Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 12:18 Tác Giả Sẽ Nhận Giải 2012

26/06/201200:00:00(Xem: 84907)
viet-ve-nuoc-my_190x135Họp mặt ra mắt sách và phát giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ được tổ chức tại Little Saigon vào chiều Chủ Nhật 12, Tháng Tám 2012.

Năm 2000, ngày 30 tháng Tư, đúng 25 năm ngày người Việt tự do phải bỏ nước ra đi, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được quyết định thành lập với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ.”

Sau đây là kết quả giải thưởng năm thứ 12, kèm theo đường dẫn đến từng bài viết liên hệ hiện lưu trên vietbao online:

* 10 Tác Giả Vào Chung Kết

1-Lưu Thy. Số bài tham dự: 3. Bài đầu tiên, “Ipad Ai Biết” viết về cách dùng máy tính bảng Ipad theo cách riêng của bà mẹ Việt tuổi 70 ở Mỹ. Bài thứ hai, “Giang Hồ Hiểm Ác,” về quan hệ đồng hương trong một nhóm nhỏ người Việt trên đất Mỹ. Bài thứ ba, “Quà Giáng Sinh Cho Bé Ly,” chuyện một bé thơ trong gia đình có bố mẹ ly dị. Cả ba bài đều cho thấy người viết có tấm lòng tử tế, tài viết sâu sắc và tinh tế.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-176759_5-15_6-1_17-156_14-2_15-2_12-5039/

2- Nguyễn Phúc Sông Hương. Số bài tham dự: 2. Bài đầu tiên: “Người Bên Kia Hàng Rào” kểø chuyện về đôi bạn tình đồng tính bên nhà hàng xóm, sống thương yêu, tử tế, nhưng hiu quạnh vì không được gia đình họ chấp nhận. Bài thứ hai, “Phật Tử Biết Tên Đức Chúa Trời,” kể về quan hệ tương kính giữa một gia đình Việt theo đạo Phật tại Mỹ với một đoàn truyền giáo đạo Tin Lành. Tác giả từng là một tiểu đoàn trưởng đã tác chiến trên mặt trận Xuân Lộc cho tới giờ cuối cùng của cuộc chiến. Sau đó là trại tù rồi H.O. An cư tại Sacramento. Nguyễn Phúc Sông Hương cũng là một nhà thơ, chủ tịch Hội Thơ Tài Tử tại Hoa Kỳ. Thi tập mới xuất bản: “Tháng Tư Lính Không Cần Cắt Tóc.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-184416_5-75_6-1_17-317_14-2_15-2/

3-Nguyễn Văn. Số bài tham dự: 3. Bài đầu tiên, “Chuyện Của Bill” truyện về một cựu chiến binh Mỹ ở Chicago từng có người tình Đà Nẵng mang bầu thất lạc trong chiến tranh. Bài thứ hai, “Tôi Không Là Ai Cả” về một bi kịch trong gia đình Việt tị nạn, và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu,” về vụ án một chàng tuổi trẻ Việt tị nạn nổi hung đánh gục một tay anh chị da đen khổng lồ. Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động. Nguyễn Văn cho biết ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago; Công việc đang làm: inspector và programer trong một hãng tiện cơ khí. Được biết, tuy cùng bút hiệu và cùng gửi từ Chicago, nhưng Nguyễn Văn 2012 không liên hệ tới tác giả Nguyễn Văn của năm Canh Thìn 2000, người viết bài “Dưới Mái Trường Senn.”
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-185859_5-75_6-1_17-317_14-2_15-2_12-1821/

4. Trangđài Glassey-Trầnguyễn. Số bài tham dự: 2. Bài đầu tiên, “Cô Em Cùng Dòng Khác Họ,” kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon. Bài thứ hai, “Những Vị Thầy Của Tôi”, kể chuyện dạy kèm Anh ngữ tại đại học và làm cô giáo Việt ngữ khi mới đến Mỹ. Ngoài hai bài trên, cô còn góp với Viết Về Nước Mỹ loạt bài “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng: phỏng vấn Nữ Thiếu Tá Thiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ. Các bài viết cho thấy tài ba của tác giả. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994 khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ và tham gia nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Trangđài Glassey-Trầnguyễn cũng là một nhà thơ, có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-187173_5-75_6-2_17-156_14-2_15-2/

5- Phạm Hồng Ân. Số bài tham dự: 7. Trong số này có 2 bài tiêu biểu: “Người Bạn” kể về tấm lòng của người sĩ quan VNCH, người tù, người chồng và người bố HO. Tiếp theo là “Good Bye Nancy,” viết về mẫu người lao động nặng nhọc tại Mỹ. Tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-188435_5-15_6-1_17-156_14-2_15-2_12-1790/

6- Lê Thị. Số bài tham dự: 4. Trong số này, bài “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” là chuyện tình đồng tính Việt-Mỹ và mơ ước hôn nhân đồâng tính; Đặc biệt, bài “Lựa Chọn Sinh Tử,” là chuyện kể làm bật lên sức mạnh từ “hơi ấm gia đình” đối với những người con khi lựa chọn sinh tử trong tình huống tuyệt vọng. Với tài viết và sức viết mạnh mẽ, Lê Thị đã trở thành tác giả đầu tiên chuyên về đề tài đồng tính, hiện dẫn đầu về số lượng người đọc. Tác giả đến Mỹ khi còn là một cậu bé “Tiếng Việt chưa thông, tiếng Anh chập chọe” và hiện là cư dân Chicago, 35 tuổi.
http://vietbao.com/D_1-2_2-350_5-15_6-2_17-158_14-2_15-2_4-193179/
http://vietbao.com/D_1-2_2-350_4-192874_5-15_6-2_17-158_14-2_15-2/

7- Nguyễn Tài Ngọc. Số bài tham dự: 7. Cả bẩy bài ông góp cho giải thưởng năm thứ 12 đều là những chuyện kể sống động. Trong số này có bài “Coi Dọn Dẹp Xưởng Chế Tạo Hỏa Tiễn,” gồm nhiều tình tiết quanh việc chế tạo động cơ hoả tiễn, và thêm một chi tiết đặc biệt: chính tác giả cũng từng bị nhiễm “phóng xạ nguyên tử” dù ông là cư dân Cali. Riêng bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ hiếm thấy khi mô tả đủ chuyện thiên hạ sự. Tác giả hiện là cư dân SimiValley, CA, và là cây viết chủ lực của trang mạng http://www.saigonocean.com.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-179523_5-15_6-1_17-156_14-2_15-2_12-4102/

8- Thai NC. Số lượng bài tham dự: 12. Tác giả có số lượng bài viết nhiều nhất cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Mọi bài viết đều cho thấy cách viết linh hoạt, tinh tế, bén nhậy với cả niềm vui lẫn nỗi buồn khi viết chuyện tình. Hai bài viết có thể coi là tiêu biểu của Thai NC là “Nợ Tình Một Món Trứng Chiên” và “Hai Đứa Tôi Cùng Bay”. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-188398_5-75_6-1_17-317_14-2_15-2_12-5141/

9 và 10- Paul LongMy Choate & Trương Kim Hoàng Thư. Số lượng bài tham dự: 2.
“Hồi Ức Tháng Tư của Long Mỹ” là bài viết của Paul LongMy Choate, Đại Tá Hải Quân, một cấp chỉ huy trên Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử lớn nhất của Hoa Kỳ USS CARL VINSON (CVN-70). Đây là con tầu đã tung ra các đợt tấn công đầu tiên trên không ở Afghanistan sau biến cố 9/11 và cũng chính nó đem thi hài Osama Bin Laden thủy táng trên biển. Tháng Tư 2012, cũng con tầu này đã tiến vào Thái Bình Dương, thăm Úc, đánh dấu việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Á Châu.

Paul Long Mỹ Choate sinh tại Sàigòn năm 1967, bố Mỹ - mẹ Việt, là cháu ngoại của gia đình họ Trương, có các bà dì ruột là những tác giảï từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên -Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Rời Việt Nam khi mới 3 tuổi rưỡi, Hồi ức của Long Mỹ được viết bằng Anh ngữ, Trương Kim Hoàng Thư giúp dịch sang Việt ngữ và viết thêm phần hồi ức “hậu phương.”
http://vietbao.com/D_1-2_2-350_15-2_5-15_6-1_14-2_17-162_4-193846/
http://vietbao.com/D_1-2_2-350_15-2_5-15_6-1_14-2_17-162_4-193948/

*
Từ danh sách 10 tác giả trên đây, Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết sẽ bình chọn các giải chính, gồm Giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm với giải thưởng 10,000 mỹ kim, và một số các giải xuất sắc dành cho tác giả hoặc tác phẩm. Số còn lại sẽ nhận giải danh dự. Hội đồng cũng bình chọn thêm một giải Việt Bút, dành cho các tác giả từng nhận giải thưởng vẫn tiếp tục viết và “vượt được chính mình”.
Danh sách các giải trên sẽ được chính thức công bố trong buổi họp mặt ngày 12 tháng 8 sắp tới. 


* 7 Giải thưởng Đặc Biệt

1- Phi Yên. Số lượng bài tham dự: 2. Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Phi Yên, “Tôi Đi Làm Kho Lúa Cho Người Mỹ” là một tự sự vui vẻ, linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Bài thứ hai, “Thiên thần Joe của Tôi”, là chuyện về một người Mỹ đen tử tế cứu nạn dọc đường.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-189770_5-75_6-1_17-317_14-2_15-2_12-5331/

2- Mimosa Phương Vinh. Số bài tham dự: 2. Bài đầu tiên, “Tiệm Tạp Hóa,” là chuyện giữa hai phụ nữ Việt sống ở nơi xa xôi, về lòng hoài hương và sự e ngại dè dặt với đồng hương; Bài thứ hai, “Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi,” truyện của người con thuộc thế hệ một rưỡi kể về người mẹ một mình, chia tay với ông chồng sau khi đến Mỹ, cõng con đi học, nuôi hai con trưởng thành. Tác giả sinh trưởng ở Dalat, đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-178417_5-15_6-1_17-156_14-2_15-2_12-5062/

3- Nguyễn Thị Hữu Duyên / Hữu Duyên Nguyễn. Số bài tham dự: 6. Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Bài đầu tiên, “Bỏ Gì Thì Bỏ” kể chuyện một gia đình thiết tha với sách vở học hành. Tiếp theo, là các bài “Có Công Mài Sắt” rồi “Cám Ơn Bố”. Tất cả các bài viết đều thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đấàt Mỹ.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-193084_12-5335/

4- Deborah Tường Vân. Số bài tham dự: 1, “Nơi Ở Cuối Đời.”Mười năm trước đây, ngày 27 Tháng Hai, năm 2002, Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ vinh danh tác giả Trùng Quang, 91 tuổi, người viết bài “Tôi Đi Tìm Tự Do Dân Chủ. Cụ bà Trùng Quang, sinh ngày 1 tháng Một, 1912. Mười năm sau, ngày 1 tháng Một 2012 vừa qua, là sinh nhật mừng vị tác giả niên trưởng của người Việt 101 tuổi. Cô Deborah Tường Vân, tác giả bài viết “Nơi Ở Cuối Đời”, là nhân viên Sở Xã Hội tại San Jose, đã trực tiếp chăm sóc Bà Trùng Quang từ nhiều năm qua. Bài viết của Tường Vân mang tựa đề “Nơi Ở Cuối Đời” ghi lại nhiều chi tiết xúc động.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-185677_12-5246/

5- Nhất Chi Mai. Số lượng bài tham dự: 2. Bài đầu tiên: "Đóa Hồng Bạch," tưởng niệm một nữ trung uý Mỹ gốc Việt tử trận tại chiến trường Iraq. Bài thứ hai, Vùng Đất "Cuốn Theo Chiều Gió", là một du ký đặc biệt về Atlanta, quê hương của tác giả "Cuốn Theo Chiều Gió". Tác giả là cư dân Boston.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-175426_5-15_6-1_17-156_14-2_15-2_12-5008/

6- Mr. Bond. Số lượng bài tham dự: 3. “Tôi Đi Săn Cá Sấu Ga” là bài đầu trong loạt bài về câu cá đủ loại, câu từ Cali, Houston, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-271_4-192603_5-75_6-1_17-317_14-2_15-2_12-5378/

7- Nguyễn Hữu Đức. Số lượng bài tham dự: 1. “Mồ Côi,” là chuyện một chàng vô gia cư gốc cô nhi Việt được Operation Babylift đưa đến Mỹ năm 1975. Nhiều năm sau, bà mẹ từ Việt Nam bay sang Mỹ đi lang thang tìm được con. Người mẹ mất, hai anh em cùng mẹ, người từ Mỹ kẻ từ Nga đi tìm gặp nhau. Tác giả hiện là một bác sĩ gia đình làm việc ở San Bernadino county. Ông rời Vietnam vào năm 1992 đến Phillipines, sau đó định cư tại California từ 1993.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-350_4-193540_12-5401/

*Xin các tác giả có tên trên đây e-mail về [email protected]& [email protected]địa chỉ và số điện thoại để liên lạc.

* Danh sách Ban Tuyển Chọn Chung Kết

Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết, có sự tham gia của những tác giả từng nhận giải, sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên các tiêu chuẩn: Đề tài, nội dung; Cách viết, sức viết; Và ý nghĩa thông điệp của bài viết.

Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm 2011 gồm 10 thành viên:
- 1 đồng nghiệp uy tín: Nhà báo Bồ Đại Kỳ, nguyên chủ nhiệm báo KBC.
- 5 tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán, và Nguyễn Viết Tân.
- 3 đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến
- Và nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ biên báo xuân Việt Báo đồng thời là một bỉnh bút chung của làng truyền thông Việt và các đài phát thanh quốc tế, làm trưởng ban tuyển chọn.


* 12 Năm Viết Về Nước Mỹ

Khởi từ năm 2000, trong 12 năm qua, đã có trên 29,000 bài viết tham dự. Hơn 3,600 bài đã được tuyển chọn đăng hàng ngày trên Việt Báo Daily News và trên Việt Báo Online, Số lượng độc giả Viết Về Nước Mỹ đã lên tới hàng triệu lượt người đọc, có thể kiểm chứng bằng con số trên mạng internet. Hiện nay hàng ngày vẫn có thêm bài mới.

Tính đến năm 2012, có 256 giải thưởng đã được trao tặng, trong số này có 12 giải chung kết, mỗi giải 10,000 mỹ kim. Bộ sách Viết Về Nước Mỹ đã ấn hành được 14 cuốn. Ngoài 12 tuyển tập hàng năm, còn có sách bìa cứng "Cay Đắng Ngọt Bùi" và sách Anh ngữ "Writing on America 2000-2010", gần 8,000 trang sách.

Vượt trên sự mong muốn của Việt Báo và các tác giả, hàng ngàn bài viết về nước Mỹ đã được nhiều giới khác nhau tiếp tay phổ biến bằng đủ mọi hình thức. Ngay trong nước Việt Nam, cũng thấy hàng trăm bài được trích đăng trên báo hoặc tuyển chọn sắp xếp lại thành nhiều cuốn sách, in đi in lại.

Vào năm thứ mười của giải thưởng, Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương thành tích "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ". 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,255,376
Với bài viết tựa đề “Viện Dưỡng lão và Viện Mồ Côi”, Trần Thiện Phi Hùng (hình bên) có tên trong danh sách sẽ nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2013.
Với bài viết tựa đề “Viện Dưỡng lão và Viện Mồ Côi”,
Sinh năm 1955. Tốt nghiệp bác sỹ Y Khoa Huế. Làm việc tại các bệnh viện miền Trung Việt Nam.
Tác giả sinh ở miền bắc thập niên 1930s, năm 1954 ở lại Bắc Việt và tốt nghiệp đại học Hà Nội;
Nhân Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, xin mời đọc một bài viết đặc biệt về “sử Việt ngậm ngùi” trên đất Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Sài Gòn, đã viết một số bài trên báo chí Saigon trước 1975.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sinh năm 1953, định cư ở San Jose năm 1999, với ba con theo diện O.D.P., Tường Vân cho biết “Là độc giả lâu năm của Việt Báo, tôi rất yêu thích và có đủ những tuyển tập "Viết Về Nước My."
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả góp cho giải thởng năm 2013 là “Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi.” Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Với 6 bài Viết Về Nước Mỹ trong năm 2013, Cao Đắc Vinh là một trong những tác giả có tên trong danh sách chung kết giải thưởng năm nay. Sau đây là bài viết mới của ông, về người bạn thân từ thiếu thời, một thuyền trưởng tầu vượt biển.
Tác giả là cư dân miền Bắc Cali, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1940 tại Thanh Hóa, trước 1975 là Thiếu tá quân lực VNCH, Thư viện trưởng Thư Viện thuộc Tổng Cục Quân Huấn, Bộ Tổng Tham Mưu.
Nhạc sĩ Cung Tiến