Hôm nay,  

Người Vẽ Tranh

10/12/200600:00:00(Xem: 250321)

Người Vẽ Tranh

Người viết: Bảo Trân

Bài số 1148-1757-469-vb7091206

 

Tác giả tên thật là Nghiêm Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà kể về một trường hợp đặc biệt trong việc xin trợ cấp xã hội. Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm.

*

Đưa hai vợ chồng người khách hàng ra cửa rồi, tôi trở lại bàn giấy ngồi.  Lật cái hồ sơ của hai người ra đọc lại từng trang xong tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Hai cái hồ sơ này, quả là có khác biệt với những cái hồ sơ từ bao nhiêu năm nay tôi đã duyệt qua.

Nơi tôi làm, một cơ quan đặc trách tìm việc làm cho người xin hưởng trợ cấp xã hội để những người này có thể tự lực cánh sinh.  Khách hàng của tôi, từ bao nhiêu năm nay, phần nhiều là những người trẻ, phần lớn đã bỏ học ngang khi chưa đến lớp mười hai, có một số ít người qua khỏi được ngưỡng cửa trung học, và chẳng có mấy người tấp tễnh lên được đến chương trình đại học hai năm.

Bộ xã hội đã khuyến khích những người hưởng trợ cấp đi học lại trong một chương trình học được qui định trong vòng hai năm, không cần biết là học chữ hay học nghề, để khả dĩ có được một phương tiện tìm công ăn việc làm, tự lực cánh sinh.  Để khuyến khich những người xin trợ cấp đi học lại, chính phủ đã dành riêng những ngân khỏan đặc biệt cho dịch vụ giữ trẻ, giúp đỡ mua sách vở, và trợ giúp phương tiện giao thông.  Sau ngày đầu năm 2005, khi bộ xã hội thay đổi luật lệ, gia hạn cho những chương trình học được kéo dài lên đến năm năm thì đã có nhiều người xin trợ cấp đã cố gắng để hòan tất chương trình đại học.

Nhưng hai cái người khách hàng này, quả là khác biệt, vì sức học đã vượt qua hết cả những người xin trợ cấp, vượt qua cả đến đám công chức làm việc trong bộ xã hội của tôi và dám vượt qua cả đến nhiều ông bà giám đốc của bộ xã hội nữa. 

Ông chồng, đã có bằng Ph. D từ bao nhiêu năm về trước, một nhà hóa học, chuyên với công việc điều nghiên mấy cái mỏ khóang chất. Còn người vợ, đã học xong cái bằng Master, đã từng làm giám đốc một chương trình giáo dục, nhưng đã nghỉ làm từ 9 năm nay, để ở nhà coi con.  Bà đang dự định ghi tên đi học lại ở một ngôi trường tư nổi tiếng gần nhà, để lấy cái Ph. D như ông chồng, với hy vọng là được chính phủ giúp cho học phí và bộ xã hội trợ cấp tiền sách vở, phương tiện giao thông và luôn cả tiền giữ trẻ.  Nhưng khổ thay, bộ xã hội đã không có những chương trình giúp đỡ cho những người đã có bằng cử nhân. 

Tôi tròn mắt nhìn hai người khi nghe họ trình bày ý kiến vể luật lệ "không công bằng" của cái chương trình tìm việc làm do bộ xã hội đã đưa ra. Hai người đã than phiền là bộ xã hội đã làm phí thời giờ của hai người quá vì những cái công việc chúng tôi đưa ra không thích hợp với họ tí nào. 

Ông chồng nói - ông quen làm giám đốc rồi, dưới tay ông đã từng có bao nhiêu là nhân viên, mà công việc của ông thì phải ở ngòai tiểu bang, bởi vì Cali đâu có mỏ khóang chất nào cho ông điều nghiên đào xới. 

Bà vợ thì bảo - bà đang tìm thì giờ để nộp đơn xin làm giảng sư đại học, họăc là những công việc làm khác tương đương, chẳng hạn như điều hợp quản trị một xí nghiệp nào đó... dạy học ở mấy cái trường trung học thì bà không có thích, bởi vì lũ học trò trung học không có... dễ dạy tí nào.-

Mấy người chuyên viên đi tìm việc làm cho khách hàng cũng ngao ngán như tôi, khi tôi giới thiệu hai vợ chồng qua nói chuyện với họ để giúp ông bà tìm việc làm, và đương nhiên là cái công việc nào cũng bị ông bà chê. 

Tôi cố tình kéo dài thì giờ để tìm lối thóat cho cả ba người, hai vợ chồng và tôi.  Tôi đã cho hai người đến mấy cái hẹn khác ngày nhau, cho gia hạn có lý do chính đáng để cho ông chồng có đủ thời gian hỏi lại xếp cũ của ông (đang ở một tiểu bang ráp danh bắc bán cầu), xem có giúp ông tìm một dự án nào để điều hợp hay  không.

Ông đã hỏi tôi:

- Cái quận Thiên Thần này có cần giám đốc không"  Tôi thích hợp với công việc làm đó.

Tôi đã nhã nhặn trả lời:

-  Chắc là có, vậy thì mời ông đi lên văn phòng trung ương, thể nào cũng có những việc làm vừa ý ông hơn.

-  Vậy thì cô giúp cho tôi phương tiện giao thông để lên downtown hả"

-  Ông muốn nói là tiền đi xe bus" Vâng, chúng tôi sẽ giúp ông.

-  Không, tôi muốn nói là tiền để mướn xe. Tôi không có đi xe bus, tôi đi xe hơi. Cái xe của tôi tám máy, hao xăng, mà bà vợ tôi phải cần xe để đưa thằng con đi học, đón nó về.  Tôi đi taxi cũng được.

-  Thưa ông, nhưng rất tiếc là bộ xã hội không có cho phép chúng tôi trợ giúp những phương tiện giao thông xa xí như vậy.  Nhà ông ở gần trạm xe lửa, chúng tôi có thể giúp ông tiền mua vé xe lửa, lên đến downtown rồi là ông sẽ chỉ cần đi bộ một chút sẽ tới nơi.

-  À, nếu vậy thì thôi, tôi sẽ chờ người chủ cũ ở Alaska gọi tôi đi làm. Còn nữa, cái chứng chỉ khoan dầu của tôi sẽ hết hạn cuối tháng này. Nếu tôi không xin gia hạn thì tôi sẽ không tìm được việc, mà tôi thì không có đủ 300 đồng. Cô có giúp cho tôi 300 để xin gia hạn cho cái chứng chỉ này của tôi không"  Thêm vào đó, tôi cần tiền mua vé máy bay để đi nhận việc, sở xã hội sẽ giúp tôi tiền mua vé máy bay chớ"

Trời đất ơi, hỏi mà sao không thấy ngượng miệng. Tôi cũng không biết phải trả lời ông ta ra sao!  Làm việc từng đó năm, tôi chưa bao giờ gặp những câu hỏi xin tiền trợ cấp kiểu này.  Mấy người xin trợ cấp từ nào tới giờ được thêm tiền xe bus đi làm hay đi học mỗi tháng là đã hân hoan lắm rồi, có ai đòi hỏi nhiều như cái ông khách hàng này đâu!

Tôi nhớ lại ngày đầu tháng 9 năm 75, khi rời nhà người bảo lãnh ở Louisiana dọn về Cali, gia đình tôi được một họ đạo vùng Downey giúp đỡ.  Sau hai tháng chưa tìm ra việc làm nào thích hợp cho bố, người đặc trách phần xã hội trong nhà thờ Lutheran đã đưa bố má tôi đi xin Welfare.  Bố tôi cầm cái ngân phiếu Welfare mà cũng không biết là người ta cho tiền mình đúng hay là sai.  Má tôi thì đã khóc lên rưng rức ở ngay phòng chờ đợi khi người cán sự đưa cho cái giấy lãnh phiếu thực phẩm, làm mấy người làm việc trong văn phòng cũng náo lọan cả lên. Người cán sự xã hội đã cuống cuồng hỏi tới hỏi lui bố tôi:

- Bà ấy làm sao vậy"  Tại sao mà tự dưng bà ấy khóc vậy"

Bố tôi, phần thì phải dỗ má tôi, phần thì phải giải thích với người cán sự:

-  Bả tủi thân thôi, vì từ nào tới giờ gia đình tôi đâu có biết đi xin ai đâu. Ở trong trại tị nạn chỉ có một tháng thôi, tôi cũng đi làm. Khi ra trại, qua Louisiana tới ngày thứ ba là tôi đã leo lên xe bus đi làm, đi làm cho tới tuần lễ cuối cùng trước khi leo lên xe Greyhound để đi về Cali. 

Người cán sự tuy đã yên tâm với lời giải thích của bố tôi, nhưng vẫn năn nỉ:

-  Bà đừng có khóc nữa, kẻo người ngòai nhìn vào nói tôi hiếp đáp ông bà thì khổ cho tôi.  Rồi tụi Welfare Rights lại bắt tôi phải làm báo cáo, tường trình nữa.  Thôi, cứ coi như là ông bà vay mượn chính phủ tạm thời đi, khi nào đi làm thì ông bà đóng thuế trả lại.

Vậy mà bây giờ, những người đi xin trợ cấp xã hội cao cấp này cứ làm như là đi đến để tiếp thu tiến bạc mà bộ xã hội đã thiếu nợ họ. Như thể là cái nhiệm vụ lo lắng chu tòan cho cuộc sống của người dân là trách nhiệm thiêng liêng của chính phủ không bằng. 

Trước khi ra về, người chồng nói với tôi:

-  Cô có biết sự khác biệt giữa người họa sĩ và người thợ sơn không"  Người họa sĩ vẽ những bức tranh tuyệt tác, và người thợ sơn chỉ biết sơn tường.  Tôi là họa sĩ, nên tôi phải có vải trắng, cọ tốt, màu tươi.

Tôi suy nghĩ một giây rồi trả lời:

-  Tôi biết. Vậy thì ông có nhìn thấy mấy cái tranh vẽ ở trên những bức tường trong thành phố hay bên hông xa lộ hay không"  Người họa sĩ có tài sẽ đi tìm cho mình một nét sáng tạo mới, không cần phải vẽ trên khung vải trắng tinh đâu.  Đôi khi, cái chổi sơn cũng giúp mình có những nét vẽ khác biệt, dù chỉ là những nét vẽ trên bức tường xi măng.

Tôi muốn nói với ông là dân tộc tôi cũng nổi tiếng là những người thợ sơn vẽ tranh đại tài đó.  Chúng tôi, những họa sĩ tha hương, người dân của một nước nhược tiểu, cũng đã từng làm những người thợ sơn tường.  Trên đất nước người xa lạ, cầm cái cọ cũng không xong, pha màu cũng không biết sao cho hòa hợp, nhưng chúng tôi đã mạnh dạn cầm chổi sơn vẽ nên những bức tranh tuyệt tác trên những bức tường xi măng của những cái xa lộ rộng dài.  Chúng tôi không dám chọn màu, chọn vải, để chờ đợi thời cơ làm họa sĩ tài danh, bởi vì chúng tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ mình, và không muốn là một gánh nặng cho những người bạn đồng minh đã tận lực cưu mang.

Bố tôi cũng từng là nhà họa sĩ vẽ tranh trên tường, từ cái cọ sơn, bảng màu, bố đã chuyển qua cây chổi và cái thùng sơn.  Sau khi xin Welfare được vài tháng, một người trong họ đạo cần phu khuân hàng trong cái nhà kho của ông ta nên nhận bố vào làm. Từ cái việc ngồi chuyển quân ở một cái đất nước xa xôi đó, bố tôi cũng đã đổi qua chuyển từng cái thùng hàng nặng nề trong một cái nhà kho độc quyền phân phối mỹ phẩm cho những thẩm mỹ viện tòan vùng Nam Cali. Làm được vài tháng, ông bà chủ hãng thấy bố tôi có phần thông minh hơn cái ông xếp của bố tôi trong cái nhà kho đó, bèn cho bố tôi thăng cấp lên điều khiển cái nhà kho.  Rồi năm sau ông chủ cho bố lên làm tổng giám đốc coi luôn cái nhà kho và cả văn phòng.  Tuy được làm tổng giám đốc nhưng bố vẫn xắn tay áo lên xếp hàng với nhân viên, đôi khi còn phụ họ khiêng vác hàng ra xe cho tài xế chở đi giao.

Tôi đi làm với bố những ngày hè của năm học thứ hai, phụ bà thơ ký làm sổ lương cho nhân viên vì tôi có học mấy lớp kế tóan.  Có hôm tôi thấy bố phụ khiêng hàng lên văn phòng chờ đóng dấu trước khi chuyển đi, rồi ngồi phịch xuống ghế mà thở, tôi ứa nước mắt.  Buổi trưa ngồi ăn cơm với bố ở phòng ăn, tôi trách bố: 

-  Bố lớn tuổi rồi, khiêng chi cho mệt, mấy cái thằng to con đâu không bảo nó khiêng"

Bố trả lời:

-  Mình phải làm với nhân viên, để họ không lười biếng được.  Sai bảo thì bố thừa sức sai bảo họ làm, nhưng mấy cái chuyện làm này đâu có khó gì con.   Bố xoa đầu tôi   đừng nghĩ ngợi, mình phải tùy thời, tùy hòan cảnh, phải biết uyển chuyển, không phải cứ như ngày xưa đâu con.

Còn tôi thì cũng đã từng làm thợ sơn thay vì làm họa sĩ. Ngày còn ở quê nhà tôi đâu có biết làm gì ngòai cái việc cắp sách đi học và ...làm thơ.  Hồi đó, không có chuyện gì làm sau khi thi đậu cái bằng tú tài tôi ghi danh vào đại học, học ở cái trường mà bố bảo không làm được cái nghề ngỗng gì hết ngòai cái việc mơ với mộng, và chờ đến ngày lấy chồng.

 

Vậy mà, sang đến đất nước người, tôi cũng chăm chú học cái nghề quản trị xí nghiệp cho đến nơi đến chốn. Nhưng tìm mãi không ra được cái xí nghiệp nào để cho tôi quản trị hết nên thành ra tôi cũng phải đầu đơn vào làm ở bộ xã hội để giúp đỡ những người sa cơ thất thế.  Từ ngành kinh doanh tôi chuyển qua làm xã hội một cách ngon ơ, không thắc mắc chút nào.

Mà cái nghề của tôi làm đâu có dễ dàng như nhiều người tưởng.  Tôi mà không có đủ kiên nhẫn là đã chuyển nghề từ lâu.  Đôi khi, nghe thư ký báo đến cái tên khách hàng muốn tìm gặp là đầu tôi đã nóng ran lên như bị lửa đốt.  Tôi lại phải chạy sang phòng ăn, lấy vài cục nước đá trong tủ lạnh ra, bỏ vào cái ly nước của tôi uống một hơi rồi mới đẩy cửa ra gọi khách hàng.

Vậy mà, đời sống xoay vần cũng hơn ba chục năm nay. Từ một con người mơ mộng đi trên mây tôi đã phải dậm chân trên đất mà đi.  Còn phải dậm thình thịch xem mình có thật sự dẫm chân trên đất bằng hay không nữa.

Tôi cũng thích làm họa sĩ lắm chứ, để tha hồ vẽ những bức tranh hoa với mộng, nhưng cuối cùng thì tôi chỉ làm được một người thợ sơn vẽ tranh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,203
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Lúc này bà con miệt Bolsa tha hồ được thưởng thức khá nhiều show ca nhạc vinh danh ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, bà con mặc sức có dịp lên áo quần gặp gỡ giao lưu văn hóa hai miền nam bắc. Thấy bà con vinh danh dữ dội quá, bà già trầu này cũng táy máy, phen này ta vinh danh phe ta, ta tự bốc thơm phe ta, mà đã nói tới phe ta là
Nhạc sĩ Cung Tiến