Tác giả Lê Như Đức sinh năm 1962 tại Saìgòn, Việt Nam Nghề Nghiệp : Kỹ sư cơ khí cho Boeing, thành phố Houston. Gia Đình: Vợ và ba con. Học vấn: Cao học cơ khí.
Là tác giả được trao tặng giải thưởng chính thức Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2000-2001, Lê Như Đức đã góp nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nghe tiếng xe đạp của đứa con trai lớn đi học về, vợ anh khẽ hé cửa vừa đủ cho con anh dắt xe vào. Dù giữa trưa nắng chói, nhà anh vẫn tối om vì tất cả cửa trong nhà, kể cả cửa sổ trên lầu dưới nhà, đều bị vợ anh đóng kín. Đứa con trai, con anh phải đứng yên lặng một lúc khá lâu để quen với cái tối tăm của căn nhà. Khi nhìn thấy vẻ mặt nghiêm trọng pha lẫn sợ sệt của mẹ và đứa em trai, nó lặng lẽ đẩy cái xe đạp dựng vào một góc nhà.
Anh đang nằm trên tấm phản dài, ngồi bật nhanh dậy hỏi con:
- Hôm nay con đi học có bị chúng gây chuyện gì không"
Nó khẽ gật đầu trả lời nhỏ:
- Thầy cô con chỉ nhìn thôi chứ chưa nói gì cả" Chỉ có mấy đứa trong chi đoàn nói xéo nói xiên về ba.
Vợ anh hỏi ngay:
- Chúng nói gì"
- Chúng nói ba phản quốc, bán mình cho đế quốc Mỹ.
Nó vừa trả lời vừa liếc nhìn anh. Anh cười to:
- Như vậy là con còn đỡ hơn em con nhiều. Cả trường nó họp nhau để nghe tên giám hiệu tố ba. Bắt đầu từ hôm nay, nếu chúng con thấy không thích thì khỏi tới trường làm gì. Bố không bắt các con đi học nữa đâu. Chúng có muốn đào tạo các con trở thành một con người đâu. Chúng chỉ muốn các con trở thành một cái máy để làm theo đúng ý muốn của chúng thôi.
Thằng con trai nhỏ nghe xong thích chí reo vang:
- Ba nói đúng đó ba. Tụi nó hùa nhau tố ba phản quốc. Chúng nói không muốn học cùng trường với con thằng phản quốc. Con nói ba tao có bán một thước đất nào cho người ngoại quốc đâu mà phản quốc. Đứa nào dâng không đất cho Trung quốc, thằng nào giao Ải Nam Quan cho Tầu cộng mới là phản quốc. Ba chỉ là một nghệ sĩ chân chính, một tài tử quốc tế thôi.
Ngưng một chút để lấy hơi, nó phân trần tiếp:
- Bọn chúng nó thật là lật lọng ba à. Mới mấy tuần trước chúng còn bu quanh con hỏi về ba, về những tài tử nổi tiếng của Mỹ. Thằng chi đoàn trưởng trường con còn gọi họ là đồng chí tài tử, người của nhân dân tiến bộ Hoa kỳ. Nó khoe Bác ngày xưa cũng quen với nhiều đồng chí tài tử của Mỹ như đồng chí Zên Phông Đa. Nó còn khoác lác với con là các đồng chí tài tử, người của nhân dân tiến bộ Hoa kỳ đã mời Bác tới Hồ-Ly-Vọng để đóng phim cuộc đời hoạt động kháng chiến, nhưng Bác từ chối. Bác khiêm nhượng không bao giờ khoe khoang thành tích của mình cả. Giờ chúng tố ba nhận tiền của đế quốc Mỹ để đóng phim bôi lọ quân đội nhân dân anh hùng. Thật là láo khoét, không biết ngượng miệng. Bác khiêm nhượng vậy sao còn giả tên Trần dân Tiên viết khoe khoang khoác lác mình quá trời.
Anh nhìn nó, thương mếm hỏi :
- Thế con có sợ chúng làm gì gia đình mình không"
- Làm gì thì làm. Chết là cùng chứ sợ gì ba. Sống trong xã hội này, người dân còn bị đối xử thua cả con chó nữa. Con chó nó muốn sủa lúc nào thì sủa, còn mình có muốn nói gì cũng không dám nói, đọc gì cũng bị cấm đoán, đi đâu cũng phải xin giấy phép, đêm nào cũng nơm nớp lo sợ chúng tới bắt. Con hỏi ba, sống như vậy thì thà chết còn sướng hơn.
Anh quay qua đứa con trai lớn nhướng mắt nhìn như muốn hỏi. Nó bước tới gần ôm anh hỏi lại:
- Chúng có giết ba không ba"
Anh cười to :
- Ba thách chúng đó. Ba còn muốn chúng bắn ba ngay để cả nhân dân tiến bộ Hoa Kỳ và trên thế giới thấy được bộ mặt thật của những tên Cộng sản. Ba cũng muốn những đứa theo chủ nghĩa Cộng sản hiện đang sống tự do ở nước ngoài hiểu thêm về cái thiên đường mà chúng vẫn hằng mơ tưởng. Con đừng lo chúng giết ba. Ngày nay không như hai ba chục năm về trước đâu con. Chúng không còn dám tự do thủ tiêu người như đã làm. Hình ảnh tên tuổi của ba hiện cả thế giới đều biết đến rồi. Chúng chả dại gì đem ba ra bắn đâu. Chúng chỉ muốn ba phải ký giấy nhận tội phản quốc để làm nhục ba và đe dọa, khủng bố những người không theo chúng thôi. Chúng muốn ba phải đứng ra xin lỗi những tên lãnh tụ bịp bợm để chứng tỏ cho mọi người hay là chúng đúng, mình sai. Ba còn lạ gì những gì chúng muốn.
Anh nhìn vợ và các con rồi ngập ngừng:
- Điều mà ba sợ nhất là chúng hành hạ má và chúng con thôi. Chúng cũng biết cái yếu điểm này nên ở trường thì dùng chi đoàn để khủng bố tinh thần của các con, ở nhà thì dùng công an phường đe dọa những người dân trong xóm để ai cũng phải xa lánh mình vì sợ liên lụy. Chúng là tổ sư khủng bố, các con à. Muốn thắng khủng bố phải dùng sự hiểu biết của mình. Khủng bố dựa trên sợ hãi của con người. Nếu mình cứ sống bình thường, các con vẫn tới trường học như thường, người dân trong xóm vẫn qua lại chào hỏi như mọi ngày thì khủng bố sẽ hết hiệu lực. Ngày nào mình còn sợ hãi, ngày đó khủng bố còn hoành hành. Bây giờ các con ra mở hết cửa nhà ra, cứ sinh hoạt bình thường, để coi chúng làm gì được mình. Ba chỉ cần má và các con đồng lòng, sống cùng sống, chết cùng chết, đừng hãi sợ gì cả thì chúng chỉ doạ già, doạ non năm bẩy tháng là cùng.
Năm ngày sau, chúng thấy nhà anh vẫn sinh hoạt bình thường, con anh vẫn tới trường học đều đặn nên đổi chiến thuật mới. Thiếu úy Trực, trưởng ban công an phường gửi giấy hẹn ngày anh ra phường làm việc.
Vợ anh cầm tờ giấy báo rung rung đưa anh. Anh cười ôm nhẹ chị an ủi :
- Em đừng lo gì cả. Anh biết ông thiếu úy công an này lắm. Ngoài mặt thì ta đây một lòng theo đảng, chứ trong lòng còn muốn chế độ này đổ hơn ai hết. Nếu em không tin, đi lên gác anh sẽ chỉ cho em thấy.
Anh kéo chị lên gác, mở cửa sổ ra chỉ căn nhà ba tầng nằm xéo bên kia đường. Anh nói :
- Căn nhà đó là của ông thiếu úy Trực. Có một buổi tối ông ta quên không đóng cửa sổ, anh thấy ông vặn lén nghe đài radio nước ngoài. Ông thấy anh, vẫy tay chào rồi khép cửa lại. Ba ngày trước, anh lên đây thấy bà Trực, bà vẫy tay ngầm ủng hộ anh. Từ hôm đó tới hôm nay, mỗi lần vô tình mở cửa sổ là anh thấy bà như đứng đợi để vẫy chào mình. Họ cũng vì con cái, vì miếng ăn manh áo nên đành phải đóng kịch thôi chứ trong lòng mọi người đều biết rõ ai là kẻ phản quốc, ai là kẻ hại dân.
Hình như bà Trực đã đứng chờ ở cửa sổ nhà mình từ lâu. Vừa thấy cửa sổ nhà anh mở là bà cũng mở lớn cửa sổ ra vẫy chào. Bà lấy tay chỉ vào người mình, chỉ vào hướng trong nhà rồi mở rộng tay ôm lấy mình như ngụ ý cả gia đình bà sẽ tìm cách ngấm ngầm che trở cho gia đình anh.
Anh vẫy tay ngỏ lời cảm ơn. Nét mặt cười rạng rỡ, anh nhìn chị khoe:
- Em thấy không. Đằng sau chúng ta không phải chỉ có gia đìng ông Trực, mà còn cả trăm ngàn gia đình khác nữa. Nhưng họ chỉ vì sự an nguy của gia đình họ nên đành lặng lẽ làm thinh. Tuy làm thinh nhưng bất cứ lúc nào có cơ hội là họ giúp mình ngay. Ngoài họ ra, anh biết giờ này ở hải ngoại có biết bao người sẵn sàng lên tiếng phản đối nếu thấy chúng xử ép anh. Họ không để yên cho chúng bắt giam anh đâu. Anh biết ngày mai chúng sẽ giở thủ đoạn ép anh ký nhận tội phản quốc. Nếu anh ký chúng sẽ đi bêu xấu anh để chứng minh là chúng đúng. Cộng đồng hải ngoại cũng sẽ thất vọng vô cùng. Thà chết chứ anh không để ngọn lửa đấu tranh vì tự do, vì nhân quyền này tắt đâu. Nếu giờ đây mọi người đừng sợ hãi gì cả, đồng lòng đứng lên, thêm vào sự gíup đỡ của người Việt hải ngoại là chúng chết chắc. Chính chúng cũng biết rõ. Điều chúng sợ nhất là mọi người trong nước đoàn kết đứng lên lật đổ chúng nên mới tìm đủ mọi cách để khủng bố người dân. Đụng một tí là kết tội gián điệp, hở một chút cho là phản quốc để xử tử, bỏ tù dằn mặt. Năm xưa chúng từng dùng những lời xảo trá để lừa bịp những người có lòng yêu nước theo chúng đứng lên biểu tình nên chúng hiểu rất rõ sức mạnh của người dân. Tuy nhiên, dân như nước, ép qúa tức nước vỡ bờ. Chả bao lâu chúng cũng sẽ chết thôi. Đàn anh của chúng, Liên sô vĩ đại còn xập tan tành. Tầu cộng đang chuyển mình tư bản hóa. Không bao lâu chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ biến mất, không còn trên quả địa cầu này. Chính chúng cũng biết vậy.
Chị nắm chặt tay anh ao ước:
- Hy vọng chúng chết sớm ngày nào, người dân mình đỡ khổ ngày ấy.
Anh giải thích thêm:
- Chết sớm hay chết trễ đều do sự hiểu biết của mình cả. Nếu tất cả đừng sợ sự khủng bố của bọn chúng. Sẵn sàng vào tù để kêu gọi cả những người trong tù đứng lên thì chúng sẽ chết ngay em à. Chứ cứ giúp nhau len lén như vợ chồng ông bà Trực, sợ liên lụy đến gia đình, sợ bị khai trừ khỏi Đảng, sợ bị cắt hộ khẩu, thì phải mất thêm một thời gian nữa. Cũng như anh ngày xưa, vì miếng cơm manh áo cho gia đình nên đành phải nhắm mắt đóng phim theo ý chúng muốn. Giờ hối hận cũng quá muộn. Tay đã dính chàm thì nói ai thèm nghe. Muốn mở miệng cũng khó vì ngày xưa theo chúng đóng phim ca ngợi láo khoét. Nhiều người đã chán ghét mình rồi. Giờ gặp nạn họ còn cầu cho mình chết thêm cho bỏ ghét.
Chị bỡ ngỡ, an ủi chồng:
- Em nghe những người theo tự do thường có tấm lòng bao dung hơn nhiều. Họ không cực đoan, không cố chấp như những tên Cộng sản đâu. Miễn là mình cho họ biết mình không mù quáng, biết rõ ai là ác, ai là thiện, sẵn sàng theo họ tranh đấu cho tự do, cho dân chủ thì họ sẽ bỏ qua cho mình ngay. Em nghe kể nhiều người trong nước đứng lên tranh đấu bị bắt bớ như ông đại tá Phạm Quế Dương, tướng Trần Độ cũng còn được cộng đồng hải ngoại ủng hộ, lên tiếng tranh đấu bắt chúng phải thả họ ra.
Hai hôm sau, anh ra phường trình diện thiếu úy Trực từ sáng sớm. Trong văn phòng chính của công an phường, thiếu úy Trực vỗ bàn hét to cho mọi người nghe:
Houston, hè năm 2003
Lê Như Đức