Hôm nay,  

Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ & Họp Mặt Phát Giải Năm Thứ Ii

26/12/200200:00:00(Xem: 195043)
Chiều thứ Sáu 27-12, buổi họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai 2002 sẽ được tổ chức tại nhà hàng Seafood World, Little Saigon.
Cùng lúc với cuộc họp mặt, sách Viết Về Nước Mỹ tập III, 2002 sẽ được ra mắt và phát hành rộng rãi. Sách dầy 640 trang, gồm bài viết của 72 tác giả tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Trong số này, có bài viết của 35 tác giả được tặng giải thưởng. Tác giả cao niên nhất là một vị nữ lưu 92 tuổi, và trẻ nhất là một học sinh trung học 14 tuổi. Cả hai đều cư trú tại San Jose.
Trong số các tác giả được giải thưởng có trường hợp đặc biệt: một bà mẹ và hai con trai cùng Viết Về Nước Mỹ để kể lại câu chuyện “16 năm tìm con.”
Năm 1975, bà Trương Lệ Chi, quả phụ một sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà, quyết liệt không để 6 con thơ phải sống với cộng sản. Để chúng có cơ hội di tản sang Mỹ, bà mang 5 con nhỏ gửi vào 2 trung tâm thiện nguyện Hoa Kỳ tiếp nhận trẻ mồ côi tại Saigon. Con trai lớn 12 tuổi không được nhận, kẹt lại Việt Nam với mẹ, sau này sẽ vượt biên đường bộ.
"Ngày 1 tháng 3 năm 1975, có tin chuyến máy bay không lồ chở cả trăm trẻ mồ côi bị rớt. Không biết các con tôi có trong chuyến bay đó không. Tất cả trời đất đều sụp đổ trước mặt tôi. Trong khi ấy, tôi còn lãnh thêm sự sỉ vả thậm tệ của gia đình nội lũ nhỏ và các bạn bè của chồng. Họ bảo tôi đem con bỏ chợ, một số người thì nói tôi đem con bán cho Mỹ để lấy tiền vv..." Bà Chi kể trong bài viết.

May mắn, cả 5 con thơ của bà Chi bình an tới Mỹ, được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi, tất cả được thay tên đổi họ, tản mát nhiều tiểu bang khác nhau. Sau 16 năm dò theo tung tích từng đứa, bà Chi cùng các con xum họp.
Câu chuyện về sức mạnh một gia đình Việt Nam tiêu biểu thời di tản, vượt biên trên đây được kể lại bằng bài viết của bà Chi và 2 người con lớn, một kỹ sư Mỹ gốc Việt định cư ở Thụy Sĩ và một bác sĩ nha khoa đang làm việc tại Tacoma, tiểu bang Washington.
Sách Viết Về Nước Mỹ tập III cũng có bài viết của hai tác giả đặc biệt là người trong nước. Người thứ nhất là một "cán bộ lão thành" của Cộng sản Bắc Việt, từng là thông dịch viên giữa công an và người tù binh Mỹ đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam. Tác giả thứ hai là một l;uật sư trong Luật Sư Đoàn TPHCM hiện đang du học tại Santa Clara. Bên cạnh những tác giả mới, còn có nhiều bài viết giá trị của những tác giả đã tham dự hoặc đã được trao tặng giải thưởng năm thứ nhất, như Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Như Đức, Nguyễn Trần Diệu Hương, Nguyễn Viết Tân, Hải Triều Lại Thế Lãng....
Sách Viết Về Nước Mỹ 2002 là cuốn thứ III trong bộ sách 12 cuốn, 7,680 trang, mỗi cuốn 640 trang, gồm những bài viết về kinh nghiệp hội nhập vào dòng sống nước Mỹ của 1,000 tác giả tham dự Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trong 3 năm đầu tiên.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ hiện đang tiếp tục năm thứ ba với gần 900 bài viết đã được phổ biến trên các ấn bản Việt Báo và đang được đọc trên Việt Báo Online.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,468,195
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới của Kim N.C. được ghi là “viết vội” về buổi họp mặt 12 năm giải thưởng Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Nhà văn nhà báo Đặng Trần Huân nổi tiếng từ Việt Nam, trước 1975. Ông là tổng thư ký một trong những tờ báo quen biết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và là tác giả bộ truyện cười dí dỏm mang tên “Chuyện Cấm Đàn Bà.”
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện vui thời học nghề hớt tóc.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo trong ba năm đầu tiên là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Từ 2003 tới 2011, tuy sống cùng gia đình tại San Jose,
Nguyễn Trần Phương Dung là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. 
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nươ1ớc Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Hôm nay, Thứ Tư 22 tháng Tám, 2012, tang lễ nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,được cử hành tại San Jose. Để tưởng nhớ vị chánh chủ khảo đầu tiên của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao,một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010, do nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh tự tay trao tặng.