Hôm nay,  

Bên Ni

02/09/201200:00:00(Xem: 205584)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu.

Ngày Việt Báo phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, tôi đang nghỉ hè tận miền nam nước Pháp. Tuy không sang dự như năm ngoái, nhưng tôi vẫn theo dõi sinh hoạt bên nớ trên trang VVNM và qua “meo” của nhóm Việt Bút.

Trước khi ban giám khảo thông báo danh sách sơ khởi, tôi đã “chấm giải” từ mấy tháng trước. Có thể vì chấm sớm quá, kết quả vòng chung kết, tôi “chấm lệch hạng” với ban giám khảo “hai mạng”. Chuyện bình thường, vì tôi chấm với hai con mắt mơ huyền đan xen tình cảm quá ư là cá nhân, làm sao sánh nổi với mười cặp mắt nhọn hoắt hình bút tre.

Phải công nhận năm nay Việt Báo được mùa, trai tài gái sắc, bài viết phong phú cả chữ lẫn tình, những cây viết đáng mặt văn sĩ.

Đọc tường thuật của những người dự tiệc, tôi tiếc ngẫn ngơ, nghĩ giá mình là cư dân bên nớ, ở sát nách toà soạn, không phải đu xe đò Hoàng, hoặc trèo máy bay hay đi xe ké như trường hợp mấy vị trong nhóm Việt Bút đến từ miền bắc Cali hay xa hơn.

Ôi ước mơ vẫn là mơ ước, nghe tôi than, chàng trêu, già mà ham.

Tôi phân trần, già không ham mới lạ, ai biết khi nào Chúa thương gọi về với Người, còn được ít bữa ở dưới này gom thêm chữ nghĩa, và tâm tình bạn văn... tội gì làm lơ.

Mà muốn lơ cũng không được, tôi nghiện chữ như dân xì ke, ngày nào không đọc một bài viết của ai đó tôi thấy khó ở. Hôm nào ôm đòm chuyện văn phòng, chiều về mặt lờ đờ vì thiếu cử « đọc chữ », chàng thông cảm, tự động đề nghị ăn mì gói, sáng kiến đáng được khen thưởng.

Chị bạn thân cười mỉm, tưởng ổng nấu một bữa thịnh soạn phục vụ em, chứ ăn mì gói có gì hay mà phải khen.

Giời ạ, chàng của tôi chỉ ga lăng đúng điệu kiểu này thôi, ngoài trứng chiên chàng có vào bếp bao giờ đâu mà đòi hỏi món này món nọ.

Ở với Tây gần một phần tư thế kỷ, nhưng chàng thề không thèm bắt chước Tây, cái kiểu nịnh đờn bà làm mất sĩ diện đờn ông. Dù Tây hay Mỹ có xếp đàn ông xuống hàng thứ mấy thì mặc kệ họ, dân Ta phải giữ đúng phong tục ông bà để lại.

Nghe chàng phán lòng tôi rối bời, nhưng cũng đành chịu, mình đã trôi nỗi theo chàng hơn ba mươi năm rồi, ráng theo cho hết kiếp, rồi về méc với ông bà xin họ đổi cái mớ phong tục này cho con cháu nó nhờ.

Trở lại với Việt Báo, bên cạnh năm thứ 12 VVNM được mùa, và kỷ niệm 20 năm Việt Báo ra đời, sự ra đi của nhà báo lão thành Nguyễn Viết Khánh làm nhiều người rơi lệ.

Năm nay đặc biệt hơn năm ngoái là có nhiều bài viết về buổi lễ trao giải thưởng, mỗi cây viết trải lòng theo bút pháp riêng của mình, chung cuộc vẫn là « Ngày vui qua mau » và hẹn nhau năm sau, như bài viết của chị Thịnh Hương. Chị Hương ơi, chị em mình không có duyên nên năm ngoái chị kẹt đi công tác xa, năm nay em kẹt đi xuống miền nam, thôi thì, hẹn khi chị lãnh giải mới em sẽ qua.

Bên Ni tôi “coi cọp” lễ phát giải theo từng bài viết, và nhớ đến buổi gặp đầu tiên với chị Bảo Xuân, ngồi sát bên chị mà không biết nói gì, đến lúc về nhà rồi mới thấy mình già ngắt mà còn nhát. Đành hẹn chị và chị Ngọc Anh lần sau chị em mình sẽ đi uống cà phê nhe.

Với những cây viết khác, tôi cũng chỉ dám nhe răng cười giao hữu khi trao đổi chữ ký với các vị, đành mang tiếng cù lần thứ thiệt.

Chắc biết tôi chết nhát nên năm ngoái chị Hạ Vũ đã bắt chuyện trước, rồi Tê Hát Y Cờ Rét làm tôi phát rét khi hắn gọi tôi là “sư mẫu”. Tôi ngớ ra không hiểu sao chú em biết mình, thì ra cái bảng tên đeo sờ sờ trên ngực chính xác là đích thực rồi.

Ai đã một lần đến dự lễ phát giải VVNM chắc khó cưỡng lại ý định trở lại một lần nữa, hoặc hàng năm cứ đến để ngắm dung nhan, Hoa Hậu, Á Hậu … cho thoả sự tò mò hoặc sự ngưỡng mộ những “nhân vật chính”.

Tôi cũng ái mộ Nam Vương, Á Hậu năm nay, và đành ngắm người trên online. Xin chúc mừng Việt Báo ngày càng quy tụ được nhiều nhân tài mới. Hy vọng sang năm sẽ có thêm những cây viết thế hệ thứ hai, thứ ba chọn mục VVNM làm sân chơi để phát huy tiếng mẹ đẻ trên xứ người.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
08/09/201217:37:48
Khách
Cảm ơn chị Thịnh Hương, Bảo Xuân và Ngọc Anh đã "hồi âm".
Hy vọng sẽ gặp các chị vào năm tới.
06/09/201220:17:16
Khách
Bên ni gọi cho bên nớ nè :-)
Cái hẹn cafe ngon ngon ngon chờ năm tới nhe, bạn Ba rì ơi. Chắc sẽ còn dịp ngồi chung một bàn và hết ...mắc cở .
04/09/201218:09:34
Khách
Rất nhớ lần đầu gặp nhau, cùng giống nhau ở điểm, gõ thì gõ ra chữ mà khi mặt đối mặt lại mắc cỡ. Chức Nữ bên nớ xốn xang Ngưu Lang bên ni cũng bức rức.
Mong gặp bạn năm tới, ta cùng nhau đi uống cà phê nha.
Viết nữa đi bạn, đọc thấy vui lắm.
tnbx
04/09/201217:58:50
Khách
Đoàn Thị ơi, tôi với bạn sao cứ ...trượt tua hoài. Hy vọng sang năm mình sẽ có dịp tương phùng mà kể cho nhau nghe chuyện Đồng Nai, chuyện Parí lãng mạn , và chuyện San Francisco sương mù.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,252,430
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến