Hôm nay,  

Theo Chồng Về Mỹ: Nhớ Quê

23/06/200600:00:00(Xem: 126672)

Người viết: HUỲNH THỊ KIM THOA

Bài số 1040-1649-362-vb623606

*

Theo bài viết, tác giả chỉ vừa “theo chồng về Mỹ” chưa đầy hai tháng và hiện là cư dân Jefferson, tiểu bang Oregan. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ghi lại những điều tác giả gọi là “ngỡ ngàng, ngờ nghệch” của buổi đầu tại Mỹ, trước một reestroom, trong một khu chợ, chuyện học Anh văn... Mỗi trường hợp lại nhắc chuyện quê nhà và  “càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ”. Tựa đề  “Nhớ Quê” của bài viết thể hiện tinh thần ấy. Ước mong Huỳnh Thị Kim Thoa sẽ còn tiếp tục viết.

*

Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ.  Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. 

Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan.  Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng lớn hơn, trật tự hơn, sạch sẽ hơn và yên lặng hơn.  Người dân Jefferson vui vẻ, hiền lành, họ thường chào hỏi tôi trước, mặc dù tôi lạ hoắc, tôi nghĩ chắc họ cũng không cần biết tôi là ai.  Tính thân thiện này người Việt nam tôi chưa học được, bởi vì còn mắc cỡ lắm, còn e dè và luôn dấu diếm tình cảm trong lòng.  Tôi luôn nghe bên tai tôi "May I help you, thank you, sorry, have a good day…" Kèm theo những nụ cười tự nhiên rất đẹp.  Cho tới bây giờ tôi chỉ mới quen dần được với "thank you", "sorry", còn "have a good day" thì tôi cũng cố gắng chúc lại họ, nhưng vẫn còn lúng phúng nói lí nhí ở trong miệng một cách vụng về. 

Tuy nhiên tôi học theo họ cũng không chậm chạp lắm đâu, bây giờ mà leo lên xe hơi ngồi quên gài "seat belt" là tôi cảm thấy như thiếu, như vắng một cái gì trên người vậy.  Gia đình tôi nghe tin tôi đi được xe hơi thì mừng hết vía, bởi lúc còn ơ quê nhà, hễ phải đi xe hơi, xe đò, xe bus nghe tạp nhạp mùi dầu nhớt là tôi ói tới mật xanh.  Chị Ba tôi nghe tôi kể mọi chuyện từ khi mới qua cho tới bây giờ, chị nói "thói quen trở thành ý thức!" Tôi trả lời lại chị tôi: "Nhưng đó là những thói quen tốt, còn những thói quen xấu thì sao"" 

Cuộc sống ở Việt Nam và ở Mỹ hoàn toàn không giống nhau.  Ngay chuyện đi học Anh văn cũng đã thấy khác nhau lắm rồi.  Tôi viết thư về nhà chỉ mấy đứa nhỏ cách học Anh văn theo phương pháp ở đây.  Học tại lớp, thảo luận, viết văn, đọc báo…về nhà coi truyền hình chương trình nước ngoài để tập nghe.  Nên bỏ kiểu học thụ động mang sách vở về nhà làm bài, học bài và chuẩn bị bài trước, không hay. 

Lúc chuẩn bị qua đây, tôi đã  ráng theo học mấy khóa Anh văn của trường ngoại ngữ tại Việt Nam rồi.  Tôi còn dám thi vô trường "Leecam" ở Sài Gòn, đến chừng hẹn tới văn phòng để làm hồ sơ nhập học, tiền học phí đóng tới 450 dollars, thì tôi đầu hàng chịu thua, bỏ luôn không bơi theo nổi nữa. Vậy mà qua tới đây, chỉ có chồng tôi nói tôi hiểu, mọi người nói chuyện tôi cứ đứng đực mặt ra, ấp a ấp úng rặn ra từng lời, y như con nít đang học ráp vần.  May mắn là có chồng tôi tiếp cứu, không thôi chắc là tôi nhứt định phải nói đại bằng tiếng Việt, ai hiểu thì hiểu, không hiểu… ráng chịu, chứ tôi làm sao bây giờ. 

Nội cái chuyện học hành  tại Mỹ, chỉ nghĩ tới thôi là tôi cũng đã muốn ngất ngây, nhiều lúc tôi ước ao mình được trở về với tuổi 15, để được đi học, học trung học, học cao đẳng, Đại Học, Cao Học ở đây, như mấy cháu du học sinh hiện giờ.  Thèm lắm.  Đâu phải chỉ riêng mình tôi thèm khát, mà ở Việt Nam hiện nay, mấy đứa nhỏ học giỏi mà nghèo cũng đang xúm nhau thèm thuồng được đi nước ngoài để học, thèm chảy nước miếng, mà có được đâu!

Con Chút Ni, cháu gái tôi, nó gởi thư cho tôi viết rằng "Tối hôm qua con nằm chiêm bao thấy được qua Mỹ học trường Linn-Benton Community College’ của Dì".  Tôi đọc mà nghe nghẹn ngào, trong cổ họng đắng nghét như đang ăn khổ qua với muối. 

Tôi khuyên nó hãy cố gắng học hành, biết đâu rồi sẽ có ngày "thăng hoa".  Tôi kể cho nó nghe siêu thị ở Mỹ, rộng lớn mênh mông, đi mỏi chân cũng chưa coi được hết đồ.  Hôm rồi tôi đi mua cái áo ấm sát nách, giống như cái áo Má tôi đan cho tôi hồi nhỏ. Tới cửa siêu thị, tôi đứng loay hoay ngó quanh ngó quanh ngó quẩn, chồng tôi hỏi tôi kiếm cái gì, tôi nói tôi muốn gởi cái xách tay ở quầy giữ giỏ, chồng tôi lắc đầu:  "ở đây không bắt khách hàng gởi giỏ, gởi nón như ở Việt Nam đâu!"  Ngoại trừ tôi mang theo cái ba lô thiệt bự là không được.  Tuy nhiên, xách cái giỏ của mình đi theo, trong lòng tôi thấy áy náy vô cùng, tôi có cảm tưởng như có ai đó đang theo sau lưng tôi dòm dòm, liếc liếc… làm tôi bứt rức, khó chịu lắm.  Tôi tự ngẫm nghĩ: "À, vậy là ở Việt Nam cũng có "thói quen trở thành ý thức" đó chứ, có thua kém gì xứ người đâu! Tôi mắc đi toilet, ở đây người ta không gọi toilet mà gọi là "restroom" tôi kêu chồng tôi cho tôi 1 dollar, chồng tôi ngạc nhiên hỏi tôi đi vệ sinh cầm tiền theo làm gì" Tôi trả lời tỉnh bơ: "Để trả tiền đi tiểu và mua giấy vệ sinh".  Chồng tôi nói "đi vệ sinh không phải nộp tiền đâu". Tại chồng tôi quên, có lần ổng đã phải đi ngược trở ra để xin tôi 1,000 đồng Việt nam đóng cho người gác cửa mới được vào đi "Toilet"

Vừa bước vào mấy phút tôi đã tông cửa chạy ra, mặt mày hớt hơ hớt hãi nắm chặt tay chồng tôi chỉ về phía "rest room" mà nói rằng trong đó có…ma. Tôi kể chưa kịp bấm nước thì ai đó đã dội nước dùm tôi ào ào.  Tôi không mở nước mà vòi nước rửa tay cũng tự nhiên mà chảy… Nghe tới đây thì chồng tôi chợt hiểu, ôm tôi vào lòng mà cười ra nước mắt, rồi giải thích rằng đó là "Restroom Automatic"!!"" Tôi vẫn còn ngờ ngợi chưa chịu tin, thì hôm thứ 5 tôi thấy trường tôi học cũng có Restroom Automatic.

Mỗi lần viết thư kể cho gia đình và bạn bè nghe một điều hay, hai điều lạ, thì tôi nghĩ mọi người ở Việt nam và cả những người mới lần đầu tiên đi xuất ngoại qua Mỹ, chắc cũng nhiều ngỡ ngàng, ngờ nghệch như tôi bây giờ. Càng nghĩ lại càng thấy thương quê hương tôi, thương người dân tôi một cách lạ kỳ.  Việtnam còn cũ kỹ lắm, còn đơn sơ lắm, càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ. 

Trong lòng tôi vẫn mong sao Việt nam đừng còn người nào nghèo, đừng còn người nào khổ, người nào cũng được sống tự do và hạnh phúc.  Và sẽ còn biết bao nhiêu điều mới lạ để tôi được học tập, được tiếp cận, được chia sẻ ở đó, ở đây, với nhiều ước mơ cho tôi, cho đất nước tôi, có một cuộc sống văn minh, hiện đại mà tôi biết Việt nam còn nhiều năm nữa mới có thể có được…/.

Huỳnh thị Kim Thoa

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,809,543
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
Nhạc sĩ Cung Tiến