Hôm nay,  

Theo Chồng Về Mỹ: Nhớ Quê

23/06/200600:00:00(Xem: 123579)

Người viết: HUỲNH THỊ KIM THOA

Bài số 1040-1649-362-vb623606

*

Theo bài viết, tác giả chỉ vừa “theo chồng về Mỹ” chưa đầy hai tháng và hiện là cư dân Jefferson, tiểu bang Oregan. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ghi lại những điều tác giả gọi là “ngỡ ngàng, ngờ nghệch” của buổi đầu tại Mỹ, trước một reestroom, trong một khu chợ, chuyện học Anh văn... Mỗi trường hợp lại nhắc chuyện quê nhà và  “càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ”. Tựa đề  “Nhớ Quê” của bài viết thể hiện tinh thần ấy. Ước mong Huỳnh Thị Kim Thoa sẽ còn tiếp tục viết.

*

Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ.  Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. 

Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan.  Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng lớn hơn, trật tự hơn, sạch sẽ hơn và yên lặng hơn.  Người dân Jefferson vui vẻ, hiền lành, họ thường chào hỏi tôi trước, mặc dù tôi lạ hoắc, tôi nghĩ chắc họ cũng không cần biết tôi là ai.  Tính thân thiện này người Việt nam tôi chưa học được, bởi vì còn mắc cỡ lắm, còn e dè và luôn dấu diếm tình cảm trong lòng.  Tôi luôn nghe bên tai tôi "May I help you, thank you, sorry, have a good day…" Kèm theo những nụ cười tự nhiên rất đẹp.  Cho tới bây giờ tôi chỉ mới quen dần được với "thank you", "sorry", còn "have a good day" thì tôi cũng cố gắng chúc lại họ, nhưng vẫn còn lúng phúng nói lí nhí ở trong miệng một cách vụng về. 

Tuy nhiên tôi học theo họ cũng không chậm chạp lắm đâu, bây giờ mà leo lên xe hơi ngồi quên gài "seat belt" là tôi cảm thấy như thiếu, như vắng một cái gì trên người vậy.  Gia đình tôi nghe tin tôi đi được xe hơi thì mừng hết vía, bởi lúc còn ơ quê nhà, hễ phải đi xe hơi, xe đò, xe bus nghe tạp nhạp mùi dầu nhớt là tôi ói tới mật xanh.  Chị Ba tôi nghe tôi kể mọi chuyện từ khi mới qua cho tới bây giờ, chị nói "thói quen trở thành ý thức!" Tôi trả lời lại chị tôi: "Nhưng đó là những thói quen tốt, còn những thói quen xấu thì sao"" 

Cuộc sống ở Việt Nam và ở Mỹ hoàn toàn không giống nhau.  Ngay chuyện đi học Anh văn cũng đã thấy khác nhau lắm rồi.  Tôi viết thư về nhà chỉ mấy đứa nhỏ cách học Anh văn theo phương pháp ở đây.  Học tại lớp, thảo luận, viết văn, đọc báo…về nhà coi truyền hình chương trình nước ngoài để tập nghe.  Nên bỏ kiểu học thụ động mang sách vở về nhà làm bài, học bài và chuẩn bị bài trước, không hay. 

Lúc chuẩn bị qua đây, tôi đã  ráng theo học mấy khóa Anh văn của trường ngoại ngữ tại Việt Nam rồi.  Tôi còn dám thi vô trường "Leecam" ở Sài Gòn, đến chừng hẹn tới văn phòng để làm hồ sơ nhập học, tiền học phí đóng tới 450 dollars, thì tôi đầu hàng chịu thua, bỏ luôn không bơi theo nổi nữa. Vậy mà qua tới đây, chỉ có chồng tôi nói tôi hiểu, mọi người nói chuyện tôi cứ đứng đực mặt ra, ấp a ấp úng rặn ra từng lời, y như con nít đang học ráp vần.  May mắn là có chồng tôi tiếp cứu, không thôi chắc là tôi nhứt định phải nói đại bằng tiếng Việt, ai hiểu thì hiểu, không hiểu… ráng chịu, chứ tôi làm sao bây giờ. 

Nội cái chuyện học hành  tại Mỹ, chỉ nghĩ tới thôi là tôi cũng đã muốn ngất ngây, nhiều lúc tôi ước ao mình được trở về với tuổi 15, để được đi học, học trung học, học cao đẳng, Đại Học, Cao Học ở đây, như mấy cháu du học sinh hiện giờ.  Thèm lắm.  Đâu phải chỉ riêng mình tôi thèm khát, mà ở Việt Nam hiện nay, mấy đứa nhỏ học giỏi mà nghèo cũng đang xúm nhau thèm thuồng được đi nước ngoài để học, thèm chảy nước miếng, mà có được đâu!

Con Chút Ni, cháu gái tôi, nó gởi thư cho tôi viết rằng "Tối hôm qua con nằm chiêm bao thấy được qua Mỹ học trường Linn-Benton Community College’ của Dì".  Tôi đọc mà nghe nghẹn ngào, trong cổ họng đắng nghét như đang ăn khổ qua với muối. 

Tôi khuyên nó hãy cố gắng học hành, biết đâu rồi sẽ có ngày "thăng hoa".  Tôi kể cho nó nghe siêu thị ở Mỹ, rộng lớn mênh mông, đi mỏi chân cũng chưa coi được hết đồ.  Hôm rồi tôi đi mua cái áo ấm sát nách, giống như cái áo Má tôi đan cho tôi hồi nhỏ. Tới cửa siêu thị, tôi đứng loay hoay ngó quanh ngó quanh ngó quẩn, chồng tôi hỏi tôi kiếm cái gì, tôi nói tôi muốn gởi cái xách tay ở quầy giữ giỏ, chồng tôi lắc đầu:  "ở đây không bắt khách hàng gởi giỏ, gởi nón như ở Việt Nam đâu!"  Ngoại trừ tôi mang theo cái ba lô thiệt bự là không được.  Tuy nhiên, xách cái giỏ của mình đi theo, trong lòng tôi thấy áy náy vô cùng, tôi có cảm tưởng như có ai đó đang theo sau lưng tôi dòm dòm, liếc liếc… làm tôi bứt rức, khó chịu lắm.  Tôi tự ngẫm nghĩ: "À, vậy là ở Việt Nam cũng có "thói quen trở thành ý thức" đó chứ, có thua kém gì xứ người đâu! Tôi mắc đi toilet, ở đây người ta không gọi toilet mà gọi là "restroom" tôi kêu chồng tôi cho tôi 1 dollar, chồng tôi ngạc nhiên hỏi tôi đi vệ sinh cầm tiền theo làm gì" Tôi trả lời tỉnh bơ: "Để trả tiền đi tiểu và mua giấy vệ sinh".  Chồng tôi nói "đi vệ sinh không phải nộp tiền đâu". Tại chồng tôi quên, có lần ổng đã phải đi ngược trở ra để xin tôi 1,000 đồng Việt nam đóng cho người gác cửa mới được vào đi "Toilet"

Vừa bước vào mấy phút tôi đã tông cửa chạy ra, mặt mày hớt hơ hớt hãi nắm chặt tay chồng tôi chỉ về phía "rest room" mà nói rằng trong đó có…ma. Tôi kể chưa kịp bấm nước thì ai đó đã dội nước dùm tôi ào ào.  Tôi không mở nước mà vòi nước rửa tay cũng tự nhiên mà chảy… Nghe tới đây thì chồng tôi chợt hiểu, ôm tôi vào lòng mà cười ra nước mắt, rồi giải thích rằng đó là "Restroom Automatic"!!"" Tôi vẫn còn ngờ ngợi chưa chịu tin, thì hôm thứ 5 tôi thấy trường tôi học cũng có Restroom Automatic.

Mỗi lần viết thư kể cho gia đình và bạn bè nghe một điều hay, hai điều lạ, thì tôi nghĩ mọi người ở Việt nam và cả những người mới lần đầu tiên đi xuất ngoại qua Mỹ, chắc cũng nhiều ngỡ ngàng, ngờ nghệch như tôi bây giờ. Càng nghĩ lại càng thấy thương quê hương tôi, thương người dân tôi một cách lạ kỳ.  Việtnam còn cũ kỹ lắm, còn đơn sơ lắm, càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ. 

Trong lòng tôi vẫn mong sao Việt nam đừng còn người nào nghèo, đừng còn người nào khổ, người nào cũng được sống tự do và hạnh phúc.  Và sẽ còn biết bao nhiêu điều mới lạ để tôi được học tập, được tiếp cận, được chia sẻ ở đó, ở đây, với nhiều ước mơ cho tôi, cho đất nước tôi, có một cuộc sống văn minh, hiện đại mà tôi biết Việt nam còn nhiều năm nữa mới có thể có được…/.

Huỳnh thị Kim Thoa

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,974,804
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Từ Little Saigon lâu nay vẫn có những chuyến xe bus đón khách đi "Tour Casino." Trước đây, xe đón tại khu chợ ABC và chợ Bến Thành, trên đường Bolsa. Nay thì hàng ngày ở ngã ba đường Bishop và Moran, thuộc thành phố Westminster. Xe này cũng rước các người đi Casino (đánh bạc) từ Los Angeles đa số là đồng bào người Việt