Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chạy Lũ Ở Mỹ & Sống Với Lũ Ở Việt Nam

14/09/201700:00:00(Xem: 12177)

Tác giả: Chú Chín Cali

Bài số 5217-19-31060-vb5091417
 

Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.

image001

Ảnh chạy lũ tiêu biểu cho mùa bão Harvey ở Houston: Bé gốc Việt ngủ ngon trong lòng mẹ khi hai mẹ con được một sĩ quan Mỹ bồng gọn để chạy  lụt.

image002

Từ bao năm qua, trước 1975, dân miền đồng bằng sông Cửu Long sống hạnh phúc với con lũ hiền hòa.

***

Hai đứa con nghe tiếng mẹ về chạy ù ra ôm co Loan mừng rở vì Loan vắng nhà đã hai hôm nay. Mẹ Loan rời mắt khỏi cái TV nheo nhéo suốt ngày với mấy cái quảng cáo rẻ tiền đi ra cửa giúp Loan mang vào lỉnh kỉnh mấy túi đồ ăn vừa mua ở chợ, vừa hỏi:

- Sao về trễ vậy con, mấy đứa nhỏ đòi con khóc nảy giờ?

- Bịnh viện bận lắm má à, con muốn khùng luôn. Ai cũng phải làm overtime hết chứ đâu phải mình con đâu.

Loan muốn nói với mẹ một điều quan trọng nhưng còn lưỡng lự. Sau cùng cũng  phải ngỏ lời:

- Mẹ à, người ta nói lũ sẽ còn lớn nữa, chắc ba má và hai đứa nhỏ phải chạy qua Dallas ở tạm nhà dì Út vài bữa xem sao.

Mẹ Loan có vẻ  hoảng hốt:

- Cái nầy phải hỏi ý kiến ba con coi ổng tính sao. Đâu phải đi là chuyện dễ đâu con.

Rồi bà xoay qua bàn với ông đang ngồi tư lự vì lo lắng. Ông góp ý:

- Chắc phải như vậy quá bà à. Đài nói là bão sau khi rời Texas sẽ quay trở lại ngay và sẽ trút xuống thêm nhiều mưa. Không khéo nhà mình bị kẹt giữa lũ lụt thì chắc chết, nhất là có hai đứa nhỏ.

Không khí lo lắng bao trùm cả gia đình. Má Loan lắc đầu ngao ngán:

- Khổ quá! ỞViệt Nam thì lo chạy giặc, bây giờ ở Mỹ lại phải lo chạy lũ!

Cảnh nhà Loan rất đơn chiếc. Loan ly dị chồng, sống cùng cha mẹ và hai con nhỏ ở Houston. Cha mẹ Loan đã về hưu ở nhà giữ cháu để Loan đi làm. Loan có ý định di tản gia đình qua Dallas trốn lũ nhưng không thực hiện được vì phải đi làm liên tục mà ba Loan lại không lái xe được đường xa.

Hai hôm nay cả thành phố Houston đang tả tơi trong mưa gió vì bị hành hạ bởi cơn bão Harvey. Nghe đâu bảo Harvey còn lớn hơn cả bãoKatrina đã nhấn chìm thanh phố New Orleans trong lũ lụt mười hai năm vềtrước (2005), làm thiệt mạng 1,833 người,tiêu hủy hoặc làm hư hại 800,000 căn nhà. Harvey được dự đoán còn khủng khiếp hơn Katrina.

Gió thổi phần phật làm rung rinh các cửa sổ, kêu hú ngoài sân,cây cối bịvặn vẹo ngả nghiêng. Mưa trúc từng đợt nước xối xả. Các cột điện lung lay theo gióvà đèn traficchớp tắtlung tung. Thỉnh thoảng xe cứu cấp chớp đèn, hú còi inh ỏichaỵ vụt quađường phố chết,vắng vẻ tiêu điều. Trên đường từ sởvề nhà Loan không thấy rỏ đường để chạy xe vì mưa quá to. Đại lộ Bel Air bị ngập nhiều đoạn, nước văng tung tóe khixe chạyqua. Trường học và công sở đều đóng cửa mấy hôm nay. Thành phố hoang vắng vì dân đi tản gần hết.

Harvey được xếp loại bão cấp 4 (Katrina cấp 3 ) với gió mạnh đến 130-156 miles/hrvà lượng nước mưa kỹ lục 51.58 inches  đã đổ xuống vùng Cedar Bayou, Texas, phá kỹ lục 48 inches thành lập  năm 1978 do trận bãoAmelia lập ra. Theo phỏng đoán, bão Harvey có thể sẽ gây tổn thất đến 180 tỉ đô la.

Lũ lụt là thiên tai nên trời kêu ai nấy dạ. Nạn nhân chỉ có hai conđường lựa chọn: Chấp nhận sống với nó để bảo vệ tài sản hoặc bỏ tài sản mà chạy để bảo vệ lấy thân. Người Mỹ chọn giải pháp thứ hai, cuốn gói mà chạynhưng là chạy có tổ chức, tương tự như rút quân có chiến thuật trong quân đội. Trong khi gió bãotàn phá miền duyên hải Texas và mưa làm ngập lụtthành phố Houston,nhiều nơi ngập sâu đến vài thước, nhưng mọi người vẩn trầm tỉnh làm những chuyện họ phải làm trong tinh thần họp tác, kỷ luật, và trách nhiệm. Chánh quyền đã sử dụng mọi khả năng và phương tiện vào việc cứu trợ. Dân chúng ở các vùng phụ cận rần rộkéo đến giúp một tay,mang theo các phương tiện cần thiết đểcứu lụt như ghe xuồng, xe cộ, nên hàng trăm ngàn người ở những vùng nguy hiểm đã được di tảnđến nơi an toàn trong một thời gian ngắnmà không có cảnh rối loạn. Hơn 30,000 người được đưa đến các nơi tạm cưvà nơi đây họ được chăm sóc thật chu đáo.Dân ở những vùng khôngbị di tản bắt buộcđược chánh quyền tiếp tế đầy đủ thức ăn nướcuống, thuốc men, được hổ trợ bằng tiền mặt để họ tự đi mua sắm các nhu cầu cần thiếc khác. Quân đội, cảnh sát, vệ binh quốc gia được tăng cường để bảo vệ tài sản và an ninh trật tự cho người dân. Các bịnh viện, nhân viên 911, lính cứu hỏa, SWAT team đều được tăng cường,hoạt động tích cực 24/24 để kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu khi cần.


Tuy đếnnay chỉ là bước đầu tiên của hóa trình cứu trợ còn kéo dài trong nhiều năm nhưng mọi người đã có được niềm tin ởchánh quyềnlàsẽ có những chương trình hồi cưtái thiết hữu hiệu,cùng với những biện phápđối phó với những biến cố tương tự có thểxảy ra trong tương lai.

Trận lũ lụt với độ lớn như Harvey được coi là “lũ1,000 năm”, nói theo xác suất thống kê, nhưng không có nghĩa là 1000 năm nữa người dân Mỹ mới phải đương đầu với trận lũ tương tự.Có thể có nhiều trận “lũ1000 năm” xảy ra liên tục, tuy chuyện ấyrất hiếm hoi “nghìn năm một thuở”.

Trong khi người Mỹ chạy lũnhư chạy chếtthì người dân ở đồng bằnghạ lưu sông Cửu Longlại chọn giải pháp“sống với lũ” để sinh tồn.“Sống với lũ” là từ ngữ quá quen thuộc đã trở thành mộtngạnngữtrong kho tàng văn chương Việt Nam, ám chỉ con người phải biết cách thích ứng với hoàn cảnh đểkhắc phục khó khăn.Nhờ sống với lũngười dân vùng lũ lụtchẳng nhữngđã khắc phục đượcnó, vô hiệu hóa những hiểm họa của nómà còn được thừahưởng nguồn tài nguyên phong phúmà nó mang đến, đó là nguồnphù sa và nguồn tôm cá thiên nhiên từ nghìn xưa đã giúp dân miền Namsống trong no ấm.Con nước Lũ không là một thiên taimà là một món quà quí giá của thượng đế mang đến cho dân miền sông nước.

Ngược lại với người Việt Nam, người Mỹ vì không thể sống với lũ nên đã khai triển những kỹ năngchạy lũan toàn. Bằng chứng cụ thể là một trận bão lụt tầm vóc như Harvey mà chỉ có vài chục người tử nạn. Ngày xưa, năm 1900, trận bãolụt tương tự ở Galveston Texas đã giết chết 8,000 người. Cách nay 12 năm thôi (2005), trận bão lụt Katrina tuy nhỏ hơn Harvey nhưng đã có 1,833 người tử nạn. Harvey chỉ có 42 người chết lúc viết bài nầy. Con số tử vong khiêm nhượng chứng tỏ khả năng chạy lũ hữu hiệu của người Mỹ ngày nay. Nếu Harvey xảy ra ở một xứ chậm tiến nào đó, số người chết có thể lên đến nhiều ngàn người?

Trong khi ở Mỹ phòng chống thiên tai là trách nhiệm của chính quyền thì ở Việt Nam người dân phải tự đương đầu với lũ lụt một mình, với đôi bàn tay trắng và với mớ kiến thức khiêm nhường. Theo ước tính, hiện tại có khoảng có 314,000 hộ dân đang sống trong các vùngngập lụt sâu, phải sống chung với lũ suốt mùa nước cao từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm, hoàn toàn cô lập. Hàng năm, khi mùa mưa đã nặng hột, dòng sông cuồn cuộn chảy là lúc dân miền đất ngập đã chuẩn bị sẵn sàng để đón lũ về. Họ trông ngóng lũ đến như trẻ con trông mẹ đi chợ về mang cho nắm xôi, cái bánh, như dân miền chợ trông tết đến với bao lì xì, dưa giá, thịt kho.

Khi đồng ruộng trở thành biển cả mênh mông, tôm cá đầy đồng là lúc chánh quyền nhảy vào ăn ké. Họ tung ra một phong trào cứu lụt rần rộ làm như là dân miền Nam đang sắp chết vì lũ lụt ngập tràn khiến cả thế giới phải xúc động cứu trợ ồ ạt. Lòng hảo tâm của những trái tim vàng đã bị lợi dụng. Họ đâu có biết rằng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là hiện tượng tự nhiên trong chu kỳ sinh thái cần thiết cho sự phát triển sinh môi của vùng đồng bằng sông Cửu Long ngập nước. Chánh quyền cộng sản với bản chất điêu ngoa đã biến con nước lũ thân thương thành thiên tai thảm họa với mục đích kiếm tiền viện trợ.

Sự thật là điều trái ngược, nếu hàng năm con nước lũ không đến vớiđồng bằng sông Cửu Long, đó mới thật là một thảm họa. Thảm họa nầy không phải thiên tai, mà do con người tạo ra. Nó đang trên con đường đến và sẽ đến rất nhanh nếu chính sách thủy lợi vẫn tiếp tục hậu thuẫn việc xây đập đắp đê bừa bãi với mục đích tăng gia sản xuất lúa gạo nhứt thời để đổi lấy ngoại tệ không cần biết đến hậu quả thảm khốc lâu dài. Dĩ nhiên  giải quyết thảm họa vì thiếu nguồn nước lũ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long không phải là vấn đề đơn giản mà là một bài toán vô cùng phức tạp với nhiều ẩn số.

Hơn nữa, miền Nam Việt Nam vốn ở hạ nguồn sông Cửu Long nên nhận đủ những hậu quả gây ra bởi chánh sách quản trị nước của các quốc gia ở thượng nguồn. Nếu VN không có tiếng nói mạnh mẽ để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho mình, nguồn nước lũ sẽ khô dần rồi biến mất cùng lúc với cái nồi gạo của dân miền Nam Việt Nam.

 Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
19/09/201705:15:40
Khách
Híc ! Thú thực, khi đọc bài viết Một Lầm Lỗi Ngọt Ngào đăng ngày 28/8/17, thấy tác giả trích dẫn lời thuyết giảng của "Thích cs" , tui đã muốn viết lời chê bai, nhưng lại nghĩ rằng tác giả vốn du học nhiều năm ở nước ngoài nên tình cảm đối với đất nước Việt Nam Cộng Hòa chắc đã ít nhiều phai lạt, do đó mới tung hô Thích cs, vì vậy tui đã bỏ qua. Nhưng không ngờ anh Nguyễn Saigon đã lên tiếng. Rất tán thưởng nội dung và lời văn của anh Nguyễn Saigon.
18/09/201723:38:26
Khách
Thích Nhất Xạo (tiếp theo và hết)

....Nên thầy phải sắm riêng cho thầy chiếc máy bay để những khi trời trong gió mát thầy leo lên cởi máy bay về thăm xứ dừa bạt ngàn dưới ánh trăng. Ai cũng có máy bay riêng tại sao thầy lại không mà những ngày như lá tháng như mây tuổi đời chồng chất. Không bắn thì mất , phí của giời cho. Đạn còn nhiều mà chỉ có chiếc "chân không" thì bắn sao hết , nên thầy lập tức thành lập đội ngủ chân một, chân hai, chân ba, đến chân mười mới bắn hết cấp số đạn là 5400 viên. Thông cảm cho thầy hãy thương thầy như thể thương thân. Nhưng tụi nó khẳng định thầy phải Taru. Môn phái TaRu Tu Ra đâu phải mình thầy mà thầy sợ cô đơn lẻ bóng. Bạn vàng của thầy giờ là Pháp sư Giác Đức cũng là một tay du học đã giả từ tăng bào thành lập phái TaRu Tân Tăng vừa gỏ mỏ vừa tác xạ tự do . Như Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan trả chén trả áo đi theo tiếng gọi của tình yêu. Đời dang tay đón mấy thầy Ta Ru Tu Ra trở về đời sống thuờng hằng nhiều hấp dẫn. Riêng thầy nhất định tử thủ căn cứ địa, không chịu "cởi tăng bào mặc vét "hồng" vẫn lập lờ đánh lận con đen. Vừa cởi ngựa vừa lái máy bay đi vòng vòng lừa thiên hạ....
Trông mặt thì bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng nhiều cholesteron... Nhìn mắt thầy là biết thầy gian. Nhìn mồm thầy là biết ngay thầy Xạo, thầy Dâm. Thầy Xạo từ trong nước ra tới ngoài nước. Thầy Xạo từ ngoài đường vô tới giảng đường Đại Học. Thầy Dâm từ chánh điện tới trai phòng. Cây súng của thầy ứng chiến chăm phần chăm nhờ áo nâu sòng mà không làm đỏ mặt bá tánh. Cả nước Mẻo đang bàng hoàng , đau đớn và tức giận mấy thằng khủng bố thì từ trời Tây thầy nhào vô ăn có. Thầy bỏ mấy trăm ngàn đô Mẻo đăng báo Mẻo , để phỉ nhổ chính nghĩa của VNCH và những chiến binh anh hùng Mỹ Quốc đã xã thân bảo vệ Tự Do cho đồng bào Miền Nam trước sự xâm lăng của Bắc cộng. Thầy ngôn rằng chỉ vài anh du kích hứng sảng tưng tức mấy tràng AK47 chỉ thiên là máy bay Mẻo biến Bến Tre quê vợ của thầy thành bình địa. Còn hơn lửa thiêu Hồng Liên Tự , 300 ngàn nóc nhà ra tro. Tỉnh Bến Tre không phải là một tỉnh lớn Miền Tây. Nó nhỏ híu à. Đi dăm bước lại về chốn cũ. Người ta khoái trồng dừa hơn cất nhà. Lấy đâu ra 300 ngàn cái nhà cho thằng Mỹ thả bom. Dù là thầy đã tốt nghiệp ở Princeton nhưng coi bộ thấy chánh hiệu anh cả đẩn khi nói về chiến tranh hay tội ác của "Mỹ Ngụy". Thầy bất lương nhưng thầy ngu. Thầy đã mở cả một kho cười vô tận cho bàn dân thiên hạ vui chơi ngày tháng. Các chiến đấu cơ hay oanh tạc cơ khi vào vùng oanh kích thì phải có trinh sát cơ (L19) hướng dẫn. L19 sẽ chỉ điểm oanh tạc bằng trái khói. Khi đó các chiến đấu cơ hay oanh tạc cơ sẽ nhào xuống thả bom vào mục tiêu. Nhưng phải cần rất nhiều phi đoàn hay khoảng chừng hằng trăm B52 mới có thể san bằng Tỉnh Bến Tre thanh bình địa. Chứ dăm ba chiếc lẻ tẻ thì xin lổi thầy nha . Còn khuya. Vã lại tiếng súng AK47 thì làm sao mấy thằng pilots nghe được mà thả bom. Không lẻ tiếng súng AK 47 lớn hơn tiếng động cơ máy bay? Và mấy chú pilot đang đeo headphone thì làm sao nghe được đây nè trời. Nói dối cũng phải cần có kiến thức và sự thông minh thì mới mong bịp đời , bịp người. Chứ nói dối ngu như Vẹm thì khà khà khà Tết Congo mới bịp được người ta.
Cuộc đời thầy nhiều hoa lá cành , âm thầm lấy vợ. Đẻ con ra không nhìn nhận. Khoái mặc áo cà sa ,cạo đầu trọc lóc , bố láo bố lếu kiếm tiền. Sáng đớp tô phở tái béo. Trưa chiều chơi cơm gà cá gỏi. Tối leo lên bụng chiếc máy bay chân không để bắn cho hết cấp số đạn trời cho là chuyện riêng của thâỳ. Nhưng Xảo Ngôn để lăng mạ cả quốc Gia VNCH đã cưu mang nuôi nấng thầy , gửi thầy đi Princeton học cho nên người, đã chà đạp lên nổi thống khổ của hơn 25 triệu đồng bào Miền Nam của thầy. Đã nối giáo cho giặc cộng dày xéo quê cha đất tổ thì thầy chỉ trần xì là một con chó ghẻ. Thiền , Tưng Tức gì thầy. Phật nào độ cho thầy.
Đ.M thầy.
Ng. Saigon Sep 2001
18/09/201722:23:01
Khách
Thích Nhất Xạo (tiếp theo)
....Vừa nhâm nhi bia lạnh, vừa thực tập thế bắn nằm thủ thế hoặc chơi thế bắn đứng thủ thế. Hai viên nạp đạn là tha hồ mà bắn ra fan ( auto) hay là pặt cú ( từng viên) Bắn xong còn tự do đớp hít tưng bừng hoa lá . Tại sao tụi mầy lại bắt thầy phải lấy tay mà đi thăm chị năm chị mười. Cả đêm mà đếm số thì còn gì là đời trai của thầy. Phải nhớ là thầy không đẹp trai nhưng cái mồm của thầy là hết xẩy nha. "Dáng đứng Bến Tre" không oằn oại trên vũng máu tình yêu là không lấy tiền nha mà thầy lại có một văn phong rất dịu dàng đằm thắm dễ đưa em xuống thuyền mau chóng. Phải cho thầy ca hát chút đỉnh. Vừa cởi ngựa vừa hát bài Lý ngựa ô hoặc là ngựa phi đường xa thì dáng đứng Bến Tre sẽ không thể nào đứng được. Với lại mỗi một đấng nam tử đều được bình quyền dù người đó sợ vợ hay không ,dù người đó có tụng kinh gỏ mỏ hay là không , dù người đó là thường dân hay Đại Đức tốt nghiệp Princeton Mỹ quốc. Dù đẹp trai hay xấu trai như thầy thì cũng được Thượng Đế ban cho 5400 lần tác xạ. Use them or Lose them. Phải cho thầy bắn chứ. Không bắn thì cũng uổng đời trai của thầy mà phí của giời cho . Không lẻ chỉ cho thầy năm mười mười lăm rồi cò súng bị cướp khi máy bay địch chưa vào không phận. Phải cho thầy có một chiếc máy bay riêng để thầy thực tập tác xạ , phòng không chứ. Không lẻ Thầy ngồi vừa tụng kinh vừa ca " Ai bảo đi tu là khổ. Đi tu sướng lắm chứ. Ngồi tụng kinh bác hồ rung rinh.... rồi rồi... làm thinh thì ... chơi ép bác hồ quá. Tóm lại là tụi mầy phải từ bi hỉ xã phải tưng tức (Tỉnh Thức) mà thông cổm cho thầy. Những khi tụi mầy tức giận thì tụi mầy đừng nói đừng làm gì hết chỉ đi bia ôm bia nhộng cho đã đời bác hồ rồi thì tụi mầy đâu còn tức giận.Tụi mầy thấy thầy cũng dễ thương như thằng nhỏ của tụi mầy. Chứ lúc tụi mầy tưng tức thì đâu còn sáng suốt mà nhận định đúng sai.

Nói gì thì nói. Cải gì thì cải tụi nó vẫn không chấp nhận chuyện thầy ngã mặn. Đường tu chưa tới đâu thì thầy cởi ngựa sang sông. Tụi nó cùng đồng ý (VC nói là nhất trí) là thầy phải Taru (tu ra) . Bắt buộc phải Taru không có ngoại lệ. Tụi nó lý luận rằng đang đọc Nẻo về của Ý đang nhẩn nha nói với tuổi hai chịt( đúng ra thầy phải đặt tựa là thả dê tuổi hai mươi ) đang thả hồn theo đường xưa mây trắng . Đang lim dim tức tối hận thù trong Hoa sen ngập tràn trong biển máu. Đang thực tập ngồi thiền, đang nghiền ngẩm triết lý Tưng tức mà tưởng tượng ra cảnh thầy đang cưởi ngựa Chân Không , hai tay cầm dây cương dựt liên chi hồ điệp mồm miệng thầy thì lãi nhãi là đưa ý a đưa nàng anh đưa nàng dzìa..dzìa... chùa. thì làm sao mà nhập tâm triết lý Tưng tức đây nè trời. Người thường thì đưa nàng dzìa dinh còn thầy đưa nàng dzìa chùa quá đã. Thầy hại điện hiện đại hơn nhiều , thầy đáng kính hơn nhiều, thầy khôn ngoan hơn nhiều so với thời ni cô Lan trong chuyện Tắt lửa lòng. Sao mà dại quá. Cứ mở của chùa rước Điệp vào chùa âu yếm là xong một cuộc tình chứ cắt dây chuông chi cho phí của giời, làm cho cuộc tình éo le gay cấn. Tui cố gắng bênh vực thầy để thầy khỏi phải gia nhập môn phái Taru. Tụi nó phải thông cảm cho thầy. Nhà nghèo không đủ ăn , đầu lại có ghẻ nên phải nương nhờ cửa Phật. Vừa có cái bỏ vào mồm vừa được học hành tử tế.Tương chao dưa muối mỗi ngày nên cái đầu trọc lóc của thầy láng te. Ghẻ chốc khối u biến mất . Thầy đang sức lớn rồi được chính phủ cho qua Mỹ du học. Mỗi ngày thầy nghía mấy em tóc vàng sợi nhỏ. " Thầy mang bác hồ đi lên đi xuống. May mà có em đời còn dễ thương. Em Princeton má đỏ môi hồng. Ở đây mỗi chiều quanh năm mùa đông nên bác hồ thầy oằn oại ... " Thiệt tình đời là thầy chịu không thấu. Mà thầy lại thích ta dzìa ta tắm ao ta cơ nên thầy xách vali mang bác hồ hồi hương. Lúc nầy thầy đã có tuổi thầy phải chạy đua dzí thời gian. Thầy được bồi bổ quá sức lại chả có việc gì làm. Đêm đêm ngồi tụng kinh bác hồ rung rinh rồi bác cứng như đinh thì thầy tá hỏa. Hôm nào chán không tụng kinh nằm phơi bác hồ rồi "nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn " thì thầy chịu sao thấu. Năm mườ,i mười lăm hoài thì sao đã .....( Còn tiếp)
18/09/201721:53:28
Khách
Thích nhất Xạo - Thiền Sư Nước Bọt

Từ hồi còn trai trẻ Ng tui không khoái thích nhất xạo lắm. Không khoái nhưng cũng đọc vài ba tác phẩm của "thầy" cũng như vài ba tác phẩm của Phạm công Thiện , triết gia dỏm của thời đại. Ai cũng đọc thì mình cũng đọc chơi đở buồn đời trai trẻ. Có dạo Ng tui thích ngồi đồng ở cà phê Nắng Mới. Không phải Ng tui thích trường Đại học Vạn Hạnh hay thầy thích nhất Xạo, nhưng bạn bè ngồi đó thì mình cũng ngồi đó. Mà tụi nó thì hay nói hay bàn luận về Phạm công Thiện về ";thầy" về những tác phẩm của "thầy" như Nẻo về của Ý , Nói với tuổi hai chịt... Rồi lâu lâu tụi nó còn ngâm nga " một bông hồng cho má bầy trẻ của thầy ... " ,thằng nào cũng xùi bọt mép ra mà nói mà rống riêng tui cứ nghía em cashier rồi lâu lâu thả dê ăn cỏ , hẹn hò bò bía , bánh cuốn thanh trì hay chui vào Rex mà đong đưa ngày tháng hạ. Thầy nói , thầy viết , thầy chống đối gì thây kệ mẹ thầy. Hơi đâu mà thắc mắc. Ngụy tui là một thằng ham chơi , một tay chơi đúng nghĩa hippy yé yé thời đó. Tôn giáo , chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh là cái mẹ gì tui đâu cần biết. Cà phê cà pháo , nhậu nhẹt mát trời bia ôm đã điếu. Cũng có lúc tui ham vui đi theo mấy thằng bạn đi biểu tình chống tùm lum tà la. Nằm trong quân trường Quang Trung tuyệt thực chống quân sự học đường. Ra ngoài biểu tình tại tòa nhà Quốc hội. Xuống Tòa Đại sứ Cao Miên đầu quấn khăn tang tay cầm biểu ngữ "Xưa Lý thường Kiệt phạt Chiêm đánh Tống. Nay Cao man giết hại dân mình..." Cậu tui là cò chúa quận hai đã tuyên bố nếu bắt được tui là trừng trị đích đáng. Bắt mẹ tui hoặc là cho tui vào Học Viện CSQG hoặc là gửi tui vào trường Vỏ Bị Đà lạt cho khuất mắt. Giống như thầy, nghe đi lính là tui sợ vãi đái mà không thể giả dạng thầy tu như thầy, bèn không dám đi biểu tình nữa. Tiếp tục làm con mọt sách tiếp tục lê la đầu đường xó chợ cà phê cà pháo , bia ôm mát trời thiên hạ. Phải nói rõ như thế để hiễu rằng tui đã thực sự có dính dáng đến thời điểm sôi động đấu tranh chống đối biểu tình chứ không phải là một thằng chả biết gì thời buổi đó. Cho nên chuyện thầy nhất Xạo mà có chống chính quyền thì cũng là chuyện bình thuờng .
Phe tui chia làm hai phe : Phe chê và phe khen. Phe chê"thầy"thì sau Tết Mậu Thân 1968 thì tình nguyện vào lính ráo trọi. Thằng thì Thủ Đức , đứa Đà lạt , có thằng ôm mộng hải hồ ra khơi biết mặt trùng dương, biết đời bao la biết bao hải hồ. Có thằng khoác phi bào tung cánh chim để bảo vệ Tổ quốc Không gian. Còn tui không khen , không chống thuộc phe ba phải tức là phe gà tử mị tiếp tục cuộc sống lè phè, không lý tưởng. Còn phe khen thì theo bợ đít bưng bô cho mấy "thầy" tranh đấu. Nhưng tin thầy ngã mặn được đồn thổi ( người ta nói là đồn đãi nhưng VC thì gọi là đồn thổi tức là những tin đồn được mấy cán ngáo chổng khu thổi cho nó đi ) khắp trường Vạn Hạnh thì thằng nào cũng tức tối chống đối phê bình thầy. Chỉ riêng mình tui là bênh thầy mà thôi. Phải bênh chứ. Hãy nghe tui luận dzí mấy thằng bạn của tui trước tin thầy sang ngang. Tui bảo chúng nó rất là không công bằng khi lên án "thầy". Bởi vì tụi nó đâu có biết "nguyên nhân nào thầy muốn đi tu , vui kinh kệ và quen mùi đạo hạnh " (Vọng cổ Tu là cội phúc Minh Cảnh hát ) Có thể là đầu thầy có ghẻ nên phải cạo trọc lóc. Hình ảnh đó dễ gần gủi với kinh kệ , với tiếng chuông chùa ngân nga trong đêm thanh vắng. Cũng có thể là thầy bị thất tình ai đó bây giờ mượn kiểng chùa, tiếng mỏ tụng kinh để cố quên đi "dáng đứng Bến Tre" chẳng hạn nhưng trên hết là tâm sinh lý, là bản tính người của thầy. Thầy cũng giống như tụi nó là cũng có cây súng nước . Tụi nó thì thoải mái tự do đi tìm xạ trường. Nào là sân bắn Trung tâm tiếp huyết , Ngã năm chuồng chó , ngã ba chú ía , hay vào Tân Bình hoặc độc hơn là sân bắn Mai Thành ở đó chị Tình chị Quý chị Phúc đối đãi tụi bây hết xẩy con cào cào. ....
(Còn tiếp)
16/09/201700:00:18
Khách
Chú Chín Ca-Ni (đọc theo dân Hà Lội nói ngọng)
Chú 9 Ca-Ni là Nam Kỳ rặt mà bày đặt chơi chữ Lủ của dân Pake . Nam kỳ quốc hể nói lủ là lủ khủ . Còn Lũ của Bắc cờ thi `Nam kỳ chơi chữ lụt (lụt lội mà hễ lụt thì phải lội ) Tiếng Việt cũng hơi ngộ . Không phải Nam Bắc hòa lời ca . Nam mất nước . Bắc Vào Vơ Vét Về . Cái hòa lời ca nầy là một chữ có Nam có Bắc . Lủ Lụt : Bắc Lủ Nam Lụt . Ốm Đau, Bắc Ốm Nam Đau, Chén Bát Nam chén Bắc Bát . Bơi Lội Nam Lội Bắc Bơi ,i Đui Mù . Nam Đui Bắc Mù .... Nam Kỳ mà bày đặt lủ . Sao chưa thấy Khôi An một tác gỉa đã thắng giải chê chú 9 Ca-Ni viết trật chánh tả hỏi ngã cả . Văn sỉ (dấu hỏi) nầy không biết chú 9 Ca-Ni là dân Bến Tre Nam Kỳ thứ thiệt . hỏi ngã tới chết vẫn viết trật làm sao mà sửa . Nam kỳ đọc hỏi ngã giống nhau thì làm sao viết trúng . Không phân biệt như Bắc Kỳ . Trật là chuyện đương nhiên . Xưa GS Phạm Sơn có viết M-Việt trong đó, có phần sửa lổi chính tả, tốc ký ... xuất sắc . Chú 9 Ca-Ni nên tìm mà "khắc phục" nhá . Dễ nhất là nhờ một em Bắc Kỳ nào đó sửa dùm . Chứ đang viết mà để ý hỏi ngã thì tết ma rốc cũng chưa xong một bài
Chú 9 rất quái chiêu . Đang ở Westminster nắng cháy da mà bày đặt viết chuyện lủ lụt ở Texas nên rất là qua loa sơ măng . Văn đối thoại thường quá . Muốn hay nên nghiên cứu văn đối thoại của Lê Xuyên Chú Tư Cầu . Đọc đã lắm .
Còn chuyện lủ lụt Miền Tây vì là dân Bến Tre nên cũng đâu có rành nên cũng rất là qua loa sơ măng . Nguyễn tui dân Sai Thành nhưng rành sáu câu vọng cổ lủ lụt Miền Tây . Để kể sơ qua cho 9 Ni nghe chơi không mất tiền . Mùa mưa nước từ Biền Hồ Tonle Sap tràn suống theo dòng Tiền Giang và Hậu Giang . Dân miền đó cất nhà sàn để ở hoặc cất chòi Nước dâng tới đâu là lúa lên theo tới đó. Đó là lúa sạ . Cá theo nước tràn xuống VN nhất là vùng Hồng Ngư, Kiến Phong tới Mộc Hóa Kiến Tường , Tân Châu, Châu Đốc ... Thiết Xa chúng tôi nước lên thì rút ra thường qua Chương Thiện để "Lùng và Diệt VC" Tam Kiến Nhất Chương là những ổ VC . Đánh lớn . Tam Kiến là Kiến Hòa (quê chú 9 Ni) Kiến Tường , Kiến Phong , Nhất Chương là Chương Thiện . Nước rút thì lại trở vô án ngữ vùng biên giới Cambodia - Việt Nam . Giới buôn lậu thuốc tây , trâu bò, xăng dầu là ở đây . Các Trung Đoàn VC từ Cambodia xâm nhập vào VN cũng tại đây . Nhiệm vụ chúng tôi rất phè cánh nhạn nếu đi chận , bắt buôn lậu . Nếu không là đụng rất năng những trung đoàn chính quy VC . Người dân thường đào những lung sâu, cấm chà để khi nước tràn xuống cá theo đó sẽ ngự trong nhũng lung ấm áp . Khi nước rút thì cá ở lại những lung đó . Tát lung làm giàu . Nhiều khi bị tát trộm những chủ lung ra mướn chúng tôi canh chừng dùm trả tiền . Nguyễn tui thường cười từ chối . Chúng tôi đánh giặc chứ không giữ lung kiếm tiền . Ở đó rất nhiều hố bom , hố đạn đại bác . Nước đọng lại cá nhiều vô kể lính không tát lung tát đìa chi cho mệt . Lấy một viên đạn M16 cạy đầu đạn ra . Tháo đầu lựu đạn M26 ra đổ thuốc đạm M16 vào rồi cho mồi lửa . Thuốc đạn sẽ cháy . khói rất nhiều cho xuống nước chỉ còn khói . Lính câm trái lựu đạn rà dưới nước một hồi cá cay mắt nổi lên chỉ việcl lấy vợt hớt lên bỏ vào thùng đạn rộng ăn dần . Rau muống hoang đầy đồng , Bông điên điễn vàng cả khung trời . Cơm mẻ canh chua cá lóc, rau muống , bông điên điển cũng đủ quên đời . Nhiều quá ăn không hết lính phơi khô lây ruột cá nấu cháo . Một nồi cháo hằng trăm ruột cá . Có điều thiếu rượu đế . Không sao . Một can xăng đổi một can để cho lính giải phá thành sầu .
Chú 9 Ca - Ni à . Không rành thì đừng viết cũng như đừng viết hư cấu chuyện lủ lụt . Tui đọc chuyện Bông Hồng Cài áo mùa Vu Lan hay Tỉnh Thức gì đó chuyện con Molly hai năm mươi mà chú 9 Ca-Ni khóc sướt mướt làm tui cười quá xá . . Cười vì tui nhớ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh xạo ke. September 11 2011 khi tòa tháp đôi bị khủng bố đánh sập thì thiền sư Thích Nhất Xạo trả tiền báo Washington đăng câu chuyện láo là xứ Bến Tre của Chú 9Ca Ni bị Mỹ oanh kich tiêu diệt hết 300 ngàn nóc gia năm Mậu Thân . Tui có viếi bài Phiếm Thiền sư Thích Nhất Xạo đọc cười muốn bể bụng ,. Rảnh tui đua lên cho chú 9 đọc chơi đở buồn
15/09/201723:11:18
Khách
"Chánh quyền cộng sản với bản chất điêu ngoa đã biến con nước lũ thân thương thành thiên tai thảm họa với mục đích kiếm tiền viện trợ". Tác giả Chú Chín Cali.

Nhân đọc bài này của Chú Chín CaLi, tui có dịp đọc lại bài cũ Lấy Chồng Ở Xứ Cờ Hoa của tác giả Trương Bạch Yến đăng ngày 9/4/10 trong mục VVNM. Dưới đây là một trích đoạn kể lại một trò ma mãnh khác của Cộng sản Việt nam:

"Công việc của tôi từ sau năm 1975 vẫn là đi dạy học. Tôi lại nhớ đến các em ở trường khuyết tật quận 3. Các em học sinh của tôi ở đây nghèo khổ và tật nguyền. Đôi khi tôi muốn chảy nước mắt khi các em phải lê lết lên xuống lớp học tận lầu 3 để mong kiếm chút chữ. Có em cụt cả hai chân tận háng và em di chuyển bằng hai ghế nhựa thấp. Lúc lên xuống bậc tam cấp, em đặt cái ghế trước rồi mới nhấc mông đặt lên đó và cứ thế chuyển động lên xuống lầu . Tôi bức xúc và thắc mắc "Sao không làm thang máy hay đặt lớp học dưới đất"" Có người ái ngại về sự ngây thơ của tôi và nói nhỏ vào tai tôi: "Có như vậy mới động lòng các nhà từ tâm nước ngoài và có xây dựng thì sẽ có tiền vào túi các ngài lãnh đạo."

"Khi quyết định sang Mỹ đoàn tụ với các cháu, ngày chia tay của cô-trò tôi tràn đầy nước mắt. Tôi ở đây nhưng lòng tôi luôn hướng về VN".
15/09/201723:00:38
Khách
September 12, 2017 - Houston – Sau khi cứu trợ lũ lụt San Jose $5 triệu Mỹ kim hồi tháng ba, tỷ phú Hoàng Kiều tiếp tục trao tặng số tiền tương tự giúp thành phố Houston tái thiết sau cơn bão Harvey.

Đứng giữa đổ nát trong khu Houston, tỷ phú Hoàng Kiều kể lại cuộc đời của ông từ một người tị nạn kiếm $1,25 đô mỗi giờ đến nay là ông chủ công ty Shanghai RAAS Blood Products trị giá khoảng $14 tỉ Mỹ kim. Tài tử Leonardo DiCaprio và nữ minh tinh Sandra Bullock, mỗi người cũng đóng góp $1 triệu Mỹ kim cứu trợ, trong khi ca sĩ Beyoncé Knowles đang gây quỹ cứu trợ.

*** Các báo Việt số ra ngày 3/1/17 ở hải ngoại loan tin khi đến thăm khu lũ lụt ở San Jose, tỷ phú Hoàng Kiều đã ký chi phiếu 5 triệu đô la trao cho thị trưởng Sam Liccardo để tặng Quỹ Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt . Theo tạp chí Forbes, tài sản của ông Hoàng Kiều vào khoảng gần 3 tỷ Mỹ kim.

Tỷ phú Hoàng Kiều cũng thuật lại rằng trước kia ông đã từng đóng góp 130 tấn gạo cho các nạn nhân xấu số ở Việt nam. Thế nhưng chỉ ít tiếng đồng hồ sau khi chuyển giao số gạo này cho một cơ quan trung gian ở Việt nam thì hầu hết số gạo này được nhìn thấy bị tẩu tán đi các nơi khác trên những chiếc xe gắn máy, và thế là các nạn nhân hầu như chẳng nhận được chút gì.

Báo Mỹ ngày 31/8 loan tin tỷ phú Trump hứa tặng 1 triệu đô la cho Texas- một nhà báo ví von rằng so với tài sản hơn 10 tỷ đô la mà tỷ phú Trump có, thì cũng giống như một người có 70,000 đồng mà hứa tặng chỉ có 7 đồng bèo.
15/09/201719:21:01
Khách
Tôi nhớ lời một đọc giả viết" Một hột sạn tuy nhỏ, nhưng làm bữa ăn mất ngon. "Cảm ơn Anh Nam đã giúp chúng tôi tim ra nó. Đa tạ.
CCC
15/09/201717:00:45
Khách
hai mẹ con được một sĩ quan Mỹ bồng gọn để chạy lụt.

Có sự khác biệt lớn trong tiếng Việt khi dịch từ officer qua tiếng Việt như: nhân viên công lực, cảnh sát, công chức và sĩ quan của quân đội.
Tôi không nghĩ với trình độ và kiến thức của chú Chín Cali lại làm điiều này.
Nếu có thiên thần nào của Việt Báo làm minh họa giùm thì làm ơn cho trót.
Cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,209,727
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.