Hôm nay,  

Việt Báo Phát Giải Thưởng, Ra Mắt Sách 2005

29/08/200500:00:00(Xem: 230895)
VIẾT VỀ NƯỚC MỸ & BÉ VIẾT VĂN VIỆT

Westminster . - Hơn 450 quan khách Việt Mỹ, các tác giả và thân hữu, đã tham dự buổi họp mặt ra phát giải thưởng Việt Báo và ra mắt sách, được tổ chức tại nhà hàng Seafood World.
Sách Viết Về Nước My, cuốn thứ 5, năm 2005 (640 trang, 20 mỹ kim) đã được bày bán khắp nơi trên các tiệm sách toàn Hoa Kỳ, và đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Đây là cuốn thứ 5 của bộ sách Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước My, được tổ chức bởi hệ thốngViệt Báo, bao gồm Việt Báo Daily News tại Little Saigon, các ấn bản Việt Báo tại San Diego, San Jose, Houston, Seattle, Tacoma và Việt Báo Online.
Tuyển Tập thứ 5 này dày 640 trang, gồm 71 bài viết của 66 tác giả cư ngụ khắp thế giới kể cả Việt Nam, trong đó có các bài của những cây viết trúng giải thưởng năm 2005, với giải thưởng trị giá 30 ngàn Mỹ kim.
Lễ phát giải thưởng diễn ra ở nhà hàng Seafood World vùng Little Saigon chiều Chủ Nhật 28 tháng 8. Trong số 12 tác giả vào chung kết như danh sách đã loan báo, vòng bình chọn cuối của hội đồng tuyển chọn cho thấy kết quả chính thức như sau:
- Giải chung kết tác giả tác phẩm trong năm 10,000.00 Mỹ kim): Lê tường Vi, bài Một Mình Nuôi Con, Ba Thế Hệ Một Nhà, cư ngụ ở La Mesa, San Diego County, CA. (Xem thêm trang Viết Về Nước Mỹ hôm nay có bài viết mới của Lê Tường Vi, hình ảnh và sơ lược tiểu sử).
- Giải Vinh Danh Tác Giả Trong Năm 2005 (2,000.00 Mỹ kim): Nguyễn Trần Diệu Hương, ở Sylmar, Santa Clara, CA, với các bài Cầu Vồng Giữa Mùa Hè, Còn Đó Ngậm Ngùi.


- Giải Thứ Nhất Tác Phẩm Xuất Sắc Trong Năm (1,500.00 Mỹ kim): Đào Như, tức Bác sĩ Đào Trọng Thể, ở Oak Park, IL (vùng Chicago), bài Tự Khúc, Dấu Chân Người Lính.
- Giải thứ hai Tác Phẩm Xuất Sắc Trong Năm 1,500.00 Mỹ kim): Phạm minh Đức (Westminster, CA) bài Tôi Đi Army, Tôi Đi Đánh Sadam Hussen.
Tám giải danh dự kế tiếp gồm những người được chọn vô vòng tuyển chung kết:
-Kim Trần (Santa Ana), bài Những bài học Đầu Tiên tại Mỹ.
-Tố Tâm (Camarillo,CA), bài Mẹ Chồng nàng Dâu.
-Trương Tấn Thành (Lacey, WA) bài Bà Mẹ Hoa Kỳ.
-Trịnh Thu Hà (O.C.), Bài Viết Không Tên về Nước Mỹ.
-Mường Khâu-Mai Việt Châu (Australia) bài Cờ Bạc là Bác Uncle Sam.
-Lê Khánh Tho (France), bài Good Morning, Minie.
-Minh Thùy (Germany) bài Green Card-Thẻ Xanh.
-Kim N.C. (Anaheim) các bài Những Mối Tình Xanh Đỏ, Vui Buồn Nghề Nail.
Ngoài ra, còn có một số giải đặc biệt, vinh danh các tác giả: Dân Đen, Nhật Sơn, Vành Khuyên, Nguyễn Lê, Chung Mốc, Hoàng Đức, Huỳnh Nguyễn Phương hoa, Phượng Quỳnh, Jane Nguyễn, Mây bạt, Võ Phú.
Cùng trong buổi họp mặt Giải Thưởng Việt Báo 2005, còn có phần phát giải thưởng Việt Báo Thiếu Nhi và ra mắt sách “Bé Viết Văn Việt”, một tuyển tập văn thơ gồm những bài thắng giải, do Nhã Ca tuyển chọn và giới thiệu. Sách “Bé Viết Văn Việt” đang được phát hành: 112 trang, in nhiều mầu, giá bán 14 mỹ kim, gồm thơ văn tranh vẽ thiếu nhi được tặng giải Việt Báo.
Mời độc giả đón đọc bài tường thuật chi tiết về buổi lễ phát giải thưởng trong các ấn bản Việt Báo sắp tới. (Xem thêm trang Viết Về Nước Mỹ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,461,933
Chủ Nhật 12-8-2012 là họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Giải thưởng Việt Báo hiện đã sang năm thứ 13 và liên tục từ năm 2000 tới nay, mỗi ngày đều có phổ biến bài viết mới. Sau đây, là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Hoà Đa.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 12 tháng Tám sắp tới tại Little Saigon. Từ hôm nay tới cuối tuần, nhiều tác giả từ khắp nơi sẽ bay về họp mặt. Nhân dịp này, mời đọc lại ký sự họp mặt Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên,
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên từ 2009. Sang năm 2011, với bài “Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên” và nhiều bài đặc biệt khác, ông là tác giả được bình chọn vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới sau đây tiếp tục cho thấy cách viết linh hoạt vui vẻ của tác giả.
Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.