Hôm nay,  

Bill và Alice

09/09/201200:00:00(Xem: 216362)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông. 

Hôm nay khi dọn dẹp cái bàn viết tình tờ tôi thấy tấm hình chụp đen trắng của Bill và Alice.

Xin được nói rõ cùng các bạn Bill và Alice đây là ông bà cụ mà tôi được ở chung gần hai năm trời hồi năm hai ngàn. Theo phong tục người Mỹ thì con cái trong nhà gọi cha mẹ bằng tên cách thân mật chứ không bằng cách cung kính như người Việt mình. Tôi vẫn xưng hô với hai cụ bằng Bill và Alice.

Tấm hình chụp phía sau căn nhà mà tôi được cho ở chung hình như đang còn xây dang dở chưa hoàn tất. Cụ Bill mặc aó thung lót ngắn tay màu trắng bỏ vào quần mang giày da loại để làm việc. Lúc ấy cụ cao phải hơn thước bảy, thật vạm vở, đẹp trai và trông khoẻ mạnh. Tay mặt cầm điếu thuốc, tay trái quàng qua vai của cụ Alice. Cụ Alice thì miệng tươi cười, mặc áo ngắn và quần jeans cắt ngắn, mang bata, tay trái cũng cầm đíếu thuốc. Cụ Bill đứng cao hơn cụ Alice cả một cái đầu.

Theo như lời cụ Bill kề lại thì hai người có một căn nhà ở Seattle nhưng muốn thu gọn lại cuộc sống nên dời về thành phố nhỏ Lacey yên tỉnh này để hương nhàn và dưỡng già. Hai cụ có được một trai tên là Chuck và một gái tên là Lorraine. Năm tôi về ở thì Lorraine lúc đó cở trên dưới ba mươi, chưa có gia đình và Chuck cũng vậy. Chuck ở xa ít khi về còn Lorraine thì ở trên mé Seattle nên tuần nào cũng về thăm và chăm sóc cho mẹ. Ông bà rất thương Lorriane vì cô là một đứa con rất hiếu thảo.

Cụ Alice khi trẻ chắc phải đẹp người và vui tính.Giờ đến tuổi bảy mươi cụ vẫn như vậ.Đặc biệt là cũng như cụ ông bà ghiền thuốc lá.Trên tay hai người không lúc nào thiếu đíê thuốc và thường hay hút thuốc trong nhà.Có lẽ vì vậy mà cjhân của cụ sưng vù làm cụ đi đứng thật là khó khăn.Tôi không hề thấy cụ đi ra khỏi nhà cứ phải xê dịch loanh quanh bàn ăn ở nhà bếp trừ lần cụ và cả nhà đi ra nhà hàng ăn mừng ngày tôi tốt nghiệp bốn năm.Tôi còn nhớ rõ hôm đó cụ mặc chiếc áo màu đỏ thật đẹp, chân đi giày mới dù bị sưng rồi khi Lorraine xuống dìu bà ra xe rồi, cả nhà đi nhà hàng.

Thêm một điều lạ là cả nhà cụ không dùng thuốc tây mà chỉ đi bổ thuốc của một ông thầy lang Tàu ở gần Seattle.Cụ nói là dùng thuốc tàu tốt hơn, cả Lorraine cũng vậy. Có lần cụ nói Lorraine chở tôi lên tiệm thuốc bắc đó để khám bịnh và lấy thuốc.

Cụ Alice rất mê nhạc, nhứt là nhạc thời tập niên năm mươi và sáu mươi.Tôi được may mắn được cụ cho về ở chung cũng nhà tôi có chút tài đàn ghi-ta và biết được một số nhạc thời đó. Cụ Alice vẫn thường nói đùa với tôi là:

- Cậu về đây ở chỉ cần đờn cho ta nghe khi ta buồn là đủ rồi!

Mà thật vậy, mỗi khi tôi thấy cụ ngồi buồn tôi đem cây đàn ra đánh liên tiếp nhiều bản mà bà thích là mặt bà tươi rói hẵn lên.Lúc đó chân bà thì đưa tới đưa lui như đang nhảy,tay bà thì đánh nhịp, miệng khen không tiếc lời.Mỗi khi nghe xong một bài quen thuộc cụ khen to một cách thích thú:

- Thats my boy!How do you know all of those songs?! ( Đúng là con của lảo đó! Sao mày lại biết hết những bản đó vậy!?)

Cụ Alice rất thương tôi. Môi lần sinh nhật hay Noel cụ đều mua quà tặng tôi.Đôi khi cụ còn dúi vào tay tôi ít tiền vì biết tôi đang đi học không kiếm ra tiền.

Lúc tôi gần dời ra thì bịnh của Alice càng nặng,sức khoẻ suy yếu thấy rõ.Nhiều lúc cụ gần như mê sảng. Có khi khi nữa đêm cụ bốc phone gọi Lorraine.Rồi một hôm cụ Bill phát giác thấy cụ chết cứng đơ trong phòng.

Cụ Bill lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề.Áo sơ mi dài tay, bỏ trong quần, mang giày da từ sáng đén tối dù không đi ra ngoài cũng vậy.Răng của cụ còn tốt, không phải mang răng gỉa.Cụ thường mua thức ăn đóng hộp rồi về tự nấu cho mình, còn cụ Alice thì ăn thức ăn mềm được chế biến sẵn.Cụ có hai chiếc xe.Một chiếc xe truck có mui cũ để chở đồ nặng và chiếc xe bốn cửa trong việc đi lại bình thường.Hai chiếc xe đều cũ và do Mỹ chế tạo. Tuy đã cao tuổi nhưng cụ lái xe vẫn còn vững.Điều đặc biệt tôi nhận thấy ở cụ là cụ rất thương và chìu bà Alice.Tính bà Alice hay mua sắm bốc đồng và mỗi lần như vậy là cụ Bill lại phải lái xe đi mua và rồi lại phải đổi vì cụ Alice không vừa ý.Dĩ nhiên là cụ Bill bực mình cằn nhằn nhưng không khi nào cụ từ chối cái khổ dịch đó. Cụ ở phòng đối diện với cụ Alice và cứ có chuyện gì cần thì tôi lại nghe tiếng kêu to:

- Bill!

Tức thì có tiếng trả lời ngay :

- Yes! Whatd you need!?(Có đây! Bà cần gì?)Hay nếu cụ Bill bực mình qúa thì: “Jesus!What the hell you need?( Chúa ơi! Bà cần cái quái gì đó?)

Khi tôi gần dời đi thì có lần cụ Bill bị té qụy. Đêm đó tôi dang ngủ thì nghe tiếng huỵch thật lớn. Sau đó tôi nghe tiếng Alice gọi hỏi thăm Bill một cách hốt hoảng. Tôi chạy vào phòng Bill thì thấy cụ đang nằm dưới sàn nhà. Cụ Alice gọi 911 và xe cứu thương đến chở cụ Bill vào bịnh viện. May sao vài ngày sau cụ khoẻ lại và Lorraine chở cụ về. Từ đó cho đến ngày cụ Alice mất cụ vẫn được bình thường.

Sau khi tôi dời ra, Lorraine đưa cụ về ở chung với mình một ít lâu sau thì cụ mất.Cụ Bill là người trải đời và thương vợ nên dù tính của cụ Alice trở nên khó khăn nhưng cụ đều chấp nhận và chìu theo ý bà.Ít có người đàn ông nào được như cụ.

Tôi may mắn được hai cụ cho về ở không phải trả tiền phòng tiền gần hai năm trời, chỉ phụ giúp lặt vặt trong nhà. Tôi chắc nhờ phước đức của ba má tôi để lại nên mới được diễm phúc như vậy.

Bill và Ailce kính mến,

Con không biết bây giờ hai cụ ở đâu trên đó nhưng xin hai cụ biết cho lòng kính mến và tri ơn của đứa nghĩa tử này. Hai cụ đã mở lòng từ tâm cho một đứa con từ phương xa đến tá túc để cùng vui buồn trong một quảng đường đời.Dù hai cụ không có công sinh nhưng đã có công dưỡng trong những tháng năm con khốn khó ở quê người. Nếu như công “sinh dưỡng đạo đồng” thì hai cụ đã có công lớn như chính cha mẹ đẻ của con, tạo cho con một dịp may thực hiện được ước mơ của mình. Ước mơ của một kẻ phải từ bỏ xứ xở ra đi để có được một cuộc sống Tự Do và có được điều kiện theo đưổi ước mơ của bản thân con và của gia đình mà nếu như còn bị ở lại thì con không bao giờ thực hiện được.

Công ơn của hai cụ con nguyện ghi khắc suốt đời và con cũng xin thay mặt cho ba má con kính dâng gỡi lên hai cụ lòng thành kính tri ơn những người đã tạo được một phước lớn trong thuở sinh thời. Kính mong hưong hồn của hai cụ luôn được an vui nơi Miền Cực Lạc./.

Ý kiến bạn đọc
10/09/201221:41:18
Khách
Hello Ba Tê,
Hôm nay rảnh rỗi, muốn tìm ý viết một bài dang dở, vào đọc bài của anh bạn đây. Thế hoá ra anh bạn cũng được đất Mỹ ưu đãi khá tốt phải không? Ít nhất là qua hai nhân vật này. Dù tôi không có hân hạnh được ở đó, song tôi nghĩ người Mỹ nói chung rất có tình người; nếu mình đối xử đàng hoàng theo đúng đạo lý tất nhiên sẽ được họ đối đãi tương tự. Qua hai nhân vật này, chúng ta thấy được ở thế hệ người Mỹ trước đây còn có những cặp vợ chồng rất chung thuỷ keo sơn. Tiếc rằng những thế hệ sau này không được như vậy, có lẽ bởi vì họ để tâm quá nhiều tới vật chất và sự hưởng thụ tức thời, không còn thì giờ để ý đến mặt tinh thần tình cảm. Tôi mong rằng vợ chồng anh bạn cũng học được gương của cặp tình nhân này và có cuộc đời chung sống hạnh phúc mãi mãi.
Cám ơn anh bạn về bài viết chân tình đầy ý nghĩa.
Thân chào,
Cả Ngố họ Trịnh, Montreal
10/09/201221:36:35
Khách
Cám ơn tác giả
09/09/201221:46:31
Khách
Câu chuyện rất cảm động. Xin cám ơn tác giả thật nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,254,807
Tác giả sinh trưởng tại Biên Hòa. Trước 75, sinh viên ĐHVăn Khoa SG và dạy học tại TH Long Thành. Sang Mỹ năm 1981. Hiện cư ngụ và làm việc tại Los Angeles, California. Đã có bài đăng trên tạp chí Hợp Lưu, Phụ Nữ Diễn Đàn và một số trang web talachu.org, hopluu.net, nhohue.org, honque.com, ngo-quyen.org... và các diễn đàn Van chuong PN, Đai Hoc Van Khoa SG.
Tác giả vừa nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 -hình bên- với bài viết "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo đầu tiên của Viết Về Nước Mỹ là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, hình bên, đã loan báo kết quả giải thưởng trong cuộc họp mặt ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên được tổ chức tại Thư Viện và Bảo Tàng Tổng Thống Richard Nixon, Nam California ngày 29-11-2000.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể chuyện từ Bắc xuôi Nam dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và đã có nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và đã hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả chỉ mới đến Mỹ từ 2008, hiện là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo và đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2009 và 2011. Bài mới nhất của tác giả kể về buổi họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12.
Đây là bài về buổi họp mặt năm ra mắt sách VVNM 2012, viết bởi một tác giả ở San Jose không kịp “đu xe đò Hoàng” để xuôi nam phó hội. Donna Nguyễn đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”...
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989.
Nguyễn Duy An là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước My 2006. Ông cũng là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm nay, từ Washington D.C. tác giả bay về Cali tham dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Bài mới nhất của tác giả đề cập tới tình hình tài chính quá khó khăn của National Geographic và báo tin chàng chính thức về hưu non.
Chủ Nhật 12-8-2012 là họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Giải thưởng Việt Báo hiện đã sang năm thứ 13 và liên tục từ năm 2000 tới nay, mỗi ngày đều có phổ biến bài viết mới. Sau đây, là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Hoà Đa.
Nhạc sĩ Cung Tiến