Hôm nay,  

Cháu Gái Hát-Ô và Ông Bà Bill Gates

15/08/201500:00:00(Xem: 14465)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3599-17--30189vb7081515

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua và có hai tác phẩm, "Hành Trình về Phương Đông" xuất bản năm 2010. Và mới nhất, là "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Bài mới của ông kèm theo tin vui: nhân vật “cháu gái Hát-Ô” trong bài viết, Doctor Hoa Ngoc Nguyen từ Loma Linda University, California, sẽ cùng tác giả tham dự họp mặt ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2015, 16-8.

* * *

blank
Cháu Hòa trong lễ tốt nghiệp.

Lâu lắm rồi, một hôm đi chợ tôi gặp anh Hai làm cùng hãng. Anh tươi cười, khuôn mặt rạng rỡ cho biết là con gái út của anh là cháu Hòa hiện đang học lớp 12 đã giành được học bổng của Ông Bà Bill Gates. Đây là loại học bổng toàn phần, đủ cho nhiều năm từ khi lên đại học tới khi hoàn tất văn bằng Tiến Sĩ. Nghe anh Hai báo tin vui tôi chúc mừng và nói:

 - Cứ có người Việt học lên được Đại Học là tôi mừng rồi huống chi người này lại là con gái của anh thì tôi lại càng mừng hơn nữa!

Anh Hai còn giải thích thêm học bổng này là số tiền lớn và còn được điều chỉnh gia tăng tùy theo mức học phí của mỗi trường ở các cấp cử nhân, cao học, rồi tiến sĩ.

Trời ạ! Học bổng kiểu gì mà chu đáo tới vậy. Cho tiền người ta đi học mà cứ hào phóng như cho con mình.

Gia đình anh Hai cũng là dân “Hát Ô” như chúng tôi. Thời chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng tàn bạo của CS Bắc Việt, anh là một Trung Úy VNCH. Sau 1975, đi tù cải tạo, rồi gia đình được chấp nhận ra đi theo diện HO 28, tới Mỹ ngày 09/09/1994.

Tôi biết cháu Út Hòa của anh chị Hai từ khi cháu còn là cô bé con theo bố mẹ đi chợ. Vậy là bây giờ cháu sắp lên đại học.

Biết tin cháu gái một gia đình Hát Ô giành được học bổng của Ông Bà Bill Gates, bỗng nhiên tôi thấy cái me sừ Bill này thật là gần gũi với mình và nhớ ra là tôi cũng từng “quen biết” với ông ta từ lâu, qua cái computer.

Nói gọn vậy cho oai, chớ thật ra, không phải chuyện giản dị. Từ thời còn ở Việt Nam, tôi cũng chỉ mới biết cái ruột của computer thôi. Đó là khi ông Trung Sĩ bị động viên, cùng đơn vị, mang vào văn phòng những miếng bìa đục lỗ để dùng trong cái Computer của Công Ty Điện Lực Việt Nam trước cái ngày chết tiệt 30/4/75. Nghe đâu cái computer của hãng IBM thời ấy to đùng, lớn bằng cả cái phòng, chẳng hiểu hình dạng nó ra sao.

Vài chục năm sau, khi đã thành H.O. trên đất Mỹ, thi đậu làm thông dịch cho Học Khu Wesminster ở Thành Phố Westminster, CA, tôi mới có dịp thấy mấy cái Monitor lù lù trong lớp học về máy Computer dành cho các cháu bé. Chừng đó thôi, chẳng biết gì hơn, vẫn chưa biết gì về cái ông Bill Gates.

Rời Little Saigon dọn về miền đông, an cư ở Greenville,S.C., nhờ anh chàng rể thân thương thấy ông bố vợ đánh vật với giấy bút để có bài Viết Về Nước Mỹ, ngừa mắt quá nên tặng cho cái máy Computer thu nhỏ mà ta vẫn quen gọi bằng tiếng Anh là PC (Personal Computer) với một cái software dạy đánh máy, tôi mới bắt đầu biết tới Windows và ông Bill. Nhờ vậy mà tôi biết thêm về Bill Gates, người bỏ ngang việc học ở trường Đại Học Harvard để cùng bạn nghiên cứu trong cái garage, thực hiện phép lạ phần mềm, giúp IBM thu nhỏ cái computer không lồ thành thứ gọn nhẹ để bàn. Trở thành người giầu nhất thế giới, ông ta kết hôn rồi tặng hầu hết tài sản cho công việc từ thiện toàn cầu-đợt đầu, 40 tỉ đô la, đợt hai, tặng thêm 15 tỉ- dành cho quĩ Bill-Melinda Gates. Trong vô vàn dự án từ thiện của ông bà Gates, có một tỉ đô dành cho quĩ học bổng.

Vậy là nhờ chuyện cô Út Hòa của Anh Hai Hát Ô, tôi thấy mình “thân quen” hơn với ông bà Bill hào phóng nhân hậu này.

Thời gian qua mau.

Lối hai tháng trước đây, anh Hai gặp lại tôi ở chợ. Hai anh em hàn huyền, anh cho biết cô con gái út anh, cháu Hòa, đã tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ về Sức Khỏe Công Cộng (Doctor of Public Health) tại Đại Học Loma Linda University ở Tiểu Bang California.

Còn cô con gái thứ ba của anh, nói theo lối miền Nam, cũng đang học ngành chuyên môn về xương. Cô này cũng nhận được học bổng của Tiểu Bang và Liên Bang để theo đuổi việc học.

Còn cô chị thứ hai, cũng nói theo lối Miền Nam sang Mỹ khi tuổi đã lớn nay đã có gia đình. Chàng trai mà quý vị thấy trong hình kèm theo bài này là con của cô chị thứ hai này.

Mới ngày nào hai cô con gái nhỏ nhắn của anh Hai theo mẹ đi chợ tung tăng chạy tới chạy lui miệng ngậm cây kẹo như 2 con chim nho nhỏ bay quanh mẹ làm khách đi chợ là tôi trông thấy mà vui lây cái hồn nhiên của hai cô bé!

Bỗng cách đây lối ba tuần, chị Hai và cháu Hòa đến nhà tôi chơi một cách bất ngờ.

Thật là đáng ngạc nhiên biết bao! Đây là lần đầu tiên bà ấy đến nhà tôi chơi sau khi tôi đã lập nghiệp ở Thành Phố Greenville, SC này được 20 năm!

Quá bất ngờ tôi mời ngồi và kêu bà xã rót nước đãi khách. Không ngập ngừng chị Hai đi thẳng vào mục đích của chuyến ghé thăm:

- Mời anh chị Chủ Nhật này tới Nhà Hàng Hibachi ở đường Wade Hampton dùng bữa cơm thân mật với gia đình chúng tôi để mừng cháu Hòa ra trường. Cháu đã nhận bằng Tiến Sĩ về Sức Khỏe Công Cộng. (Doctor of Public Health).

Bà nói với giọng tự hào, rồi nhấn mạnh:

- Anh chị đừng mừng tiền vì đây là mừng cho cháu mà!

Lời bà Hai đi đôi với việc làm. Khi đến nhà hàng nhiều khách mời đưa tiền nhưng hai vợ chồng anh Hai không nhận!

blank
Cháu Hòa và gia đình khi qua Cali tham dự lễ mãn khóa.

Sau đây là lời kể của cháu Hòa:

“Khi con còn đang học lớp 12, con đã được nhà trường đề nghị với Quỹ Học Bổng của Ông Bill và Bà Melinda Gates cùng với một bạn học cùng trường người Việt và một người bạn Mỹ nữa. Tổng cộng là 3 người. Chỉ có con được chọn! Tiêu chuẩn chọn lựa là đã tham gia vào Chương Trình Thiện Nguyện (Volunteer Work), vào Chương Trình Kỹ Năng Lãnh Đạo (Leadership Skill) và có điểm số trung bình cao. Có lẽ vì do GPA của con là 4.40 chăng. Con cũng không biết nữa.”

HNo3i thăm, cháu kể thêm:

“Vì GPA của con cao nên con được nhận thẳng vào Trường Đại Học của Tiểu Bang (University of South Carolina) học lấy bằng B. A. sau đó qua Cali học tại Trường Đại Học Loma Linda University thêm 2 năm lấy bằng Master rồi thêm 4 năm nữa lấy bằng Doctor of Public Health.

“Quỹ Học Bổng của Ông Bill và Bà Melinda Gates bắt đầu hoạt động vào năm 2000. Mỗi năm cấp 1000 học bổng. Năm con nhận được học bổng là năm 2003.Tính vào thời điểm này có tổng cộng 3000 sinh viên đủ điều kiện để nhận trong đó có con. Tổng cộng số tiền học bổng mà con nhận được cho đến khi tốt nghiệp là khoảng 250 chục ngàn đô.”

Đúng như Hòa nói, đó là một số tiền quá lớn với một gia đình HO. Thế mà lại trở thành hiện thực ở cõi ta bà này, nhờ Ông Bill một người xa lạ chẳng có dây mơ rễ má bà con anh em gì hết. Tặng không cho một người Việt Nam! Nhất là người Việt đó lại là cô cháu con nhà HO, loại cựu tù chính trị tại VN do chính phủ Mỹ bảo trợ để được định cư ở Mỹ, được hưởng mọi tự do trong đó nhân phẩm được tôn trọng y như những người Mỹ khác.

Quan trọng nhất là Hòa đã không bị kỳ thị trong việc học lên bậc Đại Học lại còn được học bổng nữa!

Sau khi tốt nghiệp Hòa đã làm việc cho Trường Đại Học Loma Linda nơi Hòa theo học. Đây là một thành phố hiền hòa số dân lối 3000 người.

Loma Linda cũng là một trong 3 thành phố trên thế giới mà cư dân có tuổi thọ cao. Dân ở đây ăn chay chứ không ăn thịt, dù họ không phải là đạo Phật!

Con người luôn luôn cầu tiến tuy đã có việc làm nhưng Hòa vẫn làm đơn xin việc ở 3 nơi đó là Centers for Disease Control Prevention, USAID, và UNICEF.

Về phần tôi là tác giả bài này tôi đã không quên mời Hòa tham dự Họp Mặt và Phát Giải VVNM năm 2015 và Hòa đã nhận lời.

Chỉ tiếc một điều là sau khi tốt nghiệp Hòa chưa có dịp nào,dù tình cờ, để gặp Ông Bill hay Bà Melinda Gates để nói lời cám ơn.

Mộng ước của Hòa về sau này là thành lập một free clinic phòng chống bịnh cho trẻ em và người nghèo ở nơi có nhu cầu cần thiết.

Thấy sự may mắn của cháu Hòa tôi lại nhớ đến cháu Hưng con trai của bà chị tôi có chồng là sĩ quan pháo binh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Anh tốt nghiệp khóa 13 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và đã đền nợ nước khi bị phục kích trên đường từ Quận Lỵ Kiên Tân về Phi Trường Rạch Sỏi thuộc Tỉnh Kiên Giang để hướng dẫn khẩu đội 155 ly tăng cường cho cuộc hành quân Long Phi… của Sư Đoàn 9 Bộ Binh.

Anh được truy thăng cấp bậc Thiếu Tá. Con trai của anh khi làm đơn xin dự thi vào Đại Học đã bị nhà cầm quyền CS cấp địa phương bác bỏ vì lý do có cha là tên sĩ quan ngụy ác ôn.

Nếu cháu Hòa còn ở Việt Nam, không hiểu tương lai của cháu sẽ ra sao.

Về phần ông bà Bill, chắc ông sẽ vô cùng hân hoan khi được biết hàng năm Quỹ Học Bổng của Ông và Bà đã không uổng phí khi những người được hưởng đã tốt nghiệp. Ông đã giúp đào tạo nhân tài cho nước Mỹ và trong một chừng mực nào đó cho nhân loại!

Quả thật Bill đã sử dụng đúng đồng tiền mà Ông có theo như ý nguyện của mẹ ông khi Bà nói rằng “Đến một lúc nào đó số tiền mà con có là tiền của xã hội.”

Với Ông Bill, mẹ Ông thật hãnh diện khi sanh được một người con trai như thế.

Ông đã tặng lại cho xã hội số tiền Ông có qua Quỹ Học Bổng, và Quỹ Giúp Chích Ngừa cho các em bé ở những nước nghèo tránh khỏi những bịnh mà các em bé thưởng mắc phải.

Mong rằng sẽ có thêm các em học sinh giỏi được Quỹ Học Bổng của Ông Bill và Bà Melinda Gates chiếu cố!

Quả thật Hòa cũng đã không phụ lòng mong đợi của Bill, ngay sau khi tốt nghiệp Hòa đã “lại quả” cho Bill và cho xã hội bằng cách đi làm liền để mang tài học của mình ra phụng sự xã hội, phụng sự nước Mỹ.

Theo như tục lệ phương Tây nếu khách mời tại một bữa tiệc là người quan trọng thì người đó phải có một bài phát biểu trong bữa tiệc để đáp lại thịnh tình của người mời. Tôi chỉ là người bình thường nhưng thấy tập quán này cũng hay hay nên bắt chước mà viết bài này để làm quà tặng cháu Hòa như một kỷ niệm không bao giờ quên.

Hy vọng trong tưởng lai, cháu Hòa sẽ lại giúp người khác như Ông bà Bill đã làm với cháu và cho nhiều người khác.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
25/09/201518:26:40
Khách
Người Việt mình thường nói: "Không ai giàu ba họ, khó ba đời" .
Câu này không thể áp dụng trên nước Mỷ. Tôi thấy nhiều gia đình Mỷ, họ giàu hơn ba đời. Theo tôi thấy thì hầu hết nhà giàu Mỷ họ làm phước, bố thí cho từ thiện, giúp người nghèo... nhiều khi cho hết gia tài họ và chỉ để lại cho con cháu chút ít không đến 1/100 tài sản của họ;
Cho nên cái "PHƯỚC" của họ còn hoài, mà từ cái phước bướt đến cái giàu thì mấy hồi ; cho nên nhiều gia đình người Mỷ giàu đời đời....
25/09/201517:54:33
Khách
Như vậy thì cháu Hòa đạt được điểm GPA 4.4 / 5.0 trung học bậc ẠP.
Con tôi học trung học thường, rồi tụi nó lên ĐH.... cho nên tôi chỉ nghe đến điểm cao nhất là GPA 4.0. Cám ơn ông Larry Lê
24/09/201522:11:47
Khách
Các em học giỏi học các lớp AP có thang điểm 5.0, nên những em nào vào hạng học giỏi sẽ học các lớp AP (cao cấp hơn bình thường) các lớp này có thang điểm là 5.0 nên có trường hợp 4.x là thường. Tôi biết có 1 học sinh có điểm tổng cộng là 5.2. Vì em đó học tất cả là lớp AP và luôn đạt số điểm cao + điểm hoạt động xã hội, nhà trường nên tổng số cuối cùng của em đó là 5.2
24/09/201518:18:41
Khách
"...Có lẽ vì do GPA của con là 4.40 chăng. Con cũng không biết nữa.”
Tôi cũng có đi học ở đây .... Hai con của tôi củng đang đi học, Nhưng theo tôi biết thì điểm GPA cao nhất là 4.0 , nhưng cháu Hòa có tới 4.4 GPA , có lẻ tôi còn dốt về cái điểm GPA chăng ?
22/08/201504:59:54
Khách
@Loma Linda cũng là một trong 3 thành phố trên thế giới mà cư dân có tuổi thọ cao. Dân ở đây ăn chay chứ không ăn thịt, dù họ không phải là đạo Phật!

Da^n My~ ăn chay nhie^`u (vegan grill, native food, )
15/08/201521:42:33
Khách
" Tư bản Mỹ giãy chết" vẫn sống mạnh, sống khỏe . Còn " thế giới đại đồng" của Cộng sản đến nay vẫn chẳng thấy tăm hơi, mà chỉ có Tàu cộng hiện nguyên hình là bọn đế quốc sừng sỏ ngoạm đảo, nuốt biển Đông của Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,049,063
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết thứ hai trong loạt chuyện kể của người “cho mượn lỗ tai”.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp bài Viết Về Nước Mỹ,
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả là một nhà giáo tại Marrysville, thành phố cổ nhất của tiểu bang Calif. Với loạt bài viết về Vietnam Museum, “Viện Bảo Táng Của Những Người Lính Bị Bỏ Quên” bà đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Với bài bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông viết Tháng Tư 2013, Vĩnh Chánh đã nhận giải danh dự Viết về nước Mỹ cùng năm.
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ.
Thứ Bẩy cuối tuần 14-2 sẽ là ngày Valentine 2015, mời đọc một chuyện tình của Tôn Nữ Thu Dung. Tác giả là cư dân San Dimas, California.
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014.
Hai mươi năm, gặp lại tình cờ trong những ngày cận tết. Chuyện về một “grandma” người Việt miền nam nói năng rổn rảng
Nhạc sĩ Cung Tiến