Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 5185-19-31029-vb7080517
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình".
Cruise chúng tôi khởi hành từ Venice vào ngày Thứ Bẩy 6 Tháng 5. Tôi muốn ở đây ba đêm trước khi đi cruise vì chưa bao giờ đến Venice nên bay từ Paris đến sáng Thứ Tư 3 Tháng 5.
Ba năm trước, nhờ anh Cương và Phương Dung rủ mà lần đầu tiên vợ chồng tôi có dịp đến Italy, ở hai thành phố Naples và Positano. Ở Positano chúng tôi ở hotel Le Sirenuse với cảnh nhà cửa đủ mầu xây dọc sườn núi trông ngộ nghĩnh và đẹp xuất sắc. Sau này về Mỹ tôi có đọc một bài viết đề cập Le Sirenuse là một trong 50 hotel trên thế giới nên đến ở một lần trước khi chết! Vì thế, tôi rất hào hứng đến xem Venice lần này vì Italy đã để lại một ấn tượng quá đẹp trong trí óc tôi.
Có đọc lịch sử làm thế nào người ta xây Venice, mới khâm phục năng khiếu thần sầu về kiến trúc của người Ý đời xưa...
Khi đế quốc La-Mã bắt đầu suy tàn vào thế kỷ thứ Năm, dân La-Mã bắt đầu bị các quốc gia láng giềng xâm chiếm và quấy nhiễu. Ở trên đất liền bị khủng bố suốt năm tháng nên một số người quyết định vào khu lagoon ở Venice sống (tị nạn) trên những đảo hoang để không bị giặc quấy phá.
Tôi thật tình không biết dịch chữ lagoon ra tiếng Việt là gì nên xin giải thích:
Lagoon là một vịnh mà tứ phía được che chở bằng đất liền và tường đá biển. Nói nghe khó có thể hình dung được nên xin xem ảnh sau đây, một là ảnh tiêu biểu của một lagoon.
Đời sống không vững chắc trên đảo hoang với lèo tèo hoa và cây cỏ nên bắt đầu vào năm 1500 sau Thiên Chúa Giáng sinh, những người bỏ đất liền này quyết định xây nhà cửa vững chắc vĩnh viễn (độ sâu trung bình ở khu họ xây nhà ở Venice chỉ là dưới hai thước).
Để làm nền nhà, họ đào lòng đất biển, chôn thân cây đứng sát liền nhau. Italy không có đủ cây cối trong rừng nên họ sang những nước lân cận như Croatia để đốn cây, tải về Venice. Sau đó họ đổ bê-tông làm nền nhà trên những cột thân cây làm trụ chống này. Cây chôn dưới đáy biển không có không khí nên không bị mục nát, mà ngược lại theo thời gian biến thành đá. Venice không phải xây một lần là xong: nó phối hợp 117 "dảo" nối liền với nhau, dùng rạch nước ngõ ngách làm đường đi qua lại.
Những ai không phải là Bill Gates, nhất là dân Mỹ sang Pháp cần tiết kiệm tiền để đủ trả tiền đi ăn tiệm, nếu cần bay giữa các thành phố Âu Châu thì thử xem giá của hãng máy bay EasyJet. EasyJet do một công ty của Anh làm chủ, nếu bay vào giờ sáng sớm hay tối khuya thì giá rất rẻ. Có một lần chúng tôi sang Pháp bay từ Paris đến Nice chuyến đầu tiên sáng sớm của EasyJet, giá chỉ có 30 Euro.
Lần này bay từ Paris sang Venice, chuyến 7:15 AM sáng, tôi mua vé chỉ tốn 39 Euro một người. Thế nhưng hành lý gửi không được miễn phí. Nếu mình trả trước trên mạng (tối đa 20kg) thì giá chỉ có 26 Euro, đợi đến phi trường mới trả thì là 47 Euro, do đó nên trả tiền trước khi mua vé máy bay. Tôi học được bài học là EasyJet chỉ cho phép mỗi người mang một hành lý carry on lên máy bay. Vợ tôi mang đến hai nên phải trả 47 Euro gửi một cái. Đây là bài học cho các cô nữ minh tinh khi đi du lịch nếu mang hai, ba valise thì nhớ đừng đi EasyJet.
Có lẽ vì cả hai lý do: phi trường Venice Marco Polo rất nhỏ, và vì chúng tôi bay hãng máy bay rẻ tiền EasyJet nên phi cơ chúng tôi khi đáp xuống Venice không được vào gate mà phải đậu tít mít ở xa rồi có xe xích-lô chở hành khách vào bên trong phi cảng.
Venice là một hòn đảo nối liền với đất liền bằng một xa lộ, không có đường xá trong Venice cho xe chạy. Xe hơi, xe bus, tầu hỏa, từ đất liền ngửng ở một chỗ duy nhất phía Bắc Venice rồi từ đó mọi người phải lấy tầu vào bên trong. Vì thế, tuy rằng có đường xe bus từ phi trường đi Venice, không nên dùng xe bus mà dùng tầu, water bus hay water taxi.
Từ phi trường đi bộ đến bến tầu đậu cũng khá xa, khoảng 10 phút. Có bảng chỉ dẫn rất rõ nên cứ theo đó mà đi, đừng lo ngại sẽ đến trại Đầm Đùn bị các đồng chí tra tấn tuốt nứa mà chắc chắn sẽ đến bến tầu.
Quầy bán vé tầu ngay trong phi cảng, hay cũng có bán ở bến tầu. Có hai loại tầu: một là tầu công cộng water bus rẻ tiền (Vaporetto) ngừng rất nhiều trạm, giá 15 Euro/ một người đi mất hơn một giờ, hai là water taxi loại ca-nô, giá bao cả ca-nô là 120 Euro, đi 20 phút là đến nơi. Nếu đi một nhóm sáu người thì dùng water taxi đáng tiền hơn vì rất nhanh. Và dĩ nhiên nếu người nào là triệu phú thì ngu sao dùng phương tiện water bus đầy... quần chúng: nên lấy water taxi.
Nếu đi bằng water bus, hỏi hotel trạm dừng gần hotel tên gì để khi mua vé mình nói với họ tên trạm đến. Water bus chỉ dừng ở các trạm dọc theo con sông to nhất, Canal Grande, chạy ngoằn nghèo chữ S hướng Bắc Nam rồi mình đi bộ vào hotel, trong khi water taxi vào được những con rạch nhỏ nên đến gần hotel hơn, đường đi bộ ngắn hơn. Nhưng trong cả hai trường hợp, mình phải xách valise đi bộ leo xuống cầu thang để đến hotel. Anh nào có vợ thì chắc chắn sẽ phải khiêng valise của mình VÀ valise của vợ -cả hai loại nặng như trời giáng gửi máy bay và loại carry on mang lên máy bay của vợ-, thành thử trườc khi đi Venice một năm, cần tập luyện thể dục hàng đêm trở thành vai u thịt bắp.
Qua mạng lưới, tìm hotel mướn nơi thành phố mình đến du lịch tương đối dễ dàng: hotel 2-sao nhỏ tí tối ngủ bỏ mùng không có máy lạnh chỉ có quần chúng như tôi đến ở, và 4 hay 5 sao thì khang trang tráng lệ, dành cho khách có rủng rỉnh đồng xu. Thế nhưng Venice là thành phố độc nhất vô nhị chỉ có hẻm nhỏ và rạch nước, không có đường xe đi nên việc tìm hotel cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đi.
Nếu một người muốn ở hotel 5 sao ở Venice mặt tiền nhìn thẳng ra biển như Metropole, Danieli... thì dĩ nhiên tôi chẳng có tư cách gì giúp thêm ý kiến. Thế nhưng nếu ai ngày nào ra thùng thư cũng thấy giấy nhà băng đòi nợ: "Tèo đâu, trả tiền đây!" thì tôi mạn phép góp ý kiến tìm hotel nơi nào ở Venice (xin khuyến cáo trước là những hotel 2 hay 3-sao không có cầu thang máy nên nếu mình ở lầu 4 thì sẽ leo cầu thang mỗi ngày từng bước từng bước thầm mệt nghỉ):
1. Tìm hotel 3-sao là ít nhất: đã đến tuổi này thì đời sống là quan trọng. Mình không muốn mướn hotel 2-sao rồi đêm đến trong khi đang ngủ thì bị một anh điên đến chọc tiết.
2. Tìm hotel gần con sông chính Canal Grande để xách valise đi bộ gần, và gần quảng trường St Mark San Marco, nơi đông người nhộn nhịp rất vui. Ở đây có nhà thờ St Mark - Basilica di San Marco -, và dinh thự của vua chúa ngày xưa, Palazoo Ducale.
3. Đừng mướn hotel nằm trong hẻm vì tiếng động dưới đường vang lên ồn ào. Nên tìm hotel nằm trong một quảng trường vì có sinh hoạt tấp nập vui nhộn hơn.
4. Tìm hotel có lobby, lounge, nhà ăn rộng rãi. Để ý diện tích phòng ngủ, nhỏ hơn 20 thước vuông là... rất nhỏ. Rộng rãi là khoảng chừng 28-30 thước vuông. Vì Venice không có nhà, chỉ là apartment nhỏ nên hotel do đó cũng rất nhỏ, nhiều nơi nhỏ hơn hotel ở Paris, có thể nhỏ bằng hotel bé tí xíu ở Nhật, cầu thang chật hẹp, phòng ngủ chỉ là studio, không có lobby hay lounge cho khách ngồi.
Khách sạn chúng tôi mướn theo lời đề nghị của Thu Hương, Hotel Palazzo Vitturi, Campo Santa Maria Formosa Castello, 5246, 30122 Venezia, đối với tôi rất hoàn hảo. Nó là hotel 3-sao, nằm giữa Venice, đi bộ mười phút đến bến tầu, đến quảng trường St Mark về phía Nam, và cũng chỉ mất mười phút đi về phía Tây gặp chiếc cầu Rialto.
Diện tích bên trong của Palazoo Vitturi tương đối to so với tiêu chuẩn hotel của Venice. Nó có bốn tầng, tầng dưới cùng là lobby và nhà ăn. Ba tầng trên lầu tầng nào cũng có lounge và hành lang nhìn xuống đường.
Điểm tôi thích nhất là nó nằm trong một quảng trường tên là Campo Santa Maria Formosa. Santa Maria Formosa là tên của nhà thờ trong quảng trường này, xây vào năm 1492. Có đi Venice và Rome một người mới thấy ảnh hưởng của Hội Thánh Công giáo trong dân chúng: Venice nhỏ, diện tích chỉ là 414.57 km2 (160 square mile) - gấp ba lần Vũng Tầu-, thế mà có 130 nhà thờ. Nhà thờ của họ xây công phu kỹ thuật, không xoàng và quá đơn giản như chùa ở Việt Nam.
Quảng trường (nói theo tiếng miền Bắc sau 1975) là nơi dân địa phương tụ họp. Quảng trường thường có một nhà thờ, một giếng nước, một phong-tên nước, quầy báo, và hàng quán cho dân buôn bán. Buổi chiều con nít và dân chúng ra tụ họp, chơi đùa. Từ hành lang trên lầu 2, hay qua cửa kính phòng ăn ở tầng trệt của hotel, khách khách sạn có thể xem sinh hoạt của dân địa phương.
Bến tầu để đi bộ đến Hotel Palazoo Vitturi tên là S. Zaccaria, kế ngay bên bến nhà thờ St Mark, Basilica di San Marco, nơi thiên hạ đến xem đông như kiến. Từ đây, chúng tôi đi bộ 10 phút, lên xuống ba cái cầu thang thì đến hotel. Đã chuẩn bị trước nên tôi mang trên vai một backpack, hai tay mang hai valise 20 kg (44 lls), một của tôi, và một của vợ tôi. Sức tôi tương đối khỏe nên xách cả hai valise lên cầu thang cùng một lúc tương đối dễ dàng. Vì đã hỏi hotel trước đường đi nước bước, tôi tìm hotel không chút khó khăn, dù rằng hai lần tôi phải hỏi người địa phương cho chắc là tôi đi đúng đường (Venice như ngõ ngách trong chợ Bàn Cờ nhưng khó tìm hotel vì đường xá cong queo và vì tôi không có bản đồ, đi theo lời chỉ dẫn của khách sạn).
May là trời không nóng lắm và chúng tôi đi len lỏi trong hẻm nắng không chiếu tới nên việc kéo valise không thấy nặng nhọc. Vì phần lớn hotel nằm trong hẻm nên cảnh tượng khác thường đầu tiên du khách sẽ thấy ở Venice là người ta kéo valise khắp nơi trong những con hẻm, sáng trưa chiều tối.
Giống như Paris, nhà cửa ở Venice và hầu như toàn cõi thành phố Italy là building với chiều cao giới hạn 4, 5 tầng. Tường nhà bên ngoài loang lỗ không sơn phết. Nhiều con rạch mùi hôi từ nước ứ đọng không luân chuyển; vì như thế, Venice có nhiều muỗi. Nhìn mực nước để lại dấu ở đáy tường, một người có thể đoán biết là Venice thường hay bị lụt lội, nước tràn vào nhà. Trung bình thì bốn năm Venice bị lụt đại họa một lần, nước dâng lên nửa thước trong nhà là thường.
Đường hẻm trung bình chỉ rộng ba mét là to lắm, với con hẻm nhỏ nhất chỉ là nửa thước chiều rộng. Vì hẻm quá nhỏ và vì xe hơi không vào được, tất cả những xe chuyên chở vật chất và xe rác là xe hai bánh với hai cán để người ta cầm kéo xe. Sức khỏe của đàn ông vai u thịt bắp tận dụng tối đa ở đây.
Hàng quán bán souvenir và nhất là tiệm ăn bày bàn ghế khắp nơi trong ngõ hẻm. Đường phố chật hẹp, số lượng người bị dồn ép vào một không gian eo hẹp nên ngồi xuống một nơi nào ăn uống là khách sẽ cảm thấy ngay một khung cảnh vui nhộn vì sự tấp nập, sự nhộn nhịp của bao nhiêu người chung quanh mình.
Đi một đoạn ngắn ở Venice là phải bước lên bước xuống cầu thang: có 400 cầu thang ở Venice. Bố mẹ đẩy xe đẩy cho con, xe hai bánh kéo tay chở hàng hóa, xe rác kéo tay, người già cả đi bộ chậm chạp, người tật nguyền ngồi xe lăn.., tất cả đều phải dùng sức mình đi bộ lên xuống cầu thang.
Có bốn loại tầu ở Venice:
-a. Water bus (chỉ đi trên sông chính yếu Canal Grande ngoài biển).
-b. Water taxi: vừa bước lên tầu, tiền phải trả là 13 Euro. Sau đó mỗi phút tốn 1.80 Euro. Giá này cùng giá cho một người hay cả nhóm năm người. Nếu nhóm có sáu người trở lên thì mỗi người phải trả thêm 10 Euro. Đi phi trường hay bến tầu cruise / tầu hỏa thì giá ấn định sẵn: 120 Euro đi phi trường, 60 Euro đi bến tầu cruise / tầu hỏa.
-c. Gondola: hầu như là chỉ có khách du lịch dùng. Giá thành phố ấn định là 80 Euro / 40 phút. Sau 7 giờ tối, giá tăng lên 100 Euro/ 20 phút. Tối đa 6 người ngồi trên một chiếc gondola. Đừng "tội nghiệp" cho người lái gondola vì họ là một trong những nghề kiếm nhiều tiền nhất ở Venice. Theo trang web independent.co, một người lái gondola có thể lãnh đến 95,000 Euro một năm.
-d. Tầu chở hàng hóa và tầu tư nhân.
Trước khi đi, tôi nghe đồn có nhiều ăn cắp vặt ở Italy nên đã chuẩn bị sẵn, may hẳn một bao đựng tiền vào áo thun mặc bên trong rồi áo thường mặc bên ngoài thì chẳng ma nào ăn cắp được. Thế nhưng khi bước xuống Venice, dù rằng nhiệt độ khoảng 14-15 C, 57-60 F nhưng trời nắng, máu của tôi thuộc loại hỏa diệm sơn nên đi bộ trong thời tiết này với áo thun bên trong thì quá nóng, chẩy đẫm mồ hôi nên tôi đành dẹp bỏ cái áo thun, chỉ mặc áo thường khoác bên ngoài.
Nỗi lo âu về trộm cắp của tôi ở Venice, và sau này ở Pisa, Florence, và Rome là một điều không cần thiết, nhất là ở Venice. Dù rằng những người bán dạo souvenir phần lớn là người Trung Đông, nhưng so với Paris thì số người này rất hiếm hoi. Vì thế, khi đi bộ trong Venice tôi hoàn toàn cảm thấy an toàn, không ngó trước ngó sau sợ có người móc túi.
Nghĩ cho kỹ thì không thể nào có ăn cắp, ăn cướp ở đây. Ở thành phố lớn, ăn cướp xong bỏ chạy thì khó đuổi rượt, nhưng Venice toàn là hẻm, ngõ ngách và đầy những người. Một tên móc túi hay giật đồ người khác không cách chi thoát khỏi đám đông nếu họ biết và chạy theo đuổi.
Thật tình mà nói thì vì đi du lịch lúc nào hai vợ chồng chúng tôi cũng đi chung với nhau nên tôi không bao giờ sợ bị cướp: nếu có bị cướp thì 100% là tôi bỏ chạy nhanh hơn vợ tôi.
Dân số Venice chỉ vỏn vẹn có 55,000 người, xuống dốc thảm hại so với 30 năm trước số dân là 120,000 người. Lý do là Venice không có nghề gì khác ngoài kỹ nghệ du lịch, và giá nhà cửa, di chuyển, thức ăn quá đắt. Riêng về nhà cửa, thay vì cho mướn, các chủ nhà biến nó thành khách sạn hay Airbnb. Đại đa số building ở đây tầng trệt bị thiệt hại về lụt lội xẩy ra khá thường nên số apartment cho mướn rất hiếm hoi và trở nên quá đắt, dân không có tiền mướn nên phải dọn ra ngoài.
Nguyễn Tài Ngọc
(http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc)
Bài số 5185-19-31029-vb7080517
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình".
* * *
Cruise chúng tôi khởi hành từ Venice vào ngày Thứ Bẩy 6 Tháng 5. Tôi muốn ở đây ba đêm trước khi đi cruise vì chưa bao giờ đến Venice nên bay từ Paris đến sáng Thứ Tư 3 Tháng 5.
Ba năm trước, nhờ anh Cương và Phương Dung rủ mà lần đầu tiên vợ chồng tôi có dịp đến Italy, ở hai thành phố Naples và Positano. Ở Positano chúng tôi ở hotel Le Sirenuse với cảnh nhà cửa đủ mầu xây dọc sườn núi trông ngộ nghĩnh và đẹp xuất sắc. Sau này về Mỹ tôi có đọc một bài viết đề cập Le Sirenuse là một trong 50 hotel trên thế giới nên đến ở một lần trước khi chết! Vì thế, tôi rất hào hứng đến xem Venice lần này vì Italy đã để lại một ấn tượng quá đẹp trong trí óc tôi.
Có đọc lịch sử làm thế nào người ta xây Venice, mới khâm phục năng khiếu thần sầu về kiến trúc của người Ý đời xưa...
Khi đế quốc La-Mã bắt đầu suy tàn vào thế kỷ thứ Năm, dân La-Mã bắt đầu bị các quốc gia láng giềng xâm chiếm và quấy nhiễu. Ở trên đất liền bị khủng bố suốt năm tháng nên một số người quyết định vào khu lagoon ở Venice sống (tị nạn) trên những đảo hoang để không bị giặc quấy phá.
Tôi thật tình không biết dịch chữ lagoon ra tiếng Việt là gì nên xin giải thích:
Lagoon là một vịnh mà tứ phía được che chở bằng đất liền và tường đá biển. Nói nghe khó có thể hình dung được nên xin xem ảnh sau đây, một là ảnh tiêu biểu của một lagoon.
Đời sống không vững chắc trên đảo hoang với lèo tèo hoa và cây cỏ nên bắt đầu vào năm 1500 sau Thiên Chúa Giáng sinh, những người bỏ đất liền này quyết định xây nhà cửa vững chắc vĩnh viễn (độ sâu trung bình ở khu họ xây nhà ở Venice chỉ là dưới hai thước).
Để làm nền nhà, họ đào lòng đất biển, chôn thân cây đứng sát liền nhau. Italy không có đủ cây cối trong rừng nên họ sang những nước lân cận như Croatia để đốn cây, tải về Venice. Sau đó họ đổ bê-tông làm nền nhà trên những cột thân cây làm trụ chống này. Cây chôn dưới đáy biển không có không khí nên không bị mục nát, mà ngược lại theo thời gian biến thành đá. Venice không phải xây một lần là xong: nó phối hợp 117 "dảo" nối liền với nhau, dùng rạch nước ngõ ngách làm đường đi qua lại.
Những ai không phải là Bill Gates, nhất là dân Mỹ sang Pháp cần tiết kiệm tiền để đủ trả tiền đi ăn tiệm, nếu cần bay giữa các thành phố Âu Châu thì thử xem giá của hãng máy bay EasyJet. EasyJet do một công ty của Anh làm chủ, nếu bay vào giờ sáng sớm hay tối khuya thì giá rất rẻ. Có một lần chúng tôi sang Pháp bay từ Paris đến Nice chuyến đầu tiên sáng sớm của EasyJet, giá chỉ có 30 Euro.
Lần này bay từ Paris sang Venice, chuyến 7:15 AM sáng, tôi mua vé chỉ tốn 39 Euro một người. Thế nhưng hành lý gửi không được miễn phí. Nếu mình trả trước trên mạng (tối đa 20kg) thì giá chỉ có 26 Euro, đợi đến phi trường mới trả thì là 47 Euro, do đó nên trả tiền trước khi mua vé máy bay. Tôi học được bài học là EasyJet chỉ cho phép mỗi người mang một hành lý carry on lên máy bay. Vợ tôi mang đến hai nên phải trả 47 Euro gửi một cái. Đây là bài học cho các cô nữ minh tinh khi đi du lịch nếu mang hai, ba valise thì nhớ đừng đi EasyJet.
Có lẽ vì cả hai lý do: phi trường Venice Marco Polo rất nhỏ, và vì chúng tôi bay hãng máy bay rẻ tiền EasyJet nên phi cơ chúng tôi khi đáp xuống Venice không được vào gate mà phải đậu tít mít ở xa rồi có xe xích-lô chở hành khách vào bên trong phi cảng.
Venice là một hòn đảo nối liền với đất liền bằng một xa lộ, không có đường xá trong Venice cho xe chạy. Xe hơi, xe bus, tầu hỏa, từ đất liền ngửng ở một chỗ duy nhất phía Bắc Venice rồi từ đó mọi người phải lấy tầu vào bên trong. Vì thế, tuy rằng có đường xe bus từ phi trường đi Venice, không nên dùng xe bus mà dùng tầu, water bus hay water taxi.
Từ phi trường đi bộ đến bến tầu đậu cũng khá xa, khoảng 10 phút. Có bảng chỉ dẫn rất rõ nên cứ theo đó mà đi, đừng lo ngại sẽ đến trại Đầm Đùn bị các đồng chí tra tấn tuốt nứa mà chắc chắn sẽ đến bến tầu.
Quầy bán vé tầu ngay trong phi cảng, hay cũng có bán ở bến tầu. Có hai loại tầu: một là tầu công cộng water bus rẻ tiền (Vaporetto) ngừng rất nhiều trạm, giá 15 Euro/ một người đi mất hơn một giờ, hai là water taxi loại ca-nô, giá bao cả ca-nô là 120 Euro, đi 20 phút là đến nơi. Nếu đi một nhóm sáu người thì dùng water taxi đáng tiền hơn vì rất nhanh. Và dĩ nhiên nếu người nào là triệu phú thì ngu sao dùng phương tiện water bus đầy... quần chúng: nên lấy water taxi.
Nếu đi bằng water bus, hỏi hotel trạm dừng gần hotel tên gì để khi mua vé mình nói với họ tên trạm đến. Water bus chỉ dừng ở các trạm dọc theo con sông to nhất, Canal Grande, chạy ngoằn nghèo chữ S hướng Bắc Nam rồi mình đi bộ vào hotel, trong khi water taxi vào được những con rạch nhỏ nên đến gần hotel hơn, đường đi bộ ngắn hơn. Nhưng trong cả hai trường hợp, mình phải xách valise đi bộ leo xuống cầu thang để đến hotel. Anh nào có vợ thì chắc chắn sẽ phải khiêng valise của mình VÀ valise của vợ -cả hai loại nặng như trời giáng gửi máy bay và loại carry on mang lên máy bay của vợ-, thành thử trườc khi đi Venice một năm, cần tập luyện thể dục hàng đêm trở thành vai u thịt bắp.
Qua mạng lưới, tìm hotel mướn nơi thành phố mình đến du lịch tương đối dễ dàng: hotel 2-sao nhỏ tí tối ngủ bỏ mùng không có máy lạnh chỉ có quần chúng như tôi đến ở, và 4 hay 5 sao thì khang trang tráng lệ, dành cho khách có rủng rỉnh đồng xu. Thế nhưng Venice là thành phố độc nhất vô nhị chỉ có hẻm nhỏ và rạch nước, không có đường xe đi nên việc tìm hotel cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đi.
Nếu một người muốn ở hotel 5 sao ở Venice mặt tiền nhìn thẳng ra biển như Metropole, Danieli... thì dĩ nhiên tôi chẳng có tư cách gì giúp thêm ý kiến. Thế nhưng nếu ai ngày nào ra thùng thư cũng thấy giấy nhà băng đòi nợ: "Tèo đâu, trả tiền đây!" thì tôi mạn phép góp ý kiến tìm hotel nơi nào ở Venice (xin khuyến cáo trước là những hotel 2 hay 3-sao không có cầu thang máy nên nếu mình ở lầu 4 thì sẽ leo cầu thang mỗi ngày từng bước từng bước thầm mệt nghỉ):
1. Tìm hotel 3-sao là ít nhất: đã đến tuổi này thì đời sống là quan trọng. Mình không muốn mướn hotel 2-sao rồi đêm đến trong khi đang ngủ thì bị một anh điên đến chọc tiết.
2. Tìm hotel gần con sông chính Canal Grande để xách valise đi bộ gần, và gần quảng trường St Mark San Marco, nơi đông người nhộn nhịp rất vui. Ở đây có nhà thờ St Mark - Basilica di San Marco -, và dinh thự của vua chúa ngày xưa, Palazoo Ducale.
3. Đừng mướn hotel nằm trong hẻm vì tiếng động dưới đường vang lên ồn ào. Nên tìm hotel nằm trong một quảng trường vì có sinh hoạt tấp nập vui nhộn hơn.
4. Tìm hotel có lobby, lounge, nhà ăn rộng rãi. Để ý diện tích phòng ngủ, nhỏ hơn 20 thước vuông là... rất nhỏ. Rộng rãi là khoảng chừng 28-30 thước vuông. Vì Venice không có nhà, chỉ là apartment nhỏ nên hotel do đó cũng rất nhỏ, nhiều nơi nhỏ hơn hotel ở Paris, có thể nhỏ bằng hotel bé tí xíu ở Nhật, cầu thang chật hẹp, phòng ngủ chỉ là studio, không có lobby hay lounge cho khách ngồi.
Khách sạn chúng tôi mướn theo lời đề nghị của Thu Hương, Hotel Palazzo Vitturi, Campo Santa Maria Formosa Castello, 5246, 30122 Venezia, đối với tôi rất hoàn hảo. Nó là hotel 3-sao, nằm giữa Venice, đi bộ mười phút đến bến tầu, đến quảng trường St Mark về phía Nam, và cũng chỉ mất mười phút đi về phía Tây gặp chiếc cầu Rialto.
Diện tích bên trong của Palazoo Vitturi tương đối to so với tiêu chuẩn hotel của Venice. Nó có bốn tầng, tầng dưới cùng là lobby và nhà ăn. Ba tầng trên lầu tầng nào cũng có lounge và hành lang nhìn xuống đường.
Điểm tôi thích nhất là nó nằm trong một quảng trường tên là Campo Santa Maria Formosa. Santa Maria Formosa là tên của nhà thờ trong quảng trường này, xây vào năm 1492. Có đi Venice và Rome một người mới thấy ảnh hưởng của Hội Thánh Công giáo trong dân chúng: Venice nhỏ, diện tích chỉ là 414.57 km2 (160 square mile) - gấp ba lần Vũng Tầu-, thế mà có 130 nhà thờ. Nhà thờ của họ xây công phu kỹ thuật, không xoàng và quá đơn giản như chùa ở Việt Nam.
Quảng trường (nói theo tiếng miền Bắc sau 1975) là nơi dân địa phương tụ họp. Quảng trường thường có một nhà thờ, một giếng nước, một phong-tên nước, quầy báo, và hàng quán cho dân buôn bán. Buổi chiều con nít và dân chúng ra tụ họp, chơi đùa. Từ hành lang trên lầu 2, hay qua cửa kính phòng ăn ở tầng trệt của hotel, khách khách sạn có thể xem sinh hoạt của dân địa phương.
Bến tầu để đi bộ đến Hotel Palazoo Vitturi tên là S. Zaccaria, kế ngay bên bến nhà thờ St Mark, Basilica di San Marco, nơi thiên hạ đến xem đông như kiến. Từ đây, chúng tôi đi bộ 10 phút, lên xuống ba cái cầu thang thì đến hotel. Đã chuẩn bị trước nên tôi mang trên vai một backpack, hai tay mang hai valise 20 kg (44 lls), một của tôi, và một của vợ tôi. Sức tôi tương đối khỏe nên xách cả hai valise lên cầu thang cùng một lúc tương đối dễ dàng. Vì đã hỏi hotel trước đường đi nước bước, tôi tìm hotel không chút khó khăn, dù rằng hai lần tôi phải hỏi người địa phương cho chắc là tôi đi đúng đường (Venice như ngõ ngách trong chợ Bàn Cờ nhưng khó tìm hotel vì đường xá cong queo và vì tôi không có bản đồ, đi theo lời chỉ dẫn của khách sạn).
May là trời không nóng lắm và chúng tôi đi len lỏi trong hẻm nắng không chiếu tới nên việc kéo valise không thấy nặng nhọc. Vì phần lớn hotel nằm trong hẻm nên cảnh tượng khác thường đầu tiên du khách sẽ thấy ở Venice là người ta kéo valise khắp nơi trong những con hẻm, sáng trưa chiều tối.
Giống như Paris, nhà cửa ở Venice và hầu như toàn cõi thành phố Italy là building với chiều cao giới hạn 4, 5 tầng. Tường nhà bên ngoài loang lỗ không sơn phết. Nhiều con rạch mùi hôi từ nước ứ đọng không luân chuyển; vì như thế, Venice có nhiều muỗi. Nhìn mực nước để lại dấu ở đáy tường, một người có thể đoán biết là Venice thường hay bị lụt lội, nước tràn vào nhà. Trung bình thì bốn năm Venice bị lụt đại họa một lần, nước dâng lên nửa thước trong nhà là thường.
Đường hẻm trung bình chỉ rộng ba mét là to lắm, với con hẻm nhỏ nhất chỉ là nửa thước chiều rộng. Vì hẻm quá nhỏ và vì xe hơi không vào được, tất cả những xe chuyên chở vật chất và xe rác là xe hai bánh với hai cán để người ta cầm kéo xe. Sức khỏe của đàn ông vai u thịt bắp tận dụng tối đa ở đây.
Hàng quán bán souvenir và nhất là tiệm ăn bày bàn ghế khắp nơi trong ngõ hẻm. Đường phố chật hẹp, số lượng người bị dồn ép vào một không gian eo hẹp nên ngồi xuống một nơi nào ăn uống là khách sẽ cảm thấy ngay một khung cảnh vui nhộn vì sự tấp nập, sự nhộn nhịp của bao nhiêu người chung quanh mình.
Đi một đoạn ngắn ở Venice là phải bước lên bước xuống cầu thang: có 400 cầu thang ở Venice. Bố mẹ đẩy xe đẩy cho con, xe hai bánh kéo tay chở hàng hóa, xe rác kéo tay, người già cả đi bộ chậm chạp, người tật nguyền ngồi xe lăn.., tất cả đều phải dùng sức mình đi bộ lên xuống cầu thang.
Có bốn loại tầu ở Venice:
-a. Water bus (chỉ đi trên sông chính yếu Canal Grande ngoài biển).
-b. Water taxi: vừa bước lên tầu, tiền phải trả là 13 Euro. Sau đó mỗi phút tốn 1.80 Euro. Giá này cùng giá cho một người hay cả nhóm năm người. Nếu nhóm có sáu người trở lên thì mỗi người phải trả thêm 10 Euro. Đi phi trường hay bến tầu cruise / tầu hỏa thì giá ấn định sẵn: 120 Euro đi phi trường, 60 Euro đi bến tầu cruise / tầu hỏa.
-c. Gondola: hầu như là chỉ có khách du lịch dùng. Giá thành phố ấn định là 80 Euro / 40 phút. Sau 7 giờ tối, giá tăng lên 100 Euro/ 20 phút. Tối đa 6 người ngồi trên một chiếc gondola. Đừng "tội nghiệp" cho người lái gondola vì họ là một trong những nghề kiếm nhiều tiền nhất ở Venice. Theo trang web independent.co, một người lái gondola có thể lãnh đến 95,000 Euro một năm.
-d. Tầu chở hàng hóa và tầu tư nhân.
Trước khi đi, tôi nghe đồn có nhiều ăn cắp vặt ở Italy nên đã chuẩn bị sẵn, may hẳn một bao đựng tiền vào áo thun mặc bên trong rồi áo thường mặc bên ngoài thì chẳng ma nào ăn cắp được. Thế nhưng khi bước xuống Venice, dù rằng nhiệt độ khoảng 14-15 C, 57-60 F nhưng trời nắng, máu của tôi thuộc loại hỏa diệm sơn nên đi bộ trong thời tiết này với áo thun bên trong thì quá nóng, chẩy đẫm mồ hôi nên tôi đành dẹp bỏ cái áo thun, chỉ mặc áo thường khoác bên ngoài.
Nỗi lo âu về trộm cắp của tôi ở Venice, và sau này ở Pisa, Florence, và Rome là một điều không cần thiết, nhất là ở Venice. Dù rằng những người bán dạo souvenir phần lớn là người Trung Đông, nhưng so với Paris thì số người này rất hiếm hoi. Vì thế, khi đi bộ trong Venice tôi hoàn toàn cảm thấy an toàn, không ngó trước ngó sau sợ có người móc túi.
Nghĩ cho kỹ thì không thể nào có ăn cắp, ăn cướp ở đây. Ở thành phố lớn, ăn cướp xong bỏ chạy thì khó đuổi rượt, nhưng Venice toàn là hẻm, ngõ ngách và đầy những người. Một tên móc túi hay giật đồ người khác không cách chi thoát khỏi đám đông nếu họ biết và chạy theo đuổi.
Thật tình mà nói thì vì đi du lịch lúc nào hai vợ chồng chúng tôi cũng đi chung với nhau nên tôi không bao giờ sợ bị cướp: nếu có bị cướp thì 100% là tôi bỏ chạy nhanh hơn vợ tôi.
Dân số Venice chỉ vỏn vẹn có 55,000 người, xuống dốc thảm hại so với 30 năm trước số dân là 120,000 người. Lý do là Venice không có nghề gì khác ngoài kỹ nghệ du lịch, và giá nhà cửa, di chuyển, thức ăn quá đắt. Riêng về nhà cửa, thay vì cho mướn, các chủ nhà biến nó thành khách sạn hay Airbnb. Đại đa số building ở đây tầng trệt bị thiệt hại về lụt lội xẩy ra khá thường nên số apartment cho mướn rất hiếm hoi và trở nên quá đắt, dân không có tiền mướn nên phải dọn ra ngoài.
Nguyễn Tài Ngọc
(http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc)
- Từ khóa :
- Venice
- ,
- Venezia
- ,
- Du Lịch
- ,
- Mỹ
- ,
- Viết Về Nươc Mỹ
Tôi may mắn có dịp thăm viếng 11 nước Châu Âu mà chưa bị móc túi. Tôi thường đeo túi phía trước chỉ mang đủ tiền chi xài trong ngày đó, và có lẽ nhờ ông xã đô con nên bọn cắp vặt sợ chăng :D Nhưng bạn cùng đi bị mất ví và passport ở Rome. Mất khi nào không biết nên không thể báo liền cho Cảnh Sát. Venice nghe nói có móc túi rất nhiều nên cẩn thận là hơn. Những người móc túi này ăn vận lịch thiệp và làm ăn theo nhóm rất chuyên nghiệp nên khó bị phát giác tại trận.
https://www.smartertravel.com/2017/02/14/pickpockets-etc-venice-warnings-dangers/
https://www.corporatetravelsafety.com/safety-tips/pickpocket-scams-in-venice-italy/