Hôm nay,  

Miền Hạnh Phúc Tuyệt Vời

12/04/200600:00:00(Xem: 127710)

Người viết: PHAN NHƯ NGỌC <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 985-1594-307-vb5130406

*

Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Năm 1989, bà (") quyết định tị nạn chính trị tại Đức và sau đó định cư tại Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của TS Phan Như Ngọc ghi lại, theo lời tác giả, là “Một thoáng hồi tưởng và suy tư”. Mong TS Ngọc tiếp tục viết thêm và bổ túc tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

*

Tôi sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc VNXHCN vô thần.

Suốt mười năm học trường Phổ Thông (trong Miền Nam 12 năm), tôi luôn luôn được dạy rằng Vũ Trụ nầy tự nhiên mà có, không ông trời hay Thiên Chúa sáng tạo nào hết. Rồi tôi vào học ngành vật lý của trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, chối bỏ sự hiện diện của ông trời vì không ai có thể sờ đụng hoặc cảm nhận được Ngài nhờ giác quan của mình. Với trí óc non nớt tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng, ai tin có Thiên Chúa, tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan.

Sau khi tốt nghiệp tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên, tôi giảng dạy rất say sưa. Suốt mười ba năm dạy học, là tôi tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần, chống lại sự hiệu hữu của Thiên Chúa. Bây giờ bình tâm nghĩ lại, tôi cảm nhận xót xa, ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.

Năm 1976 tôi được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary, nơi đây ý tưởng về sự hiện hữu của Thiên Chúa đã đánh động lương tâm tôi. Có được bằng cấp (tiến sĩ) nước ngoài rồi, tôi được làm ở Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa Học VN, rồi được đề cử Trưởng phòng của phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, trong đó có 6 phó tiến sĩ cùng làm việc. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusim reactions) thuộc đề tài sử dụng năng lượng tổng hợp hạt nhân vào mục đích Hòa Bình. Nhờ đó tôi may mắn được đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu nầy.

Bước đường sự nghiệp của tôi tuy chưa bằng ai, nhưng đối với tôi có thể coi là toại nguyện. Tôi thấy rõ là Thượng Đế đã có kế hoạch đào tạo tôi thật quá kỳ diệu, và tôi thấy tạ ơn Ngài.

Năm 1989 nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã mạnh dạn "trốn" ở lại Đức, tại trại tỵ nạn chính trị Heilbronn và may mắn tôi được gặp nhà truyền giáo Henk Wolthaus. Ông đến trại tỵ nạn để phát sách cơ đốc giáo cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông, tôi xin ông một cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Anh và một vài cuốn sách khác như của những người "chứng nhân cảm nhận tình thương yêu của Thiên Chúa đối với loài người."

Những phép lạ đầy dẫy trong Thánh Kinh làm cái đầu quen suy nghĩ theo kiểu vô thần của tôi, không sao hiểu nổi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nẩy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi mới biết là chính Thiên Chúa đã đến trong tâm trí tôi, và gỡ rối cho tôi. Câu hỏi đó là "Sức mạnh nào khiến cho hằng tỷ người trong thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, đều tin vào Kinh Thánh. Họ cuồng tín hay chính mình ngu đốt""

Từ những cuốn sách nhỏ xíu của nhà truyền giáo Hòa Lan tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:

- Charlis Dickens viết "Kinh sách là cuốn sách tốt nhất, được nhiều người mua về nghiền ngấm nhiều nhất trên thế giới" (best seller)

- Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục, đã kết luận "Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực, hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."

- Victor Higo viết: "Nước Anh có 2 cuốn sách Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh."

- Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu "khoa học không có tôn giáo là khoa học mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là tôn giáo què quặt."

Tôi lại nhớ đến một câu chuyện của Newton. Sau khi ông phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, là vì ông thuần phục sự hiện hữu của Thượng Đế. Ông đã làm một mô hình (sa bàn) hệ thống mặt trời rất đẹp để ngay trên bàn làm việc. Một hôm có người bạn vô tình đến thăm, và khen ngợi mô hình đẹp qúa và hỏi "Ai đã làm nên vậy"" Newton cười hóm hỉnh trả lời "Tự nhiên mà có đấy thôi." Ông bạn cương quyết không tin. Newton trả lời "thế thì tại sao cậu lại tin cả cái vũ trụ vĩ đại chuyển động nhịp nhàng nầy tự nhiên mà có, không cần Đấng sáng tạo" (Creator).

Tính muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của các loài hoa nhất là các loài hoa lan (orchids), sự hài hoà và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời đầy sao… Tất cả những sự màu nhiệm đó, cộng với ý kiến của các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục chính là sự minh họa tuyệt vời và là cơ sở để cho tôi tin rằng phải có "Đấng sáng tạo", đó chính là Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa, là ông Thiên, mà dân ta vẫn tin thờ, lập bàn thờ trước sân nhà. Ca dao VN có bài "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, cho đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp…

Trong thời gian tôi ở trong trại tỵ nạn cộng sản, một dịp may cho tôi được thấy dòng chữ "In God we trust" trên đồng đô la của nước Mỹ, tôi suy nghĩ rất nhiều về một dân tộc, một cường quốc số 1 của thế giới, mà tin tưởng tuyệt đối vào đấng Thượng Đế, tiếp theo sự tìm hiểu, tôi lại được biết thêm dân Hoa Kỳ mừng ngày "Thanksgiving" là 1 ngày trọng đại, một ngày nghỉ toàn quốc để tạ ơn Đấng sáng tạo nên vũ trụ này.

Sau đó, tôi đi đến quyết định quan trọng là xin định cư tại Hoa Kỳ, một môi trường lý tưởng để làm việc, học hỏi để tiến bộ, nhất là về mặt tâm linh, có nhiều trường đại học về thần học để tôi tìm hiểu về Thượng Đế và loài người.

Nhà bác học Albert Einstein đã viết "Tôn giáo của tôi là sự hạ mình chiêm ngưỡng Đấng vốn là thần linh, tối cao, vô hạn đã tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng bé nhỏ của vũ trụ, để cho chúng ta có thể bằng tư duy thiển cận, tầm thường của mình cũng nhận biết được Ngài. Chính sự hiểu biết về những quy luật tuyệt vời của vũ trụ vĩ đại và kỳ diệu của một Đấng Quyền Năng tối thượng đã sáng tạo nên vũ trụ, cái mà con người không thể nào lãnh hội được bằng lý trí của mình" (Barnett Lincoln: The Universe and Dr Einstein, p.95)

Khi được sống tại Mỹ tôi còn gặp những câu như "We believe in God"; "God bless America" nhiều chức vụ lãnh đạo, khi nhân sự nhậm chức đều phải đặt tay trên cuốn Thánh Kinh để tuyên thệ điều này các quốc gia khác không thấy có.

Thoát được sự "sợ hãi kinh niên" sống dưới chế độ cộng sản; nay tôi rất an tâm vui hưởng cuộc sống mới đầy đủ mọi quyền tự do; thật là một niềm hạnh phúc tuyệt vời -

Ước mong sẽ được trao đổi tâm tình thêm với quý vị qua các phương tiện thông tin hiện có.

T.S Phan Như Ngọc

[email protected]

hoptinhhoply.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,478,265
Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ &nbsp; tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975. &nbsp; Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua. &nbsp; Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn. &nbsp; Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System. &nbsp; Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của &nbsp; Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005, &nbsp; "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Nhạc sĩ Cung Tiến