Tác giả: Hoàng Nga
Bài số 3854-17-30354-vb2062716
Hoàng Nga là tên thật. Tác giả cho biết Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái, rể và hai cháu ngoại. Có viết cho các tạp chí Làng Văn (Canada), Văn (Hoa Kỳ) Văn Học (Hoa Kỳ), Phố Văn (Hoa Kỳ), Việt Luận (Úc)… Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XVII, tác giả cho thấy một sức viết mạnh mẽ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Gia đình tôi có ba mạng người lớn, hai quốc tịch Hoa Kỳ không đảng phái nhưng gần như chỉ ủng hộ Dân Chủ, và một “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, dân Úc gốc… mít không được phép đi bầu. Gia đình sui gia tôi cũng ba, đều là công dân Hoa Kỳ, hai rất ư là… Cộng Hòa, một lơ mơ thường không biết nên bỏ phiếu cho ai. Hôm ông Bernie Sanders tới thành phố này vận động tranh cử, cả nhà phải ăn cơm sớm để hai ủng hộ viên đi sắp hàng nghe ông thượng nghị sĩ hứa hẹn mang lại nhiều điều hay cho đất nước. “Cộng Hòa” nghe vậy, im im, lườm lườm, không phát biểu điều gì “gây tổn hại” nhưng hẳn nhiên là không tham gia vụ vận động tranh cử.
Mấy năm trước sang chơi, trước ngày ông nghị Barack Obama đánh bại ông nghị John McCain, tôi đã từng nghe hai… gà nhà tranh cãi dữ dội. Năm đó Dân Chủ chiến thắng vẻ vang, Cộng Hòa… xuội lơ. 2012 Dân chủ lại tái đắc cử, Cộng Hòa ngậm ngùi nhưng bảo dầu gì thì Dân Chủ cũng có “làm nên chuyện” trong nhiệm kỳ một.
Đến lần này, thì tình hình coi bộ gay go dữ. Ngoài xã hội đã quá bối rối, trong nhà càng hoang mang hơn. Vì cả hai “Dân Chủ” và “Cộng Hòa” đều chẳng lấy gì làm thích thú với những đại diện “phe mình”. Nên có lẽ vì thế mà chẳng cần mất thì giờ coi TV, nghe radio, hay lên mạng đọc báo gì cả, cũng chẳng cần ngóng ai “ra” ai “vào”, ai hơn ai thua, mà gần như tất cả các tin tức liên quan đến tình hình bầu cử, tôi đều được nghe bình luận tới bến vào các bữa ăn, sau khi uống trà, uống cà phê ăn bánh ngọt với cả hai “đảng”.
Nghe riết một hồi, tôi bỗng sực nhớ đến vô số chuyện liên quan đến việc bầu cử. Chuyện ở quê nhà, ở quê người, rồi ở quê… ta.
Quê nhà, mẹ tôi là người từng sống qua nhiều chính thể, chứng kiến vô số cảnh vật đổi sao dời, nhưng chẳng mấy khi để tâm đến chính trị và thời sự, cũng ít khi quan tâm đến chính khách nọ lên hay chính khách kia xuống. Tuy nhiên có một chuyện rất đặc biệt bà luôn luôn làm trước đây mà mẹ tôi nhớ mãi, là khi các cuộc tranh cử bắt đầu xảy ra, thì cứ vài hôm bà lại đưa thêm tiền chợ cho chị giúp việc, bảo mua thức nhắm và bia để chiều “thầy và mấy ông lai rai, bàn chuyện… quốc sự”!
Chuyện “quốc sự” của ba tôi cùng các ông bạn của ông là tranh cãi tối đa, tranh cãi hết hơi về những gì sẽ xảy ra trong tương lai; là chuyện những ông nghị, dân biểu, ông tướng, ông tá sẽ làm gì sau khi đắc cử, là chuyện xem ai sẽ giỏi hơn ai khi nắm vận mạng đất nước, lèo lái con thuyền tổ quốc.
Trong nhà tôi thuở ấy lúc nào cũng có mấy chai Whisky Crown ba tôi mua ở một tiệm rượu Tây dưới phố, hoặc order từ Hongkong về để đãi bạn bè thân thiết. Bạn “quốc sự” của ba tôi có lẽ là thích uống bia, vì mẹ tôi bảo chị người làm mua bia, nhưng cứ mỗi khi chuyện “quốc sự” đến hồi không thể dừng lại được thì các ông sẽ chuyển sang whisky. Sở dĩ tôi nhớ rất rõ như vậy vì mấy chị em tôi thường ngồi đâu đó gần bàn tiệc “quốc sự”, cũng… tranh cãi dữ dội không kém, nhưng là để giành cho bằng được cái bao nhung màu tím sẫm rất đẹp đựng chai rượu whisky ấy. Có thể nói tôi là đứa kiên nhẫn hơn hết trong mấy anh chị em trong vụ giành giật này, nên tôi thường lân la cạnh cho đến lúc tàn tiệc để “chiến đấu tới cùng”. Vì ngồi dai như vậy nên tôi vẫn còn nhớ tên từng bác, nhớ rõ cái không khí của những buồi bàn luận. Chỉ tiếc là tôi đã không nhớ nổi ba và các bác “tán” chuyện quốc sự như thế nào, do có quá nhiều từ ngữ, tên tuổi các nhân vật chính trị, và… tệ hơn là khi lên tới… Quanh Minh Đỉnh rồi, các ông sẽ không chỉ nói “tiếng quốc ngữ chữ nước ta” mà pha tiếng Pháp, “toi, moi” loạn cào cào…
Những lúc như vậy, mẹ tôi sẽ đi tới đi lui xem ba tôi có cần thêm thức ăn, thêm bia, thêm rượu hay không. Mẹ tôi “tam tòng”, lúc nào cũng coi ý kiến của ba tôi quan trọng hơn hết nhưng chẳng bao giờ ngồi chung, dĩ nhiên cũng không bao giờ tham gia tranh cãi. Tuy nhiên bà cũng chờ như chúng tôi. Chúng tôi chờ “hiện vật”, còn mẹ tôi thì chờ các “bình luận gia” ra về, sẽ đi lấy cho ba tôi ly nước chanh uống cho hạ hỏa, rồi khẽ khàng ngồi xuống, hỏi ba tôi một câu bất di bất dịch trước khi quyết định đưa cái bao nhung cho đứa nào:
- Vậy thì cuối cùng mình sẽ bầu cho ai đây?
Mẹ tôi “tam tòng”, nên ứng cử viên nào cũng được, miễn ba tôi ủng hộ người đó thôi. Có một chuyện khôi hài khác tôi còn nhớ, là mặc dầu mẹ tôi cũng thơ phú chữ nghĩa, sách vở nọ kia, mà bao giờ cũng vậy, ba tôi luôn luôn “phụ lục đính kèm” một cái dấu hiệu, logo của ứng cử viên hoặc của liên doanh mà ông đã chọn, sau đó sẽ dặn dò mẹ tôi rất kỹ lưỡng y hệt mẹ tôi… không biết đọc. Lại còn dặn dò một cách rất chân thành (nhưng coi bộ rất dễ… bị kiếm chuyện), chẳng hạn như:
- Hai ông Phan Khắc Sửu -Phan Quang Đán là “Trâu cày” nha bà, còn ông Trần Văn Hương và ông Mai Thọ Truyền là “Người gieo mạ” …
Cứ như thế, mẹ tôi đi bầu cử… khỏe re. Mà khỏe nhất có lẽ là lần bầu cử tổng thống năm 1971, vì năm đó cái logo bản đồ Việt Nam của hai ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Trần văn Hương vốn đã dễ nhớ, tất cả các liên doanh khác lại rút lui hết, nên chắc chắn mẹ tôi không cần hỏi han, hay chờ ba tôi nhắc nhở cũng biết sẽ bầu cho ai. Lúc nghe người ta tán nhảm, cười cợt chuyện độc cử, mẹ tôi nói:
- Dù gì thì mình cũng “biết” tổng thống bốn năm rồi, ổng làm tiếp cũng đâu có sao!
Hai ông “Bản Đồ Việt Nam” không đối thủ, “làm tiếp” chưa hết nhiệm kỳ hai thì miền nam mất. Lúc tổng thống Thiệu thoái vị, ông phó Trần Văn Hương lên thay và sau đó là ông Dương Văn Minh, thì thị xã tôi đã “hoàn toàn thuộc về tay nhân dân”, mẹ tôi mất hẳn cơ hội chuẩn bị bia rượu thức nhắm cho ba tôi và bạn ông bàn luận chuyện đất nước quê hương. Gần một năm sau, ngày 25/04/1976 khi “toàn thể nhân dân hân hoan nô nức mừng ngày bầu cử quốc hội chung của cả nước”, gia đình tôi đã bắt đầu nghèo đói như mọi gia đình miền nam khác.
Theo tài liệu “lịch sử Quốc Hội Việt Nam” của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở quê nhà, lần bầu cử năm 1976 “đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đáng ghi nhớ”. Tài liệu ghi lại rằng, “đối với các tỉnh, thành phố miền nam, do công tác bầu cử còn mới mẻ, Ban Tổ chức của Chính phủ đã tích cực tham mưu, đồng thời nghiên cứu, dự thảo một số chính sách, tiêu chuẩn xác nhận quyền công dân (…). Bên cạnh đó, Ban Tổ chức của Chính phủ còn giúp Ban Chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội các tỉnh miền Nam tập huấn nghiệp vụ cho gần 1.000 cán bộ làm công tác bầu cử *.
Nói như thế nghĩa là dân phải đi học cách bầu cử. Khi phường “phát động chiến dịch” này, mặc dầu chưa tới tuổi được công nhận là công dân của một đất nước vừa được giải phóng thoát khỏi ách Mỹ ngụy, nhưng thuộc loại rảnh rang nhất, nên tôi đã bị cả nhà “đề bạt” làm đại diện đi “tiếp thu kiến thức” để “nhận thức vai trò tiên phong của cử tri” một cách hết sức… bất nhẫn.
Nhiệm vụ của người phải đi học bầu cử lúc ấy là tới ngồi nghe đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo thực dân mới, đồng thời sẽ thề, khẳng định lập trường đấu tranh, cương quyết cảnh giác chống tay sai tàn dư Mỹ ngụy để bảo vệ cuộc bầu cử, rồi cuối cùng thì học cách bầu cử. Bổn phận của tôi sau đó là về “triển khai” lại với các thành viên trong gia đình những điều quan trọng. Tôi không nhớ đã phải đi học bao nhiêu lần trước khi bầu cử, nhưng lần học cuối cùng “vô cùng hệ trọng” như lời cán bộ nói, nên cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thể quên. Tôi về “truyền đạt” lại cho ba mẹ và cả nhà:
- Vào ngày bầu cử, sẽ có một cái danh sách, trong đó mình phải biết gạch bỏ một số tên ứng cử viên, là những người mà “các tổ chức quần chúng ở cơ sở thảo luận, đưa lên Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thống nhất hiệp thương chính thức giới thiệu”. Điều quan trọng nhất để lá phiếu của mình trở nên hợp lệ là phải gạch hết tên mấy người này ra và chừa lại đúng tên những người đã được chỉ định.
Mẹ tôi ngạc nhiên:
- Ủa, sao vậy? Bầu cử, thì cử tri muốn gạch ai là gạch, bầu cho ai thì tự mình quyết định chớ sao lại chỉ bầu cho những người đã được chỉ định?
Tôi chậc lưỡi:
- Mẹ nói như vậy là không hiểu về chủ trương và chính sách rồi. Bí thư phường nói những người được qui định là những người mà đảng và nhà nước đã sáng suốt chọn lựa. Đem so với những người chỉ do các tổ chức quần chúng ở cơ sở giới thiệu, thì họ là những người có tuổi đảng cao, thâm niên công vụ, lý lịch ba đời trong sạch, và luôn luôn trung thành với Đảng, xứng đáng hơn hẳn mấy người kia.
Mẹ tôi có vẻ hoang mang. Không biết có phải vì những từ ngữ cách mạng tôi “truyền đạt” còn quá lạ tai và quá lớn lao mà bà sợ tôi đã nghe lầm, hay điều tôi nói có cái gì đó vượt trên lẽ bình thường hay chăng. Vì vậy sau một hồi hỏi tới hỏi lui, cuối cùng bà chép miệng:
- Mà nếu vậy thì cứ chỉ định cho người nào đó vào quốc hội cho rồi, bầu bán gì mất thì giờ chớ!
Ba tôi lắc đầu:
- Con nó học tập như vậy, về nói vậy, bà cứ làm theo là được. Nếu không, phiếu của bà bất hợp lệ thì yên sao?
Tôi đồng ý với ba:
- Y như ngày xưa mẹ hỏi ý kiến ba ủng hộ ai, thì mẹ bầu cho người đó.
Mẹ tôi nhăn mặt:
- Đó là vì mẹ tin ba con chọn đúng.
Tôi hỏi lại:
- Bộ mẹ không tin nhà nước chọn đúng hả? Mẹ có nghe bài hát “phụ nữ Việt Nam vốn hay lam hay làm. Có Đảng chỉ đường đã bừng đôi mắt sáng” chưa?
Mẹ tôi im im một hồi. Sau đó “người phụ nữ Việt Nam hay lam hay làm” của ba tôi thở dài:
- Nhưng mà con mới nói là danh sách có rất nhiều ứng cử viên… Nhiều vậy thì làm sao mình nhớ tên ai để gạch đây?
Tội nghiệp mẹ tôi, bà sợ không đi đúng đường lối cách mạng. Tôi an ủi:
- Mẹ đừng lo quá. Phường nói sẽ có một cán bộ hướng dẫn ở phòng phiếu hôm đó, giúp mình biết gạch tên ai ra khỏi danh sách.
Mẹ tôi lại im. Xem ra không “quán triệt” là mấy, nhưng hình như cũng “nhất trí” là cần phải làm theo những gì phường chỉ bảo thì được để yên thân. Tôi làm xong nhiệm vụ học tập và triển khai một cách vẻ vang, có hiệu quả, phía người lớn chỉ còn chờ ngày đi gạch nữa là xong! Vài tuần sau Hội Đồng bầu cử toàn quốc ra thông báo “cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành thật sự dân chủ, đúng luật và pháp lệnh bầu cử”, nói thêm “tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, không nơi nào phải bầu cử lại và bầu thêm”, và cuối cùng tuyên bố kết quả “các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã được bầu với số phiếu tối đa”.(**)
Mấy năm sau, thi hành nghị quyết của bộ chính trị, tôi lại “được” đi học tập bầu cử lần nữa. Thời điểm ấy, thì không còn phải đả đảo đế quốc thực dân, mà cán bộ phường dạy về tình hình quốc tế, về chính sách đối nội đối ngoại của Đảng và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Phần đầt nước thì hết môi hở răng lạnh hay răng hô gì cả vì vừa mới đánh nhau giành biên giới Việt-Trung trước đó không lâu, phần bản thân thì tôi là người đã dư tuổi để phát huy quyền làm chủ, đã biết “nhận thức rõ sự khác nhau giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản, tầng lớp trí thức” để “tham gia bầu cử một cách tự nguyện, tự giác”. Vậy mà thật oái oăm, đến ngày bầu cử, tôi bỗng lăn đùng ra sốt rét! Mẹ tôi hoảng hồn, nhưng không phải lo tôi đang bịnh mà lo phường sẽ khám phá ra chuyện tôi sẽ không đi… gạch. Bà cứ đi ra đi vào hỏi phải làm sao vì lúc đó cán bộ phường rất bận rộn, không có ai chịu đến văn phòng để gia đình tôi có thể “báo cáo tình hình thực tế” của tôi.
Tôi thở không ra hơi mà cũng cố bảo chạy qua nhà tổ trưởng nói tôi không đi bầu được vì bị bịnh. Tuy nhiên mẹ tôi nhất định không chịu vì tổ trưởng vốn rất ghét những gia đình có người đi vượt biên, có người ở nước ngoài nên vẫn hay “lên án”, nói xỏ nói xiên trong những buổi họp tổ khu phố, gọi gia đình tôi là dân phản động; mẹ tôi không dám tin tổ trưởng sẽ “báo lên trên”. Bàn tới bàn lui, con em tôi quyết định sẽ đi bầu thay cho tôi. Con nhỏ lý luận nó đang là công nhân, đã bầu cử ở cơ quan nên chắc chắn phường sẽ không biết được nó đi bầu hai lần. Tôi hớn hở ủng hộ liền. Mẹ tôi run lắm, run còn hơn cả tôi trong cơn sốt rét không mua được quinine, vì sợ tôi vi phạm quyền làm chủ tập thể, sợ con em tôi phạm tội lừa lọc, qua mặt chính quyền, tuy nhiên cuối cùng cũng đành phải chấp nhận giải pháp… Lê lai cứu chúa.
Con em tôi đi bỏ phiếu về, hí hửng cười vui như Tết:
- Người ta đâu có biết ai vô ai. Em tới “đăng ký” tên chị, cán bộ chẳng thèm ngó mặt em một cái mà chỉ liếc vô cái chứng minh nhân dân của chị, rồi hỏi em có biết gạch tên ai ra không. Em trả lời có, cán bộ nói gạch xong thì đem tờ giấy đó bỏ vô cái thùng phiếu. Vậy là xong! Coi như xong!
“Xong”! Nhưng đó là lần đầu cũng như lần cuối tôi làm nghĩa vụ công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam! Suốt thời gian sau đó, dầu còn kẹt ở lại quê nhà gần cả mười năm, nhưng không hiểu sao tôi chẳng “được” đi bầu lần nào nữa. Tôi không hề có phiếu cử tri mà chẳng bị phường phiền hà hạch sách. Tôi khoái chí, mừng rơn vì không cần phải lê xác tới phòng phiếu bầu bán gì cả. Chỉ tội nghiệp mẹ tôi cứ lo ngay ngáy, hỏi tới hỏi lui có phải vì tôi là vợ của một “thành phần thiếu tin tưởng vào tiền đồ của cách mạng, đã chạy trốn ra nước ngoài” nên bị tước mất quyền tự do bầu cử hay không.
Thiên hạ hay nói giày dép còn có số, tôi nghĩ chắc tôi có cái số… không được dùng lá phiếu của mình cách bình thường như mọi người khác. Vì mãi cho đến ngày xuất cảnh theo chồng, tôi vẫn chưa hề biết phòng phiếu, chưa hề biết đi bầu cử ở Việt Nam như thế nào, mà sang đến xứ người cũng không khá gì hơn.
Những năm đầu mới tha hương, chưa có quốc tịch Úc, tôi không được phép dùng lá phiếu của mình. Đó là những năm ông Robert James Lee Hawke, gọi tắt là Bob Hawke, đang làm thủ tướng của nước Úc. Thành thật mà nói, “fresh off the boat”, mới nhập cư, tiếng Anh chỉ đủ đi chợ, đi nhà băng rút tiền, chẳng hiểu gì về đường lối lãnh đạo của ông Hawke, vậy mà cứ nhìn thấy… gương mặt nhăn nhó quạu quọ của ông trên truyền hình, thì tôi lại “thề thốt”, sau khi nhập quốc tịch Úc, được đi bỏ phiếu rồi, tôi sẽ… gạch ông ra một cách không thương tiếc.
Nhưng thề thốt độc địa như vậy, mà đến cuối năm 1991, khi chưa kịp nhận giấy quốc tịch dầu đã đậu, chưa kịp có cơ hội thể thực hiện được quyền công dân, tôi đã không có cơ hội gạch ngang gạch dọc tên ông Hawke. Bởi vì ông đã bị lật đổ rớt ra khỏi ghế thủ tướng trong cuộc bầu phiếu lãnh đạo đảng. Ông Paul Keating lên thay thế. Vốn là người nổi bật trong chức vụ bộ trưởng ngân khố trong chính phủ của ông Hawke từ năm 1983, người đã rời ghế nhà trường lúc mới tròn mười lăm tuổi, nhưng lại thành công rất sớm trên chính trường của Úc, hai mươi lăm tuổi đà là thành nghị viên và ba mươi mốt tuổi đã vào quốc hội, ông Paul Keating rất nổi đình nổi đám trong thời gian này. Lúc ông thay cho ông Hawke, tôi… hể hả lắm, nhất là khi báo chí đưa tin bà Queen qua thăm thần dân Úc, thay vì khúm núm như các bậc đàn anh, ông đã cả gan quàng vai bà, làm một cử chỉ mà chưa hề có một lãnh đạo Úc nào dám làm.
Thật ra tôi cũng không am hiểu gì mấy về ông Paul Keating nhưng ưa ông có lẽ vì ông… dễ nhìn hơn ông thủ tướng cũ! Chuyện của ông “dính dáng” tới tôi là sau khi “lên ngôi” được hai năm, hoàn tất nhiệm kỳ dở dang từ ông Hawke, đang chuẩn bị ra tranh cử với các đảng khác thì tôi lại giã từ miền nam bán cầu, dẫn con tha phương qua Âu châu.
Thật tình mà nói, viết tới đây, tôi nghĩ không lẽ tôi cần phải… than thân trách phận về “cái số” không được làm cử tri một cách tử tế, chứ tôi đã lại một lần nữa không thể góp cho ông Paul Keating một lá phiếu gọi là làm quà. Đã vậy còn thêm chuyện khi sống ở Đức, thật ra tôi cũng có thể bầu cử bằng cách gửi thư về sứ quán Úc, nhưng trước ngày đi, một người bạn tôi lại cẩn thận khuyên tôi nên làm đơn xin miễn bỏ phiếu để tránh phiền phức sau này, mà tôi đã nghe theo một cách hết sức… mù quáng nên cuối cùng đành trở thành kẻ “tự ý đục bỏ”, không được bầu bán gì năm đó. Những năm tiếp theo, bù đầu vào công việc mới, ngôn ngữ mới và cuộc sống mới, tôi không còn thì giờ theo dõi thời sự để mà ủng hộ hay không cho các ứng cử viên đang chạy về Canberra nữa, nên đành “bỏ rơi” ông Paul Keating không kèn không trống!!!
Thời gian ở Đức, tránh vỏ dưa tôi đụng ngay một cái vỏ dừa. Tôi từng chê ông Hawke… xấu, lúc xa quên hương nhớ mẹ hiền, mỗi bận nhìn ông thủ tướng Helmut Kohl của xứ Đức trên báo, trên truyền hình, tôi còn… đau khổ hơn. Bởi ông này sở hữu một gương mặt còn quạu quọ và xấu hơn ông Hawke rất nhiều, mà lần nữa, với tư cách thường trú nhân, tôi lại không được phép ủng hộ hay chống đối gì cả!
Ông Kohl người từng được thế giới công nhận là có tài trong việc lãnh đạo và thống nhất nước Đức. Ông đã cùng với tổng thống Pháp François Mitterrand thành lập nên liên minh Âu châu, là người từng được tổng thống George W. Bush đánh giá là một trong những lãnh đạo tài ba nhất của Âu châu trong thế kỷ hai mươi. Nhưng sau bốn nhiệm kỳ, thì ông lại bị các đảng đối lập và dân chúng chế nhạo. Đến gần cuối thập niên 90, làn sóng công kích ấy lên dữ dội vì vụ lem nhem tài chính của đảng CDU (Christlich Demokratische Union Deutschlands), và vì tình trạng thất nghiệp mỗi ngày mỗi gia tăng tại Đức. Năm 1998, ông bị đánh bại bởi ông Schrưder, lãnh đạo của liên minh Xanh-Đỏ (grn-roten Koalition).
Tôi có con bạn thân thích chính trị, cứ hay chê tôi chẳng những đã dở, đã không mấy am hiểu chuyện chính trị nên chỉ thích những ông thủ tướng hay tổng thống… đẹp trai.. Nó còn ác đức nhận xét tôi có xu hướng không muốn nhìn xa trông rộng do đó trong mắt tôi chỉ… bốn bức tường của nhà bếp, và cố ý gắn thêm cho tôi cái tội kỳ thị phái nữ. Chỉ vì khi bà Angela Merkel lên “chấp chính”, thay vì hùa theo thế giới khen bà giỏi, tôi cứ bàn tán với nó về chuyện báo chí Đức chê… mái tóc quê mùa của bà, trêu bộ quần áo bà mặc, kiểu giỏ xách bà mang, hoặc đọc cho nó nghe những bài báo nói cạnh nói khóe chuyện bà xuất thân là người Đông Đức, hoặc những lời bóng gió cho rằng bà chỉ lấy danh nghĩa là con gái mục sư để lấy lòng người dân bên tây chứ không phải là người tin đạo. Vân vân. Và vân vân.
Có một lần con bạn tôi đưa ra kết luận rằng nếu như lúc ấy tôi đã đổi sang quốc tịch Đức, được đi bỏ phiếu, chắc thế nào cũng bỏ cho người… tầm xàm. Mười lăm năm… trường hận nơi xứ Đức, trước khi quyết định qua Hoa Kỳ định cư, tôi “qui cố hương” về lại nơi đã cấp cho tôi cái giấy nhập quốc tịch, thẻ căn cước và cho tôi hưởng quyền bầu cử tự do. Thật… xui xẻo cho tôi, vì tôi đã về lại Úc đúng ngay lúc bà Julia Gillard đá ông Kelvin Rudd, lên nắm vận mạng đất nước này y hệt như thời ông Paul Keating giành ghế thủ tướng từ tay ông Bob Hawke. Con bạn tôi khoái chí, lên án tôi không công bình nên khi “phụ rẫy” ông Hawke thì quơ trúng ông Kohl, rồi vì không thích đàn bà tham chính nên tránh bà Merkel lại đụng nhằm bà Gillard! Tôi chán ngán không thèm cãi, và thề trong bụng lúc nào đó, tôi sẽ bầu bán ra trò cho nó… biết tay!
Thời gian ấy, trong khi chờ đơn xin di dân qua Hoa Kỳ được chấp thuận, rảnh, tôi vào college đi học cho đỡ sốt ruột. Tôi đã ghi danh đủ các môn văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, chính trị để hiểu thêm về cái đất mẹ thứ hai này của mình. Vào lớp lịch sử, tôi học với một ông thầy mê bà Gillard, ca tụng bà hết lời. Bà Gillard… đẹp gái, tươi tắn, đầy tham vọng, ăn nói sắc sảo và không…già, không nhà quê như bà Merkel, nhưng cái thành tích lật đổ ông thủ tướng Rudd để lên nắm chính quyền khiến tôi nghi ngờ. Lúc nghe ông thầy kể “công đức” của bà Gillard, nhìn nét mặt hân hoan và giọng điệu say sưa của ông, nhiều lần tôi đã ước ao phải chi mình cũng có lòng nhiệt thành trước một đảng phái hay mê một chính trị gia nào đó như thế, chắc có lẽ đời sống tôi sẽ nhiều màu sắc mới mẻ hơn. Và nếu được cơ hội… đi bỏ phiếu chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn.
Tôi “hồi hương” một đôi tháng gì đó, thì như thể lô xổ số an ủi, tôi được tham dự một cuộc bầu cử địa phương. Tuy nhiên là lần đầu tiên trong đời được xử dụng lá phiếu của mình một cách đường đường chính chính mà cũng lại rất… hỡi ơi, vì mới về lại Úc, chưa kịp làm quen lại với môi trường, chưa biết ai ra ai, cộng thêm cái tư tưởng “phản quốc” sẽ bỏ đi ngay khi có chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nên tôi đã vác xác tới phòng phiếu như một người đang ở trên mây. Chẳng những không biết gì về ứng cử viên, tôi thậm chí còn không hay là mình… phải đi bầu. Theo luật lệ Úc, đã là công dân mà không ghi danh bầu cử đúng hạn định, không đi bỏ phiếu thì sẽ bị lãnh ngay một cái giấy phạt, giá “phải chăng” từ hai chục đồng rồi tăng dần lên hằng trăm, hàng ngàn, nếu như người bị phạt không trả tiền đúng hạn, hoặc vẫn tiếp tục... lỳ lợm, không chịu đi bầu.
Tôi hỏi một người quen:
- Chị nhận xét như thế nào về những ứng cử viên hiện nay?
Người ấy tỉnh bơ trả lời:
- Nhận xét gì chớ! Chuyện đó đâu có dính dáng tới mình.
Tôi tròn mắt:
- Sao không?
Người ấy rùn vai nói một câu làm tôi giật cả mình:
- Ai cũng được, vì đây là… nước người ta mà. Còn mình thì miễn đừng bầu cho mấy người gốc Việt là được rồi.
Tôi kinh ngạc:
- Sao vậy? Là “người mình”, hiểu mình nhiều hơn, thì mình phải bầu cho họ để có được tiếng nói với cộng đồng người Úc chứ!
Người quen của tôi thở dài:
- Ôi, mấy người đó Úc hóa hết trơn rồi. Nói tiếng Việt còn không rành, lấy đâu mà đại diện cho mình. Thắng thua gì thì mình cũng vậy thôi!
Tôi chưng hửng! Không cách gì hiểu được cái lý luận “cũng vậy” ấy. Ngày bầu cử, tôi đi theo một người bạn để sè sẹ liếc mắt xem bạn tôi bầu cho ai. Thấy cô “gạch” ai, tôi gạch theo. Nhưng không như người quen đã dặn dò, tôi ủng hộ cho một ứng cử viên gốc Việt. Bầu cử xong, ra khỏi phòng phiếu, bạn tôi nói:
- Vậy là xong!
Xong, có nghĩa là tôi sẽ không bị phạt vì không đi bầu. Về sau này, định cư hẳn ở Hoa Kỳ vài năm rồi mà cô bạn này, người cho tôi xử dụng địa chỉ ở Úc, vẫn còn nhận thư tôi bị phạt tiền về tội đã… trốn tránh nghĩa vụ công dân.
Những ngày gần đây, không chỉ nước Mỹ xôn xao mà cả thế giới cũng đứng ngồi không yên vì cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới, tương tự như trước đây, tôi vẫn là người ngoài cuộc, vẫn là người không được bầu cử.
Ngày ngày nghe xôn xao ở nhà, cuối tuần đi nhà thờ, nghe Mục sư quản nhiệm người Mỹ gốc Ukraine nhắc nhở thẳng thắn, “là tín đồ thì không nên mang chuyện chính trị vào nhà thờ, nhưng cũng cần phải có ý thức và thái độ chính trị đúng đắn”, ngoài chuyện khuyến khích tín đồ cố gắng có công ăn việc làm đàng hoàng, đóng thuế đầy đủ, ông còn khuyên thêm, “nên làm đầy đủ bổn phận công dân như đi bỏ phiếu, thi hành luật lệ nghiêm chỉnh, và đặc biệt là phải nhớ cầu nguyện nhiều cho lãnh đạo, cho chính phủ…”; tôi cứ băn khoăn trăn trở.
Không riêng gì ở đây, mà ở đâu tôi cũng cố gắng thực hiện những điều được khuyên nhủ ấy. Từ công ăn việc làm, đóng thuế cho chính phủ, cầu nguyện cho lãnh đạo quốc gia, vân vân, chuyện gì tôi cũng làm, cũng tự nguyện. Chỉ riêng cái vụ… bỏ phiếu, vụ bầu cử này, thì thiệt là lạ. Cả bắt buộc lẫn tự nguyện đều không bình thường chút nào.
Vậy là sao hén? Tôi tự hỏi. Tôi đang sống ở một cái đất nước mà luật lệ cho phép người dân quyền muốn bầu ai thì bầu, muốn đi hay không đi bỏ phiếu cũng được, lại thêm quyền tự do muốn phát biểu ý kiến cá nhân ra sao cũng được về ứng cử viên, về chuyện bầu cử…
Vậy thì, tôi hỏi tôi, có nên hay không nhỉ, nghĩ đến chuyện đổi quốc tịch để có thể thực hiện nghĩa vụ cách đàng hoàng nay mai?
Hoàng Nga
Bài số 3854-17-30354-vb2062716
Hoàng Nga là tên thật. Tác giả cho biết Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái, rể và hai cháu ngoại. Có viết cho các tạp chí Làng Văn (Canada), Văn (Hoa Kỳ) Văn Học (Hoa Kỳ), Phố Văn (Hoa Kỳ), Việt Luận (Úc)… Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XVII, tác giả cho thấy một sức viết mạnh mẽ. Sau đây là bài viết mới nhất.
* * *
Gia đình tôi có ba mạng người lớn, hai quốc tịch Hoa Kỳ không đảng phái nhưng gần như chỉ ủng hộ Dân Chủ, và một “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, dân Úc gốc… mít không được phép đi bầu. Gia đình sui gia tôi cũng ba, đều là công dân Hoa Kỳ, hai rất ư là… Cộng Hòa, một lơ mơ thường không biết nên bỏ phiếu cho ai. Hôm ông Bernie Sanders tới thành phố này vận động tranh cử, cả nhà phải ăn cơm sớm để hai ủng hộ viên đi sắp hàng nghe ông thượng nghị sĩ hứa hẹn mang lại nhiều điều hay cho đất nước. “Cộng Hòa” nghe vậy, im im, lườm lườm, không phát biểu điều gì “gây tổn hại” nhưng hẳn nhiên là không tham gia vụ vận động tranh cử.
Mấy năm trước sang chơi, trước ngày ông nghị Barack Obama đánh bại ông nghị John McCain, tôi đã từng nghe hai… gà nhà tranh cãi dữ dội. Năm đó Dân Chủ chiến thắng vẻ vang, Cộng Hòa… xuội lơ. 2012 Dân chủ lại tái đắc cử, Cộng Hòa ngậm ngùi nhưng bảo dầu gì thì Dân Chủ cũng có “làm nên chuyện” trong nhiệm kỳ một.
Đến lần này, thì tình hình coi bộ gay go dữ. Ngoài xã hội đã quá bối rối, trong nhà càng hoang mang hơn. Vì cả hai “Dân Chủ” và “Cộng Hòa” đều chẳng lấy gì làm thích thú với những đại diện “phe mình”. Nên có lẽ vì thế mà chẳng cần mất thì giờ coi TV, nghe radio, hay lên mạng đọc báo gì cả, cũng chẳng cần ngóng ai “ra” ai “vào”, ai hơn ai thua, mà gần như tất cả các tin tức liên quan đến tình hình bầu cử, tôi đều được nghe bình luận tới bến vào các bữa ăn, sau khi uống trà, uống cà phê ăn bánh ngọt với cả hai “đảng”.
Nghe riết một hồi, tôi bỗng sực nhớ đến vô số chuyện liên quan đến việc bầu cử. Chuyện ở quê nhà, ở quê người, rồi ở quê… ta.
*
Quê nhà, mẹ tôi là người từng sống qua nhiều chính thể, chứng kiến vô số cảnh vật đổi sao dời, nhưng chẳng mấy khi để tâm đến chính trị và thời sự, cũng ít khi quan tâm đến chính khách nọ lên hay chính khách kia xuống. Tuy nhiên có một chuyện rất đặc biệt bà luôn luôn làm trước đây mà mẹ tôi nhớ mãi, là khi các cuộc tranh cử bắt đầu xảy ra, thì cứ vài hôm bà lại đưa thêm tiền chợ cho chị giúp việc, bảo mua thức nhắm và bia để chiều “thầy và mấy ông lai rai, bàn chuyện… quốc sự”!
Chuyện “quốc sự” của ba tôi cùng các ông bạn của ông là tranh cãi tối đa, tranh cãi hết hơi về những gì sẽ xảy ra trong tương lai; là chuyện những ông nghị, dân biểu, ông tướng, ông tá sẽ làm gì sau khi đắc cử, là chuyện xem ai sẽ giỏi hơn ai khi nắm vận mạng đất nước, lèo lái con thuyền tổ quốc.
Trong nhà tôi thuở ấy lúc nào cũng có mấy chai Whisky Crown ba tôi mua ở một tiệm rượu Tây dưới phố, hoặc order từ Hongkong về để đãi bạn bè thân thiết. Bạn “quốc sự” của ba tôi có lẽ là thích uống bia, vì mẹ tôi bảo chị người làm mua bia, nhưng cứ mỗi khi chuyện “quốc sự” đến hồi không thể dừng lại được thì các ông sẽ chuyển sang whisky. Sở dĩ tôi nhớ rất rõ như vậy vì mấy chị em tôi thường ngồi đâu đó gần bàn tiệc “quốc sự”, cũng… tranh cãi dữ dội không kém, nhưng là để giành cho bằng được cái bao nhung màu tím sẫm rất đẹp đựng chai rượu whisky ấy. Có thể nói tôi là đứa kiên nhẫn hơn hết trong mấy anh chị em trong vụ giành giật này, nên tôi thường lân la cạnh cho đến lúc tàn tiệc để “chiến đấu tới cùng”. Vì ngồi dai như vậy nên tôi vẫn còn nhớ tên từng bác, nhớ rõ cái không khí của những buồi bàn luận. Chỉ tiếc là tôi đã không nhớ nổi ba và các bác “tán” chuyện quốc sự như thế nào, do có quá nhiều từ ngữ, tên tuổi các nhân vật chính trị, và… tệ hơn là khi lên tới… Quanh Minh Đỉnh rồi, các ông sẽ không chỉ nói “tiếng quốc ngữ chữ nước ta” mà pha tiếng Pháp, “toi, moi” loạn cào cào…
Những lúc như vậy, mẹ tôi sẽ đi tới đi lui xem ba tôi có cần thêm thức ăn, thêm bia, thêm rượu hay không. Mẹ tôi “tam tòng”, lúc nào cũng coi ý kiến của ba tôi quan trọng hơn hết nhưng chẳng bao giờ ngồi chung, dĩ nhiên cũng không bao giờ tham gia tranh cãi. Tuy nhiên bà cũng chờ như chúng tôi. Chúng tôi chờ “hiện vật”, còn mẹ tôi thì chờ các “bình luận gia” ra về, sẽ đi lấy cho ba tôi ly nước chanh uống cho hạ hỏa, rồi khẽ khàng ngồi xuống, hỏi ba tôi một câu bất di bất dịch trước khi quyết định đưa cái bao nhung cho đứa nào:
- Vậy thì cuối cùng mình sẽ bầu cho ai đây?
Mẹ tôi “tam tòng”, nên ứng cử viên nào cũng được, miễn ba tôi ủng hộ người đó thôi. Có một chuyện khôi hài khác tôi còn nhớ, là mặc dầu mẹ tôi cũng thơ phú chữ nghĩa, sách vở nọ kia, mà bao giờ cũng vậy, ba tôi luôn luôn “phụ lục đính kèm” một cái dấu hiệu, logo của ứng cử viên hoặc của liên doanh mà ông đã chọn, sau đó sẽ dặn dò mẹ tôi rất kỹ lưỡng y hệt mẹ tôi… không biết đọc. Lại còn dặn dò một cách rất chân thành (nhưng coi bộ rất dễ… bị kiếm chuyện), chẳng hạn như:
- Hai ông Phan Khắc Sửu -Phan Quang Đán là “Trâu cày” nha bà, còn ông Trần Văn Hương và ông Mai Thọ Truyền là “Người gieo mạ” …
Cứ như thế, mẹ tôi đi bầu cử… khỏe re. Mà khỏe nhất có lẽ là lần bầu cử tổng thống năm 1971, vì năm đó cái logo bản đồ Việt Nam của hai ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Trần văn Hương vốn đã dễ nhớ, tất cả các liên doanh khác lại rút lui hết, nên chắc chắn mẹ tôi không cần hỏi han, hay chờ ba tôi nhắc nhở cũng biết sẽ bầu cho ai. Lúc nghe người ta tán nhảm, cười cợt chuyện độc cử, mẹ tôi nói:
- Dù gì thì mình cũng “biết” tổng thống bốn năm rồi, ổng làm tiếp cũng đâu có sao!
Hai ông “Bản Đồ Việt Nam” không đối thủ, “làm tiếp” chưa hết nhiệm kỳ hai thì miền nam mất. Lúc tổng thống Thiệu thoái vị, ông phó Trần Văn Hương lên thay và sau đó là ông Dương Văn Minh, thì thị xã tôi đã “hoàn toàn thuộc về tay nhân dân”, mẹ tôi mất hẳn cơ hội chuẩn bị bia rượu thức nhắm cho ba tôi và bạn ông bàn luận chuyện đất nước quê hương. Gần một năm sau, ngày 25/04/1976 khi “toàn thể nhân dân hân hoan nô nức mừng ngày bầu cử quốc hội chung của cả nước”, gia đình tôi đã bắt đầu nghèo đói như mọi gia đình miền nam khác.
Theo tài liệu “lịch sử Quốc Hội Việt Nam” của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở quê nhà, lần bầu cử năm 1976 “đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đáng ghi nhớ”. Tài liệu ghi lại rằng, “đối với các tỉnh, thành phố miền nam, do công tác bầu cử còn mới mẻ, Ban Tổ chức của Chính phủ đã tích cực tham mưu, đồng thời nghiên cứu, dự thảo một số chính sách, tiêu chuẩn xác nhận quyền công dân (…). Bên cạnh đó, Ban Tổ chức của Chính phủ còn giúp Ban Chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội các tỉnh miền Nam tập huấn nghiệp vụ cho gần 1.000 cán bộ làm công tác bầu cử *.
Nói như thế nghĩa là dân phải đi học cách bầu cử. Khi phường “phát động chiến dịch” này, mặc dầu chưa tới tuổi được công nhận là công dân của một đất nước vừa được giải phóng thoát khỏi ách Mỹ ngụy, nhưng thuộc loại rảnh rang nhất, nên tôi đã bị cả nhà “đề bạt” làm đại diện đi “tiếp thu kiến thức” để “nhận thức vai trò tiên phong của cử tri” một cách hết sức… bất nhẫn.
Nhiệm vụ của người phải đi học bầu cử lúc ấy là tới ngồi nghe đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo thực dân mới, đồng thời sẽ thề, khẳng định lập trường đấu tranh, cương quyết cảnh giác chống tay sai tàn dư Mỹ ngụy để bảo vệ cuộc bầu cử, rồi cuối cùng thì học cách bầu cử. Bổn phận của tôi sau đó là về “triển khai” lại với các thành viên trong gia đình những điều quan trọng. Tôi không nhớ đã phải đi học bao nhiêu lần trước khi bầu cử, nhưng lần học cuối cùng “vô cùng hệ trọng” như lời cán bộ nói, nên cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thể quên. Tôi về “truyền đạt” lại cho ba mẹ và cả nhà:
- Vào ngày bầu cử, sẽ có một cái danh sách, trong đó mình phải biết gạch bỏ một số tên ứng cử viên, là những người mà “các tổ chức quần chúng ở cơ sở thảo luận, đưa lên Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam thống nhất hiệp thương chính thức giới thiệu”. Điều quan trọng nhất để lá phiếu của mình trở nên hợp lệ là phải gạch hết tên mấy người này ra và chừa lại đúng tên những người đã được chỉ định.
Mẹ tôi ngạc nhiên:
- Ủa, sao vậy? Bầu cử, thì cử tri muốn gạch ai là gạch, bầu cho ai thì tự mình quyết định chớ sao lại chỉ bầu cho những người đã được chỉ định?
Tôi chậc lưỡi:
- Mẹ nói như vậy là không hiểu về chủ trương và chính sách rồi. Bí thư phường nói những người được qui định là những người mà đảng và nhà nước đã sáng suốt chọn lựa. Đem so với những người chỉ do các tổ chức quần chúng ở cơ sở giới thiệu, thì họ là những người có tuổi đảng cao, thâm niên công vụ, lý lịch ba đời trong sạch, và luôn luôn trung thành với Đảng, xứng đáng hơn hẳn mấy người kia.
Mẹ tôi có vẻ hoang mang. Không biết có phải vì những từ ngữ cách mạng tôi “truyền đạt” còn quá lạ tai và quá lớn lao mà bà sợ tôi đã nghe lầm, hay điều tôi nói có cái gì đó vượt trên lẽ bình thường hay chăng. Vì vậy sau một hồi hỏi tới hỏi lui, cuối cùng bà chép miệng:
- Mà nếu vậy thì cứ chỉ định cho người nào đó vào quốc hội cho rồi, bầu bán gì mất thì giờ chớ!
Ba tôi lắc đầu:
- Con nó học tập như vậy, về nói vậy, bà cứ làm theo là được. Nếu không, phiếu của bà bất hợp lệ thì yên sao?
Tôi đồng ý với ba:
- Y như ngày xưa mẹ hỏi ý kiến ba ủng hộ ai, thì mẹ bầu cho người đó.
Mẹ tôi nhăn mặt:
- Đó là vì mẹ tin ba con chọn đúng.
Tôi hỏi lại:
- Bộ mẹ không tin nhà nước chọn đúng hả? Mẹ có nghe bài hát “phụ nữ Việt Nam vốn hay lam hay làm. Có Đảng chỉ đường đã bừng đôi mắt sáng” chưa?
Mẹ tôi im im một hồi. Sau đó “người phụ nữ Việt Nam hay lam hay làm” của ba tôi thở dài:
- Nhưng mà con mới nói là danh sách có rất nhiều ứng cử viên… Nhiều vậy thì làm sao mình nhớ tên ai để gạch đây?
Tội nghiệp mẹ tôi, bà sợ không đi đúng đường lối cách mạng. Tôi an ủi:
- Mẹ đừng lo quá. Phường nói sẽ có một cán bộ hướng dẫn ở phòng phiếu hôm đó, giúp mình biết gạch tên ai ra khỏi danh sách.
Mẹ tôi lại im. Xem ra không “quán triệt” là mấy, nhưng hình như cũng “nhất trí” là cần phải làm theo những gì phường chỉ bảo thì được để yên thân. Tôi làm xong nhiệm vụ học tập và triển khai một cách vẻ vang, có hiệu quả, phía người lớn chỉ còn chờ ngày đi gạch nữa là xong! Vài tuần sau Hội Đồng bầu cử toàn quốc ra thông báo “cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành thật sự dân chủ, đúng luật và pháp lệnh bầu cử”, nói thêm “tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, không nơi nào phải bầu cử lại và bầu thêm”, và cuối cùng tuyên bố kết quả “các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã được bầu với số phiếu tối đa”.(**)
Mấy năm sau, thi hành nghị quyết của bộ chính trị, tôi lại “được” đi học tập bầu cử lần nữa. Thời điểm ấy, thì không còn phải đả đảo đế quốc thực dân, mà cán bộ phường dạy về tình hình quốc tế, về chính sách đối nội đối ngoại của Đảng và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Phần đầt nước thì hết môi hở răng lạnh hay răng hô gì cả vì vừa mới đánh nhau giành biên giới Việt-Trung trước đó không lâu, phần bản thân thì tôi là người đã dư tuổi để phát huy quyền làm chủ, đã biết “nhận thức rõ sự khác nhau giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản, tầng lớp trí thức” để “tham gia bầu cử một cách tự nguyện, tự giác”. Vậy mà thật oái oăm, đến ngày bầu cử, tôi bỗng lăn đùng ra sốt rét! Mẹ tôi hoảng hồn, nhưng không phải lo tôi đang bịnh mà lo phường sẽ khám phá ra chuyện tôi sẽ không đi… gạch. Bà cứ đi ra đi vào hỏi phải làm sao vì lúc đó cán bộ phường rất bận rộn, không có ai chịu đến văn phòng để gia đình tôi có thể “báo cáo tình hình thực tế” của tôi.
Tôi thở không ra hơi mà cũng cố bảo chạy qua nhà tổ trưởng nói tôi không đi bầu được vì bị bịnh. Tuy nhiên mẹ tôi nhất định không chịu vì tổ trưởng vốn rất ghét những gia đình có người đi vượt biên, có người ở nước ngoài nên vẫn hay “lên án”, nói xỏ nói xiên trong những buổi họp tổ khu phố, gọi gia đình tôi là dân phản động; mẹ tôi không dám tin tổ trưởng sẽ “báo lên trên”. Bàn tới bàn lui, con em tôi quyết định sẽ đi bầu thay cho tôi. Con nhỏ lý luận nó đang là công nhân, đã bầu cử ở cơ quan nên chắc chắn phường sẽ không biết được nó đi bầu hai lần. Tôi hớn hở ủng hộ liền. Mẹ tôi run lắm, run còn hơn cả tôi trong cơn sốt rét không mua được quinine, vì sợ tôi vi phạm quyền làm chủ tập thể, sợ con em tôi phạm tội lừa lọc, qua mặt chính quyền, tuy nhiên cuối cùng cũng đành phải chấp nhận giải pháp… Lê lai cứu chúa.
Con em tôi đi bỏ phiếu về, hí hửng cười vui như Tết:
- Người ta đâu có biết ai vô ai. Em tới “đăng ký” tên chị, cán bộ chẳng thèm ngó mặt em một cái mà chỉ liếc vô cái chứng minh nhân dân của chị, rồi hỏi em có biết gạch tên ai ra không. Em trả lời có, cán bộ nói gạch xong thì đem tờ giấy đó bỏ vô cái thùng phiếu. Vậy là xong! Coi như xong!
“Xong”! Nhưng đó là lần đầu cũng như lần cuối tôi làm nghĩa vụ công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam! Suốt thời gian sau đó, dầu còn kẹt ở lại quê nhà gần cả mười năm, nhưng không hiểu sao tôi chẳng “được” đi bầu lần nào nữa. Tôi không hề có phiếu cử tri mà chẳng bị phường phiền hà hạch sách. Tôi khoái chí, mừng rơn vì không cần phải lê xác tới phòng phiếu bầu bán gì cả. Chỉ tội nghiệp mẹ tôi cứ lo ngay ngáy, hỏi tới hỏi lui có phải vì tôi là vợ của một “thành phần thiếu tin tưởng vào tiền đồ của cách mạng, đã chạy trốn ra nước ngoài” nên bị tước mất quyền tự do bầu cử hay không.
Thiên hạ hay nói giày dép còn có số, tôi nghĩ chắc tôi có cái số… không được dùng lá phiếu của mình cách bình thường như mọi người khác. Vì mãi cho đến ngày xuất cảnh theo chồng, tôi vẫn chưa hề biết phòng phiếu, chưa hề biết đi bầu cử ở Việt Nam như thế nào, mà sang đến xứ người cũng không khá gì hơn.
Những năm đầu mới tha hương, chưa có quốc tịch Úc, tôi không được phép dùng lá phiếu của mình. Đó là những năm ông Robert James Lee Hawke, gọi tắt là Bob Hawke, đang làm thủ tướng của nước Úc. Thành thật mà nói, “fresh off the boat”, mới nhập cư, tiếng Anh chỉ đủ đi chợ, đi nhà băng rút tiền, chẳng hiểu gì về đường lối lãnh đạo của ông Hawke, vậy mà cứ nhìn thấy… gương mặt nhăn nhó quạu quọ của ông trên truyền hình, thì tôi lại “thề thốt”, sau khi nhập quốc tịch Úc, được đi bỏ phiếu rồi, tôi sẽ… gạch ông ra một cách không thương tiếc.
Nhưng thề thốt độc địa như vậy, mà đến cuối năm 1991, khi chưa kịp nhận giấy quốc tịch dầu đã đậu, chưa kịp có cơ hội thể thực hiện được quyền công dân, tôi đã không có cơ hội gạch ngang gạch dọc tên ông Hawke. Bởi vì ông đã bị lật đổ rớt ra khỏi ghế thủ tướng trong cuộc bầu phiếu lãnh đạo đảng. Ông Paul Keating lên thay thế. Vốn là người nổi bật trong chức vụ bộ trưởng ngân khố trong chính phủ của ông Hawke từ năm 1983, người đã rời ghế nhà trường lúc mới tròn mười lăm tuổi, nhưng lại thành công rất sớm trên chính trường của Úc, hai mươi lăm tuổi đà là thành nghị viên và ba mươi mốt tuổi đã vào quốc hội, ông Paul Keating rất nổi đình nổi đám trong thời gian này. Lúc ông thay cho ông Hawke, tôi… hể hả lắm, nhất là khi báo chí đưa tin bà Queen qua thăm thần dân Úc, thay vì khúm núm như các bậc đàn anh, ông đã cả gan quàng vai bà, làm một cử chỉ mà chưa hề có một lãnh đạo Úc nào dám làm.
Thật ra tôi cũng không am hiểu gì mấy về ông Paul Keating nhưng ưa ông có lẽ vì ông… dễ nhìn hơn ông thủ tướng cũ! Chuyện của ông “dính dáng” tới tôi là sau khi “lên ngôi” được hai năm, hoàn tất nhiệm kỳ dở dang từ ông Hawke, đang chuẩn bị ra tranh cử với các đảng khác thì tôi lại giã từ miền nam bán cầu, dẫn con tha phương qua Âu châu.
Thật tình mà nói, viết tới đây, tôi nghĩ không lẽ tôi cần phải… than thân trách phận về “cái số” không được làm cử tri một cách tử tế, chứ tôi đã lại một lần nữa không thể góp cho ông Paul Keating một lá phiếu gọi là làm quà. Đã vậy còn thêm chuyện khi sống ở Đức, thật ra tôi cũng có thể bầu cử bằng cách gửi thư về sứ quán Úc, nhưng trước ngày đi, một người bạn tôi lại cẩn thận khuyên tôi nên làm đơn xin miễn bỏ phiếu để tránh phiền phức sau này, mà tôi đã nghe theo một cách hết sức… mù quáng nên cuối cùng đành trở thành kẻ “tự ý đục bỏ”, không được bầu bán gì năm đó. Những năm tiếp theo, bù đầu vào công việc mới, ngôn ngữ mới và cuộc sống mới, tôi không còn thì giờ theo dõi thời sự để mà ủng hộ hay không cho các ứng cử viên đang chạy về Canberra nữa, nên đành “bỏ rơi” ông Paul Keating không kèn không trống!!!
Thời gian ở Đức, tránh vỏ dưa tôi đụng ngay một cái vỏ dừa. Tôi từng chê ông Hawke… xấu, lúc xa quên hương nhớ mẹ hiền, mỗi bận nhìn ông thủ tướng Helmut Kohl của xứ Đức trên báo, trên truyền hình, tôi còn… đau khổ hơn. Bởi ông này sở hữu một gương mặt còn quạu quọ và xấu hơn ông Hawke rất nhiều, mà lần nữa, với tư cách thường trú nhân, tôi lại không được phép ủng hộ hay chống đối gì cả!
Ông Kohl người từng được thế giới công nhận là có tài trong việc lãnh đạo và thống nhất nước Đức. Ông đã cùng với tổng thống Pháp François Mitterrand thành lập nên liên minh Âu châu, là người từng được tổng thống George W. Bush đánh giá là một trong những lãnh đạo tài ba nhất của Âu châu trong thế kỷ hai mươi. Nhưng sau bốn nhiệm kỳ, thì ông lại bị các đảng đối lập và dân chúng chế nhạo. Đến gần cuối thập niên 90, làn sóng công kích ấy lên dữ dội vì vụ lem nhem tài chính của đảng CDU (Christlich Demokratische Union Deutschlands), và vì tình trạng thất nghiệp mỗi ngày mỗi gia tăng tại Đức. Năm 1998, ông bị đánh bại bởi ông Schrưder, lãnh đạo của liên minh Xanh-Đỏ (grn-roten Koalition).
Tôi có con bạn thân thích chính trị, cứ hay chê tôi chẳng những đã dở, đã không mấy am hiểu chuyện chính trị nên chỉ thích những ông thủ tướng hay tổng thống… đẹp trai.. Nó còn ác đức nhận xét tôi có xu hướng không muốn nhìn xa trông rộng do đó trong mắt tôi chỉ… bốn bức tường của nhà bếp, và cố ý gắn thêm cho tôi cái tội kỳ thị phái nữ. Chỉ vì khi bà Angela Merkel lên “chấp chính”, thay vì hùa theo thế giới khen bà giỏi, tôi cứ bàn tán với nó về chuyện báo chí Đức chê… mái tóc quê mùa của bà, trêu bộ quần áo bà mặc, kiểu giỏ xách bà mang, hoặc đọc cho nó nghe những bài báo nói cạnh nói khóe chuyện bà xuất thân là người Đông Đức, hoặc những lời bóng gió cho rằng bà chỉ lấy danh nghĩa là con gái mục sư để lấy lòng người dân bên tây chứ không phải là người tin đạo. Vân vân. Và vân vân.
Có một lần con bạn tôi đưa ra kết luận rằng nếu như lúc ấy tôi đã đổi sang quốc tịch Đức, được đi bỏ phiếu, chắc thế nào cũng bỏ cho người… tầm xàm. Mười lăm năm… trường hận nơi xứ Đức, trước khi quyết định qua Hoa Kỳ định cư, tôi “qui cố hương” về lại nơi đã cấp cho tôi cái giấy nhập quốc tịch, thẻ căn cước và cho tôi hưởng quyền bầu cử tự do. Thật… xui xẻo cho tôi, vì tôi đã về lại Úc đúng ngay lúc bà Julia Gillard đá ông Kelvin Rudd, lên nắm vận mạng đất nước này y hệt như thời ông Paul Keating giành ghế thủ tướng từ tay ông Bob Hawke. Con bạn tôi khoái chí, lên án tôi không công bình nên khi “phụ rẫy” ông Hawke thì quơ trúng ông Kohl, rồi vì không thích đàn bà tham chính nên tránh bà Merkel lại đụng nhằm bà Gillard! Tôi chán ngán không thèm cãi, và thề trong bụng lúc nào đó, tôi sẽ bầu bán ra trò cho nó… biết tay!
Thời gian ấy, trong khi chờ đơn xin di dân qua Hoa Kỳ được chấp thuận, rảnh, tôi vào college đi học cho đỡ sốt ruột. Tôi đã ghi danh đủ các môn văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, chính trị để hiểu thêm về cái đất mẹ thứ hai này của mình. Vào lớp lịch sử, tôi học với một ông thầy mê bà Gillard, ca tụng bà hết lời. Bà Gillard… đẹp gái, tươi tắn, đầy tham vọng, ăn nói sắc sảo và không…già, không nhà quê như bà Merkel, nhưng cái thành tích lật đổ ông thủ tướng Rudd để lên nắm chính quyền khiến tôi nghi ngờ. Lúc nghe ông thầy kể “công đức” của bà Gillard, nhìn nét mặt hân hoan và giọng điệu say sưa của ông, nhiều lần tôi đã ước ao phải chi mình cũng có lòng nhiệt thành trước một đảng phái hay mê một chính trị gia nào đó như thế, chắc có lẽ đời sống tôi sẽ nhiều màu sắc mới mẻ hơn. Và nếu được cơ hội… đi bỏ phiếu chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn.
Tôi “hồi hương” một đôi tháng gì đó, thì như thể lô xổ số an ủi, tôi được tham dự một cuộc bầu cử địa phương. Tuy nhiên là lần đầu tiên trong đời được xử dụng lá phiếu của mình một cách đường đường chính chính mà cũng lại rất… hỡi ơi, vì mới về lại Úc, chưa kịp làm quen lại với môi trường, chưa biết ai ra ai, cộng thêm cái tư tưởng “phản quốc” sẽ bỏ đi ngay khi có chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nên tôi đã vác xác tới phòng phiếu như một người đang ở trên mây. Chẳng những không biết gì về ứng cử viên, tôi thậm chí còn không hay là mình… phải đi bầu. Theo luật lệ Úc, đã là công dân mà không ghi danh bầu cử đúng hạn định, không đi bỏ phiếu thì sẽ bị lãnh ngay một cái giấy phạt, giá “phải chăng” từ hai chục đồng rồi tăng dần lên hằng trăm, hàng ngàn, nếu như người bị phạt không trả tiền đúng hạn, hoặc vẫn tiếp tục... lỳ lợm, không chịu đi bầu.
Tôi hỏi một người quen:
- Chị nhận xét như thế nào về những ứng cử viên hiện nay?
Người ấy tỉnh bơ trả lời:
- Nhận xét gì chớ! Chuyện đó đâu có dính dáng tới mình.
Tôi tròn mắt:
- Sao không?
Người ấy rùn vai nói một câu làm tôi giật cả mình:
- Ai cũng được, vì đây là… nước người ta mà. Còn mình thì miễn đừng bầu cho mấy người gốc Việt là được rồi.
Tôi kinh ngạc:
- Sao vậy? Là “người mình”, hiểu mình nhiều hơn, thì mình phải bầu cho họ để có được tiếng nói với cộng đồng người Úc chứ!
Người quen của tôi thở dài:
- Ôi, mấy người đó Úc hóa hết trơn rồi. Nói tiếng Việt còn không rành, lấy đâu mà đại diện cho mình. Thắng thua gì thì mình cũng vậy thôi!
Tôi chưng hửng! Không cách gì hiểu được cái lý luận “cũng vậy” ấy. Ngày bầu cử, tôi đi theo một người bạn để sè sẹ liếc mắt xem bạn tôi bầu cho ai. Thấy cô “gạch” ai, tôi gạch theo. Nhưng không như người quen đã dặn dò, tôi ủng hộ cho một ứng cử viên gốc Việt. Bầu cử xong, ra khỏi phòng phiếu, bạn tôi nói:
- Vậy là xong!
Xong, có nghĩa là tôi sẽ không bị phạt vì không đi bầu. Về sau này, định cư hẳn ở Hoa Kỳ vài năm rồi mà cô bạn này, người cho tôi xử dụng địa chỉ ở Úc, vẫn còn nhận thư tôi bị phạt tiền về tội đã… trốn tránh nghĩa vụ công dân.
*
Những ngày gần đây, không chỉ nước Mỹ xôn xao mà cả thế giới cũng đứng ngồi không yên vì cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới, tương tự như trước đây, tôi vẫn là người ngoài cuộc, vẫn là người không được bầu cử.
Ngày ngày nghe xôn xao ở nhà, cuối tuần đi nhà thờ, nghe Mục sư quản nhiệm người Mỹ gốc Ukraine nhắc nhở thẳng thắn, “là tín đồ thì không nên mang chuyện chính trị vào nhà thờ, nhưng cũng cần phải có ý thức và thái độ chính trị đúng đắn”, ngoài chuyện khuyến khích tín đồ cố gắng có công ăn việc làm đàng hoàng, đóng thuế đầy đủ, ông còn khuyên thêm, “nên làm đầy đủ bổn phận công dân như đi bỏ phiếu, thi hành luật lệ nghiêm chỉnh, và đặc biệt là phải nhớ cầu nguyện nhiều cho lãnh đạo, cho chính phủ…”; tôi cứ băn khoăn trăn trở.
Không riêng gì ở đây, mà ở đâu tôi cũng cố gắng thực hiện những điều được khuyên nhủ ấy. Từ công ăn việc làm, đóng thuế cho chính phủ, cầu nguyện cho lãnh đạo quốc gia, vân vân, chuyện gì tôi cũng làm, cũng tự nguyện. Chỉ riêng cái vụ… bỏ phiếu, vụ bầu cử này, thì thiệt là lạ. Cả bắt buộc lẫn tự nguyện đều không bình thường chút nào.
Vậy là sao hén? Tôi tự hỏi. Tôi đang sống ở một cái đất nước mà luật lệ cho phép người dân quyền muốn bầu ai thì bầu, muốn đi hay không đi bỏ phiếu cũng được, lại thêm quyền tự do muốn phát biểu ý kiến cá nhân ra sao cũng được về ứng cử viên, về chuyện bầu cử…
Vậy thì, tôi hỏi tôi, có nên hay không nhỉ, nghĩ đến chuyện đổi quốc tịch để có thể thực hiện nghĩa vụ cách đàng hoàng nay mai?
Hoàng Nga
- Từ khóa :
- Sioux Falls
- ,
- Canada
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Việt Nam
- ,
- Mỹ
- ,
- Angela Merkel
Chắc là Hoàng D D sống dưới chế độ Cộng Sản Bắc Việt nên mù tịt.
Ở miền Nam VN, trước 1975 những sinh hoạt trong các gia đình trung lưu cũng giông giống như gia đình tác giả, các ông cha bà mẹ thỉnh thoảng nói tiếng Pháp với nhau, bởi vì họ học tiếng Pháp là ngôn ngữ chánh trong trường , việc nầy đâu có gì là lạ và khó hiểu đâu ông/bà Hoàng Đại Đoàn!!!
Thưa Hoàng Đại Đoàn. Tôi không biết ông hay bà năm nay bao nhiêu tuổi? Và vào năm 1971 ông (bà) sinh sống ở đâu mà không biết dân miền nam thời ấy vào khoảng tuổi ba Hoàng Nga đều biết tiếng và nói như gió vì họ học tiếng Pháp từ lớp một. Ba tôi cũng vậy.
Đại Đoàn kính,
Chính ông/bà mới là người ở cung trăng bỡi ông đã tự tố mình là không hiểu gì cả ở câu cuối! Ông không hiểu hay cố tình không hiểu cộng sản là thế nào? Ông chưa hề đi bầu trong chế độ cs. Ông đã đổ đồng hai nền chính trị hoàn toàn trái ngược!
Nhân đây, mạo muội trả lời những lời phê bình của Hoàng đại Đoàn. Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam. Trước khi miền Nam mất vào tay bè lũ Cộng sản Hà nội xâm lược, người dân miền Nam không thiếu gì người có rượu whiskey trong nhà cũng như biết nói tiếng Pháp .
Cám ơn tác giả cho một bài viết dí dỏm, hay, và sâu sắc. Chúc tác giả luôn mạnh khỏe, vui vẻ và thân tâm an lạc.