Hôm nay,  

Nhìn Từ Góc Trái

02/08/201300:00:00(Xem: 625127)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết, từng trong nhóm chủ biên một số tạp chí, tuần báo tại Dallas. Với nhiều bài viết giá trị, năm nay Phan có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ và sẽ tham dự họp mặt Việt Báo ngày 11 tháng Tám sắp tới.

Người chánh trực nhìn thẳng, không sợ cường quyền; bất vị thân… loại người cổ hủ này ngày càng tuyệt chủng vì cô đơn, tứ bề thọ địch trong cái nhân quần ngày càng phe phái nặng. Dường như người ta từ nguyên thủy tới tương lai chỉ thích làm người ba phải về phần mình; Phần người, người ta thích những người khi nhìn người khác chỉ thấy toàn điểm tốt, không màng đến thói hư tật xấu mà mỗi người mỗi tật. Nhưng những người hảo tâm đó, những người sẵn sàng cởi lòng mình ra trước trong quan hệ con người thì ai không đón nhận; nhưng phúc đáp thế nào mà những người thiện ý này thường đi tu?

Bộ mặt xã hội theo thời gian chỉ còn những người chánh trực bị dèm pha, phản hại; người hiền tâm bị lừa dối, phỉnh gạt, còn lại bao nhiêu là thiêu thân lao vào tuyệt lộ với tuyệt vọng thì lại là đi tìm chân lý, lẽ phải. Nhưng thế nào là phải? Phải nhìn hay nhìn phải là hai phạm trù khác biệt rất xa. Phải nhìn một điều bất như ý hay tìm tới để nhìn nhận một điều hay lẽ phải - khác nhau rất xa. Nếu cái nhìn chỉ để chứng minh không bị mù thì mọi sinh vật có mắt đều nhìn được như thế! Nhưng cùng một sự việc; cùng một vấn đề, Thì (đặc biệt) con người có cái nhìn khác các loài động vật khác; Ngay đồng loại, con người cũng có cái nhìn khác nhau về một hiện tượng, sự việc, sự vật… Ví dụ đơn giản là Tổng thống Obama đang có tỷ lệ cử tri ủng hộ là 52%. Nghĩa là cứ 100 người tới tuổi đi bầu thì có 48 người không ưng Tổng thống tại chức. Những người không ưa Obama, sẽ truất phế ông bằng lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử sắp tới; những người ủng hộ thì ngược lại. Đó là chân dung nước Mỹ dân chủ; người Mỹ tự do - dám trả lời báo, đài phỏng vấn thẳng thừng là: Tôi không ưng Tổng thống tại chức. Vì những lý do: a, b, c, d…

Nhưng người chỉ có quốc tịch Mỹ chứ không phải người bản xứ thì khác! Họ có những hành xử chỉ mặc áo dân chủ Mỹ. Cứ một ban bệ nào đó được thành lập để làm một việc gì đó trong cộng đồng thì sẽ có nhiều ban bệ khác được thành lập, nhưng không để ủng hộ mà là chống đối lại cái ban bệ vuốt mặt không nể mũi những tên tuổi còn thở nên không tin là mình đã chết từ lâu rồi! Nên cuối cùng, dân chủ là tài sản quý hoá nhất của nhân loại. Và quốc tế nhân quyền tuyên ngôn rõ ràng là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Nhưng dường như “Dân chủ” là tài sản riêng của Mỹ không bằng! Hay chỉ là họ biết xài cái vốn quý hoá của nhân loại, để những loài dã nhân cứ làm loạn cả lên…

Hôm tôi đi dự Lễ khánh thành Trung tâm Việt ngữ Thánh An Phong của Nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG), ngay trong khuôn viên nhà thờ, được nghe một vị giáo sư triết người Việt - đã từng giảng dạy ở những đại học danh tiếng bên châu Âu, giáo sư khai trí cho tôi những khái niệm thú vị về bản chất của cộng đồng, tính chất của tôn giáo, v.v… Tôi thì chỉ hết hồn với một cơ sở vật chất to lớn là trung tâm Việt ngữ Thánh An Phong, nhưng lại là tài sản của một cộng đồng nhỏ nhoi, là Giáo xứ ĐMHCG. Theo công bố tài chánh, trung tâm này đã xây dựng hết 5 triệu đô la - chưa kể trang trí nội thất. Tôi hình dung ra những điều không liên quan, bởi nhìn từ góc nhìn thường tình thì đây là niềm hãnh diện của giáo dân Giáo xứ ĐMHCG, niềm hãnh diện lây cho cả cộng đồng người Việt trong vùng Dallas-Fort Worth vì so với những cộng đồng thiểu số khác như Mễ, Lào, Thái, Campuchia, Đại hàn… thì không cộng đồng nào có được một trung tâm to lớn như vầy - để giảng dạy tiếng mẹ đẻ - chìa khoá của bảo tồn văn hoá dân tộc trên xứ sở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ này.

Buổi lễ khánh thành rất trang trọng, hàng ngàn giáo dân và người địa phương, truyền thông báo giới, quan khách ở xa về… người đông như đi trẩy hội. Nhưng tất cả diễn ra ăn khớp, nhịp nhàng, đúng sắp xếp của ban tổ chức. Cho thấy năng lực tổ chức của một số người (ít ỏi) nhưng làm việc nhà thờ nên tận tâm, hết sức; đặc biệt là không vì cái hư danh thường tình; tư lợi cỏn con nên việc tổ chức thành công lớn mà “tiếng vang” rất nhỏ, hay nói bình dân hơn là “không ồn ào”. Hoá ra tí danh lợi ngoài đời đã làm bát nháo hết những ban bệ tham gia sinh hoạt xã hội, sinh hoạt cộng đồng…


Cứ đứng quan sát từ một góc (trái). Tôi không biết trong giáo dân của Giáo xứ ĐMHCG có bao nhiêu triệu phú; bao nhiêu trọc phú… tôi chỉ nhìn ra parking với hàng hàng lớp lớp xe Honda Accord và xe Toyota Camry là chánh; cho thấy giáo dân của Giáo xứ là những người; những gia đình thường thường bậc trung - chiếm đa số. Vậy, tiền đâu ra mà họ đóng góp được đến 5 triệu đô la để xây dựng Trung tâm Việt ngữ Thánh An Phong?

Tôi đếm được 80 bàn ăn do Nhà thờ khoản đãi (tương đương 800 người là khách mời dự tiệc của nhà thờ). Còn không kể xiết những gia đình xem nhà thờ là nhà chung trong nghĩa giáo xứ, tôi biết vài gia đình, chồng lo việc cho ban tổ chức, vợ lo việc bếp núc cho bữa tiệc nhà thờ khoản đãi, con lo tiếp tân, trình diễn văn nghệ… Nếu kể ra số người tham gia với tư cách người nhà của nhà thờ thì cũng đến ba, bốn trăm người; và còn rất đông trẻ em trong đoàn thiếu nhi thánh thể; các em lập dàn chào, trình diễn văn nghệ; và thành công nhất trong việc chạy lung tung đến rối mắt.

Tôi lại nhìn từ góc (trái). Với bao nhiêu giáo dân có đóng góp nhưng hôm nay bận việc riêng, không đến dự lễ khánh thành, tôi không biết được đâu! Nhưng đổ đồng 5 triệu đô la chia ra trên đầu khoảng một ngàn giáo dân đang có mặt trong hội trường trung tâm Thánh An Phong (không kể trẻ em, các cụ già). Vị chi mỗi người phải đóng góp đến 5 ngàn đô la. Số tiền ấy - rất nhiều người không có. Song đồng thời lại có rất nhiều người có khả năng và đã đóng góp hơn năm ngàn đồng - để bù cho những người eo hẹp tài chánh hơn mình. Tại sao sự chia sẻ gánh vác êm thắm, nhẹ nhàng chỉ diễn ra trong một Giáo xứ Công giáo, hay trong một nhóm Phật tử đi xây Chùa nào đó mà không thể diễn ra trong một cộng đồng?

Tôi nhìn ra từ góc (trái). Cộng đồng đương nhiên đông người hơn giáo dân của một Giáo xứ; một nhóm Phật tử; nghĩa là nhân tài vật lực gì cũng phong phú hơn. Nhưng Giáo xứ nhỏ nhoi, xây dựng một trung tâm tiếng Việt to lớn - tưởng như không thể thì lại làm được. Trung tâm Việt ngữ Thánh An Phong đã mời Đức Giám Mục Dallas - Kevin Farrell về đây cắt băng khánh thành, nếu tôi nhớ không lầm thì trong vòng không tới một năm từ khi nhà thờ mua lại mảnh đất và căn nhà bên cạnh nhà thờ để xây dựng trung tâm Thánh An Phong này. Trong khi Cộng đồng to lớn, có thể là đã già mà vẫn không hoàn tất được một chương trình, một kiến trúc có giá trị lâu dài.

Tựu chung là đông người hay ít người - cũng có ý nghĩa nhất định của nó về mặt đóng góp ý kiến và kinh phí xây dựng cho một công trình văn hoá. Nhưng đông người không đồng lòng thì thà một ít giáo dân trong giáo xứ; một nhóm Phật tử của một bổn chùa lại được việc hơn. Đông người mà ngay cái việc chống đối (dễ hơn xây dựng) cũng phải lập ra nhiều ban bệ để chống khác nhau, chứ chống copy là thiếu dân chủ - không chơi ăn cắp bản quyền hay sao? Thật là rỗi việc nên rách việc.

Nhìn từ góc trái, thiếu hẳn một lãnh đạo khả tín và khả kính như vị linh mục chánh xứ của nhà thờ; vị sư trụ trì của bổn chùa. Những người lãnh đạo tinh thần chỉ cùng với tín đồ của họ để vinh danh, tôn thờ Đức Chúa hay Đức Phật trong lòng tương kính và chia sẻ lẫn nhau - khác với lãnh tụ xã hội thường chú tâm vào việc kiến tạo thế lực đảng phái, phe nhóm… nên không tập hợp được sức mạnh mọi mặt mà lại hao tốn quá nhiều sức lực của phe phái để tranh giành ảnh hưởng với những phe phái khác...

Bài học Thánh An Phong, trung tâm tiếng Việt Thánh An Phong làm hao tốn công sức và tiền của của một giáo xứ nhưng lại được việc cho cả cộng đồng dài lâu. Tại sao và tại sao? Nhìn từ góc trái dễ thấy, để thành chuyện thì những người vác thập tự phải quên mình là ai trước thì mới nên chuyện… Đó cũng là khác biệt của lãnh đạo tinh thần và lãnh tụ xã hội. Cảm ơn giáo sư chỉ giáo trong khuôn viên nhà thờ.

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,249,525
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện buổi trưa của Dallas mùa hè 96 độ, ghi nhận từ góc quán cà phê.
Tác giả là một thuyền nhân, hiện là cư dân Quận Cam, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010 với bài viết Bài viết “Từ Câu Chuyện Cậu bé Thành Padua," thể hiện sự phẫn nộ trước việc nươc Tàu cộng sản trắng trợn lấn đất, lấn biển của Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là một hồi ức dễ thương về đảo tị nạn Galang 2, với lời ghi “để nhớ hai người bạn đã đưa tôi đến Galang, Hải quân Trung uý Đạt và Hoa.
Tác giả họ Vũ, hiện là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Bài thứ hai , “Trường Đời: Học Làm Chồng” là một truyện về ông gia trưởng gốc Việt học phép làm chồng từ ông Mỹ hàng xóm. Đây là một truyện vui nhanh chóng đạt số lượng người đọc đáng nể. Bài mới sau đây, tiếp tục cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện phổ biến bài viết của năm 2013. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã góp nhiều bài viết với kiểu “viết như nói” và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài thứ hai, Một Mảnh Đời Tị Nạn, kể về những ngày đầu mới tới nuớc Mỹ. Bài thứ ba: “Tôi Là Đốc Tờ Nail”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ năm của Lê Thị, trong số 7 bài tác giả đã liên tiếp gửi về cho toà báo. Trong số này, có 4 bài viết về đề tài đồng tính. Lê Thị -cư dân Chicago, 35 tuổi- với tài viết và sức viết mạnh mẽ khác thường, hiện là tác giả dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong hơn hai tháng qua.
Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, vừa phải báo “tạm rút” năm nay. Điện thư của ông ngày 25 tháng 6, nguyên văn như sau:
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Nhạc sĩ Cung Tiến