Hôm nay,  

Xin Cảm Ơn

05/11/200300:00:00(Xem: 176006)
Người viết: PHẠM ĐÀO NGUYÊN
Bài số 388-926-v3281003

Tác giả Phạm Đào Nguyên lần đầu tham dự viết về nước Mỹ. Nhân vật xưng tôi trong bài viết được mô tả là cô gái còn ở tuổi đi học, có bố đi tù mẹ bị đuổi khỏi thành phố, tới Mỹ trong một gia đình H.O. Chuyện kể đầy tình nghĩa và lòng biết ơn cha mẹ thương các em. Bài viết chuyển đến bằng e-mail, kèm vài dòng vắn tắt: Tôi Phạm Đào Nguyên, thợ máy, hiện sống ở Mỹ. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm địa chỉ thư tín để có thể liên lạc.

Năm ấy, tôi ngập ngừng biết bao nhiêu lần, khi bước xuống phi cơ, ở phi trường Sea-Tac.Chung quanh tôi tất cả đều to lớn, sang trọng như một thành phố nổi.
Các nước tự do sao mà giàu sang quá thế, còn quê hương tôi, sau mấy chục năm tàn chinh chiến vẫn đói nghèo, xác xơ và dơ bẩn quá chừng. Thành phố Sài gòn đầy bụi đường, bề ngoài với cái vỏ thật sang trọng, ẩn tàng phía sau có biết điều lo sợ. Đây, Hòn Ngọc Viễn Đông ngày nào! Nhìn vào chính mình bấy giờ, đôi tay đôi chân, dù là con gái, nhưng màu đất màu nắng, đã làm tôi thẹn và buồn.
Ba mẹ và chúng tôi đứng ở phi trường, nào khác gì gia đình của một chú "mọi" về phố. Cái gì cũng lạ, cũng khác, đầy đủ tiện nghi và to lớn quá. Mẹ tôi tiều tụy, nhỏ bé sợ sệt trông tội nghiệp, thế mà ngày xưa xong tú tài, sư phạm rồi đó. Ba tóc hãy còn xanh, nhưng thân hình khô như con tép, dù chỉ mới 45. Bộ đồ mới của ba, chỉ làm ông ngơ ngáo kịch cỡm thêm thôi!
Tôi nhìn mẹ, nhìn ba, rồi đến thân phận tôi, tôi bùi ngùi. Chỉ có ba đứa em là vui như sáo, chúng nó đâu cần so sánh làm gì. Sung sướng vui vẻ thì tận hưởng, dại gì như tôi.
Được người bảo trợ đến nhận, gia đình tôi mừng quýnh lên, cứ sợ họ bận, họ quên. Phật hay Chúa với tôi lúc này cũng chỉ bằng ông bảo trợ. Hành lý của gia đình tôi không bằng của một người ở những gia đình khác" Ông chở chúng tôi về căn chung cư mướn sẵn, bỏ hành lý là những cái xách IOM, tắm rửa nghỉ ngơi, và bà đến chở về nhà bà ăn bún bò. Bà nấu một nồi to thật to, mẹ và tôi lăng xăng phụ giúp, nhưng thật ra tôi chẳng biết làm gì, vì chưa bao giờ gia đình nấu một nồi bún to như vậy. Thỉnh thoảng, có khi cả năm mẹ mới nấu một lần, nhưng chỉ xào ít thịt bò, và thêm vào một ít khóm chín, hay cà chua cho ngọt nước.
Gia đình ba mẹ chúng tôi nghèo lắm. Hai năm dài, lo cho được giấy tờ ra đi, mọi người hầu như căng thẳng. Chạy ngược chạy xuôi mượn mỏ tiền bạc, đến khi phỏng vấn được, mới có thể mượn tiền dễ dàng. Thế là gia đình tôi còn nợ nần hơn ba lượng vàng. Một số bạc thật to lớn với tôi thời bấy giờ, vì nhà cửa tài sản ba mẹ tôi bán cũng không đủ ba lượng" Nếu không đi được, gia đình tôi có thể phải chết, vì làm gì có tiền để trả. Ai nấy lo ngay ngáy.
Ba thì đi làm ruộng, còn mẹ ra chợ bán tạp hóa lẻ đủ mắm muối qua ngày. Mẹ tôi hiền, liêm sỉ nên không biết bon chen vào đời sống luôøn cúi, móc ngoặc với cán bộ để làm giàu. Mẹ như xa lìa cuộc sống của loài người mới, bà an phận với cái nghèo thanh bạch. Các em thì còn nhỏ, tôi nghỉ học, ở nhà phụ ba làm ruộng, nấu ăn, làm vườn, nuôi heo, nuôi gà... v.. v...
Gia đình tôi, những người trong bóng tối, ra thấy nắng là chói mắt ngay. Ngay cả khi đến Sài gòn, ba mẹ tôi trông tiều tụy thật tội nghiệp.
Khi ba làm giấy tờ, phải chực chờ để ký giấy, phải lo bỏ bì, mua thuốc lá, lo lót tiền trước tiền sau, đôi khi phải đợi đến mấy hôm. Đó là ám hiệu chưa nộp đủ tiền, chưa được lấy giấy, thế là ba phải nhịn ăn nhịn mặc, bỏ vào bì trà nước cho các ngài. Có khi chạy cả đêm mới mượn đủ tiền, để ngày mai đi tỉnh hay vào thành phố. Thôi thì dạ dạ thưa thưa, làm khổ ba tôi không ít. Tính ba tôi ngay thẳng nên thường tránh không muốn gặp cán bộ, nhưng bây giờ là thế bắt buộc phải gặp mà thôi. Chúng tôi có bao giờ được vào thương xá đâu, thế giới của cha con chúng tôi, thấp hèn, nhỏ bé và xa lạ với chung quanh.
Ăn uống xong, ông bà bảo trợ chở về nhà mới. Nhà chúng tôi là một chung cư hai phòng, có bộ sô pha, tối làm giường cho ba ngủ, hai phòng có hai giường nệm. Một phòng cho ba mẹ con chúng tôi, và một phòng nhỏ cho 2 cậu quý tử, ba trực ngoài phòng khách. Bà bảo trợ sắm cho chúng tôi nồi niêu xoong chảo,mền chiếu, gạo mắm đủ đầy, tuy cũ nhưng còn tốt chán. Eo ơi, sướng quá đi thôi, Mẹ ơi! tôi kêu lên. Ba mẹ tôi cảm ơn rối rít. Thiên đường là đây, và Chúa Phật của chúng tôi là ông bảo trợ chứ ai đâu xa lạ.
Buổi sáng hôm sau, ông đến chở gia đình đi làm thẻ an sinh xã hội, rồi thì đi đến phòng y tế chích ngừa. Xong ngày sau, chở đi xin tiền trợ cấp.
Ở đâu họ cũng vui vẻ, đối xử như người thân. Ở văn phòng trợ cấp, họ tử tế hết mình, làm tôi ngạc nhiên quá đỗi. Cho tiền mà còn mời chào lịch sự, lễ độ và nhã nhặn thế ấy ư" Ba tôi ngạo rằng ông ta làm "ăn mày" có bằng đấy. Vì chúng tôi còn nhỏ, mỗi đứa được lãnh xách đi học, và tôi được ít tiền thêm để mua bút vở. Mẹ tôi cũng được thêm số tiền mua gia dụng nồi niêu xoong chảo chén bát. Ôi, xứ gì mà sướng quá. Tôi thầm cám ơn Trời Phật đã đưa tôi vào thiên đường địa giới, và đã thoát ra khỏi được địa ngục trần gian (Quê hương tôi.)
Chiều nào ông bà bảo trợ cũng đến thăm, chở đi chợ, đi chơi cho quen. Ông bà đã về hưu sau gần hai mươi năm đi làm, ông nói đi cày.
Vì sang đây vào nửa tháng 6, nên chúng tôi phải chờ đến tháng chín mới nhập học. Cả mùa hè, ông bảo trợ tìm người đưa chúng tôi đi "làm dâu," kiếm tiền. Tôi hoảng hồn vì sao lại đi "làm dâu" mà kiếm tiền" Thì ra là hái dâu.
Tất cả mọi người đều nỗ lực, kể cả bé Hà mới 12. Chúng tôi dậy từ 5 giờ sáng, là chuyện thường ở quê tôi. Cô bé ấy sốt sắng nhất. Ngày nào cũng vậy, cả nhà 6 mạng ra đồng, về hồi 12:30, có hôm 1:00 chiều, trung bình mỗi ngày kiếm được 150 đô. Khoảng chừng 10 ngày đi làm như vậy thì đủ dư cho ba tôi trả xong món nợ ở nhà. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Chúng tôi đứa nào cũng ham làm, làm giỏi, nên ai thấy cũng thương. Ba mẹ và tôi đi học Anh văn ban đêm ở trường cộng đồng, gần nhà.
Ở quê nhà, chúng tôi làm gì có được 10 đô" Tôi chưa bao giờ từng thấy tiền bạc là gì. Mẹ tôi buôn bán chỉ kiếm đủ mắm muối sống qua ngày. Ở đây ba tháng đi hái dâu ngồi, dâu đứng, dâu đen... rồi hái dưa. Có hôm ông bảo trợ tìm việc cho ba tôi làm vườn cả ngày được 5, 60 đô. To quá, lớn quá đối với chúng tôi. Tôi hứa sẽ cố học cho ba mẹ tôi vui. Thương ba thương mẹ, tôi làm tất cả những gì mà họ hy vọng nơi tôi, để làm gương cho đàn em nhỏ dại.
Mùa hè qua mau, ba mẹ tôi kiếm được cũng khá bộn nên mua xe, sắm sửa cho chúng tôi kha khá hơn. Lúc đầu đi chợ, mẹ con tôi cứ tính ra tiền Việt Nam, nên chẳng dám mua gì. Cứ đi coi, xách lên rồi bỏ xuống, chặc lưỡi lắt đầu.. rồi về, làm ông bà bảo trợ nhìn nhìn rồi cười hoài.
Bốn chúng tôi, mới mấy tháng trước đây mà nay đã trắng ra, xinh hơn. Mẹ tôi có hai con gái, và hai tên con trai lớn như dưa. Ba mẹ hình như trẻ lại 10 năm. Nhìn ba, trông ông đẹp trai hẳn ra, và mẹ tôi da thịt hình như căng tròn trên má. Hằng tháng, ngày 1 hay ngày 2 thì tiền gởi đến tận nhà.
Tuần thứ nhì, ông bảo trợ chở cha con tôi đi xin nhà (housing.) Chỉ một tuần là có ngay, nhưng phải chờ ba tháng sau mới nhận. Nhà nghèo nhưng cũng đẹp hơn nhà tôi ở quê rất nhiều. Tiện nghi đủ đầy nhưng không sang trọng như nhà ông bảo trợ. Chúng tôi xin an phận, hưởng thụ chút hạnh phúc thừa, hay bằng lòng với ơn mưa móc Trời cho.
Khi chưa có chiến dịch đi Mỹ, mẹ khuyên tôi đi học may, và dù nghèo hèn mẹ xin con đừng lấy chồng cán bộ. Vì tội nghiệp, tủi thân cho ba mẹ lắm. Mẹ tôi sắp sẵn cho tôi lấy anh chàng thợ may, hai chúng tôi sẽ làm thuê cho ba mẹ vui. Tôi hứa sẽ không thèm lấy chồng, và ở vậy đi làm dù cực khổ có thể giúp ba mẹ nuôi em. Nếu ở Việt Nam có hưởng tiền trợ cấp như thế này, tôi nghĩ 350 đô một người, chắc còn lại một trăm rưỡi, vì họ đã chia sẵn rồi.
Hôm đó bà bảo trợ chở tôi thẳng vào trường, tôi ngượng ngập ú ớ thật tội nghiệp, bà già rồi nên khuyến khích hết mình.
- Cháu cứ nói, sai nó hỏi lại, sợ gì. Ở đây tự do, dân chủ, không ai cười đâu mà sợ.
Trong khi tôi đang nói tiếng Mỹ bằng động từ tu huơ, thì một chàng trai đến ân cần hỏi han, bằng tiếng Việt. Bà tôi giới thiệu cho chúng tôi quen nhau. Anh đến đã hơn một năm rồi nên cái gì anh cũng biết, không còn bỡ ngỡ như tôi nữa. Tôi ngưỡng mộ anh hết mình, nhưng anh bảo sang năm tôi cũng vậy. Học thì sẽ biết lo gì, mình sinh ra lớn lên ở Việt Nam mà. Đừng ngại, thế là anh bày vẽ cho tôi điền đơn xin học bổng và ghi danh thi vào trường.
Tất cả bốn chị em chúng tôi đi học không trả tiền, có phần ăn trưa miễn phí, ngay cả tôi đi học cũng được đem tiền về. Eo ơi, thế giới toàn màu xanh, và đời toàn màu hồng với tôi. Tôi sẽ đi học cho đến khi tôi thật sự được như họ, công thành danh toại cho ba mẹ mừng.
Ba mẹ tôi ở có phước, nên đi đâu cũng toàn gặp may. Gia đình ba mẹ tôi hưởng trợ cấp vì có con nhỏ, khi nào tìm được việc làm thì chính phủ sẽ cắt tiền, nhưng họ vẫn cấp phiếu y tế cho đến khi chúng nó 18 tuổi. Còn tôi lỗ vốn, vì chưa đủ 18 để ra riêng, nhưng không sao, số mạng cả mà. Mẹ tôi thường khuyên vậy.
Tôi rời Việt Nam năm 92, đời sống mọi người khá hơn những năm 80' một chút, nhưng ở vùng làng quê tôi, vẫn cứ đói nghèo.
Sau chiến dịch "cởi trói," các nước tư bản viện trợ tấp nập, và cán bộ làm giàu một cách nhanh chóng. Thành phố trở nên xa hoa hơn, nhưng không giấu nỗi cái nhớp cái bẩn phía sau lớp người vô học lãnh đạo, một dân tộc đang nghèo nàn và lạc hậu.
Thành phố càng ngày càng rực rỡ, bộ mặt của giới trung lưu cán bộ, là đời sống của lớp người ăn trên ngồi trước, hay đúng hơn là của lớp người bóc lột. Họ mới có đủ điều kiện để sung sướng giàu sang, hưởng thụ. Còn ba tôi bỏ phố đi tù, mẹ tôi bỏ phố về quê làm ruộng sinh con, nuôi con. Phố không dành cho những người dính dáng đến Ngụy miền Nam đâu. Mẹ về sống với ông bà ngoại nương tựa qua ngày.
Cuộc đời của chúng tôi sinh ra và lớn lên trong đói nghèo, nên khi đến Mỹ chúng tôi mở mắt mà vẫn cứ tưởng rằng mình đang mơ. Mơ những sáng thức dậy sớm, ngồi xe huê kỳ, mang giày đi ra đồng hái dâu, hái dưa" (Ở quê tôi cả đời nào được đi xe huê kỳ) Tôi hạnh phúc quá và xin cảm ơn tất cả. Cảm ơn Trời, cảm ơn Đất, không gian, thời gian, Thượng đế và loài người. Cảm ơn ba đã ở tù hơn ba năm, cảm ơn mẹ không lấy Việt cộng, nên chúng con có ngày nay.
Ngày đó, ba đi tù, mẹ cũng bị cán bộ dụ dỗ bao vây, giúp đỡ, lo lắng, dọa dẫm, đủ tất cả các đòn phép, nhưng mẹ vững lòng tin, chờ ba. Bà ngoại dặn mẹ rằng, "Đi thì cúi mặt xuống đất, về ngất mặt trong nhà, hay là ngày xưa có nhiều người đàn bà góa chồng, đêm đêm trộn đỗ và đậu chung nhau rồi lựa nhặt cho đến sáng. Hãy ôm con thật chặt vào lòng, để biết mình là ai, chồng mình ở đâu"" Nhớ lời mẹ kể, tôi rùng mình, giả như ngày ấy mẹ tôi xiêu lòng, ba tôi hận đời, bỏ tôi bơ vơ.


Cảm ơn lần nữa, mẹ ơi. Hết toán bộ đội này, thì họ gởi cán bộ khác vào nhà, đỡ đần cho mẹ khi nhọc nhằn, và hứa hẹn chuyện tương lai" Mẹ nói vì tự ái, vì thương ba, mẹ quyết tâm chờ đợi, dù ba nghèo khó thế nào đi nữa. Có lần mẹ chọc giận một tên cán bộ vì ông ta nói rằng:
- Dù hắn là cấp úy nhưng là lính dữ, nên không có ngày về nữa đâu mà chờ.
Mẹ nói:
- Bác Hồ nói, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, tôi cũng chờ. Xin lổi ông cán bộ, chỉ nhìn sơ sơ vào đôi bàn chân ông, thì cũng đủ để tôi xác định rằng, tôi luôn chờ đợi chồng tôi. Anh ta dù đi hành quân vài ba tháng mới về, nhưng khi về nhà, anh mặc áo lót trắng, quần lính hay quần đùi, đôi bàn chân trần đi dép nhật, rất đẹp. Đôi bàn chân ấy, trắng hồng nỗi bật trong lòng đôi dép nhật xanh. Nhiều khi nhìn vào đôi dép râu, đôi chân ông giống như gà mái nòi chân chì, đôi khi còn ghẻ lở, nứt nẻ, tôi thấy mà sợ. Thật tình nếu phải lấy chồng cán bộ, hồn bất phụ thể, chắc đang đêm tôi phải bỏ chạy, vì cứ tưởng như mình đang gặp phải ma" Mặt khác, chồng tôi tuy làm một thứ lính đi đánh giặc, nhưng họ rất nghệ sĩ, có học và hiểu biết. Anh biết làm thơ, ca hát những bản nhạc tình, biết mơ mộng và thương yêu, chứ không phải lính chỉ biết giết người. Đó là tất cả lý do mà dù bao lâu tôi cũng chờ. Tôi già anh ta cũng già, tôi nhịn anh cũng nhịn! Chúng tôi chung lòng, chung mộng, và chung niềm tin!
Tôi thương mẹ quá chừng, cảm ơn mẹ nhiều lắm. Biết bao gia đình đổ nát, con cái mặc cảm với đời, chỉ vì... Mẹ bạn tôi, bà lanh lợi lắm, tiếng Mỹ tiếng Tây, tiếng Nga bà dạn dĩ tập tành rất nhanh, và giàu sang... Với ai bà cũng "thích ứng nhanh," với cán bộ, bà anh anh em em rất dễ dàng, với Tây Mỹ, bà đón chờ ở cửa khách sạn giao thiệp, chuyện trò... rất ư là tự nhiên... Ba nó ngày về mặc cảm, bị bà coi thường ông, vài lần đòi li dị, ông buồn bỏ đi một mình thật xa... Nhiều bà đã li dị chồng sau 75. Dù gì thì tôi cũng hạnh phúc hơn con Loan, thằng Kỳ bạn tôi. Mẹ dù nghèo nhưng vẫn còn lương tâm nghĩ đến ba tôi. Tôi cảm ơn ba mẹ một lần nữa, và còn cảm ơn nhiều nhiều lắm.
Thiên đường đã mở cửa đón chúng tôi, những đứa con bất hạnh sinh ra ở làng quê nghèo, ven rừng Việt Nam. Đến đây chúng tôi được mọi người đối xử ân cần, đầy tình thương. Miếng ăn thức uống không khó, nên bà bảo trợ sắm sửa cho gia đình tôi thực phẩm dùng cả tháng chưa hết, không còn ai khinh khi hay nộ nạt như ở quê nhà. Ở đây ba tôi không còn dạ dạ thưa thưa cán bộ nữa. Không còn ai rình mò, theo dõi ban đêm, giấc ngủ yên lành. Ba không còn lo trình diện hằng tuần, hay bất chợt khi họ gọi, hay phải xin phép, báo cáo khi về quê thăm nội. Ở đây ba mẹ không phải đóng 720 công điểm hàng năm (hơn ba tháng công, một người đàn ông làm giỏi, làm hợp tác xã mỗi người trừ ra 360 điểm trước khi chia nông phẩm. Một người làm một ngày 7-10 điểm) và không còn đói khát nữa. Mới mấy tháng, từ cô em út đến tôi, đứa nào cũng xinh như mộng. Ngày mai, tôi hẹn hò với chính mình, và các em sẽ làm những học sinh giỏi, để ba mẹ tôi hãnh diện với đời.
Chúng tôi vào trường như mọi đứa trẻ khác ở đây. Ba mẹ và tôi thi vào các lớp ESL ở trường đại học cộng đồng. Năm sau, ba đi học nghề sửa xe, mẹ đi học làm móng tay. Rồi ba được phòng xã hội giới thiệu tìm việc làm, mẹ đi làm tiệm. Tôi đi học, chiều về phụ thêm với mẹ kiếm tiền. Gia đình tôi hạnh phúc tạm đủ đầy, ba mẹ tôi mua nhà sắm cửa. Giã từ căn nhà chính phủ cho, tôi bồi hồi. Đây là căn nhà tình thương.
Ba năm qua tôi cố tôi học, tôi chăm tôi học, để đền ơn ba mẹ. Nhiều lúc làm có tiền, tôi như muốn bỏ học, nhưng ba không cho, ba khuyến khích, dỗ dành và khuyên lơn. Ba nói, "Văn hóa là chìa khóa mở cửa ngu dốt, vì ngu dốt làm cho con người sống với nhau, đối với nhau bằng thù hằn, nhỏ nhen và thủ đoạn không chút tình người, như cộng sản bên nhà vậy."
Thấm thoắt đã 7 năm qua, và tôi xong cái bằng cử nhân. Tôi đội chiếc nón và mặc chiếc áo choàng vào, tôi hạnh phúc quá đi thôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến ngày này nếu gia đình chúng tôi vẫn còn bên bìa rừng xóm nhỏ quê hương. Anh chàng ấy, bày tôi làm đơn xin học bổng ngày nào, vẫn ý như chờ tôi. Ngày ra trường của tôi anh nghĩ làm hai hôm, bôn ba chở đi đây đi đó. Tôi lén nhìn anh ta, thử anh đang nghĩ gì" Tôi đã 24 tuổi rồi, mà sao vẫn thấy mình trẻ trung, yêu đời và ngây ngô quá. Ngày xưa mẹ nói, con gái quá 20 là ế, làm gái già, mà tôi bây giờ có thấy mình có già đâu" Tôi yêu đời, yêu mình và hứa làm điều gì đó cho ba mẹ tôi vui.
Lâu lâu anh đã đến thăm, anh hẹn hò, và còn vài anh chàng khác nữa, nhưng tôi cứ dặn lòng, "Hãy chờ khi nào thành danh, nếu đứt gánh giữa đường, ba mẹ buồn tội nghiệp." Cứ vậy tôi xua đi bóng dáng của những chàng trai. Không sao, ra trường tôi đi làm và sẽ gặp người thương mình, mình thương. Mẹ tôi bảo, "Tất cả giai do tiền định." Có đúng không" Tôi không biết, nhưng cứ tin như vậy. Nhớ ngày nào, khi tôi đào từng gốc sắn bên ven rừng, nào ngờ ngày này tôi sống trên đất Mỹ, và có bằng cử nhân đâu" Tôi tin như vậy, nên bây giờ tôi sẽ để ý tìm một chàng trong đám con trai quen biết. Chắc bây giờ mẹ tôi không cản tôi lấy cán bộ, vì không lấy được cán bộ thì mẹ buồn, phải không mẹ" Mẹ tôi cười cười, bà nói, bây giờ mẹ trông mong con lấy chồng cán bộ, nghĩa là có chút công danh cho mẹ nở mặt, nở mày. Mẹ tôi trước khác giờ khác. Vậy thì con xin nghe lời mẹ dạy.
Còn ba tôi mừng hơn, ông thường nói, "Con gái ba đã tiểu đăng khoa, chắc chắn sẽ đến đại đăng khoa. Con ba đẹp gái, có học, thì chắc sẽ có nhiều anh chàng đến thưa gởi, chào hỏi ba lắm." Ba tôi đêm về dựa lưng trên ghế ngồi nói chuyện, ông có vẻ mãn nguyện lắm. Trời đã đãi ngộ gia đình chúng tôi. Bây giờ chúng tôi có nhà có cửa, có tiền bạc, nhất là tự do. Với tôi đây là thiên đường tự do, tôi nhất định trân quý và giữ gìn vì không bao giờ để mất, như nước Việt của ba tôi ngày xưa. Chúng tôi 4 đứa tham gia cộng đồng, nỗ lực canh phòng chút hạnh phúc mỏng manh dù ở xứ người. Ba nói:
-Tự do như không khí vậy, người nào bị nghẹt mũi, thì mới biết rằng không khí rất cần cho sự sống, và rất khó chịu khi không hít thở được. Những người sống ở Mỹ thì coi tự do là bình thường, nên họ không biết qúy trọng. Việt nam khi chúng ta còn ở nhà, ba bị gọi trình diện bất kỳ lúc nào, con người bị cai quản chặt chẻ, mới thấy tự do và thức ăn là rất qúy. Hồi ấy ba cứ nghĩ được hít thở chút không khí tự do rồi chết, ba cũng cảm thấy hạnh phúc. Khi con người bị đói, thì mới thấy miếng ăn là qúy. Tự do cũng vậy, ở đây thừa mứa, nên ít ai để y' và đôi khi còn lạm dụng tự do để làm loạn nữa chứ.
Có những ông đã từng là bác sĩ, tuy không tù tội nhưng đã vượt biên, thế mà cũng vì tiền mà tiếp tay với giặc Cộng, làm kinh tài cho chúng. Đến khi cộng đồng người Việt lên án tẩy chay, thì ông bỏ nghề bác sĩ, về đi tuyên truyền. Thỉnh thoảng ông ra quán cà phê nói chuyện với vài thằng cò mồi, làm những người dân lương thiện tin tưởng vào cái vỏ trí thức của ông. Họ hoang mang, thật là loại trí thức vô liêm sỉ. Nghe đâu ông Tú, ngày xưa làm đến chức Thẩm phán hay bà Giám đốc của ngành giáo dục ở đây vì tiền cũng đi tuyên truyền cho Việt cộng" Vì tiền! Đồng bạc đâm toạc tờ giấy, và người tự do mình không bao giờ cảnh giác hay nghĩ cho 78 triệu người trong nước. Ba nói 78 triệu vì có 2 triệu người có thân nhân, cha mẹ ở nước ngoài gởi về (hai, ba tỉ một năm)" Ai về nước du lịch nhiều nhất" Lớp người đi làm thì hàng năm họ được phép một lần" Liệu chút tự do ở đây có còn không" Hay ta phải đi hoan hô cờ đỏ sao vàng"
Ba buồn, tuy mình không quyền cao tước trọng, nhưng những người như trên đã làm ba nản lòng. Nếu những người vượt biên không may mắn, bị hải tặc, hoặc bể tàu, hoặc chết máy, giông bão, mất mạng trên biển khơi. May mà sống sót bây giờ, tại sao làm cho giặc, không còn một chút gì để nghĩ lại hay sao" Nếu những người chạy năm 75 thì càng tủi nhục hơn" Hay là những người ở thành phần H.O. thì lại càng thẹn với lòng, với người thân. Tại sao vậy, ba vẫn không hiểu gì hết" Con người đánh đổi lương tâm, liêm sỉ bằng tiền bạc. Đâu đó ba có nghe rằng, lương tâm không bằng lương tháng! Nếu gia đình mình ở lại, liệu ba mẹ có lợp nỗi căn nhà tranh vách lá, sau mùa lụt lũ. Hay nhiều lúc đói lòng, nhìn lên mái nhà chỉ thấy trời đầy sao" Các con sẽ làm gì" biết đâu không chừng có đứa đi làm đĩ, làm phu, hoặc tha phương cầu thực, làm sao được cắp vở đến trường.
Còn chuyện tôi và anh, anh chàng gặp nhau lần đầu tiên ở trường cộng đồng. Anh ra trường trước tôi, có việc làm, đi đó đi đây. Anh vui vẻ yêu đời, yêu người, và cũng đã ngỏ lời yêu tôi, nhưng anh không là tiếng sét ái tình mà trời dành cho riêng tôi. Tôi muốn đi tìm cho mình một người tình, người yêu, như chuyện tình của mẹ tôi ngày xưa. Mẹ yêu một người hùng, và ông đền nợ nước khi tình hai người đang bay bổng như trời mây. Sau đó có nhiều người cùng nghề, hoặc khá giả thương mẹ, nhưng mẹ tôi có lẽ không có số sống đời hưởng phước. Nên lần thứ hai, mẹ chọn ba tôi làm lính thứ dữ. Lấy nhau hai năm, mẹ có bầu thì ba đi tù. Mấy chục năm lận đận, bây giờ tạm yên lành. Ba tôi thương mẹ, yêu mẹ lắm, có lẽ trời đã đền bù cho mẹ tôi. Ba thường nói, "Mẹ có ba và các con thương, còn gì nữa chứ!" Về phần tôi, biết nói gì với anh, trong khi trái tim tôi đang đập khác nhịp, hở anh" Hai mươi bốn, tôi không trẻ nhưng chưa già. Tôi nhất định tìm cho mình một trái tim cùng nhịp đập, nên tôi vẫn cứ mông mênh.
Vào ngày sinh nhật 18 của Hà, bạn của nó mang đến một chàng trai, chàng lính không quân. Anh ta người Mỹ gốc mít, đến Mỹ khi hai tuổi nhưng nói tiếng Việt rất hay, làm tim tôi lao xao. Khi nghe anh hát bản nhạc tình của Trần Thiện Thanh, tôi lạnh người. Mắt sáng long lanh nhìn tôi, tim tôi như đập nhanh, vì anh đang mỉm cười nhìn tôi. Tên anh là Việt, đúng là người con trai mà tôi chờ đợi bao lâu rồi chăng" Khi ra về, anh đã cầm tay tôi, nhìn thật sâu vào mắt tôi, làm tôi lao đao ray rức bâng khuâng.
Đã hơn 1:00 giờ sáng, tiếng điện thoại cầm tay reng, tim tôi đập loạn xạ! Tôi tin là chàng, tôi mong và hy vọng là chàng. Thật vậy chàng đã gọi tôi, tôi nghe lòng rộn ràng, và gật đầu... là ngày mai anh đến thăm tôi... Trái tim tôi đập nhanh dù anh chỉ chúc tôi ngủ ngon, tôi cũng vậy, chúc anh ngủ ngon. Bây giờ tôi nằm đây nhớ về giọng hát, nhớ cái nhìn và nụ cười của anh vừa hát vừa nhìn tôi như cuốn hút tim tôi. Và hình như anh hát cho riêng tôi. Tình yêu đến với tôi thật nhiệm màu... Một lần nữa tôi cảm ơn tất cả, trong đó có anh, có Việt và tôi.... Những đứa con lạc loài đang tìm lại nhau.. trên xứ người..

Phạm đào Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 59,472,566
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến