Hôm nay,  

Hương Xưa

26/12/200600:00:00(Xem: 943217)

Hương xưa

Người viết: PHAN
Bài số 1161-1769-481-vb3261206

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “cHUYỆN đÊM qUA”, một truyện ngắn đặc biệt nhiều tình tiết về những mảng tối trong cuộc đổi đời cực nhọc của người Việt tại Mỹ.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Sáng thứ bảy nhưng trời nóng sớm vì mùa hè còn nợ mấy hàng cây đang hồi xanh lá. Ong Hoàng lẩm bẩm với cây chanh ngoài sân sau, nhổ cỏ, vun gốc, tưới nước…Tánh ông, thích hay không thích là một chuyện, nhưng cái gì đã bỏ tiền ra mua thì phải ra cái nấy. Bà Hoàng nhìn qua cửa sổ đoán chừng ông đang chửi thầm vì nét mặt ông không vui. Bà nhớ hôm bà muốn mua khi thấy cây chanh ngoài chợ Việt Nam thì ông đã cản. Nhưng tính bà lúc này ương ương sao ấy! Nhất là từ hôm có cháu ngoại, bà chẳng còn nhu nhược như xưa, hơi cứng đầu cứng cổ.
Nhìn ông mồ hôi đã nhễ nhại ngoài nắng, bà cũng áy náy, định làm cho ông ly nước cam giải khát nhưng bà còn lu bu cháu ngoại nên mặc kệ ông. Bà lôi thằng Bo vô nhà tắm nhưng nó cứ nhanh như cắt đã bò ra nhà bếp. Bà chống nạnh đứng nhìn thằng cháu ngoại, muốn chửi cho đã nư nhưng không biết sao bà chỉ nựng yêu thằng bé rồi lại đòng đòng a tòng với nó bò chơi trong nhà mát rượi máy lạnh. Hai bà cháu cười khúc khích mà ai nghe kỹ thì bà cười nhiều hơn vì nó biết gì đâu" Có người đuổi theo thì nó bò chạy. Bà cũng khôn cỡ bà ngoại nên lùa thằng nhỏ bò vào nhà tắm để tắm cho nó.

    Điện thoại reo đã đến tiếng thứ ba mà không ai bắt, ông Hoàng hớt hải từ ngoài sân vào nhà, chộp vội cái phone trên bàn bếp:
- Alô. Tôi là Hoàng đây!
- Gớm. Cứ tưởng cậu mợ còn chưa dậy!
- Có chuyện gì mà gọi vợ chồng nhà tôi sớm thế, ông kia"
- Đã bảo là sáng bét rồi…có cháu ngoại rồi còn ủ mãi…nhỡ nó nở thì lại kêu giời. Đã qua cơn mê chưa, cho tôi thưa chuyện"
- Khéo rào đón nhỉ, cái ông kia. Chuyện gì nói mau, cho!
- Còn nhớ thằng Bàng không"
- Bàng nào"
- Thằng Bàng thi sĩ ở xóm dưới…dưới nhà tôi chút đấy. Ngang nhà ông rồi đến nhà tôi nhá, nhà nó cuối xóm.
- À!…Cái thằng…linh hồn nó treo ngược ở cành cây đấy à"
- Phải phải…Nó đi du lịch qua Cali thăm họ hàng. Năm ngoái tôi về có cho nó địa chỉ, số điện thoại của tôi. Có ngờ đâu hứa hão mà nó qua thăm mình thật. Nó bay từ Cali qua đây hôm qua, đang ở nhà tôi. Theo kế hoạch của nó là sáng nay đột nhập nhà ông, xem vợ chồng ông diễn tuồng gì vào ngày cuối tuần" Tôi bảo phải gọi trước thì nó không cho nhưng tôi sợ ông bà lại đưa cháu ngoại đi chơi nên gọi trước đây, nhân tiện nó đang trong nhà tắm.
- Cứ đưa nó đến tôi. Bạn bè mấy mươi năm không gặp. Lại người một xóm với nhau cả mà…Tôi không đãi được bữa cơm, ly rượu sao mà anh lo thế"
- Vậy chúng tôi đi đây, chút nữa gặp. Có cần tôi mua gì…bia, rượu thì gọi cellphone tôi nhé!
- Đừng khách sáo thế. Tôi bảo đến thì đến. Nhà tôi chỉ thiếu bạn bè. Rượu, bia tắm ông không hết.
- Phét qúa bố khỉ ạ!
- Đừng lôi thôi nữa. Lên đường đi, tôi chờ đây!
Giọng ông Hoàng oang oang trong nhà bếp, bà Hoàng trong nhà tắm lắng nghe tiếng được tiếng không vì thằng cháu ngoại đã gặp nước, nó vui nhộn ê a.
Sau cú điện thoại, ông vô nhà tắm tìm bà để cho hay: Chuẩn bị đón khách. Bà Hoàng ngồi phệt xuống sàn nhà tắm, lưng dựa vào bồn tắm hình như quên thằng cháu ngoại đang nghịch nước, miệng bi bô không ngớt. Mặt bà tái mét, hồn xuất đi đâu" làm ông hoảng:
- Bà sao thế" Không khỏe à"
- Không, không sao…tôi hơi chóng mặt thôi! Không gì.
- Tôi đã bảo là gìa rồi, phải uống thuốc bổ. Con Lan nó mua cho bao nhiêu là vitamin thì không chịu uống. Thiếu máu, loãng xương…mà cứ tưởng ta đây còn son trẻ gì lắm!
Bà không trả lời ông, cố gượng dậy để đem thằng Bo ra khỏi bồn tắm. Đặt ngửa thằng nhỏ lên giường, bà lau tới lau lui. Lau đến ông Hoàng nhìn mà phát cáu:
- Bà lau mãi thì mòn hết thằng nhỏ, còn gì" Cái bà này hôm nay lạ nhỉ!
- Ong bớt mồm cho tôi nhờ tí. Thằng bé nặng thế này. Ong không giúp một tay còn nói mãi.
- Tôi đã bảo là không giữ đứa nào cả. Chúng nó biết có con thì phải biết lo cho con chúng nó…đã con cái mà cứ như vợ chồng son, quẳng con vào nhà ngoại rồi là hết trách nhiệm. Sao không lấy cái thằng nó thương mình thì đã dư tiền mướn người trông con.
- Con nó đi làm, rể còn đi sớm hơn con. Có cần phải đay nghiến chúng nó thế không" Tôi không muốn ông soi mói vào cái khó của người khác. Sông có khúc người có lúc. Nghèo là có tội à"
- Bà sinh sự với tôi đấy phỏng" Tôi báo cho bà biết nhá. Bà có qúy rể thì qúy riêng bà. Tôi chẳng xem ngữ ấy ra gì đâu!
- Nhưng ông cũng phải biết thương con ông với chứ" Tôi cũng bảo cho ông biết đấy. Tiền con Lan nó thuốc men cho tôi ; thằng Tuấn nó rượu bia cho ông…không…không…ít hơn tiền baby seat đâu. Làm bà mà không giữ cháu thì giữ của à"
- Bà xỉa xói ai thế"
- Tôi chỉ nói lẽ phải!
- Thì bà cứ bao che đi. Để tôi xem được bao năm nữa. Gìa trở bướng.
Thằng Bo đã diện đồ mới, thơm tho…thế là ông ngoại đón lên tay, đòng đòng thằng nhỏ. Cù lét cho nó cười một thì ông cười mười. Bà Hoàng dọn dẹp nhà tắm, trở ra dựa hallway nhìn hai ông cháu bò thi ngoài phòng khách. Được một thôi, ông ngoại hổn hển xoa đầu gối, tự đấm lưng cho mình. Chửi đổng! Ong là thế. Bà biết ông đã quên cái hẹn bạn bè ban nãy. Cái hẹn thầm mong trong lòng bà đã nửa đời người. Người ta đi giáp vòng thiên địa rồi cũng gặp lại nhau cuối chặng phong trần. Bà thả hồn về đâu đâu xa lắm! Có một thời khiêm tốn đã qua nhưng thời gian không nhốt lại lòng người đã trao nhau, âm ỉ và khắc khoải thầm kín làm cho xót xa dịu dàng theo năm tháng…bà Hoàng đang trôi trên giòng ngược về thời đại của hoa khôi xóm đạo. Ngày ấy. Phải như… Đã rồi!
Tiếng ông Hoàng bực dọc: "Cái thằng khỉ. Để ông yên chút nào. " đưa bà về thực tại. Bà đã sẵn sàng đương đầu với chính mình sau bao năm đương đầu cùng nghịch cảnh. Bà nhắc ông:
- Ong nói chuyện điện thoại ban nãy với anh Thanh, có hẹn nhậu gì không" Sao không nói, rồi lại trách không có gì nhậu.
- Ay! Tôi đã bảo lũ trẻ này bó-đờ (bother) . Chăn giữ một đứa trẻ bằng làm hai ba dốp (jop) . Làm khủng hoảng tinh thần đến chẳng nhớ gì nữa.
- Ong làm ơn vào đề cho tôi biết mà mò.
- Bà còn nhớ thằng Bàng không" Thằng Bàng thi sĩ ở cuối xóm mình đấy. Này nhá. Tôi học trên bà hai lớp, thằng Thanh trên bà một lớp, thằng Bàng lại sau bà một lớp nhưng cứ tò tò theo bà. Mấy người bảo tôi: nó làm thơ cho bà nhiều lắm nên hôm tôi cưới bà, nó ra bờ sông…nhưng không dám tự tử, từ đó nó thành nhà thơ tuyệt vọng.
- Ong bớt nói…chẳng ai bảo ông câm. Vào đề giúp tôi đi.
- Nhưng bà nhớ chưa" Thằng Bàng thi sĩ, đấy!
- Nhớ rồi, khổ qúa. Nói mãi!
- Nó đi du lịch, sang thăm bà con gì nó bên Cali. Hôm qua sang thăm thằng Thanh ở Denton. Hôm nay lên đây thăm tôi với bà. Chẳng hiểu làm thi sĩ lấy đâu ra tiền mà đi du lịch sang tận Mỹ! Một lát nó đến. Bà phải cẩn thận đấy! Tôi chẳng tin được ngữ giàu nhanh hơn nước nổi.
- Thôi đi ông, đừng suy bụng ta ra bụng người mà phải tội. Bao gìơ họ đến"
- Chúng nó trên đường đi.
- Lạy chúa tôi. Thế này nhá: Tôi cho thằng Bo đi bú ngủ, ông phải xem chừng nó đấy. Tôi đáo ra chợ chút rồi về làm cơm đãi khách.
- Tội gì phải nhọc thân đến thế! Thế này nhá: Đưa nhau đi nhà hàng ăn bữa cơm cho nó rõ mặt tôi. Còn gì to - go về nhà lai rai…có phải đẹp mặt không nào" Mà tốn kém gì đâu" Bà đi chợ rồi về làm cơm đến bao gio" Cũng ngần ấy tiền lại mang tiếng keo kiệt, không dám đãi người làng một bữa nhà hàng cho ra trò.
- Không phải thế. Tôi không thích nhà hàng. Tôi muốn được ở nhà hàn huyên hay hơn… đã bao năm không gặp.
- Qúy hóa thế à"
- Chuyến này tôi xin ông… bớt mồm.
- Ay! Cái giống đàn bà. Cứ nặng nề tình cảm cho khổ thân.
- Toàn triết lý cuội, mà đâu ra lắm.
- Thôi bà làm gì làm. Tôi chẳng cần đếch gì nữa.

   Xong thằng cháu ngủ yên, bà Hoàng lái xe ra chợ. Tôm cá ê hề bà không ngó ngàng đến. Chỉ xăm xoi mấy hộp đậu hũ, chọn bằng được cái mới, cái ngon. Ghé mua bó hành lá, mớ rau đay, hũ cà pháo. Làm gì có cua đồng ở chợ Việt Nam nhưng trên xứ Mỹ. Thôi . Ngần này đã rõ lòng nhau. Bà vội về nhà lo cơm nước.


   Về đến ngõ đã thấy xe ông Thanh đậu ngoài. Bà lái thêm một block đường, dừng lại cho nhịp tim ổn định. Chẳng son phấn gì trong xe nhưng cũng chải lại cái đầu cho gọn gẽ. Cảm giác về nhà chồng hôm lên xe hoa rõ mồn một trong tâm tư bà. " Đời con gái cũng cần dĩ vãng mà em tôi chỉ còn tương lai… " gía có bản nhạc đó mà nghe bây gìơ thì bà khóc đến sướng. Dù gì cũng phải về, việc đến ắt phải đến! Bà đã quen đón nhận mọi điều muốn hay không muốn. Bà lái về nhà như con ong cần mẫn với một đời ong.
Lái xe vào garager, ông Hoàng mở cửa phòng giặt bước ra xách đồ cho vợ. Mặt ông hằm hằm chắc tại bà đi lâu. Cái kính lão trễ xuống sống mũi, mới nham nhở làm sao với cái tà lỏn…khôi hài. Lại ở trần trùng trục. Bà không nhịn được lão gìa này nữa.
- Hôm nay nhà có khách, ông ăn mặc thế để tiếp khách à"
Ong cũng đang giận nên đốp chát:
- Thì sao"… Để cho mọi người thấy bà đã nuôi tôi thế nào"
Bà không kềm chế nổi nữa với ông chồng vừa bủn xỉn, bẩn thỉu và ngang ngược.
- Thế ông cởi nốt cái tà lỏn…cho mọi người xem ông có đáng nuôi không"
- Ơ hay. Cái bà này giỏi nhỉ!
Ong há hốc như trên trời rơi xuống. Đây là đâu" Ai vậy ta" Bà cũng biết đã qúa lời nên lặng lẽ vô nhà. Cố nuốt cơn giận vì bà đang cần đẹp hơn bao gìơ hết. 
     Tay bắt mặt mừng với khách, mắt bà cố nuốt những giọt ứa ra tự đáy lòng. Không ngờ anh ấy gìa đi và gầy đến thế.
     Mấy người đàn ông lại trở lên phòng khách, họ rôm rả chuyện trò như hồi còn qủa bóng ở sân nhà thờ. Bà Hoàng dưới bếp làm cơm, bà cần một chỗ dựa tinh thần hơn thể lực lúc này. Hết cách, bà gọi con về.

    Con gái, con rể về đến cũng vừa bữa ăn. Chào hỏi nhau xong. Tuấn lo dọn bàn, dọn ăn. Lan còn phải coi con vì các cụ ồn qúa làm thằng bé thức mà chưa đã giấc, càu nhàu. Nói cho đúng thì cụ ngoại nó thôi chứ cụ Thanh từ tốn xưa nay, cụ kia có được nói gì đâu. Toàn bố Hoàng của Lan độc diễn.
Bà Hoàng mời mọi người đi dùng bữa. Bước vào bàn ăn, ông Hoàng lại gắt như mắm tôm.
- Ơ hay. Cái bà này. Hôm nay nhà có khách từ quê sang đây. Bà cho chúng tôi ăn những món khố rách áo ôm này à"
Mọi người im lặng vì thật ra ai cũng hơi bất ngờ với thực đơn…chỉ một người hiểu trong những người không hiểu. Cũng là dịp ông Bàng được lên tiếng trong căn nhà bạn bè từ lúc ông đặt chân vô:
- Anh Hoàng ạ! Tôi đến thăm anh chị chứ không phải đi ăn thì cần gì cao lương mỹ vị. Xin cho tôi nói thật lòng! Từ ngày mẹ tôi mất đến nay đã mấy mươi năm, hôm nay tôi mới lại được ăn món đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm hành. An chung với canh rau đay, cà pháo. Là bữa ăn tôi mơ ước trong đời!…
Ong nghẹn lời làm không khí trang nghiêm như ăn đám giỗ. Bà Hoàng ho khan, xin lỗi đi rửa mặt. Ong Hoàng thấy đỡ mất mặt nên chụp vội thời cơ.
- Tuấn. Con rót rượu cho bố với các chú.
     Thôi chúng ta bắt đầu đi. Đúng là gặp nhau đầu đã bạc. Này, tôi chúc mọi người hội ngộ…cạn nhá.
     Bữa cơm thân mật diễn ra tốt đẹp lúc đầu, dần dần chuyển thành bữa báo cáo thành qủa đạt được của ông Hoàng trên xứ Mỹ. Ong còn hai thằng con trai đang học Đại học, chúng là những bác sĩ, kỹ sư đầy triển vọng của tương lai. Chỉ mỗi con Lan không nghe lời ông nên đời nó khổ!

      Tuấn xin phép đưa con về appartetment trước vì thằng nhỏ quấy rầy, không yên cho ông bà nói chuyện. Cuộc nhậu về chiều trong tình thân hữu đậm đà, Lan đi chiên thêm đậu hũ đãi khách. Ong Hoàng nguôi cơn giận vợ vì khách đặc biệt thích món đậu hũ chiên. Bà Hoàng tận tay gắp đậu cho khách, ông Bàng cảm kích lắm: " Chị ạ! Bao năm rồi tôi mới được ăn lại món này. Hương vị vẫn như xưa!… " Bà Hoàng cảm động lắm. Chỉ con Lan có trái tim phụ nữ, nó mới hiểu những ý nhị trong đối thoại của hai người. Họ đang trao lại nhau hương xưa trong muộn màng. Nó ứa nước mắt mà cứ khăng khăng đổ thừa cho hành lá hăng hăng.
Rồi cuộc vui nào cũng tàn. Khách ra về trong men chếnh choáng. Bà Hoàng tựa cửa chứ không tiễn khách ra tận xe như ông. Mắt bà nhòa lệ cho một lần cuối cùng còn nhìn thấy nhau, làm sao bà quên được những hẹn hò của một thời tuổi trẻ. Thời bà có cuộc tình nào không vụng trộm! Có ngày vui nào không qua mau trên chiếc xe đạp rong ruổi những trưa hè. Lưng ông Bàng dạo ấy còn những giọt mồ hôi muối mà lúc đến giòng sông ngồi nghỉ một lát thì muối vẽ lên lưng áo ông tấm bản đồ cơ cực làm sao. Những câu thơ xanh trong như giòng nước mà chẳng cô gái nào không muốn giữ riêng cho mình. Bà đã trả lại giòng sông những câu thơ vì môn đăng hộ đối giữa gia đình bà và gia đình ông không xứng. Hôm nay bà trả nốt bữa cơm duy nhất bà đã ăn ở nhà ông Bàng sau một ngày trốn học đi chơi. Canh rau đay nấu với cua đồng, cà pháo, đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm có bỏ hành lá xắt sống. Đặc biệt bữa ăn ấy còn có người mẹ của ông, một người mẹ quê hiền lành như mái tranh xiêu. Không như mẹ chồng bà, miệng bằng tay tay bằng miệng, chủ hụi mà. Còn cho vay nợ góp. Nợ ngày, nợ tuần, nợ tháng, nợ năm…nợ đời!
Ôi thôi. Các cụ đã về…Thiên đàng thì chật ních người tốt, mà những người tốt đã về đến nhà Chúa thì ai còn chơi hụi" Những người giật hụi mới cần chơi thì họ ở dưới Địa ngục. Mẹ ông Bàng, gìơ nơi đâu" Mẹ chồng bà, gìơ nơi đâu" Cha mẹ bà nơi đâu" Ai cũng có một nơi để về yên nghỉ. Thiên đàng hay Địa ngục có gì khác nhau thì bà không biết! Nhưng điều bà biết chắc là về đâu cũng không đem theo được những gì của trần gian. Có đem theo được chăng cũng chỉ là những điều vô hình. Thiện và Ac trong cõi trần đã sống. Nhưng bây gìơ thì anh ấy về đâu" Vẫn thân một mình trên giòng đời ngang trái. Anh ấy có về giòng sông tuổi nhỏ thì những câu thơ cũng không còn xanh. Nước sông không còn trong dưới bầu trời mây xám. Vai bà run lên tiếng lòng chất ngất khi chiếc xe lăn bánh chở một cuộc tình xanh về với hư vô.
Lan đưa mẹ vô phòng, không một lời thăm hỏi nhưng đã hỏi hết những gì của tình mẹ con, tình người phụ nữ với nhau. Bà chỉ còn nói nổi với Lan: " Về trông cháu đi con, thằng Tuấn nó chưa ăn gì đâu… "
Nửa đêm quạnh quẽ, bà Hoàng còn thao láo những ưu tư về một ngày không biết Chúa thưởng hay phạt bà"! Khi những điều thầm mong đến thật, ngoài cái hạnh phúc toại nguyện là những khổ đau đến tàn nhẫn. Cứ như anh ấy nói thì ky cóp bao nhiêu năm dài mới thực hiện được một chuyến viễn du chỉ để nhìn nhau một lần khi tự thân ai cũng đã qúa ngán ngẩm cuộc sống theo cách riêng của mình. Rồi đây hai ba mươi năm, con Lan thương hay trách bà xui nó: Tình cảm đừng để đồng tiền can thiệp. Dù gì ông ấy cũng đúng trong hiện tại, nó lấy thằng kỹ sư thì dư tiền gởi con. Nhưng tình yêu của nó gởi ai" Nếu không phải là thằng Tuấn. Bà gởi thân trong nhung lụa loẹt lòe ngoài ý muốn nhưng cũng còn có lý do vì hoàn cảnh gia đìng bà lúc ấy. Ở Mỹ chỉ có nghèo chứ không có đói. Mong con Lan hiểu cho bà.
Nhớ tới ông Bàng, bà cười thầm. Anh ấy đến đâu thì chữ nghĩa tràn lan đến đấy. Hôm nay bà đối đáp thẳng thừng với ông Hoàng cũng hơi qúa đáng. Sóng gío trong những ngày sắp tới sẽ không tránh khỏi. Cùng lắm, bà về ở với thằng Tuấn con Lan. Bà ăn bằng tiền của bà, trông con cho chúng làm ăn mà ngóc đầu lên với thiên hạ cũng không có gì trái thiên nghịch địa. Bà an tâm tìm giấc ngủ muộn sau một ngày cũng quan trọng như ngày cưới hôm nao.
Ong Hoàng trở giấc, tỉnh cơn say, đi vô toilet. Ong trở ra sật sừ là dấu hiệu của tuổi tác không còn chịu nổi rượu mạnh. Bà trở lại ngoan hiền và nhẫn nhục như xưa nay, bà đi rót cho ông ly nước. Ong uống một hơi dài rồi kéo bà vào lòng. Ong hiểu câu nói ban sáng: " Ong có đáng nuôi không " theo nghĩa đen mất rồi! Ong chưa bao gìơ biết yêu thương một người phụ nữ là cái gía bà phải trả cho sự chọn lựa mang tính hy sinh của bà nên không có gì "sốc" nổi bà nữa! Bà vô cảm.

Ý kiến bạn đọc
15/10/201623:28:37
Khách
Truyện kể hay quá, đọc như trong tiểu thuyết ngày xưa khi bả vật chất còn chưa ăn sâu ăn đậm vào quá nhiều người Việt ta nên nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ... mang tâm hồn qua câu văn, lời thơ, tranh vẽ, nốt nhạc... ít còn rung cảm được độc giả đồng điệu. Tiếc thay cái giá phải trả cho cái gọi là tiện nghi vật chất...
Cám ơn tác giả. Mong bài viết sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,779,676
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến