Hôm nay,  

Khẩu Vị

25/11/201709:26:00(Xem: 10679)

Tác giả: Lại Thị Mơ

Bài số 5276-19-31122-vb7112517

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.

***

Ngày xưa chúng ta thường nghe câu “ Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Câu này bây giờ phải xét lại, khi nhiều nơi người ta còn đang tẩy chay thức ăn Tàu.
Qua xứ Mỹ, ngoại trừ về tiếng nói. Có nhiều người quan niệm không cần duy trì tiếng mẹ đẻ, vì nghĩ không còn cần thiết. Vả lại muốn duy trì cũng phải rất kiên trì như người bơi ngược giòng. Cha mẹ cắm đầu cắm cổ đi cày để lo cho cuộc sống nơi xứ người, không có thì giờ tiếp xúc với con cháu, nên chúng không nói được tiếng mẹ đẻ.
Tuy nhiên, khi cha mẹ di cư qua xứ người, cái lưỡi của họ đã quen với mùi vị của các món ăn ở quê nhà. Vì vậy ra hải ngoại, chúng ta có thể không thể tìm ra người nói tiếng của các nước có di dân( có hơn 100 quốc gia khác nhau). Nhưng chắc chắn chúng ta vẫn tìm ra những món ăn truyền thống của các nước đó.
Rất nhiều trẻ con sinh ra và lớn lên ở đây, không nói được một câu tiếng Việt cho trôi chảy, nhưng húp canh chua mê mẩn. Mắm chưng, cá kho tộ cũng chẳng từ.
Nhiều gia đình có ông bà nội ngoại ở chung. Người lớn không ăn được thức ăn Mỹ nên nấu ăn theo lối Việt Nam, trẻ con ăn quen nên cũng thấy hạp khẩu vị.
Cách đây mấy chục năm, bà ngoại tôi ở xứ Đông Bắc lạnh lẽo. Cả tiểu bang chỉ có 5 gia đình người Việt, nhưng bà vẫn nấu một nồi canh chua bằng cá salmon ngon lành. Cà chua, thơm thì dĩ nhiên không thiếu, giá thay bằng cải bắp thái sợi, bạc hà thay bằng cần tây ( celery) thái vát, thêm một chút dấm là thành canh chua.
Muốn nấu canh mồng tơi mướp, thì dùng spinach thái nhỏ, mướp thay bằng squad, mà bà gọi là mướp Mỹ, nấu với tôm tươi. Dù không hoàn toàn giống, nhưng cũng đỡ nhớ món truyền thống ở quê nhà.
Cua đồng không có thì dùng con ghẹ, cũng giã nấu canh riêu, nhưng ăn với spaghetti.
Bà còn làm dưa cải bắp. Trộn gỏi cải bắp với thịt gà luộc. Tóm lại, bà nhất định không nấu nướng theo kiểu Mỹ, mà bà bảo nhạt nhẽo. Bây giờ giao thương qua lại chẳng thiếu gì, con cháu bà vẫn ăn uống “ theo kiểu VN”. Cũng vẫn ăn cháo gà, gỏi gà. Có khi nào quí vị thấy Mỹ ăn thịt gà luộc, chấm muối tiêu chanh, có lá chanh thái nhỏ rắc trên thịt gà.
Sau này người mình còn chế món nem làm bằng ham của Mỹ cho an toàn, không làm bằng thịt sống nữa.
Người ta nói “ bơi ngược giòng” là đúng. Công lao bà nuôi cháu bằng cơm nóng, canh ngọt theo kiểu nhà quê. Tới khi cháu đi học, ăn trưa ở trường bắt đầu ăn pizza, hamburger về nhà không chịu ăn canh rau bà nấu, than phiền các món của bà ăn “ mất nhiều thời giờ ” quá. Bố mẹ bận rộn công việc, cũng không có thời giờ nấu nướng. Hễ có tiệc tùng gì của người lớn lại bấm điện thoại mua mấy cái pizza cho bọn trẻ là xong. Mà ở xứ này, hình như chẳng thấy ai chê pizza, nhất là bây giờ theo thị hiếu ăn chay, cũng có pizza chay. Hoặc ai thích cái gì có thể yêu cầu làm riêng theo ý mình. Nghĩa là để moi được tiền của thực khách, pizza món phổ biến nhất nước Mỹ cũng thay đổi nhanh chóng.
Tuy vậy món Mỹ dù chế biến cách nào cũng không thể nhét vào bụng người ăn số lượng rau như món ăn VN, chủ yếu dùng rất nhiều rau. Một nồi canh chua, canh rau muống, rau cải, rau mồng tơi… chúng ta ăn rau nhiều hơn tôm, cá, thịt.
Trong khi món Mỹ không có rau xào, rau luộc là những món dùng nhiều rau, tức là cung cấp cho hệ tiêu hóa rất nhiều chất xơ.
Khi cháu chắt vào nội trú, vài tháng sau về nhà, bà thấy cháu bắt đầu lên cân. Thậm chí nhiều cô mình hạc xương mai, than rằng học nhiều quá, cứ ăn fast-food cho nhanh. Mà thức ăn nhanh toàn dầu mỡ, không nướng thì chiên. Một cái burger dày cả gang tay chỉ lơ thơ vài cọng rau salad với mấy miếng cà chua thái mỏng. Ăn rau theo kiểu người Mỹ, mình gọi là ăn lấy hương lấy hoa.
Thức ăn Việt cung cấp nhiều chất xơ, theo kiểu ăn độn nên không gây béo phì. Nhưng món ăn VN lại quá nhiều muối, mắm chưng, cá kho, thịt kho vì xứ thiếu thực phẩm. Bà tôi kể rằng ngày xưa làm thức ăn cho thợ cấy, chỉ có một khạp dưa mắm mặn chát, hay nước mắm kho quẹt.
Còn thức ăn Mỹ quá nhiều chất bổ dưỡng, món nào cũng có cheese, từ pizza tới hamburger. Người lớn hay trẻ con ăn cái gì thiếu cheese là biết ngay. Xứ đồng cỏ nuôi nhiều trâu bò nên có nhiều sữa, nhiều cheese.


Gà vịt thì nuôi chuồng, cho ăn suốt ngày đêm, tuổi thọ của con gà rất ngắn ngủi. Từ lúc mở mắt tới khi bị giết có mấy chục ngày.
Còn VN là xứ nông nghiệp, thức ăn chủ yếu dùng ngũ cốc và rau xanh. Nhiều sông rạch và biển bao quanh nên cá tôm ăn thường hơn thịt heo, thịt bò.
Ngày xưa đám giỗ mấy chục người cũng chỉ giết vài con gà. Trong khi qua đây, một người ăn hết một nửa con gà quay là chuyện bình thường.
Ngay cả nước uống cũng là vấn đề của thời đại bây giờ. Ngày xưa ở quê nhà chúng ta chỉ thấy có nước lọc nước trà. Khi nào có tiệc tùng mới có rượu bia nước ngọt.
Qua đây, nước ngọt đủ loại tràn lan khắp nơi, đã đưa tới một thói quen khó bỏ. Có nhiều đứa trẻ không uống nước lọc bình thường, chỉ uống các loại nước có đường.
Tổ chức tiệc tùng đãi các món ăn truyền thống VN thì chuẩn bị lâu lắc, nhưng nếu đãi theo kiểu phổ thông ở Mỹ thì nhàn ơi là nhàn. Mua sườn về ướp, rồi bật lò lên nướng. Làm salad, mua dressing, croutons, cắt cheese, các loại ham. Trẻ con thì order thêm pizza, thế là xong. Không cần nấu soup, cái mà không thể thiếu trong các bữa tiệc đãi kiểu VN.
Lâu dần sống ở xứ người, món mắm đặc trưng không còn được ưa chuộng nhiều, vì cái mùi truyền thống của nó. Người lớn không dám mang đi làm, trẻ con cũng lắc đầu.
Tại nơi tôi làm việc, một người ở tuốt phía sau tiệm nail, cô vừa mở hộp cơm có mắm chưng, là bên ngoài mọi người đã hỉnh hỉnh mũi đi tìm vật lạ. Người ghiền thì bảo mùi mắm thơm, người khác thì nói giống mùi “chuột chết”!
Còn trẻ con thì không chịu ăn các món có đậu, từ xôi đến chè. Chúng sợ bị “ Xì hơi” bụp bụp như mấy ông xứ cà ri nị, thức ăn của người Ấn Độ có rất nhiều loại đậu, còn cà ri thì ăn sống. Họ ăn nhiều tới độ từ hơi thở tới mồ hôi toàn mùi cà ri.
Chuối bán ở Mỹ đa số nhập từ bên Mexico, bên đó chuối mọc bạt ngàn. Người Việt mình ăn cơm, còn họ ăn chuối, ăn đậu. Còn người Lào thì không ăn gạo tẻ, mà ăn cơm nếp hàng ngày.
Quả thật khẩu vị của mỗi dân tộc khác nhau.
Truyền hình Mỹ có anh chàng phóng viên tên Anthony đi khắp thế giới. Chẳng chừa hang cùng ngõ hẻm nào, chẳng hề sợ bất kỳ món ăn gì. Bất kỳ món gì người ta ăn được thì anh chàng này cũng ăn được.
Trong khi nhiều người Việt lớn tuổi sống ở hải ngoại, không thể thay đổi được thói quen ăn uống. Nên khi nằm nhà thương hay ở trong nursing home, sức khoẻ khó hồi phục vì không ăn được thức ăn của Mỹ. Đó là điều gây trở ngại cho con cháu trong chuyện chăm sóc ông bà cha mẹ. Mỗi ngày phải mang cơm và thức ăn nấu theo kiểu VN mang vào.
Ông bà trong nhà vẫn cặm cụi nấu các món ăn Việt.Thịt gà kho gừng, cá kho tộ. Cháu lớn lên ra ngoài xã hội, bắt đầu có khuynh hướng ăn thức ăn Mỹ. Thấy thức ăn Việt thì ăn uể oải, nhưng đưa pizza, hamburger thì mắt sáng rỡ.
Những đợt sóng ngầm âm ỉ của các món ăn Việt, đã bị lớp thủy triều khổng lồ nuốt chửng. Đó là những cơn sóng thần fast-food của thời đại bây giờ. Thậm chí chúng còn đang lấn lướt những món ăn truyền thống ở quê nhà. Ở VN đầy rẫy thức ăn tươi ngon và rẻ, nhưng cứ chen chúc để mua gà KFC, Macdonal, hamburgers với giá cắt cổ. Được ngồi trong những nơi như vậy mới sang trọng. Hỡi ơi, họ có biết đâu, đó là những thứ thức ăn bình dân, ăn tạm cho những người không có thời giờ, nên mới gọi là fast-food.
Bây giờ người ta vội vã lo thức ăn cho con mắt, nhiều hơn lo thức ăn cho cái dạ dày. Bạn có thấy điều đó không? Tay cầm miếng pizza hay cái hamburger, miệng nhai nhưng mắt thì cứ dán vào cái iphone, ipad.
Người ta không còn kiên nhẫn chờ cho sôi một ấm nước, nhắp một tách trà như các cụ ngày xưa.
Nhiều dịch vụ sẽ chết trong thời new technology, robot có thể thế bồi bàn. Xe không người lái có thể giao pizza, nhưng chắc chắn hệ thống sản xuất thức ăn nhanh sẽ phát triển.
Người ta vẫn cần thức ăn để sống, nhưng cái lưỡi thì không còn nhạy bén, để được gọi là “ khôn nhất” nữa. Vì theo như câu nói : use it or lose it. Cái lưỡi đã không còn được cái miệng giúp đỡ: nhai chậm rãi, để cái lưỡi tận hưởng vị ngon ngọt của thức ăn.
Bây giờ người ta yêu cuồng sống vội. Ăn uống thì ngồm ngoàm, ăn cho thật nhanh, thật nhiều, để rồi lăn ra chết. Chả thế mà ở New York, năm nào cũng có cuộc thi đua kỷ lục ăn nhanh ăn nhiều hotdog. Giải thưởng có là bao, để mang đổi mạng mình.
Với người Việt mình, cuộc sống tất bật nơi xứ người đang dần dần làm thay đổi khẩu vị của những kẻ tha hương, nhưng những người lớn tuổi vẫn cứ muốn níu kéo phong tục tập quán quê nhà. Âu đó cũng là:
Ra đi vẫn nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Lại thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
27/11/201714:18:53
Khách
Cám ơn những góp ý của ông ( hay bà) vì đã chen tiếng Anh( cho nhanh). Thật sự trẻ con Việt khi lớn lên chỉ còn ăn những món ăn Việt như phở, chả giò . Những món bán ở nhà hàng, còn những món đơn giản nấu ở nhà ít thịt,toàn rau...như cà bung,canh chuối...chúng không ăn nữa. Cuối cùng vẫn phải nấu món Mỹ cho trẻ ( dù chúng học đại học) và món Việt( thuần túy) cho già. Cám ơn ông góp ý.
27/11/201706:56:57
Khách
Cảm ơn bà Lại Thi Mơ về bài viết mới. Tôi xin phép có một vài ý rất nhỏ đóng góp. Đoản văn này bố cục không rỏ ràng, viết tản mạn không mạch lạc. Khởi đầu bà viết trẻ em Việt Nam thích thức ăn Việt nhưng sau đó lại ghi nhận các cháu chê cơm nhà. Bà viết: “pizza món phổ biến nhất nước Mỹ cũng thay đổi nhanh chóng.’ Theo tôi biết từ trước tới giờ pizza cũng đã có nhiều loại để người mua lựa chọn.
Bà viết: “Qua xứ Mỹ, ngoại trừ về tiếng nói.” là một cụm từ chứ không phải là câu. Bà viết: “it or lose it”. Xin đừng xài tiếng Mỹ khi tiếng Việt có thể diễn tả được ý nghĩa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,396,626
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Nhạc sĩ Cung Tiến