Hôm nay,  

Một Chuyến Thăm Quê

05/06/200600:00:00(Xem: 155115)

Người viết: Hồ Phi

Bài số 1027-1636-349-vb2050606

 

Tác giả là một cư dân cao niên của Fountain Valley City, Nam California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Mọi đề tài ông viết thường cho thấy có sự cẩn trọng đặc biệt trong từng chi tiết nhỏ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến  bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: 

Quen lâu năm, biết ông là người thông minh, thực dụng. Những cơ hội làm ăn và giải trí thời trước ở Saigon, ông không hề bỏ sót. Nói pha vui: "Ông đã thuộc cỡ chọc trời quấy đất nhưng chẳng làm chết ai, một tài tử mến trăng, thưởng hoa đúng độ". Không giàu, nhưng cũng sang, có hưu bỗng thoải mái lúc về chiều. Con cái đều đã trưởng thành, khỏi phải lo cho chúng. Nay đã vào tuổi ngoài 70, mà lại thấy ông vẫn còn bôn ba hoạt động, lại có bà tháp tùng, tôi hỏi ông bà về thăm ai, hay có mục đích gì, mới biết ông thường qua lại VN, giờ không phải để làm ăn, du lịch, xe duyên, hay thăm gia đình, mà ông đi vì việc nhân đạo, về giúp tổ chức, mang tiền mổ mắt cho những người đui mù nghèo khó, giúp họ nhìn thấy ánh sáng. Một việc làm ý nghĩa mang tính bác ái, từ bi cứu độ. Tôi hơi ngờ, vì nghĩ lúc trước ông chỉ chuyên thực tế làm ăn mà nay thay đổi làm chuyện vị tha, phúc đức" Thấy tôi có vẻ ngơ ngác, ông mới cắt nghĩa: "Giờ mình già rồi, không còn bao lâu nữa, lúc trẻ chỉ lo quậy việc riêng, nay thời gian còn lại không nhiều, phải làm một điều gì có ý nghĩa tốt với đời, trước khi nhắm mắt."

Vì hiếu kỳ, tôi dành một khoảng thời gian du khảo, chụp hình, kiểm chứng việc ông làm.  Hôm cuối tháng 4/2006 vừa qua, tôi cùng ông đi taxi từ chợ Saigon lên bịnh viện An Bình ở Cholon, ông hé cho tôi xem một gói giấy bạc trong tay, toàn giấy polymer rất mỏng, mỗi tờ mệnh giá 500,000 đồng VN (tương đương 32US$/each) để thanh toán y phí việc mổ mắt cho các bịnh nhân mù lòa. Ông có giao kèo lớn với các bịnh viện và bác sĩ chuyên khoa mổ mắt (eye surgeons) ở Saigon. Cứ tính mỗi ca mổ thành công, thì ông chi trả y phí cho bác sĩ là 500,000 VN$. Có bịnh nhân đã bị mù từ lâu, sau khi mổ thấy lại được ánh sáng và mọi vật, đã cảm động quì xuống trước mặt ông và cảm ơn rối rít. Ông đở dậy mà nói,"đừng làm thế, đừng cảm ơn tôi gì hết, quí vị được nhìn thấy, mừng vui và hạnh phúc là phải, còn tôi thấy quí vị được sáng mắt, tôi cũng sung sướng và vui thú không gì hơn, cũng đáng công, đáng của cho tôi rồi, nên không cần cảm ơn gì tôi cả. Chúc quí vị về mọi sự an lành."

Tôi nghĩ mỗi người đều tìm một thú vui, có người đem tiền vui cờ bạc, vui cá độ, đánh đề, cởi ngựa, đá gà, trồng cây kiểng, sưu tập bông hoa, vui săn, giữ tiền bạc, vui say công việc, vậy việc ông giúp người mù sáng mắt cũng là một thú vui lớn như ông đã nói là chân thật.

Ông cho tôi hay, lần vừa rồi ông mang về 17,471 US$,  gồm có một phần là tiền riêng của vợ chồng ông và một phần nữa do bạn bè ở Mỹ và Canada hưởng ứng góp vào. Trong tháng 3 và tháng 4/2006 vừa rồi, số tiền đó đã giúp mổ được 18 đợt, gồm tất cả 519 bịnh nhân mù mắt được thấy ánh sáng và muôn vật tại Bịnh viện An Bình (Cholon) và Bịnh viện 175, (Gò Vấp). Đa số họ là những người từ vùng châu thổ sông Cữu Long. Không ngờ ông bạn Liên lại làm được việc như vậy, môt kỳ công đáng kể, rất đáng tuyên dương trong đám bạn chúng ta, tôi hết lời khen ngợi và khâm phục việc làm nầy.

Ông kể có một vị nữ lưu (xin dấu tên) đang trong tình trạng thất nghiệp, chật vật chưa kiếm lại được việc, nghe chuyện ông làm đã gởi một chi phiếu 1000US$ để góp vào việc nầy. Thật là một hy sinh lớn lao so với hoàn cảnh của cô. Ông Liên có đưa tôi xem một bản danh sách những bạn bè ở Mỹ và Canada với số tiền đã tặng giúp, nhìn thấy một người cho ít nhất là 28US$, phần đông là từ 30$ đến 500$, hai người 1000$, một người 1200US$, vợ chồng ông 2000US$. Ông cũng có cho xem một cuốn photocopy những phiếu mổ mắt có dán hình của từng bịnh nhân. Thấy sổ sách việc chi thu ông làm bằng computer rất rõ ràng, đâu ra đó.

Trong lúc nói chuyện riêng tư, tôi được biết số tiền bạn bè và vợ chồng ông đóng góp vào việc nầy đều được hoàn toàn dùng trả y phí và chi dụng cho bịnh nhân. Còn mọi chi phí trong việc di chuyển, ăn ở của ông bà trong suốt thời gian từ Mỹ đến VN và khứ hồi đều do tiền túi riêng của ông.

Ông tính với tôi là mình chỉ chi ra mỗi khoản 32US$ mà giúp cho một người mù được sáng mắt thì đồng tiền mình xài đáng giá trị quá, to biết chừng nào, thật quá rẻ để mang lại ánh sáng và hạnh phúc lớn lao cho một kiếp người. Tôi nghe cũng thích như đi shopping gặp hàng tốt với giá sale, và muốn tham gia. Nghĩ thế nào cũng phải góp sức với ông trong kỳ tới để mua ánh sáng cho thêm một số người mù lòa nữa.

Ông Liên tâm sự: "đời mình thật may mắn, được đầy ân phước, thoát khỏi Miền Bắc từ 1954, trong 20 năm chinh chiến, bao nhiêu bạn hữu phải hy sinh, vất vả thương đau nơi chiến trận, nơi đồng quê, mình được ở Saigon, thoải mái vui vẻ, gia đình đầm ấm, rồi lại kịp thời chạy sang Mỹ.  Ở đây hơn 30 năm, nay đã về chiều, con cái trưởng thành, nhà cửa cái ở, cái cho thuê, nợ nần trả xong, hưu bỗng dư xài, đau ốm đã có bảo hiểm, đã vào hội Neptune Society, mỗi tháng chỉ đóng có 25 US$, mai mốt chết, hội sẽ âm thầm hỏa thiêu, tro thủy táng, khỏi phải bày đặt tang lễ lôi thôi, cúng bái tốn kém, vậy giữ tiền nhiều làm gì, chết đâu có mang theo, con cái chúng đâu cần đến tiền của mình. Mình phải tiêu đi bằng cách nào cho có giá trị và xứng đáng nhất, nên tìm cách chia xẻ với những người đau khổ. Mù lòa là nỗi thống khổ nhất thế gian. Đời người vô thường, ngắn ngủi, rồi cũng về với cát bụi hư vô. Bác sĩ X. lo bóp chắc, góp gom nhiều tài sản, xe cộ, nhà cửa sang trọng. Thế mà trong chuyến sang New York dự hội thảo chuyên nghề, đang ngồi chờ ở phòng đợi, mạnh khỏe, thế mà gục chết trên tờ báo lúc nào không ai hay. Bác sĩ Y, hành nghề chuyên khoa, lợi tức lớn, suốt đời giữ nguyên, chẳng dám chi tiêu, vợ con cũng chẳng dám có, vì sợ tốn kém và phân chia, hơn 70 tuổi mới chịu nghỉ. Vừa nghỉ chưa đầy năm, đã bị Parkinson, chân tay tê liệt,  ăn nuốt không được, mới đó mà đã đã đi đong, bỏ lại nhiều triệu trong ngân hàng, di chúc cho em cháu. Chúng cũng lại quá giàu, chẳng xài gì được hết, mới thật là quá hoang phí.    Đưa ra mỗi tờ polymer mệnh giá 500,000VND (khoản 32US$) để cứu giúp cho một đồng loại thoát khỏi cảnh đêm đen bất tận. Vậy thì không đáng xài và thích thú hay sao""

Y phí được rẻ như thế, một phần vì ông Liên vốn lanh lợi, giao thiệp nhiều, giỏi thương lượng mặc cả, và khéo tâm lý kêu gọi sự góp sức của các bác sĩ bên đó. Người mù, đã mù có làm ăn được gì đâu, dĩ nhiên là phải nghèo, ngày không đủ hai bữa ăn, đâu có tiền mà đi bác sĩ để chữa bịnh mắt. Nên bịnh nhân mù mắt ở VN thì rất đông, mà bác sĩ chuyên khoa mắt vẫn cứ ế dài, không có việc làm. Nay nhờ ông Liên mang lại một số nhiều bịnh nhân, các bác sĩ nầy tha hồ mà làm, vừa trau dồi nghề nghiệp, vừa làm phước, và nhất là thâu được một tổng số tiền khá lớn, nên họ cũng vui mừng chấp nhận sự thương lượng và hợp tác với ông. Ông Liên thấy mình là thần tài, nên nói hách, đe dọa, nhắc nhở các bác sĩ là nếu một ca mỗ thất bại là ông sẽ ngưng ngay chương trình và bỏ về Mỹ, khiến họ phải hết sức cẩn thận, chu đáo, không dám bừa bãi chểnh mãn với  bệnh nhân, vì họ cũng sợ mất một mối việc lớn có khá tiền.

Đứng ngoài nhìn, việc mang tiền về, chi ở VN thì thấy dễ, nhưng không phải dễ. Làm sao bịnh nhân biết mà đến được Saigon để mổ mắt"  Những người đui mù nầy không có ăn ngày hai bữa, có tiền đâu mà đi tới bệnh viện ăn ở chờ đợi, hay làm sao nghe thấy thông báo gì được. Vậy thì người mù đâu mà có sẵn đến 519 người để được giải phẫu trong 2 tháng vừa qua"

Đó là nhờ duyên may, ông Liên đã có được sự hợp tác bên VN của Ni Sư Phúc Đức ở Thiền Viện Thường Chiếu, Bà Rịa gần đường đi Vũng Tàu. Ni sư nầy trước thuộc gia đình miền Nam khá giả, thường làm những việc nhân đạo bác ái, bà cũng có nhiều đạo hữu ở VN và người thân tại Mỹ giúp đỡ, nên có phương tiện. Bà cho môn đệ đem xe lùng sục những vùng sâu, vùng xa nơi thôn quê các tỉnh, hỏi tìm người mù, chở đưa tới bịnh viện tỉnh khám sơ khởi, xem trường hợp nào có thể mổ được, rồi mới dùng xe đưa lên Saigon, cho chỗ ăn ở, rồi mới chở tới bịnh viện lập hồ sơ, chờ thời biểu giải phẫu. Mổ xong phải chờ lành, lột băng rồi mới chở về quê. Phần lớn các ca mổ phải tiến hành từng mắt một, mắt nầy lành, rồi mới mổ đến mắt kia, nên công việc của các Ni sư nầy cũng lắm nhiêu khê, vất vả, tốn nhiều công của.. Chỉ có những vị chân tu vĩ đại, có tấm lòng  từ bi bồ tát  bao la mới làm nổi. Cúi xin Chúa, Phật, và mọi người ghi công và giúp sức cho những vị ni sư nầy.

Ông Liên cho biết đến tháng 11/2006 nầy, ông sẽ đi một đợt kế tiếp cho năm nay. Đây là việc nhân đạo, chúng ta nên tham gia, làm xóa bớt những nổi đau khổ của đồng bào. Những người mù trong đêm đen đau khổ rất đáng thương, không ai nên liệt họ vào phe phía hay hàng ngũ nào. Giúp họ sáng mắt là việc làm bác ái vô tư, nhất thiết không có nghĩa là theo ai hay chống ai cả. Tương đối chúng ta ở đây đều có phước hơn. Người xưa nói "Phước bất hưởng tận",  có phước không nên hưởng trọn một mình, nghĩ nên chia xẻ với những kẻ đau khổ nầy. Bên đó người ta thường chú trọng đến những gì thâu nhiều lợi nhuận như du lịch, khu giải trí, hotels, quán nhậu, sân golf, trụ sở, và văn phòng rất khang trang to lớn, nhưng ít ai để ý đến việc phát triển y tế miễn phí giúp cho dân nghèo nói chung và người mù, tàn tật nói riêng một cách thực tế đúng mức. Nên việc làm nhân đạo của ông Nguyễn Quang Liên mang nhiều ý nghĩa trên mọi phương diện. Con chim én đầu đàn đang mang lại một mùa xuân tươi sáng trên quê hương và hy vọng chúng ta cũng có mặt trong bầy én  lớn bay theo sau đó.

Ông Liên đã về lại đến Mỹ trong tuần đầu tháng 5 vừa qua, nếu vị nào thích bắt chước tự làm hay hợp tác với ông trong công việc nhân đạo nầy, quý vị có thể phone ông Liên: 714-637-6811 và để lời nhắn. Hoặc Email: nguyenlien1442@ yahoo.com để được hướng dẫn, và tìm hiểu thêm chi tiết.

HOPHI

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,479,136
Máy chụp hình được đặt trong một hộp trắng, đi kèm với một hệ thống đèn flash, được dựng ở bốn góc
Ông buồn lắm! Sang tới đất nước này, lòng ông càng trĩu nặng. Ông đã tính không đi. Người ta bảo, sang bên đây buồn, nhất là những người già như ông. Nhưng đám con ông nó nghĩ khác
Từ sáng, người bạn sponsor thả vợ chồng con cái Nguyên xuống Sở Xã Hội này để làm thủ tục "đầu tiên" (xin trợ cấp tị nạn) với chính quyền, rồi hẹn khoảng năm giờ
Sau năm 1975, một số dân tị nạn chúng ta vô nghề làm móng tay móng chân và đắp bột. Nghề nầy hồi trước dân địa phương đã chập chửng khai thác rồi nhưng rất đắt tiền. Một bộ móng tay
Nơi này, hôm nay, ông Thành đang bước đôi chân nhẹ nhàng , thong thả mà thẫn thờ, vơ vẩn, trên đường Magnolia và góc Bolsa, trong khu phố chợ ABC. Ông đi vật vờ ngắm cảnh hơn là
Trong cái mát lạnh của một buổi sáng cuối tuần, vừa uống cà phê, thả mấy cụm khói thuốc bay lơ lững và tan hoà vào không gian. Nhìn ánh nắng mai vàng tươi, le lói xuyên qua mấy cành dừa
Đời sống, sinh hoạt, giờ giấc mỗi người mỗi khác mạnh ai nấy sống; nhiều khi cái tình "lạt như nước…. lã". Người Mỹ có câu "Eat together, stick together" có ăn chung thì mới gắn bó với nhau
Tác giả sinh năm 1935, là một nhà giáo kỳ cựu. Tại Việt Nam trước 19775, bà là giáo chức Trung Tâm Giáo Dục Lê Quý Đôn, Saigon. Tại Hoa Kỳ, bà hiện là giáo chức thuộc Coachella Valley Unified
Lại đêm qua, tôi ngồi với ông gìa đầu bạc mà tôi quen biết cũng đã lâu. Chuyện kể của ông, nhắc lại tin tức hôm nào mà chỉ mình tôi nhớ. "chuyện đêm qua."
Đây là bài viết đặc biệt được dành cho Ngày Lễ Tạ Ơn. Tác giả là trưởng nữ một gia đình thuộc sắc tộc Chăm (Chàm) đang sống tại Việt Nam, đến Mỹ do sự can thiệp đặc biệt của bệnh viện U.C Davis
Nhạc sĩ Cung Tiến