Hôm nay,  

Những Bà Mẹ Sau 30 Tháng Tư

16/05/201702:01:23(Xem: 13255)

Tác giả: Triều Phong (TPN)
Bài số 5119-18-30799-vb3051617

Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Mẹ năm nay.

* * *

Mùa xuân đã sang khá lâu nhưng vẫn còn lạnh, sáng nay nhiệt độ bên ngoài xuống thấp tới 34 độ F. Qua khung cửa sổ, tôi thấy con đường đối diện đang sáng dầnở cuối chân trời. Bóng tối loãng tan, ánh dương quang rực rỡ. Bình minh đang hé nụ hồng!

Tôi bật computer. Ngồi lơ đảng trước màn hình, “rà con chuột” lướt qua các tin tức. Bất chợt, kìa, loạt bài nhân Mothers Day của website MSN. “Moms Genes, 40 snapshots of famous mothers and daughters.” Đó là hình ảnh của những bà mẹ và con gái danh tiếng. “Meryl Streep và Mamie Gummer, Demi Moore với Rumer Willis, Tippi Hedren và Melanie Griffith, Susan Sarandon và Eva Amurri…”

Đọc bản tin người Mỹ vinh danh các bà mẹ nổi tiếng và con gái của họ thì tự hào về những người mẹ của họ, tôi chợt băn khoăn, lòng tự hỏi “thế còn những bà mẹ Việt Nam sau 10 giờ sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975 của chúng ta thì sao?”

Câu hỏi như một khúc phim quay ngược đưa tôi về với hình ảnh các người phụ nữ Việt Nam; những bà mẹ dũng cảm, hy sinh tất cả cho chồng con sau ngày tang thương của dân tộc năm nào.



Bỏ những vật dụng cá nhân cần thiết vào cái túi nhỏ để mang theo xong, anh chở chị trên chiếc Honda Dame 50 phân khối tới trường Taberd theo lệnh của Ủy Ban Quân Quản thành phố Saigon-Gia Định yêu cầu các sĩ quan của che độ Việt Nam Cộng Hòa trình diện, để được “học tập” mười ngày tới một tháng tùy theo đối tượng.

Chia tay anh chạy trở về, lòng chị luôn bị ám ảnh bởi ánh mắt âu yếm xen lẫn lo âu khi anh từ biệt. Nhìn đứa con trai với hai cô con gái nhỏ đang vô tư chơi đùa trước sân nhà chị chợt bâng khuâng. Dựng xe, trước nhà, chị đi vô, đi ra rồi ngồi thừ trên ghế với đầu óc trống rỗng không biết làm gì? Ngó dáo dác xung quanh, tường vách lạnh tanh, bàn im lặng bên ghế ngồi, mọi vật như chết tạo cho chị một cảm giác cô đơn, ghê rợn. Chị bỗng bật khóc vì một nỗi lo sợ vô hình xa xăm ùa tới.

Năm ngày chờ đợi, bảy ngày móng ngông, mười ngày nôn nao, mưới lăm ngày lo lắng, hai mươi ngày thất vọng, ba mươi ngày sợ hãi vì anh…vẫn chưa về!

Chị lần tìm những người đồng cảnh ngộ, các bà vợ cũng có chồng đi “học tập” giống như chị, một bầu không khíảm đạm buồn lo ập xuống khi gặp nhau. Bởi tất cả đều hoang mang chẳng biết bây giờ chồng họ đang ở đâu?điều gì đã xảy ra cho họ? họ còn sống hay đã chết? bao giờ về? Chẳng ai biết, nhưng tất cả đều có chung một suy nghĩ “mình đã bị lừa!”Từ cảm giác đó ai ai cũng lo sợ cho đến chính số phận của mình “vợ và con những người sĩ quan này sẽ ra sao trong những ngày tới?”

Nào ai biết được, nhưng cáđã vào rọ rồi.Đành phó mặc số phận cho trời đất vậy!

Gạo hết, tiền không còn.Chị Năm bắt đầu bán từ cái cassette Sony đến bàn máy may Singer để nuôi con. Quần tây, áo dài cũng lần lượt ra đi vì chúng không còn được dùng bởi chị không dám mặc trong lúc này nữa. Bây giờ thì chỉ còn áo bà ba với quần lãnh đen và dép nhựa thôi, nên giày cao gót hay giày bít chị cũng bán luôn.Rồi cả chén kiểu, bát cổ cũng bị bán dần.Quần áo đồđạc không còn nên mấy cái tủ trống trơn và trở thành vô dụng.

Để mấy cái tủ không, chẳng có gì đựng chỉ thêm choán chỗ trong khi chịđang cần tiền. Nghĩ vậy nên chị đem bán chúng luôn. Bộ bàn ghế bằng gỏđỏ nơi phòng khách rồi cũng nối đuôi ra đi.

Đó là mấy tháng ngày cuối của năm 1976. Thời kỳ này chợ trời mọc lên như nấm; nào là chợ quần áo cũ ở trước cổng Lăng Ông Bà Chiểu, chợtrời Huỳnh Thúc Kháng luôn luôn nhộn nhịp mua bán radio cassette nổi tiếng, khu vực chuyên mua bán bàn ghế gỏ, đồ gổ cổ xưa ở trên đường Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp cũ) thuộc Quận 3…là các hình ảnh sinh họat của đời sống mới, một bộ mặt khác của Sàigòn hoa lệ ngày xưa.

Rồi một chiều ngồi nhìn ngôi nhà đã trống huơ trống hoắc chị bỗng giật mình vì sẽ không còn gì để bán nữa trong mấy ngày tới mà tin anh vẫn biệt tăm chẳng biết bao giờ mới được thả về thì chị và các con chị sẽ sống thế nào đây trong tương lai?

Cuối cùng một ý nghĩ chợt lóe lên, chị sẽ bắt chước chị Xuân ở trong xóm ra chợ buôn bán thôi. Chồng chị Xuân là trung uý cũng đi “tù” như ông xã chị và gần cả năm nay chị Xuân đã bước ra mua bán trái cây ngoài chợ Cây Thị gần nhà cũng lây lất lo được cho bầy con năm đứa sống qua ngày. Cuộc sống của chúng không đầy đủ nhưng hẳn cũng khá hơn đám con chị từ mấy tháng nay ngày nào cũng cơm độn với bo bo hay khoai mì hoặc khoai lang!

Ngày chị bán sợi dây chuyền va đôi bông tai bằng vàng 18K để làm vốn, chị đã khóc hết nước mắt vì đó là quà mà gia đình anh tặng chị hôm đám cưới khi xưa. Từ đó, bà thiếu tá ngày nào nay đã thành chị Năm bán gạo ở một ngôi chợ nhỏ.

Sáng sớm mỗi ngày chị bưng một đống thau, giỏ, xô đựng bao giấy bao nylon, cân xách tay và các thứ lỉnh kỉnh khác ra để ngoài sạp chợ rồi mới trở về mang mấy bao gạo ra. Ở đây chị vừa bán và vừa mua lại gạo phường mà có những người vì nghèo quá phải bán đi để lấy tiền mua khoai hay các thứ cần thiết khác. Cứ thế mà chị bươn chải từ sáng tới trưa. Có những chiều chị đị tới nhà mấy người sống xung quanh để mua gạo tổ, gạo phường mang về mai bán kiếm lời hay đôi khi có ai đó mang được một ít gạo từ quê lên cũng kêu chị tới mua.

Cuộc sống lam lũ, cơ cực ấy kéo dài theo năm tháng mà chẳng mấy chốc chịđã thay anh nuôi con hơn năm năm trời. Đôi khi chị lại còn phải tiện tặn, dè sẻn mọi thứ để có tiền mua quà gửi ra Bắc cho anh khi nhận được phiếu thăm nuôi anh gửi về. Nhiều khi nhìn gương mặt hốc hác, hai gò má nhô cao xạm nắng, dáng cao gầy của chị đi liêu xiêu, bóng đổ dài trên mặt đường trong buổi trưa hè, tay ôm tay xách đồ đạc từ chợ về tôi không khỏi chạnh lòng xót xa.

Trong số bạn hàng của chị Năm, tôi biết thêm có chị Châu, vợ của một đại úy VNCH. Vốn là một tiểu thư con nhà giàu có nên lúc chồng đi tù rồi chị không biết làm gì. Khi ba mẹ chị bị “đánh tư sản mại bản” thì chị rơi vào túng quẩn triền miên, mất chỗ nương tựa. Nhờ nhà có sân rộng chị quay ra nuôi gà, nuôi vịt kiếm trứng ăn và thỉnh thoảng bán kiếm thêm tiền chợ.


Rồi chị chuyển sang nuôi vịt xiêm khi phong trào chăn nuôi tăng cao. Nhưng thời buổi ấy người ta còn không đủ ăn thì làm sao có thực phẩm cho gia cầm nên chị thường phải đạp xe cọc cạch vào các làng xóm quanh vùng kiếm những nhà nào có trồng chuối thì xin thân cây sau khi chủ đã hái xong buồng chuối chín để mang về thái ra, băm nhỏ và trộn với cám cho vịt ăn. Nhiều bữa chị phải è lưng, cong người đẩy chiếc xe đạp với nguyên thân cây chuối hột thật to về nhà mà tay chân muốn rụng rời. Vịt là loài gia cầm ăn rất nhiều, sau một thời gian chăn nuôi thấy cũng chẳng thu lợi là bao chị đành chuyển nghề ra chợ mua bán.

Thế là chị Năm bớt lẻ loi vì có nhiều “đồng minh,” bởi chợ bấy giờ lại có thêm dăm ba người là “vợ sĩ quan ngụy” gia nhập buôn bán kiếm sống nữa. Chị Châu thì bán cải chua, chị Chín có chồng là trung uý “pilot” thì bán rau muống chẻ! Ngoài việc bươn chải nuôi chồng nuôi con, các chị còn phải lén lút tụ họp bàn thảo tìm phương cách chống lại đủ loại áp lực, lừa phỉnh của phường khóm mỗi lần chúng “vận động gia đình họ hồi hương hay đi vùng kinh tế mới” để chồng các chị sớm được thả về.

Trước cuộc đổi đời oan nghiệt đó, các chị đành cam tâm, cắn răng chịu đựng cho qua cơn bỉ cực với hy vọng monh manh làchồng họ “học tập tốt” để sớm được nhà nước khoan hồng cho trở về nhà. Và chẳng biết tự bao giờ các chị đã trở thành những trụ cột của gia đình như nhà thơ Tú Xương đã từng khen vợ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công”

Những bà Mẹ Việt Nam thời cộng sản, nuôi chồng trong tù, thay chồng làm cha, thức khuya dậy sớm, tần tảo bán buôn để nuôi đàn con thơ dại. Bên cạnh đó, còn thêm chuyện những bà mẹ phải đứt ruột khi quyết định ném con ra biển tìm tự do.

Những năm phong trào vượt biên nở rộ, qua nhiều lần đi tới đi lui không thành mà gia đình tôi lại có dịp quen biết với cô Tư đang ở quận 10. Cô Tư này ngày xưa có chồng là Thẩm Sát Viên trong nghành cảnh sát. Ngày 30 tháng 04 năm 1975 trong khi một số người lính trở về với gia đình thì chồng cô không biết do sợ hãi hoặc không chấp nhận sống với cộng sản hay sao đó mà lại tự sát chết bỏ lại cô lúc ấy mới có hai mươi tám tuổi với hai đứa con trai nhỏ; một đứa mới lên ba và đứa kia mới hơn một tuổi. Bơ vơ với tuổi đời còn quá trẻ và hai đứa con dại giữa chốn thành đô, cô không biết làm gì để sinh sống nên cuối cùng đành dắt díu hai con về tá túc tại nhà cha mẹ ruột.

Một thời gian sau cô ra bán ở chợ trời Tạ Thu Thâu khi người dân trong nước bắt đầu nhận quà tiếp tế của thân nhân ở hải ngoại gửi về. Nhờ đó mà cô khá lên, có của ăn và của để do đó cô đã tính đến chuyện cho con cô vượt biển. Nhiều đêm cô nằm trăn trở, nghĩ ngợi mãi để cuối cùng đi đến một quyết định vạn phần khó khăn. “Quăng con ra biển!” Đó là một điều vô cùng khủng khiếp mà cô đành phải lựa chọn bởi không còn con đường nào khác hơn. Dứt núm ruột mình mang nặng đẻ đau để cho con ra đi tìm tự do hầu thoát khỏi gông cùm cộng sản mà trong đó chín phần chết chỉ có một phần sống là nỗi lo sợ ghê gớm mỗi lần cô nghĩ tới nhưng buộc phải chấp nhận vì đó là cách tốt nhất lúc bấy giờ. Ấy là cái duyên mà tôi vàthằng Tòng con của cô đã gặp nhau!

Vượt biên có số, định cư có phần. Đi chung với nhau vài lần không lọt, sau này vì hoàn cảnh mỗi gia đình tự tìm lấy đường đi riêng.

Năm 1985, tôi ở tù về thì một buổi chiều, Cô Tư tất ta tất tưởi vào nhà tôi. Thoáng thấy chúng tôi, cô đã nhìn ba tôi nói hối hả không kịp thở trong nỗi mừng vui khôn xiết:

- Thằng Tòng được tàu Mỹ vớt rồi anh ơi!

Vừa nói cô vừa chìa bức điện tín đánh từ Mỹ về của nó cho ba tôi xem. Tôi nhất thời đứng chết trân không biết nói gì vì tin đó khiến tôi mừng cho nó đồng thời cũng nghe cay đắng cho phận mình! Lần ấy là lần cuối cùng nó ra khơi ở cửa biển Gành Hào giữa hai tỉnh Bạc Liêu với Cà Mau.

Còn mẹ tôi? Lại một cảnh đời nghiệt ngã khác của các bà mẹ nuôi con ở tù khi tôi vượt biên bị bắt. Mẹ tôi cũng vất vả sớm trưa, chắt chiu từng đồng để dành tiền mua thực phẩm, nấu nướng quần quật suốt ngày để có thức ăn mang đi nuôi tôi.

Có những ngày mẹ đã mò mẫm trong đêm ra bến xe đò trong khuya khoắt ngồi ngủ gục lên gục xuống đợi các chuyến xe đưa mẹ lên “trại cải tạo” ở núi rừng Đồng Phú, chẳng quản thân gầy trèo non lội suối giữa tiếng chim kêu vượn hú, tay xách nách mang nặng nhọc lo cho đứa con đi tù vì tìm đường vượt biển.

Hoặc mấy bận mẹ xuống miền Tây xa xôi, ngồi trên những chiếc xe lôi tay níu chặt thành xe, tay giữ chặt các giỏ đệm đựng thức ăn của tôi mà mẹ đã dày công nấu nướng cho chúng khỏi văng xuống đất khi xe chạy qua các con đường đầy ổ gà rồi lại khó khăn leo lên các chiếc “tắc ráng” nho bé chạy dập dềnh lên xuống trên sóng nước mênh mông để vào tận trại lao động nằm chơ vơ ngoài cửa biển hay ở các “doi đất”cuối miền của đất nước để gặp đứa con trai thân yêu đang lâm cảnh tù đày!

Thế cho nên Tháng Ba vừa qua khi hay tin mẹ đau nặng, nằm cấp cứu ở Bệnh Viện Hoàn Mỹ, Quận Phú Nhuận, là tôi đã vất bỏ tất cả công ăn việc làm, mua vé cấp tốc về Việt Nam ngay bởi tôi sợ sẽ không được gặp mẹ trong lần sau cùng đó! Vì mua gấp nên tôi đã phải ngủ lại ở phi trường Detroit suốt đêm đợi chuyến bay sớm để đi Incheon-Seoul sáng hôm sau. Nằm dật dờ ngoài phi trường tôi miên man nghĩ về mẹ, hình ảnh của bà mẹ già luôn ám ảnh trong tâm trí tôi khiến tôi da diết nhớ lại những ngày còn nhỏ được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền.

Chao ôi! nhắc tới nỗi cơ cực của những bà mẹ hiền Việt Nam sau năm 1975 thì làm sao chúng ta có thể kể hết sự đau khổ, tủi nhục, tính nhẫn nhục chịu đựng để lo cho chồng con lúc đó của họ?

Thời gian cuốn trôi tất cả, phủ mờ mọi thứ nhưng sự tận tụy hy sinh của những bà mẹ Việt Nam thìvô cùng tuyệt vời, ngời sáng theo tháng năm.

Hôm nay nhân ngày “Mothers Day” trở lại trên đất Mỹ, tôi có ít dòng gửi tới mọi người như một cách để chúng ta tri ân Mẹ, tôn vinh ca ngợi Mẹ bởi vì Mẹ là một cõi trời riêng với tình mẫu tử bao la, bởi vì Mẹ là cơn sóng biển mà ngàn đời sóng mãi ru con trong tiếng ru êm đềm mỗi khi nghĩ về. Mẹ là tất cả của đời con!

Ohio, Mothers Day 2017

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
10/06/201713:30:12
Khách
Nhà tôi có quen bà vơ của mọ̉t ỏng là đại tá quân lực VNCH, sau 1975 bà phải đi buôn đường dài bằng xe lửa bắc nam, cơ cực trăm bề cũng để nuôi chồng tù con dại. Nhưng ông cuối cùng chêt trong trại cải taọ. Không biết bà có đi Mỹ được không? Thật tội nghiệp! Anh Triều Phong nhắc lại mấy chuyện này thật cảm động nhưng buồn quá!
Khách
06/06/201711:12:40
Khách
Chuyện những bà mẹ này làm tôi nhớ má tôi quá. Ngày đó bà phải đi buôn lậu đường dài nên vô cùng khổ sở với tụi thuế vụ ở các trạm thuế. Mẹ tôi kể bọn chúng lợi dụng việc khám xét để sờ mó thân thể mấy bà. Những mệnh phụ, phu nhân một thời phải cắn răng chịu nhục vì chồng tù tội, con còn thơ dại. Tác giả đã gợi lại sự hy sinh vô bờ bến của họ. Họ xứng đáng được vinh danh ‘trung trinh liệt phụ.’’
19/05/201710:44:08
Khách
Cám ơn ý kiến của các bạn. Cám ơn chị Kim Dung quá khen, tôi chỉ ghi lại những gì mình đã chứng kiến và còn nhớ theo cảm xúc lúc đó mà thôi. Thật sự thân phận người phụ nữ Việt Nam mình hồi ấy còn nhiều chuyện đau lòng gấp bội. Đây chỉ là vài ba hình ảnh tiêu biểu về sự can trường, nỗi thống khổ cuả họ sau 30/04/1975.

Triều Phong (TPN)
18/05/201700:53:30
Khách
Trieu Phong viet bai nao cung hay va that tham thuy!
16/05/201718:58:55
Khách
Nếu phụ nữ Mỹ đọc hiểu được các bài viết về thân phận của những người đàn bà miền Nam sau cuộc chiến thì tôi tin chắc rằng họ sẽ phải vô cùng thán phục lòng quả cảm và tài xoay sở mưu sinh của những người vợ, người mẹ Việt nam.
Đọc hoàn cảnh của những người phụ nữ mà tác giả nêu lên trong bài làm tôi nhớ đến người cô ruột của tôi. Ngày 30 tháng Tư, cả gia đình bảy người đang tuần tự bám thang dây leo lên tàu của Mỹ, bất chợt một cơn sóng ập đến, tàu Mỹ vọt ga bỏ chạy. Chỉ có người chồng và đứa con mới sinh ra đã leo lên được thì đi thoát. Còn người cô của tôi và đám con bốn đứa sau đó đành quay vào bờ- theo lệnh của người chủ thuyền. Những năm tiếp đó, từ địa vị vợ của một thiếu tá và trong nhà có đầy tớ ở Sài gòn, người cô của tôi đã phải làm mọi chuyện lao động tay chân - kể cả xuôi ngược lặn lội tới Tây Ninh- để nuôi đàn con nhỏ và bố mẹ chồng. Chưa kể thường xuyên bị bọn Cộng sản quấy nhiễu thúc giục đi " kinh tế mới" để chúng có thể chiếm đoạt căn nhà.

Càng vô cùng thán phục người cô tôi- cũng như vô số những người phụ nữ miền Nam cùng hoàn cảnh, tôi càng căm thù bọn Cộng sản xâm lược đã đày đọa người dân nước tôi đến tận cùng mức thống khổ.
16/05/201716:05:23
Khách
Bài này nếu đăng bên mục Phụ nữ - Gia đình thì thích hợp hơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,402,330
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Nhạc sĩ Cung Tiến