Hôm nay,  

Người Và Chó

13/02/200600:00:00(Xem: 134370)
Người viết: KIM TRẦN

Bài số 938-1538-262-vb3021406

*

Kim Trần, sinh năm 1983, sinh viên năm cuối ngành sư phạm tại Cal State, là tác giả bài Viết về nước Mỹ 727 chữ, “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ”,

Đây là bài viết ngắn nhất trong năm, và Kim Trần trở thành nữ tác giả trẻ tuổi nhất trong năm được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005.

Sau đây là thêm một bài viết ngắn của Kim Trần trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất.

*

Một buổi sáng, tôi đến bưu điện trên đường Bolsa gửi thư cho chị tôi ở Việt Nam. Bước ra từ bưu điện, tôi thấy ông lão mang tấm bảng "homeless" trước ngực ngồi co ro ngoài hiên cửa, quần áo xơ xác, tay cầm chiếc nón đen cũ rích, trống rỗng. Tôi bỏ vào nón vài đồng, ông ta rối rít cảm ơn. Hình như ông ta là một người Mỹ trắng.

Tôi đang định đi bộ sang tiệm Lee Sandwich's mua ly cà phê thì chợt thấy một chú chó vàng cắn cái bịch nhựa của tiệm bánh mì Lee's chạy qua. Trong bịch hình như có vài ổ bánh mì. Một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, vẻ mặt tức giận, đang rượt theo chú chó, miệng không ngớt mắng chửi "Con chó khốn kiếp, đứng lại. Tao mà bắt được thì mày chết. Đồ chó hoang mất dạy..."

Con chó có vẻ già nua, đói khát. Vớ được túi bánh mì của ông khách, chắc nó đã cố chạy thật nhanh nhưng chẳng còn bao sức. Thấy người đàn ông đang đuổi chợt ngừng lại, con chó cũng ngừng theo. Từ phía người đàn ông, một chiếc giày bỗng bay tới đập trúng đầu chó. Kêu lên một tiếng đau điếng, con chó nhả cái bịch bánh mì, chạy tiếp. Người đàn ông tới lượm lại bịch bánh, mang lại giày, lầm bầm vài tiếng rồi bỏ đi.

Tôi đứng lại nhìn. Chú chó vàng lại hiện ra. Nó chậm chạp đi lại phía mái hiên cửa bựu điện, nơi có ông lão ăn mày đang ngồi, rồi dừng lại nhìn ông. Ông lão ăn mày cũng nhìn lại chú chó. Tôi thấy ông dơ tay khều chú chó vàng. Con chó ngoan ngoãn bước đến ngồi cạnh ông. Ông lão khẽ vuốt đầu chú chó rồi nói: "Tội nghiệp, mày chắc là đã đói lắm phải không" " Nói xong, ông quay sang mở chiếc ba lô bẩn, cũ rích và lôi ra một mẩu bánh mì nhỏ, nói với chú chó "Ăn đi mày, tao chỉ có vậy!" Con chó mừng rỡ, vừa vẫy đuôi vừa ăn miếng bánh ngon lành. Ông lão vuốt nhẹ lên lưng chú chó, và khẽ mỉm cười. Con chó ăn xong, vùi đầu vào ông như tỏ lòng biết ơn. Người và chó phút chốc thành đôi bạn thân thiết.

Lâu lâu, mỗi khi có dịp đi qua khu bưu điện Bolsa, tôi vẫn thầm chúc lành cho tình bạn của ông lão ăn mày và chó vàng không nhà.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,482,879
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Nhạc sĩ Cung Tiến