Hôm nay,  

Anh Ba

29/03/201300:00:00(Xem: 266013)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California. Sau nhiều năm nuôi con, hiện ở nhà coi cháu. Mong Đồng Tâm sẽ tiếp tục viết.

Những bông mai chiếu thủy rụng xuống trôi lững lờ theo dòng nước con mương nhỏ ngoài sân. Gió thổi nhè nhẹ đưa hương thơm lan tỏa vào ngôi nhà cũ với đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ của anh chị em chúng tôi. Thời ấy, cầm đầu bọn nhóc trong nhà là anh Ba - đứa con cưng của ba má tôi. Tôi thương nhớ vô vàn những ngày xưa yêu dấu đó.

Từ thủa bé, anh Ba tôi là một thằng con trai học hành rất giỏi - thi đâu đậu đó, mà ngang tàng - chọc trời khuấy nước cũng giỏi, hay tụ tập bầy trò phá phách rồi đánh lộn với bọn con trai xóm khác.

Lớn thêm vài tuổi nữa, anh còn thêm cái tội đào hoa vì đẹp trai, mà đẹp nhất là đôi mắt đa tình của anh. Hèn chi đôi mắt ấy nhìn cô nào là cô đó chết mê chết mệt. Quen cô nào là y như rằng anh đem về giới thiệu là người yêu. Mà không hiểu anh yêu thật được cô nào.

Trong sự vô tư của đám trẻ con chúng tôi vẫn thấp thoáng đâu đó nỗi đau của một quê hương đang oằn mình trong khói lửa. Chiến tranh ngày càng leo thang. Sau Tết Mậu Thân kinh hoàng, cái thành phố nhỏ hiền hòa bên bờ Tiền Giang thơ mộng ngày xưa không còn yên bình mà đã bị khuấy động bởi tiếng súng đêm đêm vọng về. Anh tự nghĩ: “Không lẽ mình cứ là hạt bụi lang thang mãi trong đất trời cao rộng nầy sao?, phải là một cánh chim tung bay cho thỏa chí nam nhi chứ!”. Hơn thế nữa tin tức báo chí hàng ngày đầy những tan thương do bom đạn dày xéo, Anh hiểu được thế nào là một người con trong đất nước thời chinh chiến. Vậy là anh tuyên bố bỏ hết mấy cô bồ lại sau lưng để lo công danh sự nghiệp trước đã, và anh chọn ghi tên thi tuyển vào Không Quân...

Tưởng chỉ là nổi cơn bốc đồng, ai ngờ anh đi thi tuyển thi tuyển thiệt… Rồi nhún vai tự kiêu thấy ghét, “Anh Ba mà, thi đâu đậu đó!”. Ba tôi làm tiệc linh đình đãi cả xóm nhỏ nhà tôi, gặp ai ông cũng hãnh diện khoe thành tích anh con trai, vì thời đó dân tỉnh lẻ như gia đình chúng tôi mà chen chân được vào cái binh chủng hào hùng cao quý đó là cả một kỳ vọng.

Sau những tháng ngày trui rèn ở quân trường, anh Ba được đi Mỹ huấn luyện để trở thành phi công trong hai năm 1969 – 1970, cả nhà tôi lăng xăng lo chuẩn bị hành trang cho anh lên đường. Dù bận rộn lu bu trước ngày đi có nhiều thứ phải lo, nhưng anh cũng dành thời gian phụ ba tôi sửa lại cái chái bếp hôm rồi bị pháo kích rơi phía sau nhà làm vách tường lủng lỗ chỗ. Anh nói: “Mai mốt đi rồi không ai phụ Ba”. Anh lo lắng cho từng đứa em chuyện trường lớp - sách vở - quần áo...

Anh Ba tôi là vậy đó. Quậy phá ở đâu chứ trong nhà thì anh tôi là nhất, thương yêu các em hết mực luôn. Tôi thấy trong mắt anh có lúc buồn buồn vì nghĩ đến 2 năm anh không có ở nhà lấy ai chăm sóc ba và các em. Lúc đó tôi vừa đủ lớn để hiểu Việt Nam xa Mỹ tít mù khơi chứ đâu có gần như từ Mỹ Tho lên Sài Gòn, và cũng đã đủ lớn để biết thế nào là vắng đi một người anh trong nhà.

Hôm đưa anh lên phi trường Tân Sơn Nhất để đi Mỹ thì lũ em lóc nhóc của anh cũng khóc bù lu bù loa. Tạm biệt anh Ba!... Hẹn ngày về đầy vinh quang nhé!

Hai năm anh Ba đi học ở My, mấy nhóc tì chúng tôi nhận được quà của Anh gởi về liên tục. Vào thời đó chưa chắc mấy nhóc con nhà giàu ở Sài Gòn đã có búp bê Barbie để ẵm, vậy mà bọn con gái nhà tôi có đủ kiểu và nhiều quần áo trang sức để diện cho “con cúp bế” đỏng đảnh. Mấy nhóc trai thì thôi đủ thứ lính, binh chủng nào cũng có, chúng xếp hàng cho lính đi duyệt binh đầy nhà. Tôi thắc mắc sao Anh đi học mà có nhiều tiền để mua quà dữ vậy. Anh nói: “Mỹ mà cưng, đi học cũng có tiền!” Nhưng tôi thầm thấy thương anh nhiều, vì biết chắc chắn rằng anh đã phải hà tiện tích cóp từng đồng đô la hằng tháng để có tiền lo cho các em những niềm vui tinh thần bù lại sự thiếu vắng anh. Tôi đã nói Anh Ba tôi là nhất mà!.

Ngày “vinh quy bái tổ” cũng đến, Anh về và được phục vụ trong Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Phi đoàn của anh đồn trú ở khu phi trường quân sự Tân Sơn Nhất. Một chàng sĩ quan pilot hào hoa phong nhã lại làm chết mê chết mệt bao nhiêu là cô gái nữa đây? Nhưng không, anh bây giờ chững chạc hơn rồi, cuộc đời quân ngũ dạy anh rất nhiều điều tốt. Hai năm sống ở Mỹ, anh cũng học được nhiều cái hay của đất nước văn minh giàu có nầy.

Những năm sau đó phi đoàn của anh đảm trách không vận tiếp tế cho chiến trường, những chuyến bay đi về trên chiếc vận tải cơ C7 Caribou - anh luôn hoàn thành mọi phi vụ dù khó khăn nguy hiểm thế nào. Cuộc chiến không ngừng diễn ra đầy khốc liệt, quê hương bị dầy vò trong bom đạn - mất mát, đi dần đến khúc quanh lịch sử mà người dân Miền Nam Việt Nam nhói tim ngậm ngùi khóc hận.

Sáng ngày 28/4/75, anh “xách máy bay” từ Sài Gòn về bay quần vòng vòng trên bầu trời Mỹ Tho với dự định đón Ba và các em lên để đi cùng với phi đoàn của Anh. Nhưng cái phi trường nhỏ ở Mỹ Tho không đáp được, Anh tức lắm vì bao nhiêu cái phi trường quân sự Anh đều hạ cánh an toàn, ngay cả đáp trên những phi đạo vỉ sắt của những phi trường dã chiến. Anh từng nổi tiếng là “tên cơ trưởng gan lì” mà. Rồi buồn bã bay trở về mà trong lòng thầm nghĩ, “Cả nhà không ai đi được thì mình đi làm gì!”

Sáng 29/4/75, trong khi cả phi đoàn lo cất cánh rời Sài Gòn, thì anh còn bị kẹt loanh quanh đâu đó trong Chợ Lớn, khi về tới nơi thì phi trường Tân Sơn Nhất đang bị pháo kích không còn vô được vì rối loạn. Thế là anh rớt lại thật và xách gói đi... học tập cải tạo.

Sau mấy năm khổ sai trong rừng núi Bù Gia Mập, khi thoát khỏi cảnh tù đày thì anh lại bị đẩy đi kinh tế mới ở Bà Bèo cày cấy trên những mảnh đất cằn cỗi; chiều tàn về nhìn những cách đồng mông quạnh ngập nước phèn mà khắc khoải về một thời oanh liệt…!

Chịu không thấu, năm 1981, anh đem cả vợ con vượt biên. Cướp biển “lấy hết tất cả” nhưng tha mạng sống, đám người trên ghe đến được đảo. Mấy tháng sau cả gia đình anh chọn đi Úc. Mấy mươi năm sống ở Úc, Anh “cày” đủ nghề để nuôi vợ nuôi con đến sói đầu... Tuổi già đến quá nhanh, “Nhìn lại mình đời đã xanh rêu!”.

Đời anh Ba cứ nghĩ sẽ trôi xuôi lặng lẽ mãi như dòng sông Tiền quê tôi. Nhưng bất ngờ sông dậy sóng dữ dội... Chắc cũng tại cái “nghiệp chướng” đào hoa đeo đẳng.

Đầu năm 2009, anh tình cờ nối được liên lạc với một người phụ nữ ở Mỹ - Người ấy, với hình ảnh của một thiếu nữ ngày xưa yểu điệu lượt là. Ba mươi sáu năm trước, trong lần gặp gỡ đầu tiên người ấy đã chạm vào ánh mắt của Anh đang nhìn mình say đắm, cả hai bỗng xao xuyến ngỡ ngàng.

Gặp lại nhau, tiếng sét cũ xé tan khung trời đầy oan trái vì nếu “Anh chưa ràng buộc và Em chưa thuộc về ai”. Cả hai đành nín lặng nhìn nhau se thắt, hay nói đúng hơn thuở đó lý trí đã chiến thắng con tim; cái đạo lý vợ chồng cùng trách nhiệm bổn phận đối với gia đình của cả anh và người ấy đều được trân trọng.


Những tưởng mọi “tình cảm tội lỗi” ngày xưa dù chỉ là trong tâm tưởng của Anh và người ấy đã “chìm sâu dưới đáy đại dương”, không ngờ nó sống lại mãnh liệt hơn cả thời tuổi trẻ.

Hai con tim sau bao năm dồn nén cách xa, nay bùng lên yêu nhau trở lại một cách điên cuồng. Họ cũng hẹn hò - mong đợi - nhớ nhung - hờn giận; cũng “nấu cháo điện thoại” như tình yêu của bọn trẻ bây giờ... từ Úc gọi Mỹ, rồi từ Mỹ gọi Úc. Bất chấp nắng mưa nóng lạnh, bất chấp thời tiết trái ngược bên Mỹ mùa Hè hâm hấp thì bên Úc là mùa Đông giá rét. Không biết bao nhiêu lần Anh gọi Người ấy nói chuyện từ sáng tới chiều, vì ở Mỹ giờ đó là ban đêm báo hại người ấy thức trắng đêm, vậy mà vẫn thích được nghe giọng nói tiếng cười của nhau. Thì ra tình yêu cũng dự phần góp hụi cho cái ông điện thoại V247, nhớ vậy thu được một đống tiền.

Chẳng biết chuyện tình viễn liên ra sao mà một thời gian sau thì… mọi chuyện đều gạt bỏ qua một bên. Công ăn việc làm, vợ con cháu chắt, người thân bè bạn bỗng nhẹ bâng. Thế gian chỉ còn có hai người. Rồi một ngày anh quyết định bỏ luôn cả nước Úc để qua Mỹ với người ấy.

Sau gần 40 năm thầm thương trộm nhớ, ngày đầu tiên gặp lại ở phi trường San Francisco, cả hai xém không nhận ra nhau vì … già cúp hết rồi. Đâu còn anh chàng pilot phong độ ngày nào. Cũng đâu còn người nữ một thời xuân sắc. Sau giây phút ngỡ ngàng, cả hai ôm chầm nhau trào nước mắt và quên hết mọi thứ xung quanh.

Về nhà, đứng trước bức ảnh thờ của phu quân người ấy, anh thắp nén hương thầm hứa: “Xin phép cho tôi được thay anh đi tiếp con đường mà anh đã bỏ dở là được chăm sóc cho người mà cả hai chúng ta đều yêu thương”.

Chuyện đời đâu phải mọi thứ đều êm đềm như mặt nước hồ thu cho người ta tha hồ mơ mộng. “Chiến tranh lạnh rồi nóng” bắt đầu bùng nổ ở cả hai phía.

“Phía Mỹ” cũng có phần căng thẳng, người ấy có một hoàn cảnh khá đặc biệt, ba đứa con lấy chồng lấy vợ ở 3 châu lục, bỏ lại người mẹ “chưa già lắm” trong căn nhà rộng lớn; nhưng với các con Mẹ là tất cả vì một đời Mẹ đã khổ sở gồng gánh nuôi con sau cái ngày 30/4 điêu đứng đó, đứa lớn chưa được 5 tuổi đứa út mới tròn 3 tháng; và nuôi Bố mươi mấy năm tù học tập từ Nam ra Bắc. Ở tù về thì bố bệnh liên miên, Mẹ lại phải dãi dầu mưa nắng thêm gần 10 năm nữa cả nhà mới được lên máy bay rời Việt Nam theo diện H.O. của bố. Nhưng qua đến Mỹ chưa đầy 2 năm thì bố mất do căn bệnh đột ngột trở nặng. Vì thế mà nếu Bố là hình ảnh anh hùng không phai nhòa trong tim các con bao nhiêu, thì Mẹ lại càng được các con yêu quý bấy nhiêu - như một báu vật không gì sánh nổi. Trong thâm tâm, các con luôn muốn Mẹ mình mãi ở cái địa vị cao quý là vợ góa của một Đại Tá, hơn là bỗng nhiên sụt chức trở thành vợ một... Đại Úy quèn. Các con không bao giờ nghĩ là Mẹ cô đơn vì trong nhà luôn luôn Bố vẫn còn hiện diện… trên bàn thờ.

Còn “phía Úc” thì khỏi nói rồi. Rối loạn còn hơn cái ngày 30/4 năm xưa. Vợ con anh phản đối kịch liệt, ôi thôi đủ thứ chiến lược... cương không được lại nhu. Dấu passport, dấu xe cộ, “cắt ngân sách”, …. cũng không xong. Đem cả thằng cháu nội kháu khỉnh ra để dụ Ông Nội, đem cả cái thiên chức làm Cha chưa tròn với mấy đứa con chưa gã chồng cưới vợ ra để giữ chân Anh, đem cả cái tình nghĩa vợ chồng mấy mươi năm chăn gối ra để níu kéo Anh.

Nhưng cuối cùng Anh vẫn hành động theo mệnh lệnh con tim, bay qua bay lại Úc - Mỹ như đi chợ vì thương vì nhớ người ấy không thể chịu nổi. Và người ấy cũng vậy những lúc anh trở về Úc, nhiều đêm, cứ nghĩ đến Anh đang đầm ấm bên vợ con là lại khóc ròng. Hẳn người ấy cũng đã từng tự hỏi, hay mình hy sinh một lần nữa cho anh, như đã từng hy sinh cả cuộc đời cho chồng con từ cái thuở mới hai mươi. Không có anh mình vẫn sống trong tình thương yêu quý trọng của các con đó thôi. Những chiều quạnh hiu đi lễ Nhà Thờ, Người ấy hẳn cũng từng khấn nguyện, xin ơn trên cho con thêm nhiều nghị lực để chiến thắng được trái tim con”.

Về phần anh, đôi khi bị lương tâm dằng xé, anh cũng đã phải tự trách, “sao ngày xưa trẻ dại mà không nông nổi, bây giờ gần đất xa trời rồi lại ra cớ sự!”.

Cứ thế dai d8ẳng, cho đến một ngày không biết suy nghĩ ra sao, anh về làm đơn ly hôn với vợ. Chị Ba tôi đồng ý nhưng khóc rất nhiều, chắc có lẽ chị nghĩ, “Đàn ông đã muốn đi thì trời sập họ cũng đi, cho đi luôn giữ lại làm gì!” Ràng buộc chỉ thêm khổ cho nhau. Chị buồn mà nghĩ đến ngày cưới năm xưa Anh vội vàng rước chị chỉ vì cái tính “ta đây” chứ hình như chưa thật sự có tình yêu, Chị buồn hơn cho cái nghĩa vợ chồng 40 năm qua chỉ như cơn mưa rào không đủ thấm sâu vào lòng đất cho “cây cổ thụ” của gia đình.

Dù thế nào trái tim phụ nữ cũng dễ dàng tha thứ: “Anh à, khi nào thôi hết rong chơi, hãy về đây niềm dấu yêu ngày xưa vẫn chờ”. New South Wales đã vào Hạ mà sao Chị thấy tâm hồn mình lạnh buốt đắng cay, một cảm giác hụt hẫng tưởng chừng mọi thứ chao đảo vỡ tan. Vài giọt nắng còn sót lại giữa hoàng hôn như tiếc thương cho số phận con người, già từng tuổi này còn đưa nhau ra tòa ly dị với một lý do không thể nào hiểu nỗi: “Hết nợ hết duyên!”.

Có phải đam mê làm con người ta mù quáng. Hay tình yêu làm người ta bất chấp mọi dư luận.

Rồi anh và người ấy ra đi... hay nói đúng hơn là trốn chạy - cắt đứt liên hệ với mọi người thân, bạn bè. “Tình theo chân Anh tình đã mất lối về”.

Bây giờ ở một phương trời nào đó, trên đất Mỹ hay bên xứ Úc xa xôi, sau bao gian nan đấu tranh với định kiến gia đình y hệt như những cuộc tình trẻ con mới lớn thường bị cha mẹ cấm cản; hy vọng anh và người ấy đang hạnh phúc vì được sống bên nhau. Hai chữ Hạnh Phúc mà rất nhiều người có khi cả một đời vẫn không tìm thấy.

Anh đã chọn con tim thay cho lý trí. Như vậy là đúng hay sai? Còn được bao nhiêu năm nữa để sống mà yêu nhau?

Thôi thì sau ngần ấy năm nhọc nhằn với cơm áo gạo tiền, hãy cho Anh được một lần làm tròn cái ao ước chưa trọn vẹn bấy lâu nay.

Có những sự việc trên đời cần phải giải quyết bằng sự Yêu Thương - Hy Sinh - và Tha Thứ.



Trời Cali hôm nay thật đẹp, nắng đồng lõa với gió trêu ghẹo những cách hồng phai chấp chới rơi xuống dầy đặc một khoảng sân như vẫn muốn quấn quít lấy cội đào già. Mượt mà bên những đồi cỏ xanh là những thảm hoa vàng mênh mang của vùng thung lũng; trên cây “Liễu Ơ” đang buông rèm đầy chồi lá tươi mướt màu mạ non - đôi chim sẻ đang chụm đầu ríu ra ríu rít kháo nhau: “Thử nói lái lại coi Liễu Ơ là gì vậy?” … Những tín hiệu yên vui bình lặng đã đến sau những ngày sầu lo thấp thỏm sóng gió triền miên.

Anh Ba ơi, trong nhà mình chỉ riêng em là không phản đối, nhưng em biết rồi mọi người sẽ hiểu ra thôi; tình thương gia đình và phương thuốc thời gian sẽ chữa lành vết thương đang âm ỉ rướm máu. Anh cùng Người ấy hãy cố gắng vun đắp cho cái tổ ấm mà khó khăn lắm mới có được đó, và hãy cố gắng thu xếp về Việt Nam một lần để lạy bàn thờ Ba Má và Vú kính yêu của chúng mình Anh nhé!.

Em thương Anh lắm, thương chị Ba và thương cả người ấy của Anh.

ĐỒNG TÂM

Ý kiến bạn đọc
01/04/201323:56:52
Khách
Anh Ba chơi ngu, về già mà mất mẹ nó cả con lẫn cháu cho cái lon già!
01/04/201314:33:34
Khách
Một người đàn ông phụ bạc vợ con, 1 người đàn bà giật chồng người , vậy mà được tác giả thương chẳng qua là vì đó là anh trai mình , chứ nếu ông ấy là anh rể thì chắc đã có bài chửi rủa thậm tệ. Hy vọng ông chồng của tác giả không theo gương ông anh vợ đểu của mình.
29/03/201315:58:30
Khách
Chi ba , nguoi` đang' thuong ,bao nhieu nam song' cung` chong` luc' hoan. nan , gian kho' vuot bien ,gap cuop' bien? ,luc' ay' tuong? nhu anh chi Ba đa~ mat nhau.... , tinh` nghia~ vo. chong bao nam thiet tuong? khong gi` co' the? chia cach' .
That kho' hieu? , nguoi`ta co' the? đanh' đôi? tat' ca?.... chi? vi` mot' anh mat nhin`20 nam ve` truoc' .
Chi Ba oi ! That uong? phi' mot đoi`,thuong yeu mot con nguoi` boi. bac...
Chi Đong Tam , sao chi co' the? thuong nguoi` bo` cua? anh Ba đuoc nhi?. "....và thương cả người ấy của Anh"
Du` sao cung~ xin chuc' suc' khoe? tac' gia~
29/03/201314:42:38
Khách
Chạy vắt cổ còn khoe chức này chức nọ!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,395,305
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy tại địa phương. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu của cô.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Sau đây là bài viết mới của Vũ Văn Ynh.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật trong ba tập truyện của Phạm Thành Châu đã xuất bản, phải kêu là tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu, cũng là chuyên gia điều trị bạo hành trong gia đình người châu Á hơn 15 năm qua tại thành phố Olympia, tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nướdc Mỹ đầu tiên của Trần Đức Lợi. Mong ôngtiếp tục viết.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Lần thứ nhất là bài “Hoa Ve Chai”, giải bán kết năm 2001. Năm 2004, ông nhận thêm giải chung kết với bài “Giọt Nước Mắt”, chuyện kể về việc một kiến trúc sư gốc Việt là tác giả bản vẽ Đài Tưởng Niệm trong Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Bài mới nhất của cô là một chuyện viết trong mùa Valentine.