Hôm nay,  

Đời Sống Người Già Ở Mỹ

23/07/200600:00:00(Xem: 134658)

Người viết: HOÀNH NGUYỄN

Bài số 10623-1672-385-vb7220706

*

Hoàng Nguyễn là nhân vật “ông chú” trong bài viết “Gia Đình, Quê Hương và Nước Mỹ” của tác giả Ngọc Bích đã được phổ biến. Là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân cộng sản, ông định cư tại Hoa Kỳ từ 1996 và là một nhà báo Việt ngữ tại Sacramento.  Sau đây là bài viết về nước Mỹ của ông, với lời ghi cuối bài: Sacramento California, những đêm trăn trở tháng 05/2006.

*

Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau Về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt ngữ Sacramento; Nguyên do từ câu nói của một bạn học tại trường Sacramento City College: "Nước Mỹ là Thiên Đường của tuổi thơ; Là Chiến Trường của thanh niên, và là Địa Ngục của người già".

Lúc bấy giờ tôi cũng như người bạn tị nạn chính trị, do chưa hội nhập với cuộc sống mới lạ ở xứ người nên có nhận định không chính xác lắm.

Mười năm sau, tôi đủ tuổi 65 nên xin được nhà dành cho chung cư người già: Eskaton President Thomas Jefferson Manor, nằm ở phía Nam Sacramento, gần khu thương mại Florin Mall, Trung tâm Medical và Thư viện.

Khu nầy tổng cộng có 104 căn, gồm 52 ở từng dưới và 52 từng lầu 2. Đa số là Mỹ trắng, cũng có vài ba người Mỹ đen, khoảng chục vợ chồng người Hoa và chừng 8 người Việt. Nhiều người lãnh trợ cấp già, nhưng cũng có người là Dược sĩ, Worker lãnh tiền hưu trí; Có vị là Tướng Tá ngày xưa, người khác có con cháu là dược sĩ, thương gia, công chức giàu có. Chung quanh khu nhà là vườn hoa dạo chơi, có hàng rào trắng bao bọc, có nhà để xe và có nhân viên an ninh túc trực ngày đêm; Cứ vào khoảng gần 12 giờ trưa mỗi ngày, thì nhân viên an ninh sẽ đi một vòng kiểm soát xem các người cao niên nầy có được khoẻ không, qua cái nút dấu hiệu trước cửa: Nếu đã được kéo qua màu trắng là khỏe, còn vẫn để nguyên màu đỏ mà an ninh tự động làm dấu lúc nửa đêm, thì họ sẽ gõ cửa kiểm soát, nếu không có người trả lời thì ngay lập tức, nhân viên an ninh sẽ mở cửa để xem coi có người bịnh thì gọi xe cứu thương đến chở vào bịnh viện điều trị khẩn cấp.

Nhà người độc thân như tôi thì có một phòng khách rộng rãi để TV và Computer, có gắn loa để liên hệ với văn phòng. Phòng nầy liền với nhà bếp đủ tiện nghi, có cửa lớn mở ra hành lang và cửa sổ ngắm cảnh trời mây hay xe và người qua lại. Một phòng ngủ cũng rộng không kém, có cửa ra hành lang và cửa khác thông với phòng khách, phòng vệ sinh tắm rửa. Còn có một nút đỏ để khi tắm lỡ có trợt té hoặc bị bịnh đột xuất thì giựt sợi dây báo động nầy, sẽ có an ninh đến tiếp cứu ngay tức khắc.

Hàng ngày, chúng tôi có thể đến phòng sinh hoạt để uống cà phê free, xem TV đọc báo, đánh bài bingo giải trí, gặp nhau chào hỏi trò chuyện thân mật; Hoặc đến phòng đọc sách có dụng cụ thể dục, có bàn billard và computer. Còn có cô giáo dạy ESL và dạy Sitersite thể dục ngồi cho người già yếu. Có phòng cắt tóc nam nữ. Tất cả đều sát bên văn phòng Manager. Trên lầu hoặc dưới đất đều có phòng giặt đồ và nơi đổ rác ra bồn chứa bên ngoài, rất tiện nghi vệ sinh.

Mỗi tuần có 2 ngày xe chở đi chợ hoặc mua sắm đồ, thường là ở Wal-Mart, Alberson, Raley's, Mall và Dollars tree. Những ngày lễ và Tết, có đãi tiệc và xổ số rất vui. Có một buổi khám bịnh theo hẹn. Khách đến thăm đậu xe trước văn phòng, nhắc phôn trước cửa gọi mở, phải ghi vào sổ trực giờ vào và giờ ra.

Quan sát và suy ngẫm cuộc sống ở Mỹ, ta sẽ hiểu được tại sao người già chọn vào ở chung cư mà không ở nhà ngoài với con cháu"

- Trước hết là được chăm sóc chu đáo hơn, đầy đủ mà ít tốn kém; Lại có nhiều bạn cao niên để tâm tình thích hợp, nhất là được yên tĩnh.

- Nếu ở ngoài, con cái bận đi làm; Cho dù có mướn người giúp việc săn sóc cũng không bằng. Nếu trông coi cháu chắt thì ồn ào bận bịu.

- Người ở chung cư, vẫn được con cháu đến thăm và rước về nhà hoặc đi chơi trong những ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ.

Tôi đã sống hơn 3 năm ở chung cư người già, ban đầu thì cũng cảm thấy lẻ loi buồn tủi và hơi lo sợ vẩn vơ về bịnh cao huyết áp; Sau quen dần thì lại rất thích thú và chẳng muốn di chuyển ra bên ngoài ồn ào kém an ninh.

Cái thoải mái nhứt là tự do mà khi đến nhà khác, dù là bà con hoặc thân hữu cũng khó có được. Chẳng hạn như, bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm, nếu thích thì tôi đều có thể mở TV, Computer để sưu tầm tin tức giải trí hoặc viết bài mà không ngại làm phiền ai. Đồ đạc dụng cụ thì trang trí bày biện thế nào tùy ý thích của mình, nhất là đang dùng mà mõi mệt buồn ngủ hoặc có việc cần đi gấp thì cứ bỏ bừa ra đó, không sợ mích lòng ai hoặc có người thấy được cười chê.

Tuy nhiên, cũng phải công tâm nhìn nhận, nhạc sĩ Trịnh Hưng cũng có lý khi diễn tả cảnh sống của một người độc thân qua những vần thơ mà tôi nhớ lõm bõm:

… "Một mình nấu, một mình. Một mình mình nói, một mình mình nghe.

Một mình nhiều lúc cười khì

Hai mình có phải diệu kỳ hơn không" "

Phước duyên thay cho những ai có bạn tri âm, nếu không thì đừng mang gông vào cổ mà chắc lưỡi hối tiếc. Nước Mỹ không chỉ là "Địa ngục" của tuổi già như có nhiều người tự ti măc cảm và hoang tưởng một cách quá đáng.

Chuyện kể trên Diễn đàn internet mới đây: Có một cụ già 92 tuổi động lòng cố quốc, tuyên bố về Việt Nam CS ở luôn. Được vài năm sau lại phải trở qua Mỹ để có đủ phương tiện điều trị bịnh; Xong rồi lại vào sống trong Nursing Home để có bác sĩ và y tá chuyên môn chăm sóc mỗi ngày, mà khỏi tốn kém tiền của thân nhân; Sống đến trăm tuổi thọ. Cũng đành ngậm ngùi qua 2 câu thơ:

"Muôn dặm hồn thiêng về cố quốc,

Trăm năm xương trắng gởi quê người!"

Tiền trợ cấp xã hội cho người già hoặc bịnh tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng được chiết tính vừa đủ, nếu lỡ vướng mắc nợ như làm mất hoặc hư  đồ vật có giá của người khác, hoặc chuyển housing quên không báo nên bị cúp trợ cấp tiền nhà, thì theo luật pháp, mỗi tháng chỉ phải trả dần $50 theo mức thu nhập lương hàng tháng của tiểu bang Ca-li cao nhứt là 836 Mỹ kim. Bởi chiết tính chi tiêu bình dân thì gồm có: Tiền nhà $200 + tiền xăng và bảo hiểm xe cũ 200. + tiền điện thoại và internet 100. + tiền ăn 200. + mua sắm và giao tế 100 cũng vừa đủ lương. Khi xe hư nhiều cần tu sửa hoặc mua xe cũ khác vài ba ngàn đô là một vấn đề suy tính đau đầu. Những ai không cần xe và cell phone hoặc ở nhà free của con cháu, thì có dư để đi du lịch hoặc giúp đỡ người thân ở quê nhà, nhưng đó cũng là du di ngoài luật. Vấn đề hậu sự cũng là một nỗi nặng lo, nếu muốn giữ được tro cốt và làm tục lễ cho phần hồn thì phí tổn trên dưới 5 ngàn đô. Còn những ai chết mà không có thân nhân thừa nhận, thì  Sở xã hội sẽ thiêu hủy luôn hài cốt.

Những người già hẩm hiu ở nước ngoài, nếu như thân nhân từ Việt Nam không thông hiểu mà thường than thở thúc bách tiền bạc, thì thật là tội nghiệp cho cuộc đời xa xứ cô độc bơ vơ khi bịnh hoặc tuổi đã về chiều.

Hoành Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,947,345
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân