Hôm nay,  

Sau Thảm Sát, Dân Mỹ Đi Hiến Máu

13/10/201700:00:00(Xem: 10327)
Tác giả: Trần Như Nguyện

Bài số 5241-19-31084-vb6101317

 
Tác giả  định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
 


Dân Mỹ đi hiến máu sau thảm sát  ở Las Vegas.

 
***
 

Sáng sớm vào chỗ làm , nhìn hình ảnh xếp hàng dài hiến máu sau thảm kịch xả súng tại Las Vegas mà lặng người.

Máu đổ ra... máu cho vào, một năm thực sự đầy biến động thách thức đối với đất nước Hoa kỳ, chưa hoàn hồn thiên tai nay lại đến nhân hoạ.   

Chăm chú từng tấm ảnh của bạn bè gởi đến, xúc động không còn biết nói gì hơn. Khóc vì tội nghiệp cũng chưa đủ. Phân cách một số ảnh tôi và bạn chụp chuyển tải trên computer qua các thảm họa, nhận ra những hàng dài trăm người chờ hiến máu cho nạn nhân thì quả là sốc. Hóa ra hiến máu tại Texas trong những ngày bão Harvey dù chờ 3 hay 4 tiếng cũng chẳng thấm nhập gì so với bên Nevada.

Trưa ngày 2/10, May nhắn tin cho tôi:

   - Viết về hiến máu gấp, gởi Việt báo đi!

   -  Lạy mày, cho xin hai chữ bình an. Tao phải làm việc kiếm cơm, chưa kể nấu nướng, dọn dẹp hơn cả Osin, còn đâu chữ với nghĩa.

    - Trời ạ, tao và hàng trăm người đứng hơn 6 tiếng trong đêm khuya đợi đến sáng. Không phải chuyện đơn giản nghe mày, chỉ có Mỹ mới tự nguyện kiểu vậy.

     -  Ui, nước nào mà chẳng hiến máu, đề tài muôn thuở xưa như quả đất có gì đâu quan trọng.

Tức tối, nàng gọi Tango, bật màn hình quay trực tiếp hàng dài rồng rắn cho tôi thấy rõ thực hư.

-  Sao cái não mày tối không đường ra vậy hả? Đây là một nét đẹp nhân văn của người Mỹ, mà chắc gì nước khác làm được. Đố nơi nào có cái cảnh tự nguyện xếp hàng dài vậy để tự nguyện hiến máu.

Cô bạn thân xa xưa tên Song Mây nhưng từ ngày qua Mỹ cái tên bị mất dấu, thế là cứ... May! Hôm nay bỗng dưng nó ăn hiếp tôi vậy giời.

-  Mày nơi nào, con khỉ?

- Tao đang xếp hàng tại United Blood Service từ 4 giờ sáng đến bây giờ vẫn chưa hiến máu được, tuy mặt trời đứng bóng. Ngoài cửa trong cửa đều đông nghẹt quá tải, đến nỗi một số người quen phải chạy qua University Medical Center ghi danh. Để tao gởi hình cho mày sáng cái đầu ra.

May kể thêm, khuya Chủ nhật 1/10 /2017 cả thế giới chấn động vụ sát hại làm thiệt mạng 58 người và con số bị thương đến 527. Theo một số đài truyền thông đưa tin thì thảm kịch xảy ra trong lúc ca sĩ Jason Aldean biểu diễn tại đại nhạc hội Route 91 Harvest ở Las Vegas. Hung thủ Stephen Paddock 64 tuổi đã xả đạn như mưa lên 22,000 khán giả vô tội đang xem Liên hoan ca nhạc đồng quê, mang nét đặc thù văn hóa Mỹ.

Một nỗi đau buồn khi quá nhiều người thương vong. Bỗng dưng hồi ức chợt ùa về ...  Cách đây hai năm tôi có dịp đến Las Vegas. Bức ảnh kỷ niệm vẫn còn đó. Rùng mình khi nhìn lại tấm ảnh cũ,  thấy sòng bạc Mandalay Bay sừng sững sau lưng mình ngày nào.  Lại một nỗi đau mới, lại một tin tồi tệ trong lịch sử hiện đại của Hoa kỳ.

Ngay sau vụ tàn sát tại Las Vegas, với hơn 500 người bị thương, bệnh viện thiếu nguồn cung cấp máu. Vậy là khắp nơi, hàng ngàn người không chỉ cầu nguyện, mà còn tình nguyện đi xếp hàng cả giờ để hiến máu.

Với cái tình lớn lao không phân biệt màu da, sắc tộc, thành phần, họ thực sự chứng tỏ thế giới này là vẫn còn điều tốt đẹp hiện diện.

Ông Stephen Sisolak, một viên chức chính quyền hoạt động trong quận Clark phải xúc động trước cái tình người mọi sắc dân  "Kết quả là số người hiến máu rất đông, nhiều người phải chờ đến 8 tiếng đồng hồ" và họ xem đó như nghĩa vụ cá nhân chăm sóc lẫn nhau, sẵn sàng chờ đợi.

Vài ngày sau, May còn tiếp tục thuật lại các thông tin tự mắt  chứng kiến:

- Bây giờ dòng người vẫn xếp hàng tiếp tục bởi ý nghĩ như chung một mái nhà. Mày có biết Cynthia đang đứng cạnh tao nói như sau: "Tôi đã vượt nhiều đoạn đường xa đến trung tâm hiến máu này. Không ngờ phải quay lại ngày mai xếp hàng tuy hôm nay đã mất 5 tiếng đứng mà không được đến lượt. Nhiều người cũng cùng cảnh ngộ như tôi, chắc chắn sẽ không bỏ cuộc để thực hiện cho máu nạn nhân" .

-  Wow...Thật là ngưỡng phục.

-  Mày thấy dân Mỹ sâu sắc tình người chưa. Vài nước khác phải bắt buộc thì may ra dân mới chịu bỏ mấy tiếng đồng hồ làm cái việc vô vụ lợi. Tự nguyện hơi chua à nhen. Sẽ lác đác như lá mùa thu.

-  Lại phán xét như quan tòa.

Mỗi lần thiên tai hay nhân hoạ, người Mỹ luôn tự nguyện hiến máu, cho đi mà không cần nhận lại, dù có xếp hàng mấy tiếng đồng hồ hoặc quay lại những ngày sau. Người ta đến chia sẻ ngay chính giọt máu của mình cho người bị nạn đang nằm trong bệnh viện.

Tạm gác phản ứng tiêu cực, tích cực qua một bên, nay ai cũng quan tâm mạng sống con người là trên hết, như Mel Andrews trên mạng xã hội chia sẻ: Luôn tìm kiếm người giúp máu.

mà không cần một biện pháp áp lực như một số nơi trên thế giới này. Người Mỹ luôn có hành động tích cực trước nỗi đau đồng loại và tinh thần này chính là một trong những biểu hiện giá trị đẳng cấp quốc gia.

Ngay đêm thảm kịch ấy, chỗ đậu xe của trung tâm hiến máu tại Charleston đã kín chỗ vào lúc 3h 48 phút, phóng viên David Schuman viết trên Twitter.

Riêng Michelle White thì đến trung tâm hiến máu Delta Point từ sáng sớm cùng chồng, và không ngờ hơn 500 người đã đi trước xếp hàng ngay trung tâm này. Nhưng, họ quyết không rời bỏ chỗ của mình ngay cả khi được thông báo giờ làm việc 7 giờ sáng.

Cảm động thay, hình ảnh hàng dài nối đuôi nhau bên ngoài ngân hàng máu tại các thành phố khác của bang Nevada. Hàng loạt taxi tạm ngừng đón khách đang trên đường hoạt động, nghe hung tin các tài xế tập trung đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Tôi tâm sự với May, con nhỏ thích nhiều chuyện:

-  Còn tao, chi chi vẫn biết ơn đất nước đang cưu mang mình, có gì đâu mà không hiến máu như sự tạ ơn. Không cần thiết "cho máu để đức"  phân vân nhức đầu; tao chỉ muốn làm cái gì đó giúp nạn nhân và được đi cùng cộng đồng người Mỹ qua bao thăng trầm.

Tưởng một mình mày hiến máu sao? Nhiều người Việt trong danh sách Facebook  thầm lặng việc thiện, không thèm la làng la xóm. Thiên tai Harvey làm tao khóc thành lời, nhưng vẫn lặng lẽ đi hiến máu và chờ gần 4 tiếng mà nào dám hó hé với ai. Máu cho đi bao nhiêu lần trong đời không nhớ nổi, nhưng lần vì bão là nhớ mãi suốt đời.

-  Chúa ơi, tại sao bi chừ mày mới kể ra? Rồi sao nữa, hóng chuyện mày đây.

-  Chuyện nhỏ như con thỏ, có gì đâu mà rộn ràng. Do thiên tai ảnh hưởng, tao đuối sức, cái thân chưa ra hồn mà còn "lanh chanh" hiến máu mới là ngu. Đang làm việc suýt gục trên bàn bởi chóng mặt mọi vật xoay tròn.

Vẫn còn nhớ cảnh cô y tá nhìn thần sắc tao, chắc bán tín bán nghi gì đó nên đặt câu hỏi:

- Are you feeling good today? Everything is ok ?

- Yes, I'm feeling well today.

Tao giả bộ tỉnh bơ, cười tươi qua mặt cô ấy một cái vèo, chỉ để được lấy mấy ống máu.

-  Vậy thì tao đang lấy đi cái ngu không hề nhẹ của mày nè, tự nhiên ra đường đứng rục chân thay vì ngon giấc, để được gì? Hóa ra chỉ để được lấy máu mình. Kaka... Vì tình thương, tao cho máu và cũng là cách đáp trả lại cái hành động khùng điên quá tàn bạo của kẻ gây ác.

-  Mệt ghê á, hung thủ tự sát rồi còn biết chi mà trả đũa với không trả đũa.

Người có máu, người cần máu. Giúp nhau trong hoạn nạn, nghĩ vậy mà tiến. Tao mày không phải dòng họ của Bùi thị Lan, nghĩa là Bàn thì Lui, nghe chưa ?

- Yes, Mame... tao cho máu, chỉ mong sao ai nhận máu tụi mình họ biết ăn nước mắm, ruốc kho, mắm tôm ...

- Vừa phải thôi, cho mà còn đòi hỏi yêu sách chèn ép vậy thì dẹp đi .

- Giá như máu của tao được truyền cho Michele Vo, người Mỹ gốc Việt đã chết thì hay biết mấy. Một nơi nào đó của thế giới mới, có lẽ cô ấy hiểu được tâm tư đồng hương.

- Ok, tao sẽ chia sẻ để con cháu mai sau hiểu rằng: có một thời thế hệ ông bà cha mẹ mình - những người Việt hải ngoại đã hội nhập văn hóa nước Mỹ, xếp hàng chờ hiến máu. Đó là một sự gắn bó tuyệt vời với cộng đồng Mỹ, vượt qua rào cản khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.  

-  Vâng, đã có một thời ...

Bỗng dưng hai đứa cùng im lặng nghẹn ngào... Chỉ hơn một tháng, tôi chứng kiến những cảnh thiên tai, nhân hoạ khiếp đảm trên cùng nước Mỹ, quê hương thứ hai của mình.       

Để rồi mỗi ngày, lướt xem hình ảnh người xếp hàng hiến máu tôi mới hiểu vì sao Hoa kỳ, một quốc gia đặt tầm quan trọng tính mạng và tình người vẫn đứng dậy trước bao sóng gió. Chính nhờ tinh thần ấy mà nước Mỹ, người Mỹ luôn là dân tộc để lại ấn tượng đẹp cho thế giới.

Trần Như Nguyện

Ý kiến bạn đọc
13/10/201722:21:55
Khách
Những tâm hồn đẹp, lối sống vì tha nhân cao thượng không chỉ riêng gì nước Mỹ. Chỉ cần 5-10 giây để Google (nói có sách mách có chứng) đã có chuyện dân Tây đợi hàng giờ để hiến máu ngay sau khi bị khủng bố. Đây là link:
https://www.huffingtonpost.com/entry/france-donate-blood-nice-attack_us_5788e4c2e4b03fc3ee506b1c

Trong đó có đoạn:
"Hundreds waited in a seven-hour line in Nice early Friday morning to give their blood.
“It’s the least we can do as residents of Nice,” one man waiting in line told French television station iTélé.
A witness of Thursday’s attack in the southern French city even showed up at a local blood donation center before it opened its doors Friday morning.
“Obviously I have to be here,” he told iTélé."
Tại Việt Nam, dù xã hội điên đảo như thế nào, dù đạo đức/nhân văn bị tha hóa như thế nào, vẫn còn những tấm gương hy sinh làm mình cảm động ứa nước mắt.
Nước Mỹ là biểu tượng của tự do, và nhiều điều hay ho khác không phải vì dựa trên [tinh thần] "đặt tầm quan trọng tính mạng và tình người vẫn đứng dậy trước bao sóng gió. Và công dân Mỹ, trong đó có tôi, không nên xem quốc gia mình là một "exceptional country".
13/10/201714:19:38
Khách
Hành động hiến máu là biểu tượng của tình nhân loại, yêu tha nhân, sự văn minh, sự hiểu biết chỉ riêng loài người mới có được.

Người hiến máu có quyền được hãnh diện vì làm tròn một trong những bổn phận công dân và là người có giáo dục và ý thức đứng đắn vì đã và đang được hưởng những phúc lợi do xã hội ban tặng.
13/10/201708:17:18
Khách
Bài viết sến, gượng ép !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,425,536
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến