Hôm nay,  

Nhật Ký Cô Giáo Lớp Việt Ngữ Cuối Tuần

20/03/200600:00:00(Xem: 131130)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Victoria, Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria).

Sau đây là bài đầu tiên trong loạt bài chia sẻ kinh nghiệm của một Teacher of The Year, được viết với tâm nguyện góp sức duy trì ngôn ngữ & văn hoá Việt cho những thế hệ trẻ tại hải ngoại một cách hiệu quả nhất.

Chọn dạng Nhật Ký, tác giả có nhã ý mời các đồng nghiệp và phụ huynh - dù đang ở bất cứ nơi đâu – đến “thăm” lớp mình, chứng kiến không khí sinh động, hào hứng của một lớp tiếng Việt dạy theo phương pháp thực dụng. Đây là phương pháp dạy được coi là thành công nhất hiện nay trên thế giới.

*

Thứ Bảy… tháng … năm …

Hôm nay là ngày nhập học của niên khoá …..

Phụ huynh và học sinh Việt lũ lượt kéo nhau đến trường St Luke – cũng là trường Việt ngữ Trương Vĩnh Ký mỗi chiều Thứ Bảy.

Nét mặt tươi tắn của học sinh cho thấy các em đang sẵn sàng dấn bước vào một năm học mới, khởi đầu cuộc hành trình hứa hẹn những khám phá, những kiến thức, những kỹ năng, những chân trời mới.

Nét mặt hoan hỉ của phụ huynh cũng cho thấy sự hài lòng, tin tưởng rằng đã tìm được cho con một trường lớp tốt để duy trì ngôn ngữ và văn hoá mẹ.

Văn phòng thì tất bật lo các thủ tục cho những gia đình chưa kịp ghi danh từ trước.

Các thày cô thì ân cần đón các em vào lớp trong trật tự.

Tôi được giao phụ trách lớp 5A.

Tuy mới gặp 25 em lớp 5A lần đầu, tôi đã nhận ra ngay những ưu điểm chung nổi bật của trẻ Việt: dễ thương, lễ phép, hiếu học và thông minh. Thâm tâm tôi vang lên lời cảm ơn các bậc phụ huynh và bao đồng nghiệp đã bỏ công tâm uốn nắn các em, cho tôi được thừa hưởng một lớp 5A ngoan ngoãn giỏi giang và cho phép tôi vững tin rằng những gì tôi muốn truyền thụ cho các em trong năm nay chắc chắn sẽ thực hiện được.

(Dạy trong trường chính mạch mấy thập niên, tôi đã lắm phen “cháy giáo án” và “cháy cả tâm huyết” vì phải đối phó với các học sinh quậy phá, bướng bỉnh, bất hợp tác!)

Tôi cũng thầm cảm ơn trường St Luke nói chung, lớp 4 của cô Sterry nói riêng, đã cho chúng tôi được sử dụng trường lớp khang trang của họ.

Cả nước Mỹ đang xôn xao chuẩn bị đón Thế-Vận-Hội. Các lực sĩ xuất sắc nhất của toàn thế giới sắp hội tụ ở ngay tại đất nước này để thi đấu. Tôi biết trước rằng trẻ Việt cũng thấm lây tinh thần yêu thể thao của dân Mỹ, cũng mê các thần tượng Michael Phelps, Michelle Kwan, Maurice Green, Marion Jones,… không thua gì trẻ Mỹ. Và tôi cũng biết trước rằng trẻ Việt sinh tại hải ngoại đã quen với nề nếp học thực dụng đầy hào hứng và hiệu quả. Song tôi vẫn cho 5A cơ hội chọn lựa một cách dân chủ, tôi hỏi các em: “Các em muốn học theo cuốn Tiếng Việt Lớp 5 này hay muốn cùng cô khám phá về Thế-Vận-Hội sắp tới"” Dĩ nhiên, 25 cánh tay lập tức phấn khởi giơ cao: “Thưa cô, Thế-Vận-Hội ạ!”

Thế là, thay vì cứ dạy theo sách giáo khoa có sẵn cho khoẻ thân, tôi đã tự khoác lên vai mình một gánh trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi nhiều ngày giờ miệt mài nghiên cứu và sáng tạo…

Để hiểu học sinh của mình hơn, tôi đã soạn sẵn mẫu Sơ Lược Về Em, nay phát cho các em điền vào. Các em hỏi ngay : “Thưa cô, điền bằng tiếng Anh được không ạ"”. Tôi mỉm cười khuyến khích: “Nếu có thể điền bằng tiếng Việt thì tốt nhất. Nhưng câu nào kẹt thì cứ viết bằng tiếng Anh, đừng để dòng tư tưởng bị ngăn chặn hoặc mất hút chỉ vì mải loay hoay tìm một từ tiếng Việt nào đó.”

Dù đã khuyến khích các em giơ tay hỏi tôi bất kỳ thắc mắc nào, song tôi vẫn đến từng em, hỗ trợ những em muốn hỏi mà còn ngại ngần không dám giơ tay, hoặc khen ngợi những em chăm chỉ, cố gắng. Khi bắt gặp những câu trả lời xuất sắc, tôi chia sẻ ngay với cả lớp, chẳng hạn câu của một cậu bé láu lỉnh: “Ước mong của em là: biết nói tiếng Việt nhiều hơn với bà ngoại và ba má. Để đạt được ước mong đó em hứa: bớt chơi games, để thì giờ tập nghe, nói, đọc và viết tiếng Việt nhiều hơn.”

Tôi gom bài viết của các em đem về nhà. Trong tuần, tôi sẽ dành thì giờ khoanh tròn từng chữ đánh vần sai, từng từ dùng không hợp, từng câu văn ngọng nghịu, và chuyển những câu tiếng Anh sang tiếng Việt giùm các em. Khi chấm bài cẩn thận cho từng em, tôi muốn chứng tỏ rằng tôi chú ý chăm sóc em và mong em sẽ không phụ lòng tôi.

Thứ Bảy …tháng … năm …

Trong khi sửa bài Sơ Lược Về Em, tôi đã ghi những lỗi các em mắc phải thành một bảng liệt kê. Hôm nay tôi dùng bảng liệt kê đó như một cơ hội để cả lớp cùng nhau tìm ra những chữ/ câu/ cách diễn tả đúng và hay hơn. Đây là cách “assessment for learning” (thường xuyên chấm bài để tìm ra đúng điều học sinh cần học) mà bộ giáo dục Mỹ vẫn ráo riết yêu cầu thày cô giáo áp dụng. Rất cần phân biệt lối ấy với lối “assessment of learning” (chấm bài để đánh giá học sinh vào cuối khoá/ cuối năm)

Trong khi sửa bài Sơ Lược Về Em, tôi cũng ghi nhận được những sở thích và sở trường của các em. Đa số các em thích trò chơi sinh hoạt, trò chơi điện tử, nhạc, hội hoạ và thủ công. Đây là chỉ dẫn rất cần thiết cho tôi trong khi soạn chương trình và chọn phương pháp dạy các em suốt năm nay.

Các trò chơi sinh hoạt thì đầy rẫy trong các sách Hướng Đạo, TRIBES, Recreation Games, Co-operative Games, trong cả cuốn Các Trò Chơi Cổ Truyền Của Trẻ Em Việt mà chính tôi là tác giả nữa.

Các trò chơi điện tử thì khó áp dụng trong lớp cuối tuần. Mặc tôi dù đã chế ra những CD-Rom, DVD giúp trẻ học tiếng Việt, song chúng tôi đâu được phép dùng các computers của St Luke! Vả lại, chính các em đang thú nhận là đã bỏ quá nhiều thì giờ bấm nút điện tử ở trường chính và ở nhà rồi!

Nhạc thì quá dễ, tôi đã soạn sẵn bộ CD Em Hát Em Học, chỉ cần xách vào lớp chiếc CD player gọn nhẹ của tôi là xong.

Hội hoạ và Thủ Công cũng chính là môn “tủ” của tôi. Với kinh nghiệm dạy Nghệ Thuật Tạo Hình nhiều năm trong trường chính, tôi biết sẽ chọn dạy những gì để các em vừa say mê sáng tạo, vừa học tiếng Việt và văn hoá Việt một cách hiệu quả, mà vẫn phù hợp với túi tiền của tôi và hoàn cảnh lớp cuối tuần.

Bài Thủ Công đầu tiên tôi dạy 5A là : “Hãy phác hoạ và làm một bảng tên đặt trước mặt mình, để dùng cho suốt năm.” Tôi cung cấp cho các em bìa màu và giấy có keo dính sẵn ở mặt sau (stickers). Các em đã hoàn thành những bảng tên tuyệt đẹp và độc đáo, khiến phòng học rực rỡ hẳn lên. Từ nay, chính tôi hoặc khách đến thăm lớp có thể gọi tên các em một cách dễ dàng.

Sau buổi dạy, các thày cô ở lại họp phiên họp đầu năm và đối diện ngay với một tin động trời: “Một học sinh của trường Trương Vĩnh Ký, cũng là học sinh của trường St Luke, đã nghịch tinh nghịch dại, suýt gây ra một tai hoạ lớn cho trường!”

Nhân biến cố này, ban giáo viên trường St Luke đã trút hết những phiền giận chồng chất bấy lâu nay lên đầu chúng tôi. Họ gửi cho chúng tôi bản hài tội dài lê thê như lá sớ Táo Quân. Nào các máy computers của họ bị táy máy nghịch vào. Nào máy gọt bút chì mới mua $300 của họ bị phá hỏng. Nào các vật dụng trong ngăn kéo bị ăn cắp. Nào các mặt bàn, mặt bảng bị vẽ hay viết lên bằng loại mực không lau đi được. Nào các bích chương, các bài mẫu trưng bày trong lớp bị giật xuống và cắt te tua bằng kéo. Nào giấy rác, thức ăn, vỏ bào bút chì, … bừa bãi khắp phòng. Nào bã kẹo cao su trét giấu dưới bàn. Nào ly tách dơ để lăn lóc không rửa/ lau/ cất vào tủ. Nào quạt/ đèn/ lò sưởi/ máy lạnh quên tắt, cửa sổ quên đóng. Nào số tiền bồi thường không bù được những giá-trị-tinh-thần-bất-khả-thay-thế. Nào mỗi chiều Thứ Sáu cứ phải mất công sắp xếp đậy điệm đồ đạc và mỗi sáng Thứ Hai cứ phải mất công dọn mở ra, phiền và mất thì giờ quá….

“Tội lỗi” ngập đầu như thế, nên chúng tôi đồng thời nhận tối-hậu-thư : Phải cấp tốc họp với nhau, tìm biện pháp giải quyết, rồi họp với bà hiệu trưởng St Luke để đưa ra chương trình hành động hữu hiệu cho tương lai, nhằm bảo đảm với bà rằng từ nay sẽ không còn chuyện đáng tiếc xảy ra nữa. Kẻo không, chúng tôi sẽ phải “khăn gói quả mướp” ra đi. Mà hy vọng dọn được đến trường khác thì rất mong manh. Thử hỏi ai muốn dây dưa với kẻ đã có “lý lịch xấu” cơ chứ"

Chưa bao giờ chúng tôi thấm thía ý nghĩa hai câu “Con sâu làm rầu nồi canh” và “Con dại, cái mang” đến vậy!

Không khí trong phòng họp đặc quánh nỗi lo âu, căng thẳng, ấm ức.

Có tiếng kêu bực bội :

- Học trò ở đâu và thời nào mà chẳng đứng thứ ba sau ‘nhất quỷ, nhì ma’, sao họ chẳng chịu thông cảm giùm"

Có nhiều lời than vãn:

- Thân phận “ăn nhờ ở đậu” khổ thật!

- Dẫu biết “thủ phạm” là “đám con chung”, nhưng họ là kẻ có quyền nên nghiêm phạt “con anh” mà xí xoá cho “con tôi”!

- Tôi đã cố gắng hết sức rồi. Tôi đã làm cảnh sát, bà chằng với học sinh của lớp tôi! Tôi bắt chúng ngồi im như tượng. Tôi canh chừng chằm chặp mỗi khi chúng xếp hàng ra vào lớp. Tôi còn phải chu toàn nhiệm vụ dạy học nữa chứ! Mà tôi chỉ có 2 mắt, hai tay thôi, làm sao đây hả trời!

Có một số đề nghị rất hay, chẳng hạn như:

- Hãy bảo học sinh của chúng ta tự đặt mình vào hoàn cảnh của các bạn St Luke xem sao, để khuyến khích ý thức tự giác của các em.

- Bầu ra ban Trật Tự của mỗi lớp, để các em tự quản, tự nhắc nhở nhau.

- Gửi bản Nội Quy thật chi tiết về nhà, yêu cầu phụ huynh cùng đọc với con và ký kết chịu trách nhiệm về hành vi của con.

- Thày Hiệu Trưởng vào từng lớp, trực tiếp nhắn nhủ các em.

- Lập ra sổ Liên Lạc để giáo viên của hai trường truyền thông với nhau dễ dàng và hữu hiệu hơn.

Thứ Bảy … tháng … năm …

Chúng tôi đến sớm trước buổi dạy, để họp với bà hiệu trưởng St Luke. Bà đưa ra một trang đầy đặc những chữ “Cấm”, chẳng khác nào một bản thiết quân luật, bắt buộc chúng tôi tuyệt đối tuân hành nếu muốn tiếp tục ở lại St Luke. Thấy “cơ hội cuối cùng” ấy coi bộ quá mong manh, khi chủ nhà đã “không ưa thì dưa có dòi” và muốn “bới lông tìm vết” nhằm lấy cớ tống khứ mình, chúng tôi khá nản lòng. Người thì phân trần, than thở, kẻ thì hứa hẹn, cam kết. Chính bà cũng than rằng bà không muốn làm khó chúng tôi nhưng bà bị kẹt ở giữa 2 ban giáo viên của 2 trường. Tôi thẳng thắn trình bày với bà nhận xét của mình: “Tuy là một giáo viên mới của trường TVK, nhưng tôi đã dạy mấy chục năm trong trường chính mạch, nên tôi rất hiểu tâm trạng khó xử của bà. Đồng thời tôi cũng chia sẻ với bà sự căng thẳng đến ngộp thở của các bạn tôi hiện nay. Nếu cứ phải làm việc trong thấp thỏm, canh chừng như vậy thì còn đâu môi trường giáo dục lành mạnh nữa!” Bà nghiêm sắc mặt: “Nhưng quý vị không có sự chọn lựa nào khác. Đây là pháp lệnh. Làm thày cô chính là làm công việc của cảnh sát mà!” Tôi giải thích rõ thêm ý mình: “Tôi khẳng định rằng trẻ con rất cần luật lệ, kỷ cương. Không được hướng dẫn, ngăn chặn, chính trẻ sẽ cảm thấy chới với. Bản điều lệ này chắc chắn sẽ được chúng tôi tôn trọng và thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm việc với nhau và với học sinh để chuyển những câu “Cấm không được…” thành những lời tự nguyện “Chúng em sẽ…”.

Hiểu ra, bà cười hể hả: “Tôi tin rằng đây không là cơ hội chót mà là cơ hội khởi đầu cho sự hợp tác tốt đẹp giữa hai trường.”

Bà đặc biệt tán thành đề nghị lập “Sổ Liên Lạc” của chúng tôi.

“Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Thái độ hoà hoãn của bà hiệu trưởng St Luke khiến chúng tôi thở phào. Có “an cư” thì từ nay chúng tôi mới có thể yên tâm để “lạc nghiệp” được chứ!

Để điểm danh, thay vì làm theo lối thông thường (thày cô gọi tên từng em) tôi tập cho các em lần lượt chào nhau theo thứ tự ABC tên của các em. Chẳng hạn, A nhìn B và nói: “Chào B. Bạn khoẻ không"”. B sẽ đáp: “Tôi khoẻ, cảm ơn A” rồi nhìn sang C và chào hỏi C. Cứ thế cho đến em sau cùng. Cả lớp thích thú theo dõi trò chơi góp phần xây dựng lớp học thành một gia đình thứ hai này. Tôi quan sát và xen vào giúp mỗi khi đến tên một em vắng mặt. Trong tương lai, tôi sẽ đảo ngược thứ tự ABC (từ Y đến A thay vì từ A đến Y), và sẽ thay đổi mẫu câu chào hỏi.

Lớp 5A đã cùng tôi hoạch định ra những điều các em muốn học hỏi về Thế-Vận-Hội năm nay. Đó là :

- những nước nào sẽ tham dự Thế-Vận-Hội năm nay,

- vị trí các nước ấy ở đâu trên bản đồ thế giới,

- sắc áo, màu cờ của các đội tuyển ra sao,

- tên/luật lệ/các dụng cụ/ kỹ năng của các môn thi đấu trong Thế-Vận-Hội là gì,

- mỗi em chọn môn thể thao nào để theo dõi/ ghi nhận và báo cáo kết quả cho cả lớp, v.v…

Thấy niềm háo hức bừng lên trong mắt các em, lòng tôi như mở hội. Tôi tin rằng mỗi đứa trẻ trên thế gian này đều có quyền được học hỏi và phát triển tối đa năng khiếu, tiềm lực của mình.

Tôi cũng tin rằng: được trực tiếp giúp trẻ mạnh tiến trên con đường học vấn đầy hào hứng chính là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ, thày cô!

Thứ Bảy … tháng … năm …

Hôm nay bước vào lớp chúng tôi nhận thấy ngay sự bừa bộn khác thường. Vì một lý do ngoài ý muốn nào đó, chiều hôm qua Lớp 4 của cô Sterry đã không kịp dọn dẹp lớp trước giờ về!

Cuốn sổ Liên Lạc mới tinh vừa được phân phát đến tay tôi. Lẽ ra, nếu theo đúng quy ước giữa hai trường, tôi cứ để y nguyên các rác rến ấy trên bàn, trên thảm, và lạnh lùng viết báo cáo vào trang nhất của cuốn sổ, ngụ ý: “Á há! chúng tôi bắt quả tang các bạn cũng phạm lỗi đó nha!”. Nhưng, tôi đã cùng 5A nhặt sạch từng mẩu giấy rác ấy.

Và đây là trang đầu tiên của sổ Liên Lạc:

Cô Sterry và Lớp 4 quý mến,

Chúng tôi muốn gởi đến các bạn lời chào làm quen và tỏ bày lòng biết ơn các bạn đã cho chúng tôi sử dụng phòng học đẹp đẽ của các bạn mỗi chiều Thứ Bảy.

Thân ái,

[26 chữ ký của tôi và 5A]

Thứ Bảy … tháng … năm …

Trên trang 2 của sổ Liên Lạc là nét chữ đều và đẹp của cô Sterry:

Cô ThinhHoang và Lớp 5A quý mến,

Chúng tôi rất vui nhận được lá thư làm quen đầy thân thiện của các bạn.

Chúng tôi vô cùng cảm kích vì các bạn đã để lại cho chúng tôi một căn phòng sạch hơn, gọn gàng hơn rất nhiều, so với tình trạng căn phòng chúng tôi bỏ lại chiều Thứ Sáu vừa qua.

Cảm ơn và mến chúc các bạn một chiều Thứ Bảy thật vui.

Cô Sterry và Lớp 4.

Cô Sterry mặt mũi ra sao, tôi chưa hề biết, song tôi đã thầm cảm phục đức tính quả cảm nơi cô. Viết những lời thẳng thắn như thế trên giấy trắng mực đen, có khác nào cô đã “nhường vũ khí cho địch” giữa lúc “hai phe đang lừa thế tấn công nhau”. Lớp 4 thật may mắn được một cô giáo có tư cách như vậy dìu dắt.

Lòng tôi khấp khởi mừng vì đã bắc được “nhịp cầu thông cảm” đầu tiên giữa “chủ nhà” và “kẻ đi thuê”.

Mỗi học sinh của tôi chọn một quốc gia có mặt trong Thế-Vận-Hội để tìm hiểu và làm ra lá cờ của quốc gia ấy.

Làm xong, các em viết tên quốc gia ấy lên cờ.

Tôi mời từng em, đại diện đội tuyển của quốc gia mình chọn, cầm cờ bước lên trước lớp, thực hiện cảnh “Lễ Khai-Mạc Thế-Vận-Hội”. Chúng tôi tập giới thiệu từng đội tuyển bằng tiếng Anh và tiếng Việt bằng giọng trang trọng, y như thật.

Qua sinh hoạt vui nhộn này, các em khám phá ra tên tiếng Việt của một số quốc gia, hiểu rằng các đội tuyển cần phải đi diễn hành theo thứ tự ABC tên nước mình và biết rằng dấu giọng rất quan trọng cho ý nghĩa một câu nói.

Để khuyến khích các em nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt và dạy các em ý nghĩa đích thực của tinh thần Thế-Vận-Hội, tôi dùng một trái banh mềm mại do chính tôi làm ra, bày cho các em trò chơi Nhân-Ái Kết-Đoàn. Chỉ sau một vòng banh, mất chừng mười phút thôi, không khí lớp học đã rộn rã tiếng cười và ấm áp tình bằng hữu.

Tôi muốn chia sẻ thành quả ấy nên viết vào trang 3 của cuốn sổ Liên Lạc như sau:

Cô Sterry và Lớp 4 quý mến,

Mến tặng các bạn trái banh tôi tự làm bằng tay này. Hôm nay chúng tôi dùng nó để chơi một trò chơi đơn giản nhưng rất vui và hữu ích. Nó giúp chúng tôi tập nói lời tử tế với nhau bằng ngôn ngữ mẹ. Chúng tôi đứng thành vòng tròn, lần lượt thảy banh cho nhau. Luật trò chơi là: vừa thảy vừa nói lên một điều tích cực về người nhận banh. Chẳng hạn, ‘Lá cờ của bạn làm đẹp quá!’ hoặc ‘Cảm ơn bạn đã nhắc tôi thứ tự ABC’ hoặc ‘Tôi rất thích tính vui vẻ của bạn’, v.v…

Bây giờ chúng tôi chuyền trái banh này đến các bạn và nói: ‘Cảm ơn các bạn đã viết cho chúng tôi những lời đầy khích lệ ở trang 2’.

Mong các bạn chơi thử và thích thú với trò chơi này.

Thân ái,

ThinhHoang và Lớp 5A

AI-CƠ HOÀNG-THỊNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,948,893
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Tác giả, theo bài viết cho biết, có học vị tiến sĩ vật lý, tại Hungary, thuộc viện khoa học Việt Nam, nguyên trưởng phòng nghiên cứu vật lý hạt nhân, từng đại diện VN ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử năng quốc tế (International Atomic Energy Agency) cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005- "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính”- vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của bà là thành lập công ty consulting firm
Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu đại uý pháo binh VNCH, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Gần đây, nhân vụ bão lụt New Orlean, Biloxi, ông có ôn lại việc cố tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jeffersson năm 1803 đã mua lại toàn bộ vùng Louisiana của Napoleon với giá 15 triệu
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Vợ đi làm về ngồi phịch xuống sofa, than vãn: - Không biết mắc cái chứng gì mà hôm nay tiệm em đông khách kinh khủng, làm em phải chạy tới chạy lui y như dzịt, bắt mệt . Chồng quàng vai vợ ra chiều thông cảm: - Tại vì đổi mùa cho nên người ta bịnh nhiều. Tiệm nào cũng vậỵ
Vì chưa ở Mỹ bao lâu, chưa từng đi đâu ra khỏi SanJose, mặc dù cả nhà đều mong mỏi có ngày đến được Little Sài Gòn, thủ đô của người Việt tỵ nạn C.S. nhưng điều kiện chưa cho phép. Hôm nay tôi chỉ có thể đóng góp một bài viết về một chút kỷ niệm của tôi với những người Mỹ thời thơ ấu, gọi là đáp lại ân tình
Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia . Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước My và đã được trao tặng một giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.