Hôm nay,  

Sao Anh Không Cùng Về (VN) Với Em?

18/02/201300:00:00(Xem: 273947)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Mỗi lần về Việt Nam thăm gia đình vào dịp Tết, nàng thường hỏi tôi câu này nhưng chưa lần nào tôi trả lời thẳng và đúng cho nàng rõ.

Tôi có về Việt Nam đã lâu trong những lần thăm ba tôi bị bịnh nặng và để làm giấy tờ bảo lãnh nàng. Kể từ đó tôi tự hứa với mình là tôi sẽ không về nữa. Lý do? Có lẽ vì tôi là một trong những người có những kỷ niệm máu và nước mắt trong những lần vượt biển cộng thêm vào đó là những năm dài bị tù tội và bị đày ải trong các trại gọi là “cải tạo”.

Hiện nay, nhiều người ở thế hệ trên sáu mươi như tôi đã rũ nhau về Việt Nam sống để dưỡng già. Họ có lý do và đó là chuyện riêng của họ. Rồi cũng có nhiều người ở thế hệ trẻ hơn tôi cũng rũ nhau về Việt Nam để…hưởng lạc! Thậm chí còn có những người trước kia đã từng bị đày đi cải tạo giờ vẫn vui vẻ, hăng hái về với quê hương!

Đa số người đi Việt Nam về đều trầm trồ là bây giờ Việt Nam giàu và đẹp lắm. Họ ca ngợi nào là khách sạn nhiều sao, nhà hàng sang như bên Mỹ, nhà lầu nhiều từng mọc lên như nấm ngoài mặt đường không thể nào nhìn ra những nơi ở khi xưa nữa. Với tầm nhìn và nhận thức của họ như vậy cũng đúng với họ thôi. Còn những gì ở đằng sau cái mặt tiền đồ sộ cách hào nhoáng bề ngoài đó và bên trong hiện tình của đất nước họ chẳng cần để ý tớí làm gì. Đó là đa số những người gọi là “dân thường” thì không ai dám có ý kiến gì. Tuy nhiên ta còn thấy có những thành phần trước kia bị coi là “kẻ thù của nhân dân”, đã từng nắm chức vụ trọng yếu trong chính quyền hay quân đội cũ cũng có mặt trong lớp người rình rang trở về cách “vô tư” đó!

Nàng thường than phiền là bà con bạn bè ở Việt Nam lúc nào cũng hỏi là “sao chồng mầy không về chung? Bộ hai người có chuyện gì phải không?” hay “Đúng là …cưới được vợ rồi ở luôn bên đó!” Mỗi lần như vậy nàng không biết trả lời sao và cảm thấy rất buồn. Tôi thấu hiểu tâm trạng đó của nàng nhưng tôi không thể nào làm trái với nguyên tắc sống của mình đã đề ra. Nguyên tắc đó là giữ lại được phần nào tính tự trọng và nhân cách của một kẻ bại trận.

Trong cuộc đời đảo điên này cái xấu, cái tiêu cực thường lấn áp đi cái tốt, cái tích cực mà con người ta lại rất dễ bị lôi kéo vào vực thẳm u minh. Nhiều người có nhiệt tâm muốn có một chế độ thực sự tốt đẹp cho dân mình nhưng vô tình đã gián tiếp nuôi dưỡng cho tai hoạ hiện tại hoành hành đất nước. Cứ thử nhìn số tiền hằng năm gởi về nước thì ta thấy rõ điều này. Trừ trường hợp phải trở về để thăm thân nhân hay trong trường hợp cưới sinh, tang chế, đa số về nưóc để … hưởng lạc cho bỏ những năm tháng cầy bừa ngày đêm quên cả ăn, mất cả ngủ, không ngơi nghỉ ở nước ngoài!

Tôi mới được quen với một chị bạn cùng trang lứa ra đi với hai con nhỏ vì chồng bị rớt máy bay chết ngay ngày ba mươi tháng Tư và chị cương quyết không bao giờ trở về Việt Nam. Một ông bạn vong niên bị đi cải tạo hơn mười năm nhất định không trở về nữa và con của ông cũng vậy. Một bà bác trên bảy mươi rất ít học nhưng hiểu rõ bản chất của chế độ và thực chất lầm than của người dân bên đó và có nhận xét chính xác về chế dộ còn hơn những người có học thức về chính trị hay những kẻ có quyền chức khi xưa … Đây là một vài mẫu người, những thí dụ điển hình của những người khiến tôi phải nghiêng mình kính phục.

Tết năm nay nàng lại về thăm nhà. Tôi thì ở lại. Nhìn nàng bận rộn xắp xếp quà cáp cho kiện hàng tôi cũng thấy aí nái khi để nàng về một mình không có ai phụ giúp khi lên xuống phi trường. Dù vậy tôi vẫn thấy trong lòng mình được thanh thản vì không phá bỏ nguyên tắc sống của mình đã đề ra. Tôi cũng mua vài món quà nhỏ để tặng cho gọi là “có lễ” của người ở xa trong dịp Tết cổ truyền để nàng không bị lời ra tiếng vào. Nhưng chỉ có thể làm đến vậy thôi!

Tết năm nay tôi ăn Tết một mình khi mùa đông còn đó. Không sao, miễn là nàng vui, sau một năm trời đã làm việc quá cực nhọc. Còn phần tôi, khi đã quá sáu mươi, thì sống được một ngày là được hưởng thêm một món quà quý của Trời ban cho. Tôi nghĩ miễn là mình sống đúng với nguyên tắc mình đã đề ra cho đời mình và đi cho trọn con đường đã vạch ra thì dù ở tuổi nào, ở hoàn cảnh nào, miễn có được sự bình an tâm hồn là điều quý nhứt trong cuộc sống ngắn ngủi của kiếp con người.

Chắc rồi một ngày nào đó nàng sẽ hiểu cho tôi là tôi không còn gì để luyến tiếc một quê hương đã mất./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
21/02/201303:58:58
Khách
rat dong y voi chu, chau di vuot bien o tuoi 12 la cung khong co gi la an oan voi lu cong san nhung ma khi nhin thay canh doi su voi nguoi dan thi qua tan nhan vo nhan dao qua suc... thang tu la ngay quoc han cua toan dan mien nam, nhu vay chau co mot y kien la trong thang tu de tuong nho den nhung a linh da chet va nguoi dan vo toi da chet thi nguoi viet hai ngoai khong nen tiep te va di lai hoac la mua ban gi voi vn cong san do de vinh danh nhung nguoi linh vnch da hy sinh va cung cho cai be lu cs biet la minh nguoi viet quoc gia se kong bao gio dung chung voi nhau duoc...
20/02/201318:10:15
Khách
Ngày xưa tôi đi vượt biên thì chúng nó (cộng sản) bắt bỏ tù vì tội phản quốc (nhưng mà tôi chỉ có phản cộng sản nên ra đi mà thôi).
Ngày nay nếu tôi về thì chúng nó (cộng sản) sẽ luồn háng tôi để móc tiền ở túi quần của tôi, sau đó chúng nó (cộng sản) sẽ đạp vào mặt tôi và nói rằng "chúng mày mang tiền về thì được, chứ chúng mày mà mang Tự Do về thì chúng tao (cộng sản) sẽ bóp dzế và bỏ tù mày nghe chưa".
Biết thế cho nên đã gần 24 năm rồi tôi chưa bao giờ bước chân về thăm Việt Nam yêu quý của tôi được .
Nhớ lắm thay.
Yêu lắm thay.
18/02/201306:00:25
Khách
khâm phục!
16/04/201323:00:20
Khách
Tôi đã đọc 1 số bài viết trước đây của Ô Trương Tấn Thành. Cách hành văn thật bình dị, xúc tích và rát"thật" khiến cho người đọc cảm nhận được những gì được viết dều thực sự xuất phát từ cuộc sống trong hiện tại và quá khứ cũng như những tâm tư chân thật của tác giả. Ước mong tác giả sẽ tiếp tục cống hiến nhiều bài mới để độc giả thưởng thức và cảm thông những tâm tình và suy nghĩ sâu sắc của ông. Cộng dồng người Việt ở hải ngoại cần thật nhiều người yêu nước chân chính như vậy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,455,778
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California khi 62 tuổi. Hiện đang volunteer tại một trường tiểu học ở Marysville, Bắc Cali, trong khi chờ đi dạy.” Bài viết mới của tác giả cho mùa Valentine là một truyện tình Việt-Mỹ bắt đầu từ thời chiến, với ghi chú:
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Trong một bài viết được phổ biến đầu năm, tác giả kể chuyện về một Linh Mục giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.
Tác giả là một nhà văn đã xuất bản 3 tác phẩm, góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Ông sinh tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Truyện tết Cali sau đây của ông có lời của tác giả trân trọng đề tặng cho nhân vật:
Tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”... Cô cũng là người đã mời đã mời Chú Sáu Steve Brown -một người Mỹ yêu tiếng Việt- gia nhập sinh hoạt làng Việt Bút, Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 vừa phát hành, cô có bài viết “Sinh Nhật 4 Tháng Bẩy”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ.
Tác giả phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng duy nhất của Intel ở Penang, Mã Lai. Hai mươi năm sau, 2013, tại Intel Santa Clara miền Bắc Cali, nhóm của kỹ sư Khôi An đang nỗ lực trong khâu đầu tiên để chế tạo “bộ óc” đời mới nhất cho máy tính di động.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.