Hôm nay,  

Con Rơi Con Rớt

06/06/201300:00:00(Xem: 714410)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông cũng từng nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Riêng trong năm thứ XIII XIV, đã có tới 7 bài viết đặc biệt. Sau đây, thêm một bài viết mới.

Tôi nhớ hoài anh bạn trẻ ở địa phương, lần đó anh em có dịp trà dư tửu hậu, bạn tôi kể câu chuyện chết cười về người cán bộ trại giam: Rằng xưa anh ta đi vượt biên, (mà đã đi vượt biên thì ai đem theo hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân làm gì nữa; cả cái lý lịch bản thân cũng giấu nhẹm hay nói dối -khai man khi bị bắt để tránh rắc rối về sau cho mình và những liên lụy đến gia đình.) Nên khi anh ta bị bắt ngoài bãi biển và đưa về tống giam. Người cán bộ trại giam hỏi: “Trong giấy tự khai của anh, sao không có nguyên quán?”

Gã vượt biên trả lời: “Dạ thưa cán bộ, má em đẻ rớt!”

“Đẻ rớt, thì cũng phải khai là rớt ở đâu?” - Cán bo nói.

Có lẽ không cần kể thêm về người vượt biên cuối thế kỷ 20 và chuyện “đỉnh cao trí tuệ” của người cán bộ. Nhưng hai từ “đẻ rớt” nghe ra không mủi lòng bằng hai từ “con rơi”. Bởi đẻ rớt do phương tiện lạc hậu ở những vùng thôn quê ngày xưa, không kịp đưa người sản phụ chuyển bụng đến nhà bảo sanh, thì đẻ rớt dọc đường. Nhưng người mẹ ôm con về nuôi nấng bình thường sau cú đẻ rớt dọc đường gió bụi. Mặc chuyện dân gian cà khịa về những người đẻ rớt thường ngang ngược, ươn bướng… làm cho những người này muốn hiền cũng không được với cái xã hội đóng đinh không cần búa ngày trước.

Nhưng con rơi thì khác, thứ nhất là người cha không thừa nhận nên đứa bé được gọi là con rơi. Song, người mẹ cũng bỏ luôn - không nuôi nấng - thì đứa bé trở thành con hoang, mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Tâm lý đứa trẻ không trả lời nổi câu hỏi bình thường suốt thời thơ ấu “Cháu là con của ai? Cha cháu là ai? Mẹ cháu là ai?...” Đứa trẻ mang mặc cảm từ khi có ý thức đến hết cuộc đời. Và cũng trong cái xã hội định kiến ấy, người đời thường hẹp hòi liệng cho những người con rơi cái nhìn khinh miệt mà bản thân người nhìn cũng không biết lý giải vì sao. Nhưng sự bắt chước vô ý thức trong xã hội lại dần hình thành nên những nhân cách khác người của những người bị khinh miệt vô cớ.

Trong những bạn hữu có hoàn cảnh đó luôn khiến tôi suy tư từ tấm bé. Nguyên, năm Mậu thân (1968) thì khỏi nói về chuyện khói lửa mịt mù. Nhưng khi lính quốc gia đẩy lui được cộng quân, xóm làng cũng hết tiếng pháo kích. Bọn trẻ con chúng tôi vô cùng kinh ngạc với một bé trai trạc tuổi chúng tôi, nhưng bạn ấy đi nhặt nhạnh thức ăn ngoài bãi rác. Việc cấp báo của đám trẻ chúng tôi cứ như đàn ong thi nhau bay về xóm. Chả mấy chốc, những đàn anh trộng hơn chúng tôi đã điệu được đứa bé hung dữ về sân nhà thờ. Người lớn hiếu kỳ cũng đến xem kha khá…

Đứa bé gầy và đen nhẻm, nhưng hai mắt nó rất dữ. Nó sẵn sàng chống cự luôn cả người lớn bằng cú cắn tay ai muốn nắm tay nó. Nhưng lạ kỳ có một sư cô đi ngang qua, sư cô cũng hiếu kỳ với đám đông tựu họp ở sân nhà thờ nên ghé lại xem.

Sư cô nói chuyện với vị cha xứ vì chùa chỉ cách nhà thờ không xa. Mọi người quen biết nhau trong cùng một ấp chiến lược ngày xưa. Sau đó sư cô tiến đến đứa bé đang bị vây hãm trong vòng vây của nhiều người hiếu kỳ. Nó không chống cự sư cô xoa đầu tóc rối nùi và hôi hám của nó. Nó đứng yên bất động, rồi bỗng ôm choàng lấy sư cô, úp mặt vào lòng sư cô mà khóc đến người nó run lên, trong tiếng xì xầm tội nghiệp của nhiều người chứng kiến. Riêng tôi chỉ biết, điều tiên tri của tôi đã trật lất. Tôi nói với bạn bè là nó sẽ về chùa, cạo đầu, và mặc áo nâu… (Nhưng thầy bói chưa xong tiểu học nên không biết chuyện chùa sư nữ không chứa chú tiểu). Nó chỉ được sư cô han hỏi, vỗ về, khuyên can một hồi rồi dắt tay nó trao cho bác Tuyên gái nắm, bác dắt nó về nhà tắm rửa, cắt tóc, thay quần áo thơm tho. Nhưng bác Tuyên trai là ông trùm xứ đạo nên từ đó nó đi nhà thờ chứ không đi chùa.

Nó sớm hồng hào trở lại để làm người gác tháp chuông chăm chỉ nhất! Chúng tôi chỉ léng phéng (dấu cái ná sau lưng), mon men đến tháp chuông để bắn chim như mọi khi. Hôm nào xui lắm mới bị bác Tuyên bắt gặp thì la rầy chút đỉnh. Nhưng từ khi có nó giữ tháp chuông (vì nhà bác Tuyên trước cửa nhà thờ) thì đừng hòng nữa! Nó xuất qủy nhập thần ghê gớm, hễ giương ná là y như nó đã có mặt sau lưng mình. Nó ăn nói tử tế hơn cả chúng tôi, “bạn đừng bắn chim trên tháp chuông. Cha không thích đâu!”

Nếu mình ngưng, thôi, buông tay ná, thì nó biến đi đâu mất tiêu như phù thủy tàng hình trong phim hoạt họa. Nhưng nếu cứ hạ thủ cánh chim xui xẻo trên tháp chuông, chưa kịp xem có trúng đích hay không thì đã nghe đau nhói sau lưng vì nó thụi mình. Nó bất kể chuyện đứa bị nó thụi là lớn hơn hay nhỏ hơn nó. Nó nhiều phen bị đứa lớn hơn dần cho những trận đòn mềm thân, nhưng nó không bao giờ chạy. Nó đánh lộn tới chảy máu mắt lần đó nhưng vẫn không bỏ chạy, không kêu cứu ai bao giờ, dù nó đã là bạn của lũ quỷ chùa chúng tôi.

Mỗi khi bên chùa cúng, chúng tôi rủ nó qua chơi, mời nó ăn uống tử tế. Vì dường như chúng tôi đều cảm kích tính gan lì của nó. Song, hôm nào bên nhà thờ đãi tiệc. Nó cũng mời chúng tôi qua chơi, mời ăn uống tử tế. Đương nhiên nó cũng có bạn bè trong xứ đạo để thành lập nhóm quỷ nhà thờ. Hai nhóm chúng tôi đều là những chú bé hào sảng, vì chùa hay nhà thờ có tiệc thì chúng tôi đều là khách mời của nhau…

Rồi vài năm qua đi, đến năm mùa hè đỏ lửa (1972) thì tình hình chiến sự của nhóm quỷ chùa và nhóm quỷ nhà thờ đã khác, choảng nhau liên miên vì không nhớ thằng quỷ nào bên phe chùa đã nhiếc mắng nó là con hoang, bị người ta bỏ rơi. Đã thế, cả đám quỷ chùa hùa theo khinh bạc. Không tin lời nhóm quỷ nhà thờ nói rằng, gia đình nó chết hết vì bị Việt cộng giết sạch trên đường chạy giặc - chứ nó có cha mẹ, anh em…

Tình hình chiến sự ngoài Cổ thành thêm cam go với những chuyến xe nhà binh chở quan tài lính tử trận về với gia đình. Xóm làng thường hú vía với một chiếc xe quân đội chở hòm phủ cờ - không biết ghé nhà nào thì cả xóm cũng đứng tim đau buồn. Riêng trẻ con thì biết gì, cứ lấy chỗ đông người mà vui, chả kể đám ma hay đám cưới. Rồi thì cũng đánh nhau cũng tơi bời hoa lá như tình hình chiến sự để giành địa bàn bắt dế, thả diều… Có điều, nó không bình thường như chúng tôi nhóm năm tụm ba rong chơi và quậy phá. Nó thường ngồi một mình đâu đó trong vườn yên sân vắng của nhà thờ. Những dịp năm hết tết đến, hai bác Tuyên cũng may quần áo mới cho nó, nhà bác Tuyên cũng nấu bánh, làm mứt như mọi nhà. Nhưng nó không vui xuân với pháo chuột và phong bao lì xì như chúng tôi, nó ăn cắp tiền trong gia đình bác Tuyên để đi mua thuốc lá, rồi ra bờ sông ngồi hút một mình. Cũng chính nó là cái thằng làm tôi mang tội trộm của ông già tôi điếu thuốc Pall Mall đầu tiên trong đời.

Một thằng quỷ chùa với một thằng quỷ nhà thờ trở nên thân tình nhờ khói thuốc từ khi còn quá nhỏ. Chúng tôi chơi riêng với nhau nhiều hơn là chơi chung cả bọn như trước. Tôi với nó làm bao nhiêu chuyện động trời trong cái xóm Việt cộng về không bằng chúng tôi phá rối. Quậy với nhau mới biết tính nhau - nó bạo ngược, bất chấp hơn tôi nhiều, nên càng lớn càng giãn ra chứ không còn thân thiết như hồi nhỏ.

Sau biến cố 1975, tôi ít khi trở về mái nhà xưa - nơi tuổi thơ tưng bừng với bao kỷ niệm bạn bè. Một lần về thăm nhà như thăm lại tuổi thơ trước khi đi thật xa, vì đi vượt biên thì có ai tin là có ngày trở lại. Lần đó cũng là lần tôi chứng kiến nó phê xì ke ma túy. Bao nhiêu kỷ niệm bạn bè tuổi thơ thật buồn theo dòng trôi miên man, tôi với nó như giề lục bình đã tách ra hai khóm từ đây; từ khi nghe chuyện nó trộm cắp hết các thứ trong nhà bác Tuyên, có lần nó đòi tiền đi chích xì ke không được thì đánh cả bác Tuyên gái. Tôi không mong gặp lại chi nữa người bạn của tuổi thơ mà tôi đã thân thích.

Người con hoang thứ hai tôi đã gặp trong đời tên là H. Anh ta người Sapa, thấp nhỏ nhưng rắn rỏi. Sự gan lì của anh thì vô bờ, nhưng tâm tính hiền lương, dù anh bị cha mẹ bỏ ngoài chợ Sapa từ khi còn rất nhỏ. Anh sống hết tuồi thơ bằng lòng thương hại của kẻ chợ nên sự hận đời của anh khá sâu - dù không bao giờ anh nói ra. Tôi chứng kiến anh đá bay miếng thức ăn của đứa trẻ mồ côi vừa nhặt được và đưa lên miệng nó, ở một quán cơm ven đường. Nhưng sau đó, anh đưa tiền cho nó và bảo vào tiệm ăn đi!

Tôi hình dung ra tuổi thơ nghiệt ngã của anh trong sự kính phục và thương mến. Một lần, chúng tôi đậu xe ngủ qua đêm trên vùng Lạng Sơn vì mưa lũ lại ban đêm nên không tài nào lái được nữa. Tôi thức giấc vì khát nước sau bữa rượu trên cabin xe; một người bạn khác nữa-đi chung đang ngủ vùi vì cũng say và lạnh cóng như tôi. Không thấy anh H trong cabin, tôi mang lòng hoài nghi anh toa rập với cướp cạn dọc đường - đang tẩu tán hàng hóa trong xe. Nhưng thật ân hận khi nhìn ra bên ngoài lớp kính cửa xe mờ sương gió, anh đang chống chọi với cái lạnh thượng du bắc phần chỉ một mình -cô đơn não nùng- anh đang xúc bùn đỏ trên đồi núi đổ xuống theo mưa rừng và lấp đã hơn nửa bánh xe vận tải. Nếu để đến sáng mai thì vô phương cái xe lăn bánh được. Sao anh lại hy sinh thầm lặng cho bạn bè đến đáng nể.

Anh H mồ côi từ nhỏ, sống nhờ lòng thương hại và lợi dụng của kẻ chợ Sapa suốt tuổi thơ. Duyên phận cho anh gặp được người bạn tôi là tài xế kiêm thợ máy chuyên sửa xe vận tải ở Lăng cô, bạn tôi đã lái ra Sapa trong chuyện làm ăn của gia đình anh ta. Và kết nghĩa anh em với anh H cũng chỉ vì trọng người hảo hán. Bạn tôi truyền dạy cho anh H hết lòng để anh trở thành người tài xế - thợ máy có tiếng trên tuyến đường xuyên Việt. Cũng từ sau lần gặp gỡ duyên phận của anh và bạn tôi, tôi mới có dịp quen biết anh. Những chuyến xuyên Việt với anh thật mở mang cho tôi kiến thức bên ngoài cánh cửa gia đình.

Người con hoang thứ ba trong đời tôi quen biết, là thằng bé sứt môi. Nó cũng thông minh và lanh lợi như tất cả những đứa trẻ không có một nơi để về khi năm tàn tháng tận. Ký ức mịt mù trong tâm sự của người đàn ông đã ngũ thập tri thiên mệnh là lính Mỹ đã đưa anh ra Đệ thất hạm đội để khâu vá khuyết tật sứt môi cho thằng bé lạc loài. Đời anh cũng lăn lộn đường dài theo cánh lái xe xuyên Việt. Nhưng anh chỉ là kẻ ăn gian nói dối lề đường, trở mặt như trở bàn tay; không hề có nghĩa khí và lòng chung thuỷ của những người gió bụi. Anh làm tôi nhớ anh H da diết khi mùa lễ đang về. Sự mệt mỏi sau ngày làm việc; những phiền muộn không bao giờ vơi trong đời sống xa quê. Đặc biệt khi năm tàn tháng tận, khi ngoài đường đã lập loè những giây đèn xanh đỏ, không gian xám - lạnh đầy… thật bằng an khi về tới nhà được thấy không khí lệ hội đã tràn qua cửa với vài gói quà trên bệ lò sưởi nhà mình; kia, chậu lá đỏ; góc nọ nhánh thông xanh… Tôi thường nhớ đến những người bạn con rơi con rớt, không biết họ đã có một mái gia đình chưa, hay còn lang bạt với cô đơn trên đường gió bụi.

Phan

Ý kiến bạn đọc
13/06/201312:57:03
Khách
Bài viết ngắn gọn súc tích,diễn tả từng số phận của những người con bị cha mẹ ruồng bỏ.
Nỗi đau của người con nói riêng và của Xã hội nói chung.Rất ý nghiã.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,247,387
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Bài viết về nước Mỹ sau đây gồm hai phần: bản Việt ngữ do Bà Liên Hoa - Nguyễn Thị Huệ, một nhà giáo thuộc lớp tuổi 80, chuyển dịch từ nguyên tác anh ngữ Two Halves của Kevin Huy Phạm, một sinh viên thuộc lớp tuổi 20, đang sửa soạn chương trình PhD tại UC Riverside.
Tác giả lần đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ sau dịp Lễ Mẹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư, với lời ghi “Viết theo lời kể của chị N.T.L”. Mong Tôn Nữ Huyền Trang sẽ tiếp tục viết và bổ tục ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân hưu trí tạ tiểu bang Oklahoma, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài viết mới của bà là tự sự một bà ngoại ở Mỹ.
Tác giả là một nhà văn có nhiều tác phẩm đã phổ biến trên các tạp chí văn chương hải ngoại. Nhiều sáng tác của Trịnh Thanh Thuỷ hiện có trên Tạp Chí Da Màu (damau.org.com).
Đôi bạn tác giả Hoàng Trần - Thanh Mai đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải tác giả xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2008. Là cư dân Minnesota, Hoàng Trần hiện làm việc trong ngành bưu điện.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện câu cá đủ loại, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, sang Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả lần đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ bằng điện thư, ghi vắn tắt “by Duc Nguyen,” tên và họ không đánh dấu chữ Việt. Bài viết là một truyện ngắn tinh tế về những ngày giờ cuối của một cựu quân nhân VNCH, cựu tù cải tạo, sau 23 năm định cư theo diện H.O tại Hoa Kỳ. Mong Duc Nguyen sẽ tiếp tục viết và bổ túc dùm ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân West Covina, Calfornia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết ngắn, thiếu chi tiết, nhưng thể hiện cách nhìn toàn diện về cuộc đời của một bà mẹ Việt thời chinh chiến, chia lìa. Mong tác giả sẽ có dịp góp thêm những bài viết mới với nhiều chi tiết hơn.
Tác giả là một cô giáo dạy Việt ngữ cho nhà chùa, cho biết cô “viết rất nhiều nhưng chưa bao giờ gởi đi. Bài đầu tiên tôi gởi thử nhân ngày Mother's day. Tôi chỉ muốn chia xẻ môt câu chuyên có thật.” Mong cô tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến