Hôm nay,  

Thanksgiving 2006

23/11/200600:00:00(Xem: 259689)

Thanksgiving 2006

Bài số 1133-1742-454-vb4221106

*

Diệu Hương hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Cô là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, sang năm 2005, cô nhận giải vinh danh tác giả, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ, và bài "Cầu Vồng Giữa Mùa Hè", về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ 27 của cô, viết cho mùa Lễ Tạ Ơn 2006.

*

Dù không nói ra thành lời nhưng tận đáy lòng mỗi ngày trước khi vào giấc ngủ, đưa tay tắt đèn, vẫn thầm tạ ơn nhà Bác Học Edison đã đem lại ánh sáng thay thế mặt trời, thay thế đèn dầu giữa đêm đen.

Vài năm một lần phải dùng đến thuốc trụ sinh vẫn thầm tạ ơn Bác Sĩ Alexander Fleming đã giúp tìm ra "thần dược" Penicillin làm giảm nỗi đau thể xác của nhân loại.

Trong đời sống tinh thần, vẫn kính cẩn tạ ơn Thái Tử Tất Đạt Đa đã bỏ  ngai vàng đi trên "đường xưa mây trắng", chỉ đường cho chúng sinh  sống bình an, thân tâm an lạc, giúp rất nhiều người chế ngự "tham sân si" vẫn nằm khép nép ở một góc tâm hồn luôn tìm cách vùng dậy.

Xin được tạ ơn nước Mỹ tự do đã trở thành chỗ dung thân bình an, thoải mái cho rất nhiều sắc dân phải sống đời lưu lạc.

Nhớ đến nguồn gốc Việt Nam, vẫn thầm tạ ơn Bà Trưng Bà Triệu, Vua Quang Trung, các vị quan trung trinh tiết liệt  Phan Thanh Giản, Nguyễn Trung Trực đã vì dân quên mình, các anh hùng Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học đã bỏ mình khi chưa đến tuổi 30, những anh hùng cận đại Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn….. đã "tuẫn tiết theo thành" như các vị tiền nhân.

Được thấy mình hưởng thêm một ngày sống tự do, vẫn thầm tạ ơn hàng ngàn anh hùng vô danh đã nằm xuống vì hai chữ tự do của hai mươi triêu đồng bào ở Nam Việt thuở nào.

Và nhớ thời thơ ấu, thương ngày mới lớn, vẫn thầm tạ ơn giáo sư Hà Mai Anh đã dịch "Tâm hồn cao thượng" làm bảng chỉ đường cho nhiều thế hệ học sinh, từ lúc còn thơ dại mãi cho đến bây giờ.

Xin được tạ ơn tất cả các thầy cô từ mẫu giáo ở Việt Nam đến Đại học ở Mỹ đã dạy dỗ chúng em thành người hữu ích cho xã hội, và tạo nền tảng cho mọi nghĩ suy chín chắn ngày hôm nay. Thời gian tuần tự trôi làm nhạt nhòa nhiều kiến thức lâu ngày không dùng đến, nhưng nền tảng đạo đức và căn bản kiến thức vẫn còn đủ để những học  trò ngày xưa luôn khắc cốt ghi tâm câu ngạn ngữ Việt Nam "không thầy đố mầy làm nên".

Và cuối cùng, rất riêng, như người Mỹ vẫn nói "The last but not least" xin được kính tạ ơn Ba đã dạy dỗ chúng con, đã có một đời sống rất lành mạnh, đạo đức làm gương cho chúng con, đã chịu bao nhục nhằn, đày ải cả một thập niên trong các trại "tập trung cải tạo" dọc theo chiều dài đất nước để chúng con được nước Mỹ mở vòng tay đón nhận khi mới chân ướt chân ráo đến trại tỵ nạn ngày nào, để chúng con được sống thênh thang dọc theo chiều ngang của Tổ Quốc thứ hai.

Xin đươc kính tạ ơn Mẹ, "Kỳ quan đẹp nhất thế giới" của chúng con, đã có một thời sống nhọc nhằn sau năm 1975, gần như một ấn bản thứ hai của bà Tú Xương.

"Quanh năm buôn bán ở non sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò nơi quãng vắng,

Eo xèo mắt nước buổi đò đông."

Mẹ đã một đời hy sinh cho chúng con, và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho chúng con trong những lúc giông bão nhất của cuộc đời.

Cũng xin kính tạ ơn Ba mẹ của Anh, người đã đưa Anh vào đời và nuôi dạy Anh có được ngày hôm nay, mỗi điều  học được từ Anh, những vui buồn chia xẻ với Anh đều có kèm theo lòng biết ơn với các đấng sinh thành ra Anh.

Xin được tạ ơn rất nhiều người bình thường trong đời sống đã góp bàn tay làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn với nét rạng rỡ át hẳn nỗi u buồn.

Dù không được dịp nói ra mỗi ngày nhưng từ tận đáy lòng, vẫn xin được tạ ơn các ân nhân mỗi ngày, và xin nguyện với lòng luôn sống xứng đáng với sự hy sinh của tất cả những người đã nằm xuống cho chúng tôi có được ngày hôm nay.

Thanksgiving 2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,478,858
Hoa Kỳ là một nước văn minh giàu có. Có thể nói là giàu nhất thế giới. Từ bao nhiêu năm, qua hằng bao Thế Kỷ, đã có biết bao người mơ ước được đến sinh sống trên đất nước Hoa Kỳ. Nhiều dân tộc đã đổ xô di dân đến Mỹ, vì Mỹ là vùng "Đất Hứa", là Cõi Thiên Đường. Người ta đã ví cho Mỹ là như vậy. Người Việt Nam sống dưới chế độ Cộng Sản từ sau 1975, cũng đã ôm ấp giấc mơ này
Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng
Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ
Xin hỏi thực lòng nhé, trên đời này chuyện gì khiến ta vưà vui mừng lại vừa ngao ngán" - Xin thưa, đó có phải là khi ta nhận được thiệp mời đám cưới không" - Taị sao vậy cà " - Đơn giản thôi. Ta mừng vì bạn bè còn nhớ đến ta, hàng xóm láng giềng còn nghĩ đến ta. Nhưng khi phải đi dự tiệc lại là nỗi khổ. Cách đây bẩy tám năm về trước cặp vợ chồng
Khoảng bốn giờ chiều Sandy bấm điện thoại intercom, bảo cô muốn nói chuyện ngay với Bích. Bích vội nhấn nút "save" để giữ laị những gì vừa đánh vào computer rồi mau mắn tới văn phòng riêng của cô ta. Nàng phân vân tự hỏi sao hôm nay cô trưởng phòng có vẻ tư lự, khác hẳn bản tính vui vẻ, hay bông đùa thường ngày.
Nhà tôi và tôi mở nhà hàng ăn tại Mỹ từ năm 1977 tới năm 2002 thì tạm đóng cửa vì lý do sức khỏe. Tính ra khoảng thời gian làm nhà hàng được đúng 25 năm. Trong dự tính nhà tôi còn muốn tiếp tục làm thêm 10 năm cho đủ 35 năm con trâu đi cày. Hiện nay nhà tôi vẫn còn say mê muốn tiếp tục lăn sả vào cơn ác mộng này như một vài
Hình như bất cứ ai khi thấy cảnh-sát thì thường có tâm trạng hơi sờ sợ. Nhất là di dân Việt-Nam như tôi, với ấn-tượng công-an hành xử ở quê nhà, lại thêm chẳng hiểu tiếng Anh thật rành rẽ, nên thấy cảnh-sát là tự nhiên dè chừng! Đang lái xe trên freeway mà thấy bóng xe cảnh-sát là giảm ngay tốc-độ! Nghe còi hụ xe
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi
Hồi còn trẻ, trò Thọ vẫn thường rầu rĩ mỗi khi phải thay đổi trường học. Nhưng thời gian trôi nhanh..., mái tóc huyền ngày xưa cầu cứu thuốc nhuộm che dấu màu trắng ai oán, thì Thọ bỗng nhận ra mình là người may mắn được học nhiều trường, có dịp tham dự và làm quen với vô số bạn mới ở nước ngoài. Cách đây 6 tháng
Thành, con trai lớn của tôi nay sắp sửa lên đường đi hỏi vợ. Nhìn con trai trưởng thành, tôi mỉm cười khi chợt nghĩ đến chính mình: mới ngày nào còn là cậu bé mặc quần đùi chơi bắn bi quên cả giờ cơm trưa về nhà bị ba phạt quỳ, mà nay sắp sửa thành "anh xui." Thành năm nay gần 34 tuổi, nó và cô bạn gái quen nhau vì bọn trẻ
Nhạc sĩ Cung Tiến