Hôm nay,  

Galang, Hòn Đảo Thần Tiên

05/07/201200:00:00(Xem: 134597)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là tác giả đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là một hồi ức dễ thương về đảo tị nạn Galang 2, với lời ghi “để nhớ hai người bạn đã đưa tôi đến Galang, Hải quân Trung uý Đạt và Hoa. 

* * *

Buổi sáng sớm hôm nay tôi lái xe ra sân vận động gần nhà để đi bộ hít thở không khí trong lành. Đi bộ tại đây, tôi thường hay bước qua cái mô đất cao để băng xuống con đường nhựa ở phía bên kia sân. Khi đi lên phía trên mô đất có cỏ cao hoa dại làm tôi trực nhớ tới ngọn đồi ở ngoài khu Kiểm Dịch trên đảo tỵ nạn Galang ngày nào.

Ngày ấy đã lâu lắm rồi, phải là cuối năm tám mươi tám thì phải. Khi tàu vượt biển mang số hiệu SG 169 của chúng tôi tấp được vào đảo Galang ở Indonesia. Trưa hôm sau cả tàu được chở vào trại tỵ nạn Galang 2 rồi đưa vào khu Kiểm Dịch chờ phân phối trại ở và làm danh sách lãnh thực phẩm. Khu Quarantine hay khu Kiểm dịch là nới đầu tiên ngươì tỵ nạn tới đảo phải vào để kiểm tra sức khoẻ và bệnh dịch. Đó là một khu rộng có sân trống ở chính giữa và có chừng sáu bảy dãy nhà trại, chung quanh có vách tôn bao bọc và một cổng duy nhất có cảnh sát trại kiểm soát sự ra vào. Lúc tôi ban đầu ở trong khu thì lại không thấy có cảnh sát dù cổng lúc nào cũng đóng.

Vào thời điểm này làn sóng vượt biển đang xuống đụng đáy nên khu trại barracks bị hoang phế cỏ mọc cao tới đầu người.

Một buổi sang tôi thức dậy sớm, không kềm được sự tò mò, tôi leo rào ra ngoài để lên ngọn đồi trước mặt. Trong không khí sớm mờ sương, tôi thấy mình lạc vào một nơi hoang dã đầy cỏ và hoa dại. Một lọai hoa có bông trắng nho nhỏ rất xinh mọc trắng cả đồi. Trong sương sớm mờ mờ của không khí lạnh thật là huyền ảo như cỏi thoát trần. Trong cái hứng khởi của một người vừa thoát khỏi được địa ngục trần gian, tôi hái một nắm bông nhỏ đó để đem vào trại làm quà tặng cho cô bạn gái cùng chuyến.

Sau đó chừng một tháng chúng tôi được thả cổng đi lại tự do trong khu Galang 2 và thưởng thức nhạc cũ trước 75, hút thuốc lá có mùi vị rất đặc biệt hiệu Garam của Indonesia trên một quán cà phê rất trữ tình vào ban đêm, Quán Cà Phê Trên Đồi. Những đêm trăng thanh gió mát mà ngồi uống cà phê trên đồi dưới ngọn đèn màu mộng ảo sau những năm trường gian lao trên con đường vượt biển thật không còn bút mực nào tả được nỗi hạnh phúc tuyệt trần này. Mọi khổ ải trong qúa khứ tưởng như tan biến hết.

Tại Galang, thường có ông cha tên Pát Mô và ông mục sư Zuni vào trong khu để uỷ lạo bà con trong thời kỳ còn bị hạn chế đi lại.Còn khi đã được xả ra thì tôi mới được biết là trên đảo có ngôi chùa rất to nằm trên đồi trông ra biển thật là nên thơ.

Thời đó đường lên chùa có cây cầu ván bắc qua rãnh sâu rồi bứơc lên những bậc thang lót ván tới cổng Tam Quan. Qua cổng, bước thêm nữa là lên tới chùa.Đứng từ dưới ở đầu cầu nhìn lên cổng Tam Quan và ngôi chùa đứng sừng sững uy nghiêm trên ngọn đồi thật không khác gì cảnh u tịch trong phim ảnh thời xưa. Những ngày rằm và nhứt là Ngày Tết, Phật tử đi viếng chùa đầy chật, khói hương nghi ngút.Con đường bậc thang dẫn lên chùa đông nghẹt thiện nam tín nữ trong quần aó mới đẹp lòng hân hoan đi lễ Phật trong bầu không khí của Tự Do.

Đứng từ chùa tôi nhìn ra biển ở xa xa lòng dâng lên cảm giác buì nguì khi nhớ lại bao người thân yêu của mình còn lại chốn hắc ám ở quê nhà. Xin cảm ơn những ai đó đã tới đảo này trước và bỏ công của dựng lên chùa và nhà thờ tôn nghiêm để kẻ đến sau được có nơi thờ phượng.

Rời chốn tôn nghiêm người trên đảo còn có nơi để hưởng đời sau những năm trường bị bầm dập vì xả nghĩa.Tôi muốn nói đến “đại lộ Tự Do – Catinat - Nhỏ” của Galang 2.

Đại lộ Tự Do Nhỏ [TDN] này hai bên có nhiều quán cà phê có TV, quán bán thức ăn, lò làm bánh mì, cửa hàng bán quần áo và vật liệu gia dụng vân vân được người bán lấy từ thành phố Pinang ở đảo kế bên về.

Kể từ khi tàu vượt biển của chúng tôi đến Galang thì bắt đầu từ năm 86 trở đi, Galang phải nói là sống lại với làn sóng vượt biển bùng dâng lên cao mãi cho đến đầu năm 92, lúc tôi rời đảo. Số người vựơt biển gia tăng chừng nào thì Đại lộ TDN này càng trở nên phồn thịnh bấy nhiêu.

Các hàng quán mở cửa bán từ sáng sớm cho đến lúc giới nghiêm lúc 11 giờ khuya. Mỗi tối cuối tuần tôi cùng bạn bè chiếm một chỗ ngồi trong quán cá phê có cái TV to nhất để xem phim Cô Gái Đồ Long rồi sau đó là bộ Thần Điêu Đại Hiệp, có phụ đề Anh ngữ, được tiếp vận có lẽ từ Singapore. Sau đó rủ nhau đi ăn cháo gỏi gà nấu ngon không kém gì ở vỉa hè Saìgòn ta khi xưa. Muốn uống bia? Có ngay Heineken. Muốn ăn chè? Thì có quán chè đủ loại, vân vân và nhiều nữa!

Lúc đó tôi là “con dì Phước” nên ngoài việc đi dạy thiện nguyện cho chùa và các hội đoàn, tôi kiềm sống bằng nghề dạy kèm Anh ngữ cho những người may mắn có thân nhân ở Mỹ, Canada… gởi đô la tiếp tế. Ngoài ra tôi có được cô bạn gái cùng chuyến mở cửa hàng bán quần áo nên cũng được hưởng lây những tiện ích trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy hàng quán cất bằng cây rừng lợp tôn, phủ bạt nhưng ban đêm đèn điện sáng trưng, người đi lại tấp nập, nhạc mở lên làm tưng bừng cả một khu của Galang 2.

Nói đến những cái vui, cái phồn thịnh của Galang 2 mà không nói tới bải biển thì là một thiếu sót lớn.

Đêm xuống khi bờ biển vắng chỉ còn anh và em đùa sóng
Khi mặt trời đã lặn xuốn nữa chân trời
Màu đỏ ối nhuộm cành dương xanh đang xì xào trong gió
Nhìn lại chỉ còn hai ta và mây nước
Không biết là mình đang ở cỏi nao?

Bãi biển Galang 2 có bờ cát trắng bằng phẳng tuyệt đẹp trải dài với những cội dương già vi vu trong gió biển. Đối với tôi thì đây là một bãi biển đẹp nhất trần gian! Từ căn trại tôi ở đi bộ ra tới bãi biển khỏang hơn nửa tiếng đồng hồ. Con đường dẫn ra biển có vách đất đá đỏ hình thù kỳ dị với cây cỏ mọc đầy, hoang dã thiên nhiên. Con đường quanh co mà phong cảnh thay đổi từng lúc gây cho người đi đầy thích thú quên cả mệt nhọc trên đường. Khi gấn đến biển thì không gian thay đổi hẳn. Trong không khí có mùi mặn trong lành từ biển đưa vào làm mọi người thêm nôn nóng.

Khi tới biển thì trước mặt là biển xanh, bãi cát trắng tinh trải dài và có những cội dương già rải rác trên bờ xen với cây cối xanh tươi. Những buổi đi picnic ở biển như vậy là cả như một chuyến nghỉ hè đầy thích thú mà tôi có thuở xưa. Mọi người chia ra từng nhóm nho, tìm những nơi mình thích, trải vải nhựa bày thức ăn ra rồi thay quần áo túa ra để tắm biển.

Sau biết bao năm trời khốn khổ vì tù tội và lao đao với cuộc sống vô vọng sau 75, tôi thấy mình thực sự sống lại và trẻ lại với những chuyến đi biển này. Tôi không có may mắn để được biết tuyệt đẹp của bãi biển Nha Trang đến như thế nào nhưng đối với tôi, bãi biển Galang không kém gì Cote dAzur lừng danh thế giới.

Ngoài ra Galang còn có những chứng tích lịch sử như Miếu Ba Cô, nơi để tưởng bái ba người con gái bất hạnh tự tử vì cái nhục bị bọn hải tặc Thái cưỡng hiếp. Hay là khu nghĩa trang “Galang 3”, nơi an táng những ngươì xấu số đã qua đời trên đảo.

Một trong những hình ảnh kỳ thú tại Galang 2 là “Cửu Trùng Đài” được tạo nên với cây rừng trên đảo. Người dựng nên là anh Lộc, bạn cùng đơn vị của tôi. Với lòng ấp ủ từ lâu, khi đến đưọc Galang, anh và những người đồng đạo Cao Đài đã đốn cây rừng về dựng nên một cửu trùng đài để hành đạo. Công trình đầy ngoạn mục này chắc chắn là không thể nào đứng vững với thời gian nhưng trong tâm trí những ai ở đảo thời đó đều không bao giờ phai nhạt.

Rồi có những đêm sao thật sáng, trăng thật trong, bước dạo trên con đường cát trắng hay nằm trên thảm cỏ, nhìn lên bầu trời đen như nhung được rải đầy những hạt sao lóng lánh để biết là mình đang được hưởng cái quý giá của Tự Do, bõ công mạo hiểm vào tù ra khám, chạm mặt với Thủy Thần để rời bỏ chốn a tỳ địa ngục ở trần gian ở đằng sau.

Dĩ nhiên là cũng có những cái buồn và tiêu cực của Galang nhưng đối với tôi, Galang đến giờ và mãi mãi về sau, vẫn là Hòn Đảo Thần Tiên trong ký ức và trong đời mình./.

Trương Tấn Thành, WA

Ý kiến bạn đọc
23/09/201703:03:32
Khách
Tôi cũng là 1 trong những người dừng chân tại Galang 1 và 2 trong vòng 1 năm trời và cuối cùng là tại Chicago đã 34 năm rồi ... Thời gian qua thật nhanh , nhiều khi nghĩ lại như là 1 giấc mơ ... Tôi và gia đình tôi xin nhận nơi nầy thật sự là quê hương của đời mình : con trai tôi đã được sinh ra tại đây và tháng 3 năm tới 2018 cháu nội gái tôi sẽ chào đời : nước Mỹ muôn đời trong trái tim tôi .
11/07/201221:34:56
Khách
CHÀO ÔNG TRƯƠNG TẤN THÀNH, BÀI VIẾT KHÁ HAY, NHƯNG MONG ÔNG ĐƯỢC 1 LẦN TRỞ LẠI GALANG (HÒN ĐẢO THẦN TIÊN) BÂY GIỜ GALANG VẨN ĐẸP NHƯ XƯA, CHỈ KHÁC LÀ NGƯỜI XƯA NAY ĐÂU MẤT.

====================
Vui lòng không viết hoa toàn bộ.

VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,273,891
Tác giả là một kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, Nguyễn Khánh Vũ đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Bài mới của ông là chuyện bầu cử, nhân ngày tổng tuyển cử 6-11 sắp tới.
Với cách viết tinh tế, sô1ng động, Nguyễn Văn đã nhân giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012, cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Cho tới nay, ông đã góp các bài: “Chuyện Của Bill”; “Tôi Không Là Ai Cả”; “Ngày Tháng Buồn Hiu”; “Mùa Thu Nashville”; “Đêm Mưa Bong Bóng”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sống ở Canada trước khi qua Mỹ vào năm 2005, hiện là cư dân Riverside và làm việc trong ngành ngân hàng. Bài viết đầu tiên của cô mang tựa đề “Chuyện Thằng Bin Con Bush” đã được trao Giải Đặc Biệt VVNM 2009. Tựa đề bài viết thứ hai của cô trích từ một tiểu thuyết của nhà văn Nodar Dumbatze, có dẫn giải trong bài.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles, từng nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 với loạt bài kể chuyện câu cá đủ loại, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, sang Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là chủ nhiệm sáng lập Việt Báo, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Tân Mão 2011. Nhân ngày Halloween, lần đầu được phổ biến trong Viết Về Nước Mỹ online.
Thứ Tư 31 tháng Mười, sẽ là Halloween 2012. Trước ngày vui với ma quỉ, mời đọc chuyện ThaiNC gặp ma. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, thêm giải Việt Bút 2009, ông đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có tại các tạp chí văn chương trên internet như Da Màu, Tiền Vệ.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. Bài mới của cô là chuyện kể nhân mùa Halloween.
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện đặc biệt cho mùa Halloween đang tới.
Nhạc sĩ Cung Tiến