Thăm cô khỏe.Trân trọng
27/01/201800:13:48
Khách
Tôi muốn đọc bài của tác giả Quân Nguyễn
Thu trinh
24/01/201821:57:00
Khách
Thưa Chị Phạm Thị KimDung và LN Hằng
Tôi rất xúc động khi được hai chị quan tâm tới bài viết và gởi feedback.
Đây quả là một món quà tinh thần rất quý mà hai chị tặng cho tác giả.
Thăm hai chị và gia đình mạnh.Trân trọng
24/01/201818:53:43
Khách
Cảm ơn sự chia sẻ đầy ý nghĩa tình người của tác giả Sao Nam Trần Ngọc Bình. Ở San Jose, Bắc California, những nhà thờ, chùa hoặc những hội thiện nguyện, họ cũng đứng ra nhận quyên góp làm những công việc này. Riêng những lần Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh-Người Thương PHế Binh VNCH đã được sự đóng góp đón nhận rất nồng nhiệt của mọi người ở đây.
Xin gởi lời chúc mừng ông bà tác giả có một bảo vật vô giá của Tổng Thống Bush Cha đã gởi tặng; Thật vô cùng hãnh diện.
Trân trọng,
ptkd
24/01/201816:41:57
Khách
Anh Sao Nam,
Đúng là một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Cám ơn anh đã viết bài này.
23/01/201822:30:54
Khách
Chào Ông Hồ Nguyễn
Cám ơn Ông đã dành thì giờ quý báu,rất quý báu, để góp ý về bài viết.
Tác giả nào cũng muốn có ý kiến từ độc giả để tìm cách viết hay hơn cho lần sau, hay sửa lại những gì mình viết không đúng.
Thăm Ông và bảo quyến mạnh.Trân trọng
23/01/201816:09:36
Khách
Cám ơn tác giả Sao Nam Trần Ngọc Bình. Vâng đúng như ông nói con người không chỉ sống bằng vật chất là những của ăn, mà còn bằng tình cảm tinh thần qua sự chia sẻ và những lời khích lệ. Xin cám ơn ông vì cả của cho và cách cho.
Trong thế giới này chúng ta đã đón nhận tình thương yêu của bao người, nếu ai cũng nghĩ và làm được như ông thì thế giới này chắc chắn sẽ ngày càng được tốt đẹp hơn. Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,689,670
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.