Hôm nay,  

Tiếng Nói Dân Ta

13/01/201800:00:00(Xem: 7676)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 5290-19-31136-vb7011318

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Tháng 1 năm 2015 con trai tôi có thêm một cháu gái. Tháng 8 năm 2016 theo thông lệ từ khi tôi và gia đình con gái út dọn qua Miền Đông tôi vẫn về Cali thăm hai con đang sinh sống ở Cali.

Khi gặp bé tôi giơ hai tay ra đón bé.Bé theo tôi liền một khi.Đúng như các cụ ta vẫn thường nói “Có máu có khác.” Tuy cháu chưa biết mặt tôi nhưng cháu vẫn theo tôi khi tôi giơ hai tay về phía bé.

Để tránh những câu hỏi tẻ nhạt như:

“Ai thương con,”cùng câu trả lời cũng tẻ nhạt không kém của cháu như:

“Ba Bê,”tôi chợt nghĩ ra cách tập cho cháu hát những bài hát Đồng Dao mà trẻ em ở Việt Nam ta vẫn thường hát khi chơi với nhau vì tôi thấy bé đang tập nói nhưng lại nói ngọng. Hơn nữa để làm cho bé có cái vốn tình tự dân tộc nằm trong tâm tư ngay từ nhỏ để về sau này khi bé muốn xử dụng thì đã có sẵn.

Vì ngay cả tôi lúc còn thơ ấu tôi có cái may mắn làm quen với loại văn chương bình dân này khi cùng nhóm bạn trong xóm cùng hát mỗi khi tụ tập với nhau.

Vậy bài hát Đồng Dao là gì?

“Đồng Dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng Dao bao gồm nhiều thể loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... (Theo Wikipedia)

Thường gặp nhất là các bài Đồng Dao.

Như bài:

“Kéo cưa kéo kít.

Làm ít ăn nhiều.

Đụng đâu ngủ đó.

Nỡ lấy mất cưa.

Lấy gì mà kéo.”

Hay bài:

"Kéo cưa lừa xẻ.

Con ngựa nào khỏe.

 Thì ăn cơm vua.

Con ngựa nào thua.

 Về bú tí mẹ.”

Hay bài:

 “Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa.

Con ngựa đứt cương.

Ba vương lập đế.

Bắt dế đi tìm.

Ù à ù ập.”

Sau đó là bài:

 “Nu na nu nống.

Cái cống nằm trong.

Con ong nằm ngoài.

Củ khoai chấm mật.

Ăn thật là ngon.

Bụt ngồi Bụt khóc.

Con cóc nhẩy ra.

Con gà tú hụ.

Nhà mụ thổi xôi.

Nhà tôi nấu chè.

Tay xòe chân rụt.

Nu na nu nống.

Tôi cứ hát từng 2 chữ một rồi ngưng cho cháu lập lại cho đến hết bài.

Dần dần cháu thuộc lòng, thậm chí khi tôi chưa kịp hát câu kế là cháu đã hát trước cả ông nội!

Cháu thật giỏi!

Trong trí óc non nớt của cháu, cháu chỉ bắt chước theo ông nội.Cháu rất thích hát và cái miệng xinh xinh be bé cứ lập lại theo ông nội từng chữ một.

Khi trở về Miền Đông tôi phone cho cháu và hai ông cháu cùng nhau ca các bài Đồng Dao này qua điện thoại rất là hào hứng.

Một trò chơi mà ông lúc đó 75 tuổi,cháu mới 2 tuổi cùng tham gia một cách tích cực,vui vẻ nhưng lại ở cách xa nhau lối 4500 cây số!

Chuyện này quả thật là thần kỳ ngoài sự tưởng tượng của tôi và có lẽ là của cháu nội tôi nữa.

Ai mà lại là người lớn tuổi thuộc loại cao niên mà lại hát Đồng Dao với bé mới có 2 tuổi bao giờ mà người đó lại là tôi! Mà lại hát rất thích thú.

Thế mà chuyện này lại xảy ra!

Cha mẹ cháu đi làm nên phải gởi cháu ở nhà cô Vê. Cô Vê rất thương bé dù cô đã là mẹ của hai cô con gái đang học đại học. Khi nhớ bé tôi phone cho cô Vê và hai ông cháu lại ca bài Đồng Dao với nhau rất là thú vị.

Đọc đến đây bạn thấy thích thú không? Nếu có thì đó là phần thưởng mà bạn đã tặng cho người viết bài này.

Khi tôi dạy bé hát những bài hát Đồng Dao tôi muốn dạy bé tập phát âm tiếng Việt cho thật chuẩn, thật đúng và trồng cái rễ văn hóa Việt trong tâm tư của cháu.

Ở bên Mỹ này tôi không sợ bé dốt tiếng Anh nhưng chỉ sợ bé quên tiếng Việt hơn nữa trong nhà đã có sẵn người nói tiếng Việt một loại “thầy giáo mì ăn liền tiếng Việt” thì tại sao không dạy liền cho cháu.

Mới cách đây lối nửa tháng hai cháu nội gái của một anh bạn HO hàng xóm của tôi từ Dallas qua Greenville, SC thăm ông nội của hai cháu.

Tôi cũng đã hát bài “Chi Chi Chành Chành” với hai bé.Tôi đã được hai bé đặt cho một cái nickname rất dễ thương là “Ông Chi Chi Chành Chành.”

Còn tên nào hay hơn tên này! Cám ơn hai bé nhé!

Mới đây ở trong nước một ông “tự nhiên”đang ở trong bóng tối bỗng cùng với “ba tên nửa người ngợm”(bài ‘Quốc Ngữ Chữ Nước Ta’ của tác giả Chu Tất Tiến đăng trên Việt Báo online ngày 26/12/2017)nhẩy ra cùng nhau ngồi lên bàn và đưa ra đề nghị cải cách lại tiếng Việt với lý do là để tiết kiệm.

Tiết kiệm gì thì không biết nhưng chắc chắn một điều là khi thứ chữ viết này đọc lên thì người ta mới ngã ngửa người ra mà nhận ra nó là một thứ ngôn ngữ như của Tàu.

Thứ tiếng Việt mà bọn hắn gồm bốn trự nói là “cải cách” này nếu đọc lên thì chẳng khác gì tiếng Tàu, gọi là Tàu vì trước khi xẩy ra cuộc Cách Mạng năm Tân Hợi lật đổ Nhà Mãn Thanh do  Ông Tôn Dật Tiên lãnh đạo thì nước Tàu không có quốc hiệu mà chỉ lấy tên dòng họ để gọi như Nhà Tống,Nhà Minh,Nhà Thanh, v.v… chỉ có Việt Nam có quốc hiệu là “Việt Nam”mà thôi do Nhà Thanh phong cho khi vua Gia Long xưng đế.

Năm 1969 tôi có dịp đi du học ở Nhật Bản.Khi cùng mấy anh em cùng lớp nhẩy lên taxi đi chơi, chúng tôi nói chuyện ào ào.

Thấy thế anh tài xế liền hỏi chúng tôi là người nước nào.Chúng tôi đồng thanh trả lời:

Người Tàu!

Rất thông minh anh tài xế nói liền:

Là người Tàu sao tôi không thấy các ông phát ra các âm như”si,sô, v.v…?”

Quả thật khi tìm hiểu thì tôi mới biết anh chàng tiến sĩ lùi này và đồng bọn chẳng qua chỉ là tay sai của Tàu.

Hắn ta cùng đồng bọn của hắn là các trự Đoàn Thị  Hương, Nghiêm Thúy Hằng, Lê Đức Luận ra sức cổ võ cho thứ chữ ghi theo âm của tiếng Tàu theo lệnh của Bắc Kinh để bắt buộc con em chúng ta phải học để hoàn thành âm mưu Hán hóa dân ta.


Khi bị dư luận trong nước phản đối thì bọn lãnh đạn của cái đảng Cướp Sạch (CS) ra một bản tin là Đảng và Nhà Nước không có chủ trương đổi mới tiếng Việt.

Đảng và Nhà Nước ta lại nói dối lòi đuôi nữa.

Vì chính lùi sĩ họ Bùi này nói là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho phép in thành sách mà. Trong một xứ độc tài cái quảng cáo cũng phải xin phép nói gì đến một quyển sách chỉ cách đổi mới tiếng Việt làm sao xuất bản được nếu không có lệnh của cái Đảng Cướp Sạch (CS) này.

Để rộng đường dư luận xin quý bạn đọc trích đoạn sau:

Sau đây là trích đoạn Bài “Chiến Lược Xóa Tiếng Việt của Ông NGUYỄN HOÀNG HÂN” (Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông) ngày Thứ Tư, 27 tháng Mười Hai năm 2017 20:45:

“Cách đây 1 năm, lúc 16 giờ chiều, ngày 12-1-2017, tại Sảnh Đường Nhân Dân Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký “15 Hiệp Ước” có tính cách lệ thuộc và thần phục Bắc Kinh.

Nhưng Hiệp Ước thứ 16 thì không ký trên văn bản mà ký bằng miệng, tức “thoả hiệp ngầm.”

Đó là văn kiện “Cải Tiến Mẫu Tự Tiếng Việt”thành âm điệu tiếng “Trung Quốc“do Uông Dương trao tận tay Nguyễn Phú Trọng.

Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng cho từng vùng, từng khu vực, mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó,nhằm đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ lãnh đạo, chỉ huy và thực thi phương thức sát nhập trong thời hạn 60 năm bắt đầu năm 2020, hoàn tất vào năm 2080.

Sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, Mã Viện xử chém 1/3 dân số Việt Nam và tru di tam tộc các dòng họ Trưng, Thi, Đô, Lá, Thiều, Ngọc ….

Cho nên, Việt Nam không còn những dòng họ nầy.. Mã Viện tâu lên vua Lưu Tú  (người sáng lập nhà Đông Hán) rằng :

“Việt Nam có luật lệ riêng, có phong tục riêng, có tiếng nói khác với nhà Hán, muốn đồng hoá chúng nó thì phải xoá ngôn ngữ chúng nó.”

Thấy rõ ràng là từ ngàn năm xưa bọn Tàu mà điển hình là tên tướng cướp Mã Viện đã muốn đồng hóa dân ta,cướp nước ta!

Nếu âm mưu đen tối thâm độc này thành công thì Việt Nam chỉ còn là một tỉnh lỵ của Tàu và dân Việt bị đồng hóa thành người Tàu do bị mất tiếng nói.

Những tiến lùi nửa người nửa ngợm này chỉ là tay sai của Bắc Kinh chứ bọn họ không có nghiên cứu gì hết bởi vậy khi bị chất vấn thì ù ớ không trả  lời được.

Ông Nguyễn Hoàng Hân đã viết:

“Ông Bùi Hiền nói láo, Đảng cũng nói lộn luôn!”

 Vì bọn này chỉ là tay sai của tên đảng trưởng cái đảng ăn cướp sạch CS.

Tiếng Việt ta rất hay không bao giờ ta gọi tên ăn cắp,ăn trộm là “Ông ăn cắp” mà phải gọi là thằng ăn cắp mới đúng tiếng Việt.

Vậy thì bây giờ ta phaỉ gọi những người “lãnh đạn” đảng Cướp Sạch (CS)Việt Nam là gì cho đúng cách nói của người Việt ta?

Chúng không những chỉ ăn cướp mà còn mang giang sơn gấm vóc của tổ tiên ta dâng cho Tàu Cộng nữa cơ. Tội của chúng khiến chúng phải bị Trời chu đất diệt mới đúng!

Bọn tay sai trong cái đảng Cướp Sạch CS coi đất nước ta như tài sản riêng của bọn chúng nên chúng lấy dâng cho Tàu để mua lấy bả vính hoa!

Thử hỏi mấy người tiến sĩ lùi nhí nhố này xem họ ru con ru cháu của họ bằng thứ ngôn ngữ nào?

Bằng tiếng Việt dĩ nhiên vì làm sao trong một sớm một chiều chúng có thể ru con ru cháu của chúng bằng thứ tiếng lai Tàu này được?

Cụ Phạm Quỳnh đã nói một câu nói để đời:

“Tiếng Ta Còn Nước Ta Còn.”

Thật sự nước ta còn cho đến bây giờ và  còn mãi mãi.Bọn tay sai mãi quốc cầu vinh Việt và bọn Tàu sẽ thất bại trong âm mưu Hán hóa tiếng nói của dân tộc ta.

Nếu bọn Tàu ngang nhiên mang quân sang cướp nước ta chúng sẽ bị dân ta đập tan mà điển hình là Ông Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán xâm lăng trên sông Bạch Đằng là một thí dụ cụ thể.

Ngô Quyền (897- 944),còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương,là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.

Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho Việt Nam.

Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Vương Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tàu Cộng đã nói rất chí lý mà tôi không nhớ nguyên văn:

“Ta không cần chiếm Việt Nam ta cứ để bọn chúng thay ta đàn áp dân nó thay ta.”

Bây giờ chúng thâm độc hơn chúng xâm lược nước ta bằng cách ra lệnh cho bọn tay sai bắt dân ta học một loại tiếng Tàu mà dân Hồi (dân Duy Ngô Nhĩ) ở phía Tây của nước Tàu đang xử dụng, dân ở đây đã bị Tàu đồng hóa!

Theo Ông Nguyễn Hải Hoành, “Dân tộc ở phía Tây nước này (Tàu), ngày xưa dùng chữ Ả Rập,sau nhiều năm giao lưu với người Hán cũng dùng toàn bộ chữ Hán và nói tiếng Hán”

 Dân tộc Do Thái đã trở về cố quốc để xây dựng lại quốc gia sau hơn 2000 năm bị mất nước và việc đầu tiên hô phải làm là làm mạnh lại tiếng nói.

Sau Thế Chiến 2 Liên Hiệp Quốc đã cho họ một cơ hội ngàn năm một thuở nên không ai bảo ai người Do Thái gốc Pháp, Anh,Ý, Hung Gia Lợi, Mỹ và các nơi trên thế giới đã lũ lượt mang gia tài của mẹ Do Thái là tiếng Hebrew mà họ đang xử dụng dù bị lưu vong lối 2000 năm trở về Tel Aviv để xây dựng lại nước Do Thái.

Thành ra tôi xin lập lại câu nói của cụ Phạm Quỳnh “Tiếng ta còn, nước ta còn.”

 Theo thiển kiến của tôi thì nếu xác cái anh già trong cái mả ở Hà Nội là người Tàu mạo danh HCM như phát hiện của một tác giả người Đài Loan thì việc Việt Minh năm 1945 sát hại cụ Phạm Quỳnh là một âm mưu có tính toán trước của CS Tàu.

Chúng thanh toán cụ để trừ hậu hoạn vì cụ là một nhân tài của nước Việt Nam. Thanh toán được càng nhiều nhân tài của nước Việt ta thì càng tốt cho kế hoạch của chúng!

Sao Nam Trần Ngọc Bình

 

Ý kiến bạn đọc
10/07/201808:32:17
Khách
thưa chú Sao Nam,
quốc hiệu của VN khi xưa là Đại Việt, vua Đinh còn chơi nổi đặt là đại cồ Việt nữa. Mãi tới Gia Long muốn quốc hiệu là Nam Việt và nhà Thanh đổi lại thành Việt Nam để tránh đòi hỏi đất nam việt xưa của nhà Triệu...Sử của các triều hay có tên Đại việt sử ký...
14/01/201816:06:33
Khách
Thưa Ông Trần Văn
Đọc tư liệu Ông kể ra thấy mà đau lòng cho nước Việt ta bị bọn cán ngố lãnh đạn đưa dân tộc đến con đường diệt vong.
Nguyễn Văn Linh từng nói “Thà mất nước còn hơn mất Đảng.”
Bọn tiến lùi và Linh nói theo tiêu chuẩn của họ Mao thì không bằng cục p…vì cục này còn bón cho cây cỏ được.
Còn lê Duẩn thì tuyên bố “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô,Trung Quốc.” (sic!)
Để bây giờ nạn Hán hóa và mất nước sẽ không còn xa.
Nói là để nghiên cứu tại sao Bộ Giáo Dục lại cho xuất bản Truyện Kiều bằng thứ tiếng Hán hóa? Đúng là "Đừng nghe những gì CS nói.Hãy nhìn những gì chúng làm"
Thăm Ông khỏe.
14/01/201813:55:22
Khách
"anh chàng tiến sĩ lùi này..."- tác giả.

Danh sách 300 đại học hàng đầu châu Á không có trường Việt Nam : Tạp chí uy tín về giáo dục trên thế giới Times Higher Education công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học ở châu Á năm 2017. Không một trường đại học nào của Việt Nam lọt vào danh sách này.

Singapore có tới 2 trường trong nhóm 10 đại học đứng đầu châu Á là Đại học NUS tiếp tục giữ vị trí số 1 và Đại học Công nghệ Nanyang đứng thứ tư. Vị trí thứ nhì thuộc về Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc. Trung quốc còn có 3 trường khác nằm trong danh sách top 10. Nhật Bản có trường Đại học Tokyo ở vị trí thứ 7. Các trường Đại Hàn nắm 3 vị trí cuối trong danh sách 10 trường đỉnh cao.

Tính chung, trong danh sách 300 trường hàng đầu châu Á, Nhật có nhiều trường nhất với 69 trường, kế đến là Trung Quốc với 54 trường, Ần Độ 33 trường, và Đại Hàn 26 trường.Thái Lan có 10 trường. Malaysia có 9 trường, Indonesia có 2 và Philippines có 1.....
14/01/201813:48:31
Khách
"Những tiến lùi nửa người nửa ngợm này chỉ là tay sai của Bắc Kinh"- tác giả.

Thân phận Hán ngụy: Thiếu tướng CS Nguyễn Trọng Vĩnh: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối”. Cựu đại tá CS Bùi Tín :" Cộng sản Hà nội đã bất lực để cho đế quốc Tàu cộng tung hoành biển Đông, chiếm đảo, chiếm biển của Việt nam, bắt bớ, tàn sát ngư dân Việt" . Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi (ở Việt nam): “Về quan hệ quốc tế thì Việt nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại, cả kinh tế lẫn chính trị: Biển đảo, đất đai biên giới của Việt nam bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo Việt nam cam tâm im lặng”. v...v...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,653,915
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.