Hôm nay,  

Những Cảnh Đời...

28/09/200600:00:00(Xem: 230450)

Bài số 1110-1719-432-vb4270906  

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.                                        

*

Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh.  Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng.  Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. 

Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng, một hôm bà xã tôi ghé chơi nhà chị ta đang lúc chị thay "diaper" cho thằng cu.  Bà xã tôi hốt hoảng khi thấy "chim" của Henry bị "băng bó" mặc dù nó chỉ mới đẻ được có hai tháng.  Hỏi ra mới biết là nó mới bị "cắt bì" (cắt da qui đầu) mấy bữa rồi.  Bà xã tôi hỏi chị bạn xem ai xúi "cắt bì" cho thằng cu, thì chị ta nói má đỡ đầu cho con gái lớn của chị trong họ đạo kêu chị làm vậy, mà bà này cũng 50 rồi, nên chị phải nghe theo, vả lại người ta nói làm vậy cho "chim" thằng cu được sạch sẽ... Nghe trái tai, lại xót cho thằng cu bị đau, bà xã tôi liền hỏi lại, "Vậy ba nó hồi đó có cắt không"" Chị bạn ngượng nghịu nói, "Hổng có!"

Khoảng một tuần sau đó, bà xã tôi gọi điện thoại lại hỏi thăm xem thằng cu hết đau chưa, thì chị bạn nói "chim" nó lành rồi, và cái đầu lúc nào cũng lòi ra ngoài, "Đẹp như của người lớn!"

Đó là lần chót vợ chồng tôi liên lạc với gia đình chị ta...

*

Tháng trước, một buổi trưa tôi rời văn phòng để kiếm gì lót dạ, đang lái xe trên "Bolsa" tính ghé "Phở 79" ăn tô phở cho xong, thì chẳng biết sao tôi lại đổi ý tấp vào một nhà hàng Mễ bên đường. 

Chọn một cái bàn nhỏ với hai ghế ngồi ở góc cho thanh vắng, gần cửa sổ cho có cảnh, ngồi quay lưng vô tường, để dễ dàng quan sát chung quanh và dễ dàng ứng biến khi cần (lại méo mó nghề nghiệp rồi). 

Trưa nay quán có vẻ ít khách hay là chưa đến giờ đông khách chăng, tôi chẳng biết vì đây là lần đầu tiên tôi ăn ở đây.  Tôi kêu một cái "burrito" bò thiệt lớn vì nhìn hình thấy nó hấp dẫn quá. 

Đang ăn, tôi bỗng chú ý đến giọng nói của hai người đàn bà ngồi cách tôi một bàn phía bên trái, vì hình như có một người đang "thút thít" thì phải.  Điều đó làm tôi bận tâm, nên ngồi lặng yên nghe ngóng coi sao. Chắc lại một cặp đồng tính luyến ái đang xích mích nữa rồi! Nhưng không. Không phải. Hai cô chỉ là bạn cùng sở làm.  Họ nói tiếng Anh có chút "accent" Á Châu, tóc vàng nhuộm kiểu "highlight", tuổi khoảng 30 trở lại, đi làm, và hình như ghé ăn trưa ở đây thường xuyên. 

Trong câu chuyện của họ, cô gái "thút thít" kể rằng chồng cô ta đang ráo riết tìm một bác sĩ, hoặc bất cứ ai có khả năng, và sẽ trả tiền thật hậu để "cắt chim" đứa con gái lên hai của họ! Người chồng đã tìm mọi cách để thực hiện việc này ở Mỹ, nhưng hiện nay chưa ai dám nhận lời vì sợ "ủ tờ". 

Qua câu chuyện nghe lóm, tôi hiểu rằng bà mẹ trẻ tuổi đau khổ đó sinh ra từ một xứ Á Châu, qua Mỹ khi còn nhỏ, sau khi bị cha nàng dẫn đi cho người ta "cắt chim" lúc 6 tuổi.  Khi nàng 16, cha mẹ nàng nhận lời gả nàng cho con một người đồng đạo vẫn còn đang sống ở bên cái xứ Á châu đó.  Và để tránh cái cảnh bị gả bán nàng chỉ còn một cách là "vồ" đại một anh Á Châu đạo Tin Lành ở Mỹ . 

Không may cho nàng, anh chồng này bèn theo đạo của bố vợ, và quyết tâm "qua mặt" luôn ông già vợ mình về cái khoản "hành đạo" này.  Mẹ vợ anh ta chẳng bị bố vợ bắt che mặt mỗi khi ra ngoài đường hoặc gặp gỡ khách khứa của chồng, nhưng vợ anh thì phải theo đúng "sách vở" trăm phần trăm.  Thậm chí anh ta còn rình vợ ở sở làm coi có che mặt lúc bước từ xe vô sở hoặc lúc từ sở ra xe hay không (nàng làm sở xã hội, cơ quan chính phủ thì ai cho che mặt trong giờ làm việc!) 

Nghe nói anh ta bỏ "job" từ ngày lấy vợ để có nhiều thời giờ nghiên cứu sách vở đạo lý hầu có thể "qua mặt" được ông già vợ sớm hơn... Nghe kể, quá phiền muộn về chuyện không kiếm được ai "cắt chim" con gái mình, anh chồng còn tính làm một chuyến du lịch sang xứ của bố vợ, hay bất cứ một xứ nào mà luật pháp và con người không quan tâm đến phẩm giá của đàn bà và sự an lành của trẻ con, để nhờ làm cái việc đó.  Anh ta cũng muốn vợ bỏ "job" ở Cali để dọn về sống trong một cộng đồng có nhiều người "hành đạo" một cách chính thống như anh ta, nghe đâu ở bên miền Đông thì phải!

Trong câu chuyện kể, cô gái ngồi nghe, hình như cũng có một đứa con gái nhỏ, bỗng rưng rưng nước mắt khi nghe nói bạn mình đau lắm cả tuần sau khi bị "cắt chim" năm lên 6.  Cô ta có hỏi cô bạn bằng tiếng Anh:

"Thế quyết định của bồ ra sao, về việc "cắt chim" đứa con gái"" 

"Chắc là cắt rồi, nhưng chưa biết ở đâu, khi nào.  Có khi chờ cho nó lên 6 tuổi..."

Câu chuyện nghe lén đang "ngon trớn" bỗng hai cô gái đứng dậy trả tiền, chắc có lẽ giờ ăn trưa của họ đã hết.  Tôi vội lén nhìn theo xem cô gái bị "cắt chim" ra sao, mà ái ngại cho đời cô ta và đời đứa con gái nhỏ của nàng.  Tôi cũng ném luôn cái "burrito" hầu như còn nguyên vẹn vào thùng rác, và buồn bã bước ra xe...

Thêm một cảnh đời nữa mà tôi đành bó tay chẳng làm sao giúp đỡ hay thay đổi được. Mà họ có cần gì sự giúp đỡ của tôi đâu chứ, thật nhảm!

Cứ theo chuyện kể thì anh chàng đòi mang con  gái đi cắt chim đáng ném vào tù  về tội "child endangerment" rồi, và đứa bé gái đó phải được "Child Protective Services" mang đi ngay lập tức, vì mẹ nó tuy đã từng là nạn nhân nhưng vì sự nhu nhược, cũng đang thành một đồng lõa trong "âm mưu" này.

Sống chỉ một lần, sao con người ta không mở mắt ra để nhận xét cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu, nhân hậu hay bất nhân, rồi theo lương tâm, lẽ phải mà lựa, mà làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp, an vui...

Tại sao cứ nhắm mắt làm theo những lề thói cổ hủ, bệnh hoạn... làm khổ đau tan nát, nhất là cho những người thân quí của mình!

Những cảnh đời như vậy, tôi thật không làm sao hiểu nổi...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,497,231
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Nhạc sĩ Cung Tiến