Hôm nay,  

Tháng Tư: Bản Tuyên Ngôn Của Người Lính

02/05/200600:00:00(Xem: 55320)

Đào Như là bút hiệu của  Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,  "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân dịp “thêm một lần 30 tháng Tư”.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

*

 

Vô cùng thương tiếc Trung Tá  Nguyễn Đồng

 

(Khóa 5/ VBQGDL)

 

Thân gửi: CLB 309.81                                                                                                                  

 

CLBSV Phuc Hung

 

Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy, hay đá núi mà tiến về phía trước, tiến về mục tiêu qui định! Vâng, mục tiêu qui định! Ta phải chiếm lĩnh cho bằng được! Dù cho đến được nó ta phải vượt qua những bãi mìn, mất hết đôi chân, mất sức chiến đấu nhưng các bạn ta, các thế hệ trẻ sẽ tiếp tục khai phá mở đường! Anh nói: Đã là lính thằng nào cũng phải chịu chơi, chấp nhận thử thách và dư biết thử thách không bao giờ thừa! Thằng nào không chịu chơi thằng đó bỏ đi! "Qui ne risque pas n a rien"! Và anh cười vang lên! Vang lên cả cơ quan! Vang lên trong Câu Lạc Bộ! Anh em không quên được tiếng cười hào sảng của Anh, người lính khóa 5, trường Võ Bị Quốc Gia Đa Lạt!                                         

 

Và bây giờ, tại bịnh viện, Anh nằm im bất động, thở dưỡng khí mệt nhọc! Bờ vai anh rộng, da mặt anh tái xanh, anh nấc lên từng hồi! Anh đang chiến đấu với thần chết! Anh có nghe tiếng khóc của Nga không Anh" Người nữ nhân viên Xã hội Anh và Chị thường gọi là bé Nga đó! Vâng, Bé Nga đang nắm lấy bàn tay Anh, ve vuốt và uốn nắn từng ngón tay khô cằn của Anh! Nga, Dinh và tôi đến thăm anh đây! Anh đang tập trung chiến đấu, chiến đấu với tử thần! Chúng tôi nhìn anh hấp hối, nhớ lại Tổ quốc trong cơn thập tử nhất sanh 30 tháng Tư/75! Biết bao nhiêu cố gắng chiến đấu trong tuyệt vọng để giành lại Saigòn! Nga vẫn nắm lấy tay anh, cúi xuống gần Anh trong khi Anh thở dưỡng khí mệt nhọc! Mắt cô mờ cả lệ! Hình như Dinh cũng khóc! Anh còn nhớ Dinh không anh" Dinh, sĩ quan biệt phái, Phủ Đặc Ủy Tình Báo đấy! Dinh đang bám lấy thành giường, cố nắm lấy cổ chân anh! Nhưng làm sao được bây giờ! Làm sao ngăn được sự ra đi của anh! Trái nào chín trước rụng trước! Anh đã 75 rồi! Tôi cúi xuống hôn bờ vai rộng lớn của anh! Tôi nhìn qua cửa sổ. ngòai trời <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Chicagođang lạnh dưới không độ F! Nắng vàng vẫn chiếu sáng trên tuyết trắng!

 

Chúng tôi ra về, thành thật mong anh đi sớm! Anh chống trả mệt nhọc quá! Trong cuộc chiến đấu này một mình Anh gánh chịu! Không một ai san sẻ với Anh được! Trông Anh vật vã quá! Cô đơn quá! Chúng ta chiến đấu cô đơn quá phải không Anh! Nhất là sau tháng Giêng 73! Tôi lại nhớ lời phát biểu đầy phẩn nộ của Anh trong Buổi Điều Trị Tập Thể (Group Therapy): " Khốn nạn thay! Trước 23/1/73 chúng ta chưa từng nhận một viên đạn của kẻ thù! Nhưng sau đó chúng ta nhận những nhát chém từ sau lưng do những người-bạn-phản-trắc! Chúng ta bị phản bội tận xương tủy! Chúng ta mất Miền Namlà vì chúng ta bị phản bội! Chúng ta chưa hề thất trận"!

 

Thương anh vô cùng! Tôi chờ đợi! Anh em chờ đợi! Trong mấy ngày qua anh vẫn kiên trì chiến đấu không đầu hàng! Chúng tôi hằng ngày thay phiên nhau đến thăm anh, cốt để động viên và nâng đỡ tinh thần Chị.

 

Sáng nay, ngày 6/2/02, Vinh đột xuất đến thăm tôi tại văn phòng rất sớm lúc 9 giờ sáng! Anh ấy mang tặng tôi tập hồi ký của ông Trần Văn Khê. Vịnh có hỏi thăm anh ra sao rồi" Anh còn nhớ chớ Anh" Vịnh là người bạn tù của Anh ở khám lớn Chí Hòa đấy! Anh ấy uống vội chén trà nóng với tôi rồi hối hả đi làm!

 

Tôi mở tập hồi kí của ông Khê ra xem chợt thấy bức thư của anh Vịnh gửi cho tôi viết về Anh:

 

"Anh Thể Kính

 

Tôi cám ơn anh đã nhắc tôi đi thăm ông bạn già Đồ. Tôi cảm thấy ngậm ngùi cho thân phận chúng ta! Ông già Đồ từ ngày qua Mỹ đến lúc nằm liệt như hôm nay, ông Già đã đi cày ở Uptown/Chicago thật mệt nhọc! Mà không đi cày cũng không được! Nhu cầu cuộc sống đòi hỏi Ông Già. Tôi đã đến thăm Ông Già của chúng ta! Ông Già nằm bất động trên giường nệm với đầy đủ dụng cụ y khoa tối tân của chú Sam! Nếu so sánh với đất Tượng Quận của An Nam ta, thì ông già Đồ thật sung sướng! Anh Thể ạ! Ông Già Đồ còn thật sung sướng hơn người bạn tù của ông tại khám lớn Chí Hòa, là Đại Tá Trần Vĩnh Đ. Đại tá Trần Vĩnh Đ. vào tù bị mù lòa và trong những năm tháng gần đi về với Ông Bà, Đại Tá Trần Vĩnh Đ. nằm trần truồng ở một chỗ, và nói theo kiểu Đức Tin thì ông đã được mặc khải nói tiên tri tức là những ai muốn biết ngày thả tù được trở về thì đến bên chỗ nằm hôi hám của Đại tá Trần Vĩnh Đ. xin ông bói cho xem thử! Và Đại tá Trần Vĩnh Đ. đã chết trong ngục tù Chí hòa.."!

 

 

 

Nghe xong bức thư, chắc anh không đồng ý với anh Vịnh vì anh chủ trương không bao giờ tự an ủi mình bằng cách nhìn vào số phận hẩm hiu của bạn bè hay của người khác! Theo Anh, như Anh đã từng nói, biết đâu Đại Tá Trần Vĩnh Đ. đã nghĩ thà chết như Ông còn vinh quang hơn chúng ta sống nhăn răn vô liêm sĩ với Cộng sản hay sống lầm lũi trong thân phận lưu vong tù đày trên đất nước người! Anh đã từng nói với anh em Anh tìm thấy ở cái chết của Đại Tá Trần Vĩnh Đ. như giá trị lịch sử của một khúc ngoặc của Tổ quốc hơn là phần số riêng của ông ta!

 

Tôi đến chào vĩnh biệt anh tại nhà quàn. Rất mừng các anh em ở trong Câu Lạc Bộ có mặt đông đủ hết! Có người đem cả vợ con đến vĩnh biệt anh! Tại đây, tôi cũng gặp người bạn tù của Anh trong khám lớn Chí Hòa, Bác sĩ Đại tá Nguyễn Minh C., ông Cục phó, nom ông ấy yếu hẳn đi, có lẽ từ ngày ông ấy nghe tin Anh nhập viện!

 

Tôi quì xuống bên cạnh quan tài Anh, cầu nguyện! Tôi nhìn thấy đấng Christ treo mình trên thánh giá bên cạnh anh, tôi nhớ câu ai nóí: "Đấng Christ chết cho tội ác của chúng ta"! Không hiểu Đấng Christ có chết cho tội ác của những người Chuyên Chính Vô Sản không Anh nhỉ"!

 

Tôi cúi xuống nhìn lại gương mặt anh lúc đó hài hòa siêu thoát vô cùng! Cũng như Đấng Christ, Anh đã tha thứ cho tất cả phải không anh" Anh tha thứ chiếc còng bằng sắt siết chặc tay Anh rướm máu! Anh tha thứ cho Nhà tù, cho Trại cải tạo, cho mùi hôi hám và bóng tôi thê thảm của Cacho trong khám lớn Chí Hòa! Anh cũng tha thứ cho những năm tháng nhọc nhằn của kiếp tù đày lưu vong xứ người!...Anh ra đi thảnh thơi không vướng bận!

 

Tôi đứng dậy, từ giả Anh ra về. Tôi vẫn nghe lời cầu kinh của anh em sau lưng tôi, lời cầu nguyện của anh em mong anh sớm về nước Chúa!

 

 Anh sinh tại Hà nội, tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Đa Lạt Khóa 5! Nước Mỹ đối với Anh là đất trích! Thương tiếc Anh vô hạn! Người trai anh dũng của thời loạn! Chí lớn chưa thành, Anh đã vội bỏ anh em ra đi! Tôi quên thế nào câu nói đầy phẩn nộ của anh, của người lính Việt nam Cộng Hòa:

 

"Trước 23/1/73 chúng ta chưa từng nhận một viên đạn của kẻ thù! Nhưng sau đó chúng ta nhận những nhát chém sau lưng từ những người-bạn-phản-trắc! Chúng ta bị phản bội tận xương tủy! Chúng ta mất Miền Namlà vì chúng ta bị phản bội. Chúng ta chưa hề thất trận..."!./.

 

Đào Như

 

Oak park, Illinois, USA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,482,365
Chuyện xảy ra trong tiệc cưới tại một nhà hàng seafood vùng thủ đô Tỵ Nạn Cộng Sản Little Sàigòn, 2 tuần sau ngày Tưởng Niệm quốc hận 2006. Tiệc cưới này có lẽ vì hai vị thân thuộc và bạn bè đôi trẻ, đa số đều là cựu tù cải tạo. Bởi thế mà, ngay sau khi ngồi vào bàn tiệc họ đã như biết nhau từ trước; tay bắt mặt mừng
Từ lúc còn nhỏ cho đến giờ, không biết sao tôi lại rất thích con số mười hai (12). Cái gì đó đã thu hút tôi mỗi khi tôi nhìn thấy nó. Là một cô gái, mỗi khi nhìn thấy ai mặc áo có ghi con số đó thì tôi lại dính chặt cặp mắt tôi vào họ. Nhiều khi bị họ bắt gặp, tôi rất mắc cỡ, nhưng tính nào tật đấy, vẫn không bỏ được. Ở bên Mỹ này
Các con cái cháu chắt vừa tổ chức lễ Thượng Thọ cho cụ Trần tại một nhà hàng Việt nổi tiếng tại Houston, Texas. Cụ vừa đúng 85 tuổi tính đến tháng 7 năm 2006. Cụ ngồi đó mà trí nhớ cụ tìm về quá khứ từ bẩy tám chục năm trước. Thời gian thấm thoát đã đưa cụ về tuổi gần đất xa trời. Các bạn cụ kẻ trước người sau đã
Buổi chiều, sau khi tôi đã hoàn tất việc cơm nước và dọn dẹp, các con tôi xem Tivi, tôi có được những phút yên tĩnh một mình trên căn gác nhỏ nầy để tập dợt nhạc Pháp xưa: "Maman oh Maman, Tout les garcons et les filles. Adieu jolie candy ..." rồi trở về nhạc Việt với Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…. Bây giờ đã vào Hè, tôi mở cửa sổ
Phi trường quốc tế Los Angeles mà người ta vẫn gọi tắt là LAX vào một buổi sáng thứ bảy có đông hành khách ngồi chờ ở những hàng ghế trước các cổng lên máy bay được đánh số theo thứ tự. Mặc dù California là thành phố đa số người Mỹ gốc châu Á chọn định cư vì có khí hậu ấm áp tương tự khí hậu Dalat của Việt Nam, nhưng tại
Chuyến bay từ Paris tới Houston mất 9.25 phút. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên hàng không báo hiệu phi cơ hạ cánh vào lúc 4 g ngày thứ bảy 20/5/2006. Thọ chận một nam tiếp viên, giọng cố ý nhỏ nhẹ: - Ông làm ơn lấy dùm tôi những bức tranh tôi đã gởi vào cabine đặc biệt. - Rất tiếc tôi không giúp bà được. Trước khi xuống bà hỏi những
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 tại Thành phố Footscray Teacher of the Year 1997 tại tiểu bang Victoria.
Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy. Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ
Trước khi vào câu chuyện xin được nói sơ qua về Maya Lin, tác giả của Bức Tường đá đen ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ghi danh các chiến sĩ Hoa Kỳ chết trong chiến tranh Việt Nam. Sinh năm 1959 tại thành phố Athens, tiểu bang Ohio, Maya Lin gây được sự chú ý của công chúng khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi ở năm cuối Đại Học Yale
Thứ Sáu trước, tôi đang đi làm thì bà xã tôi gọi điện thoại, dặn tôi trước khi về thì ghé chợ ABC trên Bolsa mua cho bà ít bánh tráng để làm chả giò. Lúc đó khoảng bốn giờ chiều, nên tôi vội vã chạy vào chợ mua cho lẹ, để tránh cảnh kẹt xe freeway trên đường về nhà. Đang lúc chờ tính tiền ở quầy, thì có một ông tóc bạc phơ
Nhạc sĩ Cung Tiến