Hôm nay,  

Tình Chỉ Đẹp Khi Không Còn Dang Dở

15/03/200600:00:00(Xem: 261642)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả là cư dân Greenville, SC, đã góp một số bài viết về nước Mỹ, trong đó có loạt bài “Hành Trình về phương Đông” kể chuyện dọn nhà đường bộ từ Nam Cali. Sau đây là bài viết mới của ông.

*

Bác Hòa hỏi Hoàng:

- Sao cháu nhanh thế, mới thấy nàng trong ngày đầu tiên là sau khi tan sở, về đến nhà là gọi điện thoại lại làm quen liền, đã thế lại còn nhấn mạnh là sẽ đi đến hôn nhân nữa kìa!

Vẫn mỉm nụ cười tươi trên môi anh chàng tiếp:

- Nếu không nhanh mà xí phần trước để ai đó khỏi nhẩy vào thì biết đâu nàng đã vào tay người khác rồi bác à. Hơn nữa, tội gì mà về VN lấy vợ vì mình đâu có biết được là họ có thật lòng yêu mình không hay chỉ mượn cái quốc tịch Mỹ của mình để “vượt biên” một cách hợp pháp mà thôi.

Rồi như để tự tưởng thưởng cho mình Hoàng tiếp:

- Trâu chậm uống nước đục mà bác.

Để cho chắc ăn, ngay ngày chủ nhật của tuần lễ đầu, Hoàng đã đến nhà bác Hoà thăm nàng và mang theo con gấu bông nhỏ màu trắng với trái tim màu đỏ có kèm hàng chữ ”I love you“ tặng nàng. Thấy thế, bác Hòa vừa cười vừa nói đùa:

- Liệu con gấu giả này có bắt được người thật không cháu"

Nụ cười bẽn lẽn nở trên môi, Hoàng đáp:

- Thì bác cứ cho con một dịp may đi.

*

Từ hồi mới hiểu biết, nàng đã nghe nói tới câu “Có duyên thì gặp“. Thế nhưng nàng tự hỏi “Thế nào là có duyên"’ và câu hỏi chưa một lần nào được giải đáp thỏa đáng và vì tính cả thẹn của người con gái mới lớn nên nàng cũng không dám hỏi ai, ngay cả mẹ nàng. Câu hỏi theo năm tháng cứ chìm dần vào tiềm thức.

Sau 30 tháng 4 năm 75, toàn Miền Nam chìm trong đau đớn ê chề, tủi nhục, ba nàng và bác Hòa cũng như hơn 1 triệu Quân, Cán, Chính phải chịu cảnh tù đầy, đói rét, chết chóc trong lao tù của cái chính sách “khoan hồng, nhân đạo” của Cộng Sản.

Khi đã biết chắc là cá đã nằm trong rọ các cai tù bèn giải thích lấy được là khoan hồng có nghĩa là Đảng tha cho các anh tội chết nhưng bắt tội sống nghĩa là bắt các anh đi cải tạo chừng nào các anh tự thấy mình “ tiến bộ ” thì Đảng sẽ cho các anh về sum họp với gia đình.

Còn mẹ nàng, không cần phải đợi đến lúc bố của nàng bị lừa vào tù mới biết xoay sở. Ngay sau ngày <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />30/04/75bà đã đôi quang gánh trên vai ra chợ mua đi bán lại để kiếm sống cho cả nhà. Nếu ngày xưa bà Tú Xương đã: “Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ 5 con với 1 chồng” thì mẹ nàng có lẽ đã can đảm hơn vì bà đã nuôi được 3 con với ông chồng bị tù cải tạo mà không biết bao giờ mới được thả ra.

Chuyện những sĩ quan Quân Đội Quốc Gia ở lại Miền Bắc sau năm 54 không di cư vào Nam vì không hiểu bản chất của chế độ Cộng Sản đã bị bắt đi cải tạo, không thấy ngày về, không hề làm mẹ nàng nao núng. Bà vẫn cứ một mình tần tảo buôn bán để nuôi con và để chờ, để đợi trong nỗi niềm vô vọng như biết bao nhiêu triệu những bà vợ, bà mẹ khác ở Miền Namvì người thân mình còn sống, là còn chờ.

Cả Miền Namhầu như phủ một màn tang thương, đau đớn nhưng như câu “Nước loạn mới biết tôi trung. Cha nghèo mới biết con hiếu,“ quả thật là không ngoa khi nói rằng cả Miền Namđã đồng thời được phủ lên một tấm màn chung thủy vô cùng đẹp đẽ của những người vợ chờ chồng, dù là chờ trong tuyệt vọng.

Những người cầm quyền Cộng Sản rất khó chịu trước tấm gương trung trinh này, họ có cả một chính sách âm thầm xúi giục những bà vợ “bọn nguỵ” hãy lấy chồng khác. Trong một dịp tình cờ, khi coi tay cho mấy tay cán bộ cao cấp, và nhờ coi rất trúng nên Trung Tá B. bạn của ba nàng đã được họ tiết lộ :

- Tội nghiệp các anh quá, họ đã bỏ tù các anh rồi lại còn muốn các anh gục luôn bằng cách xúi các chị ấy bỏ các anh đi lấy chồng khác nữa cơ. Mới rồi, họ đã cho một phái đoàn đi Namđể lo việc này.

Các bà vợ thì thế, còn con cái của chế độ cũ thì theo chính sách lý lịch đã bị gạch tên ngay từ lúc mới nạp đơn để không cho vào đại học và thế là chỉ con đường đi “kinh tế mới” hoặc làm công nhân hạng cuối, với đồng lương chết đói và bị đối xử phân biệt

Thế rồi ‘Sau cơn bĩ cực tới hồi thái lai’ , tin chính phủ Mỹ đạt được thỏa thuận với nhà đương cuộc CS để cho những cựu tù nhân thuộc chế độ cũ được đi định cư tại Mỹ như cơn mưa đầu mùa làm tan đi những khắc khoải chờ mong. Tin này, ba nàng và bác Hòa đã biết, ngay khi cả hai còn ở trong tù, khi Mỹ và CS đang thương thảo, do sự tiết lộ của những cán bộ cai tù vào những năm đầu của thập niên 80 nhưng cả hai cứ phải làm bộ giả điếc không nghe, không biết để ”nín thở qua sông”.

Khi tin này được chính nhà cầm quyền CS chính thức loan báo, không ai bảo ai, ai nấy đều âm thầm đi nạp đơn. Có sống trong chế độ CS thì mới thấy cái phi lý của cái xã hội này, mọi việc rành rành ra đó mà cứ phải giả như không biết, không hay nhưng trong âm thầm thì vẫn nhắc nhở nhau và trao đổi những tin tức cần thiết.

Thế rồi bác Hoà định cư ở Miền Nam Cali vào năm 91 còn gia đình nàng mãi cho đến đầu năm 95 mới lên đường sang Mỹ định cư ở Atlanta, GA. Hai gia đình hàng xóm với nhau bây giờ cách nhau đúng một khoảng cách là bề ngang của nước Mỹ. Quả thật, đúng y như câu Đông là Đông, Tây là Tây hai bên không bao giờ gặp nhau theo nghĩa đen của câu này và chỉ có thể thăm hỏi nhau qua điện thoại viễn liên mà thôi.

Thật là bất ngờ, một hôm cả đại gia đình bác Hòa ghé thăm gia đình nàng vào một ngày chủ nhật đẹp trời cùng với đứa cháu ngoại. Còn gì vui hơn, tha hương ngộ cố tri mà, chuyện nở như pháo rang. Trong lúc mạn đàm bác Hòa có ngỏ ý với ba nàng là nếu cần thì cứ cho bất cứ cháu nào lên ở chung với gia đình của bác và sẽ cùng đi làm chung một hãng và bác còn nhấn mạnh:

Đất Greenville, SC lành lắm vì trong khi các nơi quanh đó bị lốc, bão, lụt gây cảnh tàn phá và có khi chết chóc nữa thì cư dân ở đây vẫn cứ bình chân như vại. Người sùng tín thì cho đây là đất Phật, đất Chúa, người kém sùng tín hơn thì cho rằng đây là đất Trời ban cho những ai là người tị nạn có may mắn đến được đây lập lại cuộc đời.

Ba nàng là người rất thận trọng và cân nhắc mỗi khi phải quyết định một điều gì. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ và hội ý với mẹ nàng ông đã quyết định gởi nàng lên nhà bác Hoà để tạm thời có việc làm.

Còn bác Hoà thì tuy mới ở Mỹ được lối 5 năm nhưng bác lại có cái đầu rất Mỹ, bác căn dặn nàng: “Đây chỉ là bước đầu, cháu vào làm một thời gian nếu thấy chỗ nào trả lương nhiều hơn, benefits tốt hơn thì cháu cứ việc sang hãng mới mà làm. Ở Mỹ thì cứ suy nghĩ và hành xử như người Mỹ, như ta vẫn thường nói ‘Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục’ hay như người phương Tây có câu “In Roman do as the Romans do”, cháu đừng ngại bác phiền cháu.”

Đối với người mới đặt chân lên đất Mỹ thì việc kiếm được một người tập lái xe cho mình là cả một vấn đề nhưng đối với Mỹ thì nàng đã có sẵn một chàng ‘hiệp sĩ’ sẵn sàng tập lái xe cho nàng. Dĩ nhiên, với chính hiệp sĩ thì đây cũng chính là dịp may hiếm có để chinh phục trái tim người đẹp. Vậy là cặp tài tử giai nhân có cơ hội vai sánh vai trên chiếc xe hơi đầm ấm cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sau khi tan sở, hai người tìm nơi thuận tiện để tập lái.

Ngày tháng dần trôi, tình cảm giữa hai người trở nên mỗi ngày một sâu đậm và tình yêu đã đến như lời của bài hát mà hai người vẫn hằng nghe văng vẳng đâu đây: ‘Và từ đó tôi yêu em.’

Thỉnh thoảng, Hoàng lại đưa Mỹ về Atlanta, GA thăm ba và má của nàng, dĩ nhiên bác Hòa đồng ý cả hai tay nhưng bác gái vốn tính thận trọng hơn nên bác căn dặn Mỹ:

- Ở đâu cũng có người tốt, người xấu nhưng đôi khi người ta đối với mình tốt hay xấu lại tùy thuộc vào mình. Hoàng nó rủ con về thăm ba và má của con thì cũng tốt thôi nhưng để đề phòng, con cần cẩn thận nếu anh chàng rủ con vào khách sạn để nghỉ mệt viện cớ xe hư thì con cần cương quyết chỉ đồng ý nếu Hoàng chịu thuê hai phòng. Con ở với gia đình bác thì bác có bổn phận phải lo cho con để không phụ lòng tin của ba, má con.

Cuộc đời cũng ví như dòng sông có lúc êm đềm trôi, có lúc ba đào nổi lên. Một hôm ba Mỹ gọi điện thoại lên nói chuyện với bác Hòa để yêu cầu cho Mỹ về vì mẹ nàng bệnh nặng nên trong nhà không ai chăm sóc nhà cửa, cơm nước. Nàng cứ tưởng đến đây là biệt ly và tự nhiên lời của bài hát “Biệt ly” làm nàng thấy đôi mắt mình đẫm lệ: “Biệt ly nhớ nhung từ đây.”

May thay đây chỉ là tạm biệt. Sự xa cách thay vì làm mối tình dang dở lại làm tình càng thêm đượm, thêm nồng.

Ngày đưa nàng trở lại Atlanta, Hoàng đã chuẩn bị đâu vào đấy và khi đến hồ chứa nước của nhà máy điện nguyên tử anh đã cho xe ngừng tại khu tạm nghỉ để nàng có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ chứa nước. Cảnh thì tuyệt đẹp nàng thì đang trong tâm trạng buồn lo. Hoàng an ủi và hứa là sẽ lái xe thăm nàng vào mỗi cuối tuần, cho đến khi anh rước nàng về dinh. Nghe thế nàng bỗng mỉm cười vì lối pha trò không hợp lúc, không hợp cảnh nhưng lại rất có duyên của anh.

Đối với Hoàng, anh đã quyết tâm không để cho câu: ‘Xa mặt, cách lòng’ chen vào mối tình của hai người, nên cứ cuối tuần lại lái xe xuống thăm người yêu. Đoạn đường tuy xa gần tới 200 miles, nhưng tình yêu đã làm cho khoảng cách thực sự ngắn lại vì “Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” huống hồ chỉ cần lái xe lối 3 tiếng đồng hồ là gặp được mặt người mình yêu dấu. Còn gì hạnh phúc hơn khi được thấy nụ cười của người mình yêu tươi nở như đóa hồng sớm mai ngát hương tình yêu khi mở cửa đón chàng vào nhà.

Các cụ ta vẫn thường nói ‘Muốn ăn hét phải đào giun. Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh’. Trời không phụ kẻ có lòng, hai năm sau, một đám cưới linh đình đã kết hợp hai kẻ yêu nhau.

Một thi sĩ đã viết: ‘Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời hết vui khi đã trọn câu thề’. Phải chăng câu thơ có thể đúng với tâm hồn thi sĩ, nhưng trong trường hợp chàng và nàng, có lẽ nên đổi lại thành:

Tình chỉ đẹp khi không còn dang dở

Đời mãi vui khi đã trọn câu thề.

Có được mái ấm gia đình, vật chất tương đối đầy đủ nàng lúc nào cũng nghĩ tới ngày đầu tiên khi đặt chân đến Greenville, SC này vì cả một ký ức xa xôi lại hiện về trong tâm tưởng. Những bữa cơm đạm bạc của những ngày tháng đen tối sau ngày mất miền Nam. Những lời căn dặn của mẹ nàng về những ân nghĩa cần phải báo đáp khi bà lập lại những câu ca dao như “Uống nước nhớ nguồn” như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay câu cách ngôn trong một câu chuyện cổ tích của Ấn Độ ‘Làm ơn phải quên ơn. Chịu ơn phải nhớ ơn’ để nhắc nhở nàng những triết lý sống của người xưa tuy mộc mạc đơn sơ nhưng thấm đậm tình người khác hẳn những điều mà nàng thấy trong đời sống hàng ngày từ sau ngày 30/04/75.

Những lời dạy của mẹ nàng đã ăn sâu vào tiềm thức nên những lúc có dịp thuận tiện là nàng lại bày tỏ một cách kín đáo những tình cảm đối với gia đình bác Hòa bằng những món quà tuy đơn sơ nhưng tràn đầy sự biết ơn và thương mến. Hai bác lại càng vui hơn nữa khi thấy hai đứa con gái của nàng đã được nàng dạy cho chúng gọi hai bác bằng ông ngoại và bà ngoại mà là ông ngoại và bà ngoại Greenville để phân biệt với ông ngoại và bà ngoại của hai cháu đang ở Atlanta, GA.

Một điều tưởng như đơn giản để bày tỏ sự biết ơn một cách kín đáo không phải ai cũng có thể nghĩ ra và làm được. Câu chuyện tình của cả hai đã kết thúc đẹp như một bài thơ thế nhưng thỉnh thoảng nàng lại mang ra một chi tiết nhỏ mà thú vị để chọc quê Hoàng:

- Này anh, bộ lúc anh tặng em con gấu bông anh gấp gáp quá sợ có chàng nào dành phần trước nên không kiếm được cái hộp bỏ vào mà lại lấy cái bao plastic đổ rác mà đem đến tặng em sao.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,480,252
Gắn liền với hình ảnh của làng mạc êm đềm tại miền bắc Việt Nam xa xôi, nơi tôi chưa một lần đến thăm, là bóng dáng của những cây đa to lớn sừng sửng đứng hiên ngang ở đâu đó. Ngày xưa, hình như sau mỗi phiên chợ xa về, các bà các cô thường hay dừng chân nghỉ ngơi đôi chút ở dưới những gốc đa như thế này. Những người nông dân
Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ. Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan. Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng
1. Hướng Về Tương Lai Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother&#39;s day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua. Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con
Pharmacy ngày thứ Bảy khách không đông lắm, nhưng cứ đều đều, đều đều, 10, 15 phút lại có người đem toa đến hoặc đến để trả tiền, lấy thuốc. Hôm nay mấy người cashier của Pharmacy xin nghỉ hết, thành ra ông manager của tiệm đưa một cô bé cashier ở phía trên xuống để phụ với Kim. Bảng tên trên áo cô bé có chữ Lillian
Trong chuyến viếng thăm tiểu bang Utah, tôi được gia đình con tôi đưa đi thăm hầu hết các thắng cảnh nơi đây. Thủ phủ của tiểu bang là Salt Lake City. Cái hồ nước mặn rộng mênh mông nằm trên vùng đất có cao độ hàng ngàn bộ cách mặt biển.Một kỳ công của Thượng Đế đã ưu đãi cho vùng đất cao nguyên này. Utah còn là Thánh địa
Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua
Tôi có hai người bạn: Khang và Dũng. Tôi biết Khang vào một ngày mùa Hạ trong chương trình Chiều Vui Đại Học tại Sàigòn. Lúc đó Khang đang là sinh viên Luật khoa. Hiền hoà và ít nói, Khang thỉnh thoảng đến nhà tôi. Thường chúng tôi gặp nhau ở quán cóc. Cái thuở tuổi xanh còn nhiều ước vọng. Khang nói sau nầy nhất định
Vào dịp lễ giáng sinh, khoảng 5 giờ chiều trời đã tối, tôi và đứa cháu gái xếp hàng trong chợ bán thực phẩm chờ trả tiền. Chợ đông nghẹt, hai bà cháu tôi đứng cuối nên hơn nửa tiếng mới thanh toán xong. Cháu đẩy xe đi trước, tôi đi sau, bỗng có tiếng gọi: - Bác ơi, cho con hỏi một chút được không" Ngoảnh nhìn lại phía sau
Nước Mỹ nơi mang đến cho những người nhập cư một khái niệm "Tự Do" đầy nhân bản, cũng là nơi có quá nhiều thử thách trước nhu cầu "hội nhập", một yếu tố quyết định để xây dựng cuộc sống mới trên Xứ Cờ Hoa. Người Việt mình không nằm ngoài quy luật ấy. Tôi đã nghe ai đó nói... Nước Mỹ tựa như một lò luyện, nó có thể nấu chảy
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Nhạc sĩ Cung Tiến