Hôm nay,  

Cha Mẹ Già

30/12/201600:00:00(Xem: 25061)

Tác giả: ThaiNC
Bài số 5006-18-30706-vb6123016

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Đem hai bọc chai lọ gói gọn ghẻ để cạnh thùng rác, vợ tôi nhìn rất vừa lòng: vậy cho ông cụ lấy cho gọn. Tuần này ông trúng mối rồi. Hai bọc đầy ứ. Mấy hôm trước nhà tôi có party ăn nhậu nên kết quả thu lượm được mấy tá chai bia và nước lọc.

Gia đình hai vợ chồng họ ở chung một đoạn đường với tôi, cách nhau khoảng 5, 6 căn, có đưá con gái kháu khỉnh dễ thương, sống cùng cha mẹ già trên dưói 70. Cả hai cùng đi làm nên cuộc sống có vẻ thoải mái, gia đình hạnh phúc. Chúng tôi chỉ quen biết sơ giao qua tình đồng hương hàng xóm thôi, chưa phải bạn bè thân thiết gì.

Một điều khó hiểu là tuy gia đình có vẻ khá giả như vậy, nhưng cách đôi ngày lại thấy ông cụ, có khi cả bà, đẩy một cái xe đi...lục thùng rác!

Mỗi tuần đúng ngày đổ rác, sáng sớm tôi ra đi làm là thấy ông cụ đẩy xe tới mấy thùng re-cycle trong xóm bới kiếm những chai nước plastic, hoặc vỏ chai bia trống… những loại có thể bán recycle lấy tiền. Tôi để ý vậy nên mỗi tuần bao giờ cũng đặt những chai lọ đó riêng bên cạnh thùng rác để ông lấy cho dễ. Ngày khác, tôi lại thấy ông đẩy xe sang khu xóm lân cận, hoặc có khi ra cả công viên gần nhà lang thang đi lượm chai lọ.

Không thể hiểu tại sao hai vợ chồng có vẻ rất gương mẫu đó lại để cho cha mẹ phải đi kiếm tiền lẽ cực nhọc như vậy! Nhưng thôi kệ, chuyện nhà người ta mà!

Một hôm anh chồng đến nhờ tôi dùng xe van chở những chai lọ ông bà cụ kiếm được ra chỗ recycle bán. Xe anh bị hư. Tôi đi cùng anh, và thấy số tiền bán hôm đó dưới $30. Ôi công trình ông bà cụ sáng sáng đi lục thùng rác một tháng trời chỉ được $30? Chưa kể công bao bì đóng gói sạch sẽ và công đứng chờ đong đếm để bán mất cả tiếng đồng hồ của con cái.

Trên đường về, như đoán được những gì tôi đang nghĩ trong đầu, anh tâm sự:

Số tiền này khi về đưa cho bố mẹ sẽ tăng lên …gấp đôi.

Tại sao? Tôi ngạc nhiên.

Anh nói ông bà cụ tự nguyện làm việc này để kiếm thêm tiền góp công quả giúp cho một ngôi chùa nào đó ở Việt Nam đang nuôi dưỡng một số đông trẻ mồ côi, hoặc những trẻ sơ sinh mà cha mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, đem đến bỏ lại cho chùa nuôi. Những ngôi chùa từ thiện đó không được chính phủ trợ cấp đồng nào cả. Tất cả chi phí hoàn toàn do từ bá tánh.

Anh muốn công khai đóng góp tiền cho cha mẹ giúp đỡ cũng được, nhưng chọn cách này để ông bà cụ tiếp tục đi lục thùng rác kiếm chai lọ.

Tôi càng ngạc nhiên

Dễ hiểu lắm, anh giải thích: Sức khoẻ, đường, máu, huyết áp…cả ông lẫn bà đều rất tốt đến nỗi bác sĩ gia đình phải ngạc nhiên. Sau khi hỏi qua sinh hoạt của ông bà, bác sĩ nói chính nhờ sự đi bộ thường xuyên đó, nhất là đối với ông cụ, đã khiến sức khoẻ trở nên tốt hơn rất nhiều.

Một điều nữa là yếu tố tâm lý. Anh thấy cha mẹ từ ngày làm việc này, tinh thần của họ cũng trở nên vui vẻ, lạc quan hẳn lên vì cảm thấy mình vẫn còn khả năng kiếm tiền để làm việc hữu ích cho xã hội mà không cần phải nhờ đến con cái.


Cho nên, anh cười: tuy biết hình ảnh ông bà cụ già đẩy xe đi kiếm chai lọ có vẻ…kỳ cục, nhưng thực ra đang mang lại sức khoẻ, niềm hạnh phúc cho cả hai ông bà, vậy tại sao phải ngăn?

Nghe anh nói, tôi cảm thấy xấu hổ vì lỡ có ý nghĩ không tốt cho anh mấy tháng nay!



Mỗi năm một lần, bác sĩ gia đình lại làm giấy tôi phải đi check up cân - đo - đong - đếm…máu, mỡ, đường, sữa, vv…và vv

Sáng nay đi thử máu. Trong lúc ngồi chờ được gọi tên, đối diện có hai cha con người Việt. Cô con gái khoảng 40, còn ông cụ trông khoảng trên dưới 80. Ông cụ vẫn có thể tự đi đứng chậm chạp một mình với cây gậy 3 chân của ông.

Sau khi làm mọi thủ tục và được phát một lọ plastic để thử nước tiểu, thấy cửa bathroom đang mở không có ai, cô giục ông cụ

- Bố vô thử nước tiểu đi bố.

- Chưa, chút xíu nữa. Ông trả lời

- Bây giờ bathroom đang trống bố không đi chút xíu nữa có người bố lại muốn đi, không kịp đó

- Không sao! Chút nữa đi mà.

Cô con gái có vẻ hờn:

- Bố sao á! Cứ làm theo ý mình không ha.

Ông cụ vẫn một mực

- Không sao không sao! Chút nữa được mà!

Tôi chịu không được nữa phải xen vô

- Này cô, cái chuyện đó… bác chưa muốn đi thì muốn cũng không được. Đợi bác chút đi. Hay là cô xin họ ly nước uống vô chắc sẽ mau hơn chút.

Tội nghiệp. Cô ta chắc cũng không quen mấy vụ này nên không để ý, nghe tôi nói mới chợt tỉnh. Cô quay sang bố, nắm tay ông cụ đang dựa trên cây gậy, xiết chặt một cái như ngỏ ý xin lỗi bố hồi nãy có hơi sẵng giọng.

Yên một lúc, ông cụ nói bây giờ thì OK, muốn vô thử nước tiểu. May sao bathroom lại đang trống. Cô nhờ tôi mở cửa còn cô nắm tay bố định dẫn đi. Ông hất ra nói

- Bố đi một mình được rồi.

Cô không chịu

- Ối, bố đi một mình không ai giúp là sẽ vương vãi cả ra.

Ông cãi

- Được mà. Bố đi một mình được. Không vãi đâu! Con cứ ở đây.

- Bố ơi không được đâu. Ở nhà bố đi một mình té mấy lần nằm trong bathroom rồi. Nguy hiểm lắm. Để con phụ bố cho.

Ông vẫn khăng khăng

- Bố bảo không cần mà. Bố sẽ cẩn thận. Đừng lo.

Cô con gái đành năn nỉ

- Lần nào bố cũng bảo cẩn thận… mà cũng té mấy lần rồi. Bố để con đưa bố vào nhe?

- Không cần! Bố bảo không cần mà… Ông nói như mếu.

Đến đây tôi không đành lòng nữa lại xen vô:

- Thôi cô để tôi giúp ông cụ cho, ok?

Cô mừng quá cám ơn rối rít. Ông cụ cũng không có lý do gì để từ chối.



Thành thực mà nói, cô con gái liệu việc không sai chút nào. Không có tôi bên cạnh, ông cụ mới rời tay khỏi cây gậy để chuẩn bị tháo dây nịt là đã lảo đảo xiêu vẹo, may mà tôi đã sẵn sàng, không thì ông đã té thiệt rồi chứ chẳng chơi.

...

Tôi xong chuyện về trước, hai bố con vẫn còn ở đó.

Lái xe trở lại sở. Đường phố vắng thênh thang vì đã qua giờ thiên hạ đi làm. Nhớ lúc chia tay, cô xiết tay tôi và nói “Cám ơn anh!”

Hôm nay trời đẹp hơn mọi hôm bởi vì có người con gái đẹp đẹp nắm tay gọi tôi Anh!”.

Nhưng lại bỗng nghĩ tới mai sau sẽ có ngày một mình đơn côi trong một restroom nào đó, không biết có cậu thanh niên nào chịu giúp đỡ mình?

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
28/08/202320:48:45
Khách
cialis generico tadalafil 10 mg <a href="https://tadalafilise.cyou/">best place to buy liquid tadalafil</a> cialis by mail
14/05/202101:44:41
Khách
buy cialis doctor: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">buy cialis cheap canada</a> generic cialis canadian
https://cialisbnb.com/# order original cialis online
20/08/201713:59:11
Khách
Thái ơi! Đọc lại vẫn cảm động quá. Ở hiền gặp lành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,318,650
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 15 năm qua, ông tiếp tục góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự Viết Về Nước My 2015.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2016, với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.
Tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2016. Ông là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả từng nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Cô tên thật là Ngọc Diệp. Từng là diễn viên sân khẩu ở Saigon trước khi đi vượt biển năm 1985. Hiện đang định cư ở thành phố Melbourne, Australia,
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học.
Nhân mùa nhập học đang tới, xin mời đọc tâm sự của một nhà giáo. Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota.
Nhạc sĩ Cung Tiến