Hôm nay,  

Đường Vào Nước Mỹ

24/09/200300:00:00(Xem: 179834)
Người viết: JOHN TRẦN
Bài số 356-894-vb6 190903

Tác giả sinh năm 1974. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, ông lớn lên ở Nha Trang, tới Mỹ bằng diện du học và đã trở thành công dân Mỹ, đang làm việc cho một công ty Mỹ ở Sydney. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể lại cảnh du học và du lịch Mỹ của một gia đình quan chức cộng sản. Sau đây là bài viết thứ hai, kể chuyện du học của chính ông.
+
Cầm lá thư gởi từ sở ngoại vụ Saigon ông hồi hộp xé rìa bên phải của lá thư, tay ông run run làm những dòng chữ cứ như nhảy múa, đôi mắt mỏi mòn vì chờ đợi sau cặp kính lão đọc chậm từng chữ:
"... vì không hội đủ tiêu chuẩn thời gian cải tạo nên gia đình ông sẽ không được phái đòan Mỹ mời phổng vấn"
Tim ông như ngừng đập, ông ngồi xuống chiếc ghế da đã cũ nát trông ra đường chờ bà đi chợ về. Bầu trời xanh ngắt bổng trở nên xám xịt trong đầu ông, tiếng còi xe gắn máy rít lên inh ỏi, cái nắng oi bức tháng Tư của trời SaiGon bỗng nhiên ông thấy chán ghét thành phố này, thành phố để lại trong ông nhiều kỉ niệm trước năm 1975, Saigon- hòn ngọc viễn đông- từ ngày bị bọn cộng sản cướp lấy, giờ đây với ông chỉ là một cục đá vô hồn
Bà kéo nhẹ cửa sắt bước vào nhà, ông đứng dậy đưa thư cho bà:
- Nè bà đọc đi
- Thôi, thư viết gì tui khỏi đọc- bà nhanh miệng đề nghị
- Mỹ từ chối mời gia đình mình phổng vấn- giọng ông nhè nhẹ như muốn khóc
- Thế cho xong bao lâu nay cứ ngóng chờ hồi hộp- bà nói
- Tui thấy khó sống với cái lũ cộng sản này, lâu nay mấy đứa con nộp không biết bao nhiêu đơn xin việc, cũng tại tui là sĩ quan cửa chế độ trước, nhìn vào lí lịch nó từ chối, nghỉ cũng lạ tụi này nó đào tạo ra làm gì, mà không nhận vào làm, lãnh đạo kiểu cộng sản này không biết bao giờ VN mới tiến nổi.
Đoạn ông nói tiếp
- Tui sẽ cho thằng Hưng đi du học
- Tụi nó lấy hết tài sản rồi còn tiền đâu mà cho con đi học ông- bà cay đắng hỏi.
- Bà khỏi lo, tui nhờ cô chú nó giúp mỗi người một tay, cô Hương và chú Ty bên Cali sẽ giúp, chắc hẳn tụi nó còn nhớ cái giây phút tui cầm nắm vàng đưa tụi nó xuống tàu vượt biên. . .
*
Chiếc máy bay chở tôi phải lơ lửng trên không một hồi lâu chờ không lưu điều khiển đáp xuống phi trường Los, nhìn qua cửa sổ tôi cứ tưởng mình đang xem phim ba chiều, hàng loạt phi cơ trông như những vì sao đêm xếp hàng thẳng tắp nối đuôi nhau hạ xuống đường băng,phi trưòng Los khổng lồ xa xa là thành phố trong ánh đèn đêm làm sáng rực cả một góc trời.
Ấn tượng đầu tiên của tôi với nước Mỹ là nụ cười thật tươi của cô hải quan, đóng dấu vào passport cô đưa lại cho tôi và nói:
- Welcome to America, this is your passport, Sir.
- Thank you- tôi mỉm cười đáp lại.
Từ sir làm tôi thấy mình quan trọng, cô hải quan không đẹp nhưng nụ cười và ánh mắt thân thiện cũng đủ tạo ấn tượng đẹp khi lần đầu tiếp xúc. Quan sát xung quanhA tôi ngạc nhiên khi thấy các nhân viên bàn kế bên cũng làm việc với nụ cười và ánh mắt tương tự.
Khoảng 20 phút sau tôi ra khỏi sân bay, chú Ty đang đứng chờ, dẫn tôi ra bãi đậu xe, ngồi vào chiếc Honda accord chú đưa tôi về nhà. Nhà cửa ở Mỹ rộng thênh thang, sân trước sân sau cỏ xanh mượt. Chú mờ spa cho tôi tắm, tôi ngâm mình thỏa thích. Ôi nước Mỹ sướng qua,ù tôi thầm nghĩ. Tắm xong chú bảo tôi:
- Hưng mặt áo khoác vào chú chở đi ăn Mc Donald.
- Dạ con còn no trên máy bay họ cho ăn nhiều quá- tôi trả lời. Chú và tôi ngồi xuống ghế salon ở phòng khách, đoạn chú nói:
- Con tự nhiên như người trong nhà, tủ lạnh đó, đồ ăn đó, microway đó, lò nướng đó. muốn ăn gì thì tự làm.
- Dạ. Dạ. Tôi gật đầu nhưng không biết microway là cái gì.
Chú nói tiếp:
- Nhiều thứ đồ dùng hiện đại trong nhà này ở VN không có, cái nào không biết cách sử dụng thì hỏi chú. Qua Mỹ 12 năm giờ chú có tất cả: nhà, xe, việc làm- chỉ còn thiếu một thứ.
Tôi tò mò hỏi:
- Khi nào chú tính lập gia đình"
- Cuộc sống bên này quá bận rộn, mới qua chú phải đi học, bằng cấp cộng sản bên này họ không xài, ra trường chú đi làm 2 jobs, nghỉ ngày chủ nhật là phải đi chợ mua đồ ăn cho nguyên tuần, rồi nhà cửa, quần áo- . . dòng đời cứ trôi, qua đây mấy cô hội nhập lối sống Mỹ rồi từ từ mất dần cái nét dịu hiền của người phụ nữ VN.
- Tại mấy cô hội nhập hay tại tiêu chuẩn chọn vợ của chú quá cao"- tôi cười hỏi chu. - Bên này họ quí thú vật, phụ nữ và trẻ em, vợ chồng lục đục tí xíu là mấy bà gọi cảnh sát, được thế mấy bà cứ vênh mặt, à mà thôi, con phải biết người Mỹ không thích những câu hỏi về đời tư.
Hai bàn chân tôi chà xát qua lại tấm thảm đắt tiền lót ở phòng khách, những cơn gió thổi lùa hơi lạnh ngoài ngõ, hệ thống sửơi tỏa hơi ấm lan khắp nhà, chú nói tiếp:
- Chú đã gởi cái bằng TOEFL của con cho trường, vậy là chờ ngày khai giảng chú đưa con lên ở nội trú.
- Trường có xa không chu"ù- tôi hỏi.
- Cách đây hai tiếng lái xe
- Người Mỹ nói tiếng Anh nhanh quá, không biết vào lớp con có theo kịp mấy đứa bạn
- Điểm TOEFL như thế là đạt yêu cầu của trường đòi hỏi rồi, TOEFL là bằng của Mỹ, con phải tự tin.
Đi ăn về, trước khi đi ngủ, chú vỗ vai tôi:
- Thôi đi ngủ đi, chú và cô Hương sẽ lo cho con. Ráng lấy cho được cái bằng xin ở lại đây mà làm, dứt khoát không làm cho bọn cộng sản. Tuần này chú nghỉ làm dẫn Hưng đi chơi cho biết nước Mỹ siêu cường số một thế giới- giọng chú đầy tự tin.
Đầu tôi đặt lên chiếc gối nhồi lông vịt (duck down), tấm trải giường may bằng vải cotton, cảm giác dễ chịu lan khắp người, một mình trong phòng ngủ sang trọng bổng tôi nghỉ về vùng đất Phan Rang khô cằn nóng bức, mỗi lần về thăm quê ngoại, đặt lưng xuống đi văng mồ hôi cứ đổ nhễ nhại.
*
Chiếc Honda lao vun vút trên freeway, xa lộ phẳng lì không một tiếng còi xe, thành phố Los hiện ra trước mắt tôi như một anh chàng lực sĩ khổng lồ đầy cơ bắp đứng hiên ngang giữa bầu trời xanh ngắt của tiểu bang Cali. Xe chạy chầm chậm qua các con phố chính tấp nập người qua lại, tôi khom lưng nhìn qua cửa sổ, dán mắt vào các cao ốc chọc trời nhưng nhiều tòa nhà vẫn còn cao vút phía sau tầm mắt.
Thành phố San Francisco cách Los khoảng 6 tiếng lái xe, hai bên đường là những ngọn đồi nhấp nhô và những thảm cỏ đã đổi màu khi trời sang đông tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp dọc miền duyên hải bờ Tây. Biểu tượng của San Francisco- chiếc cầu Golden gate giờ đã được tăng cường an ninh sau biến cố 11 tháng 9. Chú và tôi ghé ăn trưa tại một tiệm cơm Tàu ở China Town, tôi được dịp nếm qua món vịt quay của cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ, China town không ồn ào náo bát nháo như khu Chợ lớn Saigon. Tối đó chú chở tôi đi dạo phố đêm, những chiếc xe hơi đắt tiền ngược xuôi ở trung tâm thành phố, cuộc sống ăn chơi của đủ mọi giới cũng bắt đầu tấp nập, xe chạy qua khu Castro, tôi trố mắt ngạc nhiên hỏi chú khi nhìn thấy các cặp đồng tính đang đứng ôm nhau:
- Chu,ù mấy người kia đang làm gì kìa chu"
- Ừa, ở cái xứ tự do này người ta có thể làm đủ mọi thứ, thành phố này nổi tiếng về gay- chú trả lời tự nhiên xem như là một nét văn hóa kiểu My.õ
Tôi và chú đi máy bay qua New York, đây là thành phố bận rộn nhất của Mỹ, nhiều bãi đậu xe hai ba tầng dưới lòng đất, hệ thống xe điện ngầm đưa hàng triệu người ra vào thành phố làm việc mỗi ngày, hai toà cao ốc trung tâm thương mại thế giới- biểu tượng sức mạnh nền kinh tế Mỹ- giờ đây không còn. Tôi còn nhớ như in tấm ảnh thứ hai trong album chụp trong chuyến du lịch qua bờ Đông, hai tòa tháp vuông vức đứng hiên ngang, mỗi lần xem lại ảnh tôi thấy niềm tự hào về nước Mỹ bị tổn thương, tôi hồi tưởng lại giây phút hai chiếc máy bay đâm vào tòa nhà rồi một chuyến lao xuống Ngũ Giác Đài- cơ quan điều hành bộ máy quân sự khổng lồ với trang thiết bị hiện đại nhất của nhân loại.

Chiếc phà êm đềm rẽ sóng lăn tăn hướng về Liberty Island, đứng trên phà nhìn về hướng thành phố tôi choáng ngộp trước sự vĩ đại của New York. Mặët trời chiếu một góc 45 độ vào các cao ốc xây bằng kính làm ánh hào quang phản chiếu lên một vùng đại dương rộng lớn . phà cập bến, chú nhanh miệng bảo tôi:
- Lẹ lên Hưng đứng vào chú chụp cho cái hình có tượng nữ thần Tự do
tôi đứng sát bệ đá, hai tay thọc vào túi quần chú lùi dần về sau từ xa chú la lớn:
- Hưng sờ tay vaò bệ đá.
Tôi ngoan ngoãn làm theo, chụp xong chú lại gần tôi
- Đến Mỹ mà không chụp hình với nữ thần Tự Do, không sờ vào cái tượng này là một thiếu sót lớn.
Chú và tôi trèo lên 354 bậtcthang lênh đỉnh tượng, trèo xuống chú và tôi ngồi ngắm cảnh xung quanh, chú đốt lên một điếu thuốc, hít những hơi thật dài, chú ngẩng cao đầu để nhìn rõ mặt tượng. Chú đứng ngắm thật lâu, dường như bức tượng là thỏi nam châm khổng lồ phát ra từ trừơng và bị hút dính, tới nỗiù quên cả giờ về lại New York. Gần tới giờ về tôi cười lớn chọc chú


- Tượng chứ đâu phải người thật đâu sao chú nghía dữ vậy, gần 3 giờ rồi đó
chú đứng dậy vỗ vài vai tôi
- Nữ thần tự do, Hưng sống lâu trên xứ này Hưng mơí hiểu hết phần hồn cửa bức tượng
Nhìn bức tượng ai biết được nhà điêu khắc Pháp đả tạc ròng rã 10 năm trời, gởi gấm hai chữ tự do vào bức tượng rồi tặng cho anh đại bàng nước Mỹ.
Sáng hôm sau chú chở tôi đi thủ đô Washinton, chú chụp cho tôi tấm ảnh trước Toà Bạch Ốc- biểu tượng nền dân chủ của nước Mỹ- chú kể cho tôi nghe cảm giác lần đầu cầm lá phiếu bầu tổng thống, tiếng nói dân chủ thật sự của người Mỹ, cũng những lá phiếu này người Mỹ chọn ra đại diện cho chính mình tập tan siêu cường cộng sản Liên xô chấm dứt chiến tranh lạnh cứu bao nhiên dân tộc ra khỏi gong cùn cộng sản, lịch sử đã chứng minh tòa nhà màu trắng này từ ngày được xây đựng nó là tay láí của chiếc thuyền đưa đến sự phồn thịnh của xứ cờ hoa.
Ngồi trên máy bay về lại Los chú hỏi tôi:
- Hưng thấy nước Mỹ ra sao"
- Con thấy mình vô cùng nhỏ bé giữa cái nước giàu có vĩ đại này.
- Mọi thứ cũng từ bàn tay và khối óc của một hiệp chủng Quốc. Nghĩ tới quê hương chú tiếc nuối cho Saigon một thời vang bóng giờ chỉ còn trong dĩ vãng.
*

Cầm thời khóa biểu lớp học, tuần đâù là orientation week, tôi được đưa đi tham quan các khoa cửa trường. Khuông viên trường thật rộng, căng tin được lót thảm sang trọng có 4 cái microway và nhiều bàn ăn. Hầu như sinh viên ở đây không mang thức ăn từ nhà, giờ trưa họ thường ăn bánh mì sandwich hay Mc donald và một lon coca. Tôi còn nhớ mỗi giờ ăn trưa sau khi hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa tôi tìm một góc nào đó ngồi ăn một mình để khi mở hộp cơm mùi cá kho hay nước nắm - hương vị đậm đà quê hương không làm phiền đến mấy thằng bạn Mỹ.
Trường tôi có thư viện thật lớn, chứa rất nhiều loại sách chuyên môn, học hành ở Mỹ cũng làm tôi chóang ngộp hết kiểm tra giưã khóa đến cuối kì, hàng loạt assignmets trong suốt khóa học, tôi lúc nào cũng say mê với việc đèn sách, mỗi sáng tôi thường vào lớp lúc 9 giờ học liền hai môn, đến giờ trưa vào học tiếp môn thứ ba, thời gian còn lại ở trường tôi vào thư viện tìm tài liệu làm bài tập nghiên cứu, chiều về tôi vào nhà thể thao tập vài môn cử tạ nhẹ, cò hôm tôi chạy bộ quanh trường rồi nằm thở hỗn hểnh trên thảm cỏ xanh mượt trong trường, ba lô lúc nào cũng nặng trĩu nào là hôp cơm, chai nước và sách vở, phòng nội trú của tôi có đầy đủ bếp núc, computer. . . .
Một tối thứ bảy nọ đang ngồi dán mắt vào computer tôi nghe ai đó gọi cửa:
- Xin lỗi ai đó- tôi nói vọng ra.
- Daniel, Justin - Hai thằng bạn học Mỹ đồng thanh trả lời.
Vừa mở cưả Daniel lên tiếng
- Ê đang làm gì vậy man
- Search tài liệu môn toán- tôi trả lời.
- Oh man còn lâu mới nộp- bây giờ lên downtown làm vài ve- Justin lên tiếng.
Chiếc xe Ford lao vun vút trên xa lộ, chúng tôi ghé một quán bar ở trung tâm thành phố, Daniel bước vào, đến lượt tôi ông bảo vệ chận lại:
- Can I see your ID, Sir"
Từ Sir này nghe không dễ thương bằng từ Sir của cô hải quan tôi gặp lần đầu ở sân bay, tôi hỏi lại.
- Tại sao ông muốn xem ID tôi"
- Nhìn ông quá trẻ, nếu chưa đủ tuổi theo luật ông không được vào quán- ông bảo vệ trả lời.
- Mấy thằng Mỹ này rắc rối, ở VN 7 tuổi tao đã đi mua rượu về cho ba tao uống rồi có ID I điếc gì đâu, tôi vưà càu nhàu vừa móc bóp lấy ID.
- Mời ông vào quán, chúc ông một buổi tối vui vẻ- sau khi xem ID của tôi ông bảo vệ lịch sự mời tôi vào. Quán vẫn còn vắng khách, mùi thuốc lá quyện vào mùi bia nồng nặc, 4 TV treo lơ lửng nơi bốn góc tường đang chiếu cặp chân lão luyện của Micheal Jackson trình diễn các bài hát cuả đầu thập niên 90, điện thoại tôi reo:
- Alo . . alo. . - tôi trả lời.
- Hưng đang ở đâu mà nhạc ồn aò vậy"- chú Ty hỏi.
- Con đang uống nước ở city với mấy thằng bạn học chung trường - tôi trả lời.
- Con phải về ngay, qua đây đi học không được tụ năm tụ ba, uống rượu lái xe cảnh sát bắt là con tổng thống cũng phải đi tù nghe Hưng, không phải như bên VN mà chạy chọt- ông nói như ra lệnh.
- dạ. . . dạ. . . để con về.
Tôi viện đủ lí do thuyết phục thằng Daniel chở tôi về, trên đường đi nó hỏi:
- Chú mày là ai mà mày sợ quá vậy"
- Là... chú tao- tôi trả lời.
- Ba tao còn không bắt tao làm được như thế chứ đừng nói tới chú.
Từ đó về sau tụi nó không bao giờ rủ tôi đi chơi mặc dù chúng tôi rất thân nhau ở trường.
*
Cái bắt tay thật chặt của thầy trưởng khoa khi trao tấm bằng tốt nghiệp cũng nói lên phần naò tính cách người Mỹ. Chú Ty và cô Hương nghỉ làm đến dự lễ tốt nghtiệp. Cầm tấm bằng trên tay, mặt tôi dâng lên một niềm hạnh phúc, tấm bằng này là chìa khóa mở cánh cửa vào con đường thênh thang của nước Mỹ và thế giới. Những giọt nước mắt hạnh phúc trào ra trên má tôi, tôi bước xuống sân khấu ôm chầm lấy cô và chú, tôi muốn nói lời cám ơn nhưng vì quá xúc động không thể cất thành lời. Bôn ba nơi xứ người, cuộc sống hối hả bận rộn làm con người trở nên thực dụng và mất dần tính dân tộc nhưng chú và cô lúc nào cũng tha thiết với quê hương cội nguồn.
Sau lễ tốt nghiệp chú Ty đưa tôi và cô Hương về nhà, đang ngồi dùng bữa cơm tối cô Hương nói:
- Chúc mừng Hưng, giờ đã đủ lông đủ cánh bắt đầu tự lập đi nhé.
- Cô và chú sẽ thưởng cho Hưng một chuyến du lịch đến bất kì nước nào Hưng thích- chú Ty nói vào.
- Con sẽ đến những nơi nào nổi tiếng trên nước Mỹ mà con chưa có dịp đến- tôi trả lời.
- Vậy là đỡ tiền vé máy bay, kì này ráng đi xe đò xe lửa nghe Hưng- cô cười khúc khích.
Một mình với chiếc ba lô, tôi rong ruổi đến nhiều vùng của nước Mỹ. Tôi đến Arizona ngắm nhìn Grand canyon, vách núi cao to thẳng đúng, phong cảnh tuyệt đẹp. Tôi lên New York ngắm nhìn hồ Ontario giáp biên giới Canada, mặt hồ phẳng lặng nước trong xanh. Tôi trở lại thủ đô Washington xem viện bảo tàng, đài tường niệm 58,000 quân Mỹ đả bỏ mình vì cuộc chiến VN. Tôi còn tôi muốn đi đi mãi nhưng túi đã hết tiền.
Tám năm trên đát Mỹ, tôi yêu cái xứ này hầu như là máu thịt,của chính mình. VN là quê mẹ nước Mỹ là đất cha. Nước Mỹ cho tôi cơ hội tiếp thu nền giáo dục tiên tiến hành trang không thể thiếu cho các bạn trẻ vững bước vào đời,. Cảm ơn chú đã dẫn dắt tôi trong những ngày đầu hội nhập, dậy dỗ tôi những điều hay, lẽ phải của xã hội Mỹ.
Xin đừng nhìn nước Mỹ dưới đôi mắt là một xã hội của súng đạn, của tội ác. Đó chỉ là cụm cỏ dại trong một ruộng lúa chín. Xin hãy nhìn nước Mỹ như chính nó, một hiệp chủng quốc Hoa Kì, nơi hội tụ các nền văn hóa của thế giới, cái nôi nuôi dưỡng tự do dân chủ khát vọng của nhân loại, nơi cưu mang những kẻ bị chà đạp nhân quyền là bến bờ của những con thuyền đi tìm tự do.
Bầu cử tổng thống lần này tôi sẻ dùng lá phiếu của mình chọn vị tổng thống nào sẽ lãnh đạo nước Mỹ đập tan bọn cộng sản chuyên chế, trước mắt là chú Kim cộng sản Bắc Hàn. Chiến tranh là tàn phá là chết chóc tang thương nhưng chiến tranh để lật đổ một nhà độc tài mang nền dân chủ cho dân tộc Irac, chiến tranh để lât đỗ bọn cộng sản khát máu cứu sống hàng triệu dân Bắc hàn đang chết dần vì đói là những cuộc chiến chính nghĩa.
Tôi nhớ tới quê mẹ Việt Nam. Hai triệu đảng viên cộng sản không đại diện và nói lên được ước vọng của 78 trệu đồng bào nước Việt. Họ sẽ phải thay đổi. Đất nước sẽ thay đổi. Tự do, dân chủ sẽ trở lại, để trẻ em đường phố dược cấp sách đến trường, để cụ già không còn gánh hàng rong đi khắp phố, để những kẻ khốn cùng sống dưới hầm cầu ngủ nơi sạp chợ được sươiõ ấm lúc mùa đông, để cô gái nhà quê không còn bôn ba lên phố thị làm con mồi cho những kẻ tham nhũng lắm tiền trong quán bia ôm, để.. .
Quê hương mỗi người chỉ một
như là chỉ một mẹ thôi
quê hương nếu ai không nhớ
sẽ không lớn nổi thành người
(Đỗ Trung Quân)
Mẹ ơi quê mẹ đẹp lắm nhưng con không muốn về chừng nào quê mẹ còn trong tay Cộng sản.
Các bạn ơi hãy đến với những nước đói nghèo ở Châu Phi để thấy được cuộc sống dư thưà ở Mỹ, hãy đến với những nước nhân quyển bị chà đạp để cảm nhận hạnh phúc biết bao khi bạn sống trên mảnh đất mà tự do được tôn thờ như thần thánh.
Tôi sẽ bảo lãnh gia đình tôi sang Mỹ. Đường vào nước Mỹ của ba tôi không còn là con hẻm cụt bên hông chợ Bàn Cờ ở Saigon. Đường vào nước Mỹ của ba tôi sẽ là một xa lộ xuyên bang trên nước Mỹ, tôi sẽ đưa ông đi một vòng nước Mỹ, tôi sẽ dẫn ông đến ngắm nhìn Tòa Bạch Ốc, tôi sẽ đưa ông ra Liberty Island chiêm ngưỡng tượng nữ thần. Rồi đây ông sẽ thật sự cảm nhận được hai chữ tự do mà ông hằng khao khát trên một đất nước dân chủ trong những ngày còn lại của cuộc đời.
JOHN TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 59,519,593
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến