Hôm nay,  

Hương Thời Gian

18/01/200600:00:00(Xem: 228138)
Người viết: Karen N. Nguyen

Bài đặc biệt trích từ giai phẩm

Việt Báo Tết Bính Tuất 2006

*

Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ. Năm 2003, bài “Chuyện Cấm Đàn Ông” của cô nằm trong danh sách “top 10” được đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online. Tiếp theo, bài “Viết Cho Em Trai Tôi” là chuyện một gia đình người lính Việt Nam Cộng Hòa, từ tháng Tư 1975. Gần 30 năm, từ quê nhà ra hải ngoại, tù ngục, chia lìa, khổ nhọc, phấn đấu... Chỉ là chuyện bình thường của mọi gia đình H.O. tại Mỹ, nhưng với lối viết chân tình của Karen N. Nguyen, trở thành một tình ca gia đình đầy yêu thương, xúc động, tự hào. Với hai bài viết kể trên, Karen N. Nguyễn đã được trao tặng một trong 4 giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004.

*

Ngày xưa, ông nội của Jim mới có 12 tuổi đầu là đã xa gia đình, rời vùng quê hẻo lánh lên một con tàu lớn từ nước Nga băng giá trực chỉ qua Mỹ. Không một chữ tiếng Anh lận lưng, không một đồng dính túi. Gia đình cậu bé có cả thảy 8 đứa con, và cậu bé là đứa con lớn nhất trong nhà, được bố mẹ quyết định gom hết tiền bạc dành dụm được gởi qua Tân Thế Giới để sống. Lúc đó là năm 1910.

Không phải người di dân nào qua đến Mỹ cũng đặt chân lên New York. Sau vô số ngày sống chen chúc trên một con tàu chạy xuyên đại dương với vô số những người Nga và Đông Âu, chú bé đặt chân lên đất Mỹ Philadelphia. Không có người quen biết nào hết. Sau những ngày lên đênh trên tàu, trò chuyện cùng những người đồng hương, chú bé 12 tuổi quết định rời thành phố Philadelphia xa lạ để tìm việc, sau khi nghe kể là vùng nào đó có nhiều nông trại lắm. Mười hai tuổi đầu, không biết tiếng Anh, chú bé lặn lội đi bộ dọc theo những con đường lớn để mong tìm một nông trại nào đó chịu mướn mình. Không biết chú bé đi bộ bao nhiêu lâu, không biết chú đã ngủ ở gầm cầu, gốc cây, vỉa hè bao đêm, không biết chú đã nhịn đói nhịn khát đến mức nào, nhưng cuối cùng rồi chú bé cũng tìm được người chủ một nông trại ở Pittsburgh chịu nhận chú vào làm.

Những năm tháng đầu tiên trên đất Mỹ, hẳn nhiên là chú bé đã sống khổ sở không chịu được. Bảy năm trời ở nông trại làm việc cật lực từ tờ mờ sáng đến tối mịt (cắt cỏ, vắt sữa bò, thu hoạch khoai tây và bắp, gặt lúa mì, tứơi rau, cày ruộng để đổi lấy mấy bữa ăn đạm bạc và học lỏm bỏm một mớ từ vựng tiếng Anh, bảy năm trời với bao đổi thay xảy đến cho chú bé. Chú bé dành dụm những đồng dollars hiếm hoi có được từ đồng lương nhỏ nhoi của mình và gởi về nhà, kèm với thư, những lá thư viết bằng cái vốn tiếng Nga ít ỏi của một chú bé mười hai tuổi sống ở vùng quê. Khi nghe Jim kể đến đó, An hỏi Jim làm sao ông nội của Jim gởi tiền về Nga được, và Jim thành thật trả lời là chàng không rõ, chỉ nghe bố Jim và ông nội Jim kể lại mà thôi. Chuyện gần một trăm năm trước, cái bí mật đó đã theo ông cụ xuống tuyền đài từ lâu rồi....

Tiền từ nước Mỹ xa xôi, những đồng tiền thấm mồ hôi nước mắt của chú bé, cuối cùng rồi cũng đến được tay bố mẹ chú. Ông bà mua thêm đất canh tác, xây thêm cái nhà nhỏ với hy vọng là ngày nào đó đứa con trai đầu lòng của mìnhsẽ từ Mỹ trở về quê hương với một số vốn, lấy vợ, sinh con. Ước mơ thật bình thường, nhưng bỗng chốc vỡ tan tành khi cách mạng tháng Mười bùng nổ, Lê Nin trở thành người thủ lãnh cai trị nước Nga và Sa Hoàng mất ngôi, cuối cùng bị giết cùng gia đình bởi bàn tay những người Bôn-Sê-Vích. Ngày người thanh niên nhận được lá thư bố gởi kể về chuyện ông bà xây căn nhà cho con trai trưởng, chờ mong anh về, lòng anh hân hoan bao nhiêu, thì ngày anh đọc báo biết những chuyện đổi thay ở quê nhà, thấy ước mơ trở về thăm quê hương vỡ vụn, tan nát, lòng anh quặn thắt, xót đau bấy nhiêu. Cứ ngỡ ngày chia tay gia đình đi qua Tân Thế Giới là tạm bợ, nào ngờ đó là ngày cuối cùng anh còn nhìn thấy người thân ở quê nhà.

Sau khi có một số vốn nho nhỏ và một mớ tiếng Anh tạm đủ dùng, ông nội Jim rời nông trại đi tìm việc làm khác. Lúc bấy giờ, mỏ than ở phía Bắc cần nhân công, anh thanh niên lại đi bộ đi tìm nơi có mỏ than để xin vào làm. Bắt đầu những ngày cầm cuốc, đội nón có gắn đèn soi, vào hầm mỏ làm việc. Anh nhớ căn nhà nhỏ ở vùng quê nước Nga ngày nào, nhớ bố mẹ, nhớ đàn em đã lâu lắm rồi không gặp mặt, nhớ và nhớ...Ngày ngày, trong những nhát cuốc bổ vàomỏ than của anh, anh trút hết nỗi đau, nỗi nhớ của mình vào đó.

Sau những lúc làm việc ở mỏ than, anh về nhà, trong cái gương soi ở nhà khi rửa mặt anh nhìn thấy hình ảnh mình trong đó, một chàng trai trẻ mặt mũi tay chân đen thui vì bụi than, thể xác mệt nhoài, rời rã, và tinh thần cô đơn đến tột cùng, bởi những lá thư anh gởi cho gia đình bây giờ không có hồi âm. Những thửa ruộng bố anh khai khẩn, hai căn nhà bố mẹ anh có, nhữnt tài sản khiêm nhường đó có biến bố mẹ anh thành những người địa chủ hay không dưới chế độ mới, anh không biết được. Trên vùng đất Mỹ thênh thang này, anh không tìm được một người đồng hương nào biết tin tức bên nhà cả.

Vài năm sau, anh rời mỏ than, lên thành phố, rồi kiếm được việc làm ở nhà máy Ford sản xuất xe hơi. Trong thành phố anh ở, có một cộng người Nga khá đông đúc. Nghe tiếng Nga, nói tiếng Nga, ăn đồ ăn Nga, chàng thanh niên tìm được âm hưởng của quê hương anh đã rời xa chục năm hơn, và cảm thấy mình bớt cô đơn trong cuộc sống ở vùng đất anh vẫn coi là xa lạ này.

Jim kể cho An nghe, ông nội Jim kiên trì học tiếng Anh, và ông thề rằng khi mình lập gia đình sẽ không cho đứa con nào nói tiếng Nga ở trong nhà cả. Chỉ có tiếng Anh, tiếng Anh mà thôi. Không biết tiếng Anh, không thể vương lên ở xứ Mỷ này, ông cụ khẳng định như vậy. Thế là sau khi ông nội Jim lập gia đình với một cô gái gốc Nga sau mười mấy năm tới Mỹ, bố Jim và mấy đứa em lần lượt chào đời, vẫn mang cái họ đọc lên là mang âm hưởng Russia, nhưng tiếng Nga trong gia đình trở nên xa lạ vô cùng. Trong đám trẻ con, chẳng ai nói được, chẳng ai đọc được tiếng Nga cả.

Ở nhà không nói tiếng Nga, Jim kể, nhưng vẫn ăn những món ăn dân tộc của Nga. Bà nội của Jim là người khéo nấu nướng, và theo thời gian, một số kỹ năng nấu ăn của bà được truyền qua cho bố của Jim. Một số thôi, không phải tất cả, Jim nói với An. Rồi bố Jim lập gia đình với một cô con gái của những người Nga di cư qua Mỹ. Mẹ Jim cũng biết nấu một số món ăn của Nga, nhưng đến đời của Jim htì chàng không biết nấu món ăn dân tộc nào của Nga hết. Không có khiếu nấu ăn, không biết nấu ăn, nhưng biết thưởng thức, vì dạo bố mẹ Jim còn sống thì ông bà lâu lâu có nấu một số món ăn này.

Bố mẹ Jim đã qua đời trước khi An và Jim quen nhau. Ngày đa'm cưới hai đứa, không có bố mẹ Jim, nhưng có đông đảo họ hàng bà con của Jim đến dự. Ông bà ngoại của Jim, những người Nga di cư qua Mỹ từ thời cuối thế kỷ 19, có cả thảy 10 người con, và mẹ Jim là người con gái út trong nhà. Khi mẹ Jim chào đời thì người chị cả trong nhà, dì Margaret, đã là một cô gái trẻ tuổi trăng tròn. Tiệc cưới của Jim và An, dì Margaret và chồng, dượng Steve đến dự. Ông bà cụ tuổi đã trên 80 nhưng vẫn còn khỏe mạnh, lưng chưa còng, mắt vẫn tinh anh và trí óc minh mẫn vô cùng. Dì Margaret nói với Jim và An: " Năn tới họp mặt đại gia đình hai đứa nhớ về dự đó nghe.", ánh mắt dì chang chứa thương yêu. Khi Jim nói với dì Margaret chắc chắn 100 phần trăm là Jim và An sẽ về dự, dì Margaret cười râng rỡ, ánh mắt long lanh vui sướng sau làn kính lão.

Jim kể cho An nghe, trong mấy chị em, dì Margaret thương mẹ Jim nhiều lắm, có lẽ vì tuổi mẹ Jim cũng chỉ hơn tuổi con gái đầu lòng của dì Margaret có vài năm mà thôi. Mấy chị em trong nhà nét mặt hao hao giống nhau, cùng có một khuôn mặt, một ánh mắt, một kiểu mũi, một nét cười, nhưng có lẽ mẹ Jim và dì Margaret giống nhau rất nhiều, Jim nói vậy, nhiều đến nỗi sau khi mẹ Jim mất, Jim mấy năm rồi không về họp mặt đại gia đình và khi mất dì, Jim lại nghĩ đến mẹ Jim, đau lòng quá đỗi...

Giữa tháng Năm, Jim và An nhận được thiệp mời họp mặt đại gia đình. Giấy mời ghi rõ đây là họp mặt thường niên đạị gia đình lần thứ mười, tổ chức vào ngày... tháng...ở tại nhà của một người chị họ của Jim, chị Janet. Nhà chị Janet khá rộng, có vườn, có hồ bơi, Jim nói với An. Người đến dự, trong giấy mời ghi rõ, nhớ đem theo ảnh chụp gia đình, video gia đình để cho bà con trong họ cùng xem.

Không thấy trong giấy mời nói gì đến chuyện đồ ăn thức uống cả, An thắc mắc hỏi Jim, liệu mình đến dự cóphải mang món gì hay không. Đừng lo, Jim nói, các dì ở trên đó ai cũng nấu nướng khéo lắm, mỗi người một món, năm nào họp mặt đồ ăn cũng nhiều vô số kể. Jim cười cười nói với An, đồ ăn nhiều, nhưng cái món được bà con ủng hộ nồng nhiệt, tiêu thụ nhanh nhất là món stuffed cabbage, bắp cải dồn thịt của dì Margaret, không xúc nhiều thì không có cơ hội ăn dĩa thứ nhì đâu đó nghe.

Tưởng gì, stuffed cabbage thì có bán ở ngoài quầy Deli ở supermarket gần nhà đây nè, An thầm nghĩ trong đầu. Sao món đó nghe đơn giản mà đắt khách quá vậy, An hỏi Jim. Cái đó thì khó giải thích lắm, Jim nói, chừng nào An món dì Margaret nấu rồi sẽ biết. Muốn biết món stuffed cabbage của dì Margaret đặc biệt đến mức nào, An len lén đi ra supermarket gần nhà mua stuffed cabbage về ăn thử cho biết. Bắp cải cuộn thịt bên trong, hai supermarket, hai cách nêm nếm gia vị khác nhau. An vào internet coi mục đồ ăn của Nga, thấy vô số công thức nấu món stuffed cabbage, An đọc một lúc là bắt đầu thấy chóng mặt. Thấy đơn giản mà không phải vậy...

Ngày họp mặt đaị gia đình, An và Jim bay từ Virginia về Ohio để dự. Hồi đám cưới hai đứa năm ngoái, cô dâu An gặp vô số bà con họ hàng của chú rể Jim, An gật đầu chào lia lịa, bây giờ chỉ còn nhớ lỏm bỏm một số tên và không tài nào liên hệ được những cái tên đó với những khuôn mặt mà An còn nhớ được 9.An đã từnglấy giấy ra, nói Jim kể sơ sơ về gia đình và họ hàng nhà Jim, và rồi cũng không tài nào nhớ hết được. Ngay cả Jim, tên các dì, các dượng thi Jim biết, tên con cái quí vị này Jim biết, nhưng đến đời con của những người này, thế mà người Việt Nam mình gọi là cháu thì Jim lắm lúc chịu thua luôn. Mình về dự họp mặt đại gia đình, em có thắc mắc gì thì cứ hỏi, ai trong nhà anh cũng sẵn sàng trả lời hết, đừng có ngại, Jim trấn an An khi An thú thật với Jim là chẳng nhớ tên ai với ai hết, chẳng lẽ gặp người nào cũng nói chữ "hi" cụt ngủn thì kỳ quá xá.

Từ phi trường ra, hai đứa thuê xe rồi lái đến nhà chị Janet. Trên đường đi ngang qua một tiệm bánh Hung-ga-ry, Jim dừng xe lại, ghé vào mua mấy ổ bánh. Ngày xưa ông anh và bố mẹ anh còn sống, mọi người đều thích vào mua bánh ở chỗ này hết, Jim nói. Vậy là mình đến nhà chị Janet với chút quà, không phải đến tay không, An thầm gnhĩ. Hồi sáng hai đứa ra phi trường sớm, lên máy bay nhâm nhi mấy cái bánh khô và mấy gói đậu phông, bây giờ bụng An bắt đầu thấy cồn cào. Mấy ổ bánh Hung ga ry mới ra lò nằm trong hộp tỏa mùi thơm dịu, An ngồi trẻn xe hơi lâu lâu lại nghị đến lúc mình cắn miếng bánh strudel vỏ vàng có nhiều lớp mòng tanh, dòn rụm, bên trong có loớp nhân cherry đỏ tươi ngọt ngào, nhân blueberry xanh mọng hấp dẫn....Jim vừa lái xe, vừa động viên An, ráng lên em, chút nữa là đến nah2 chị Janet rồi.

Kiếm nhà chị Janet không khó, chạy một hồi là hai đứa thấy một căn nhà phía trước có 4 chiếc xe hơi đậu trước cửa, và một loạt xe hơi đậu dài dài dọc theo đường. Cửa garage kéo cao, nhìn vào bên trong An thấy nhiều người đang đứng cạnh một cái bàn dài có để vô số thức uống đủ loại, dưới bàn có mấy cái coolers thật to dhất đầy nước đá, giữa lớp nước đá có vô số cổ chai nhô lên. Thấy Jim và An vào, một anh chàng tóc vàng mặt hồng hào, người tròn như hạt mít ngẩng lên nhìn rồi cười thật tươi, "Hi, Jim, Hi, An, welcome to the party." Jim nói với An, đây là Richard, chồng của chị Janet. Richard hỏi Jim và An, hai đứa uống gì, tùy nghi chọn nha, nước đá ở chỗ này, bia ở chỗ kia, nước ngọt ở chỗ nọ... đây là Tom, cousin của anh, Jim nói, Tom là con của dì A và dượng B, đây là Susan, cousin của anh, Susan là con của dì C. và dượng D....An đi theo Jim, gật đầu chào những người bà con của Jim, ráng nhớ người này tên gì, người kia tên gì, một chốc là thấy đầu óc mình quay vòng vòng như đèn kéo quân. Đã vậy, con của những anh em họ của Jim, Jim cũng giới thiệu là cousin tất tật, first cousin, second cousin, cousin, cousin, An nghe loạn cào cào cả lên, họ hàng của Jim đông quá xá là đông....

Nhà chị Janet có một cái sân rất rộng, trong sân có hai cái lều bạt to thật to đựơc căng lên, trong lều có vô số bàn ghế sắp sẵn, ngoài sân trên thảm cỏ xanh có thêm mấy bộ bàn ghế nữa. Một cái cây khá lớn tàng lá xum xuê soi bóng xuống hồ bơi, một cái đu mắc lên cành cây này, một cái bánh xe khá to treo ở cành cây kia. Một cô bé độ 5, 6 tuổi đang ngồi trên đu nhún thật cao, hai cái đuôi tóc nâu buộc nơ vàng lắc qua lắc lại. Trong hồ bơi, cả chục đứa trẻ vẫy vùng, cười đùa náo nhiêt, hết bơi ở hồ thì chạy lền cầu nhún, nhún mình nhảy xuống hồ, ai lớn con, nhiều sức thì cú nhảy tạo một tiếng "ùm" khá lớn, nước văng trắng xóa.

Ở một cái bàn, mấy dì của Jim đang nhìn ảnh trong một cuốn album, ảnh chụp kỷ niệm 40 năm đám cưới củ dì X và dượng Y. An và Jim cũng tạt vào coi ké. Susan, cousin của Jim, rất khéo tay và thích trang hoàng mấy cuốn scrapbook, cuốn album kỷ niệm này cũng một tay tay cô trang trí. Có hình chụp đám cưới của dì X và dượng Y. 40 năm trước, trong tấm hình đen trắng đã ngã vàng vó cô dâu và chú rễ cùng cắt bánh với mái tóc cô dâu cài một vòng hoa nhỏ, có những lọn tóc quăn quăn dài đến ngang vai, bốn nuơi năm sau kỷ niệm ngày cưới của mình, hai người làm lễ ở nhà thờ, chú rễ cô dâu lúc toc bạc răng long lại trao nhau những lời hưá chia sẻ vui buồn đến trọn đời. Vô số ảnh chụp họ hàng, bà con đến dự lễ ở nhà thờ và sau đó dự buổi tiệc nhỏ ở nhà dì X và dượng Y. Tim An nhói lên một cái, ồ có cả bố mẹ Jim trong buổi tiệc nữa. Trong hình hai ông cụ bà cụ cười thật tươi với Jim và An. An nhìn Jim, mắt Jim hơi đo đỏ. Jim nói với An, ảnh này chụp 5 năm trước đây, bây giờ thì dì X và dượng Y đăng kỷ niệm 45 năm ngày cưới của mình.

Susan chỉ cho An coi một tấm hình trong cuốn album, hình một người mẫu mặc maộ cái áo cưới, hỏi An có thấy gì đặc biệt không. An nhìn một hồi, ủa, cái áo cưới của dì X đây mà. Đúng rồi, áo cưới của dì X mấy chục năm trước và dì vẫn giữ đến bây giờ, bây giờ được người mẫu bằng nhựa mặc. Nhưng sao hình chụp đám cưới mấy chục năm trước không thấy dì X đội nón, mà người mẫu trong hình lại đội nón vậy kìa, An hỏi Susan. Susan cười quá xá là cười, rồi thú thật với Jim và An, người mẫu trong hình Susan kiếm được là ở Good Will, có mấy dollars thôi, giá rẻ vậy vì đầu người mẫu bị bể hết một miếng, thành ra phải có sáng kiến cho người mẫu đội cái nón để che đi nó thôị! Cái nón tân thời cồng nhận cũng ăn khớp với cái áo cưới bốn chục năm trước, An nghĩ thầm trong đầu, ai lựa hay thật.

Ở bàn khác, Jim và An thấy mấy cuốn Album khác. Todd, một cousin của Jim, mới tốt nghiệp lớp điều khiển khinh khí cầu, anh chàng có múa một cái hot air balloon và chụp vô số ảnh, từ lúc đem cái balloon ra khỏi xe, thổi khí nóng vào, đến lúc anh chàng ngồi vào cái giỏ mây và điều khiển balloon bay lên. Shelly, vợ Todd ngồi cạnh ông chồng, sau khi nghe ông chồng ca ngợi đủ điều về cái hay, cái thú vị khi ngồi trong hot air balloon bay vòng vòng buột miệng: "Ổng bay lên trời, còn tui thì ở dưới đất lái xe chạy theo, để đến lúc ổng hạ cánh thì tui phụ ổng xếp cái balloon lại rồi chở ổng về nhà." Todd chỉ mới dám bay solo, chưa dám chở thêm hành khách, có mấy tấm hình chụp lúc anh chàng đáp xuống, cái giỏ mây lật nghiêng, phi công té sóng soài. Ngồi kế bên vợ, anh chàng cười cười khi nghe vợ. Ổng có hobby của ổng, tui có hobby của tui, Shelly vửa nói vừa cười đưa hình cho Jim và An coi. Hóa ra Shelly thích cưỡi ngựa. Cô có một con ngựa lông màu xám bạc. Dáng Shelly ngồi trên con ngựa coi oai quá xá, An phải công nhận là như vậy. Todd rủ rê Jim và An, năm sau vợ chồng ông lên đây ở thêm mấy ngày nữa đi, rồi tui chỡ đi chơi bằng hot air balloon!

Bàn kế bên đông nghẹt người, mấy cô bé tuổi teen và mấy bà đang trầm trồ mất tấm hìnhto thật to chụp một anh chàng bắp thịt cuồn cuộn như ông thống đôc Arnold của Cali lúc đăng thi body building. Hóa ra đó là ảnh chụp của một cousin khác của Jim, anh chàng Max. Max bây giờ tóc cắt ngắn như mấy anh trong Army đeo kính, không giống gì với người trong hình, tóc vàng dài ngan vai, mặt mũi, tay chân, toàn thân một màu nâu bóng. Đi thi đấu phải xoa lớp dầu đặc biệt lên người để có màu đồnt sáng lóa, đẹp đẻ như vậy, Max giải thích, nằm lên giường nệm trắng là lớp dầu đó dính nhoe nhoétcả ra. Anh chàng kể về thời trai trẻ hai mươi mấy năm trước, theo một chế độ ăn uống và tập luyện đặc biệtđể có được những bắp thịt to và săn chắc, một cơ thể vững chãi như Hercules để đi thi đấu, trong giọng nói và ánh mắt có chút luyến tiếc. Luyến tiếc là phải, vì Max phải giã từ thi đấu sau khi bị chấn thương ở lưng, Jim nói cho An biết khi hai đứa rời bàn của Max để đi vào bếp.

Nãy giờ bận chào hỏi bà con của Jim, bận xem hình, bận nghe người này người kia kể chuyện, An quên hẳn chuyện đói bụng, giờ vào bếp thì bao tử của An bắt đầu lên tiến đình công, đói, đói quá đây nè, chịu hết nổi rồi. Trong bếp, An lại bắt chước Jim chào mấy dì. Chị Janet nói với Jim bvà An, party ở nhà chị, ai đến sớm thì ăn trước, ai đến sau hết đồ ăn thì ráng chịu, Jim và An cứ tự nhiên đi nha. Bên phòng ăn kế bên, vô số món ăn bày biện trên bàn. Khăn giấy, dĩa giấy, dao, muỗng, nĩa bằng nhựa để ở một góc. Broccoli, cauliflower, carrot, celery, mushroom cắt sẵn xếp vòng quanh chén sauce để chấm. Thịt nguội đủ loại, cheese, craclers nằm cạnh những lát bánh mì trắng, báng mì đen xếp rất nghệ thuật. Spaghetti ăn với meatball, cánh gà rán, thịt bò nấu với nước sốt thơm lừng, xúc-xích cắt thành khoanh to thật to nấu với sauerkraut (bắp cải xắt nhỏ ngâm chua chua),... Nhiều món An chưa từng ăn bao giờ, đủ màu đủ sắc trong những cái khay, cái dĩa thật to, như chào mời An ăn thử

Ủa, món stuffed cabbage nổi tiếng của dì Margaret mà Jim quảng cáo đâu kìa" An thắc mắc, dằn lòng không được và hỏi chị Janet. An là người thứ mấy chục hỏi chị câu này rồi đó, chị Janet cười, dì Margaret co gọi và nói dì sẽ tới trễ một chút. Dì Z. đứng ở bếp nói với An, nhiều người trong đại gia đình cũng ráng nấu móm stuffed cabbage rồi, nhưng không tài nào nấu ngon được như dì Margaret hết trơn. Học nghề của dì Margaret quá xá mà không ai nấu được như vậy, dì Z. nói, thành ra nấu ở nhà thì được, nhưng nấu để đem tới mấy dịp quan trọng như họp mặt đại gia đình thì không ai dám múa rìa qua mắt thợ hết. Janet nói với An, chắc dì Margaret đến trễ vì dì hứa làm thật nhiều món stuffed cabbage đó, năm ngoái dì làm ít quá nhiều người không kip thưởng thức và complain quá xá cỡ luôn.

Có tiếng vỗ tay, tiếng cười nói ồn ào náo nhiệt ở bên ngoài. Một chú bé chắc mới từ hồ bơi lên, đầu tóc ướt sũng, mở cửa nhà bếp nói lớn: "Dì Margaret tới rồi! ". An theo Jim bước ra cửa, thấy dì Margaret và dượng Steve đang từ từ đi đến, theo sau có hai chú nhóc, chú nào cũng hai tay khệ nệ nâng một cái khay nhôm khá lớn phủ giấy bạc: món stuffed cabbage nổi tiếng của ci Margaret!

Bỗng nhiên bếp nhà chi Janet đông nghiet người, hầu như ai cũng xếp hàng để thưởng thức món stuffed cabbage của dì Margaret. Trong lúc cùng Jim xếp hàng, An nhìn ra hồ bơi, thấy hồ bơi vắng tanh, quí vị trẻ con hồi nãy bơi lội tung tăng bây giờ cũng đang xếp hàng rất ngoan đợi đến phần.

Kỳ này dì Margaret làm đến hai loại stuffed cabbage, một loại có bỏ thêm sốt cà chua đo đỏ, một loại chỉ thuần túy bắp cải cuốn với thịt. An lấy mỗi thứ một cuốn, để rồi nghe tiếng Jim nói đùa sau lưng mình: "Lấy có một cuốn thì lát nữa muốn ăn thêm mà món này hết thì đừng có trách anh không nhắc trước đó nghe!"

Đã ăn thử stuffed cabbage mua ở mấy supermarket gần nhà, bây giờ ăn món dì Margaret nấu An phải công nhận là dì nấungon thật là ngon, ngon tuyệt cú mèo! Sao thế nhỉ, bí quyết gì, gia vị gì, nêm nếm baonhiêu mà ngon đến thế khng biết nữa. Bắp cải mềm mà không nát, ngọt ngào tan ra trên đầu lưỡi, thịt bên trong có lẫn những hạt gạo màu trắng ăn vào đậm đà làm sao... Vừa ăn, An vừa nghe dì Margaret nói chuyện với mấy dì khác, kể là nhà thở của dì lâu lâu có pinic và bàn ethnic food để gây quỹ, vởi chồng dì lần nào cũng làm món stuffed cabbage đem đến hết, người mua nhiều, nóm dì làm bán sạch trong chốt lát. Dì già rồi, làm bếp mang găng tay cao su rồi cầm dao thái thịt, xắt bắp cải, mắt kém thành ra có lúc cắt nhầm lớp găng cao su, ai ăn đồ dì mà có lẫn miếng găng tay cao su trong đdó thì thông cảm cho dì nha, dì Margaret nói. Dì Margaret nói vậy chứ chẳng ai phát hiện được miếng cao su trong phần stuffed cabbage của mình hết!

Ăn uống xong xuôi, mọi người tụ tập quanh dì Margaret và dượng Steven, hai ông bà cụ lấy một cuộn giấy khá lớn ra và bắt đầu trải nó lên bàn. An nhìn vào thấy chữ và mũi tên chi chít. Jim nói nhỏ với An: "Dì Margaret đang tìm lại lịch sử gia đình của phía bên họ ngoại của anh." Jim nhìn An cười buồn, nói thêm: "Chỉ có lịch sử gia đình bên họ ngoại anh thôi, hồi ông nội anh và bố anh còn sống thì anh không quan tâm tìm hiểu đến gốc tích gia đình mình từ bên Nga; bây giờ ông và bố anh mất rồi thì đành chịu vậy thôi. Ông anh có 7 người em ở bên Nga, cả gần 100 năm rồi mất liên lạc; anh biết mình có họ hàng còn sống ở Nga mà không biết ở đâu mà tìm trên cái xứ sở rộng mênh mông ấy. Cái làng quê của ông nội anh, anh cũng không biết rõ tên nữa là..."

Dì Margaret bắt đầu kể. Bố mẹ của dì Margaret, ông bà ngoại của Jim, là những người Nga di cư qua Mỹ cuối thế lỷ 19. Dì có một tấm bản đồchỉ ra trên vùng đó vùng nào làquê của bốdì, vùng nào là vùng quê của mẹ dì, dì biết được là vì lúc ông bà còn sống, dì có hỏi chuyện bố mẹ. Những năm gần đây, dì Magaret tập sử dụng computer và vào internet để tìm hiểu thêm về quê hương xa lắc xa lơ mà dì chưa bao giờ đặt chân tới; về lai lịch cái họ của bố mình, Gaigod. Gajdos là một cái họ rất thông dụng dủa người dân sốnt ở đông bắc Slovakia. Ngày dì Margaret còn nhỏ, bố dì có kể cho dì nghe về ông nội của dì, ngày xửa ngày xưa sinh sống ở vùng đông bắc Slovakia, vùng này đến giữa thế kỹ thứ 18 vẫn được xem là Upper Hungary và trải qua bao thămg trầm của lịch sử và bao cuộc chiến tranh đã trở thành Czechoslovakia, rồi đến năm 1993 lại chia ra thành Czeck Republic và Slovac Republic. Trong ngôn ngữ Slovak, người nam dùng họ Gajdos, người nữ thì cái họ chuyển sang Gajdosova, dì Margaret kể.

Mọi người đứng ngồi vây quanh dì Margaret, lắng nghe dì kể như trẻ con nghe người lớn kể chuyện cổ tích. Gajdos, theo tiếng Hungary, có thể dùng để ám chỉ nghề nghiệp của một người chơi 1 loại nhạc cụ như ống sáo, ống tiêu, hay kèn túi (bagpipes). Ai nấy cười vang khi nghe dì Margaret nói, cái họ của nhà mình có thể xuất phát từ chữ "gajdolini" của Hungary, có nghĩa là cất giọng hát khàn khàn hay hát như người say. Anh chàng Todd được dịp quay qua cô Shelly nói đùa, em thấy chưa, chuyện rượu vào lời ra, anh mà có hát hò tùm lum trong mấy buổi party sau khi uống vài chai bia là có lý do sâu xa để giải thích đó nha, và nhận được cái nguýt dài cả cây số của vợ.

Họ Gajdos, theo lời dì Margaret, khi qua đến Mỹ có thay đổi chút ít, có đổi thành Gaydos hay Gaydosh. Nhờ internet, thông tin có được nhanh vô cùng, dì Margaret nói. Dì vào internet, đọc được vô số những mẫu tin của những người có họ Gaydos, Gajdos... muốn tìm lại gốc tích của tổ tiên mình trước khi qua đất Mỹ, và dì cũng mới viết một mẫu tin post lên internet, hỏi xem có ai còn nhớ đến ông nội của dì. ba mẹ của dì, những người này sống ở vùng nào hồi thế kỷ 19. Dì còn giữ được giấy khai sanh của ba dì, giấy tờ hồi ông bà nhập cư, đặt chân lên Ellis Island ở New York; giấy tờ lúc ông bà nhập quốc tịch Mỹ còn giữ được ngày sanh của ba mẹ dì, tên của mẹ dì lúc còn con gái, tên làng quê nơi chôn nhau cắt rốn của ba mẹ dì,... Bà cụ tám mươi mấy tuổi, thời gian qua ngồi tìm lại giất tờ cũ của gia đình, rồi miệt mài trên computer, bây giờ đem những gì mình tìm được, ra kể cho con cháu. Lịch sử của gia đình dì tìm được là như vậy, dì hy vọng sẽ tìm được thêm thông tin mới, nếu có người sống ở quê xưa nhận biết được tên của bố mẹ dì, ông nội của dì, dì Margaret nói. Tiếc là dì chỉ biết có tiếng Anh, còn tiếng Nga với tiếng Hungary thì mù tịt, chứ nếu biết thêm tiếng Nga chẳng hạn thì biết đâu chừng có thể có thêm thông tin, dì Margaret nói.

Tiếng Nga con cũng chẳng biết một chữ, nhưng để con phụ với dì, anh chành Max cựu võ sĩ body building giờ chuyển sang làm computer nói. Con nữa, con nữa, nhiều người nãy giờ ngồi nghe dì Margaret kể chuyện bây giờ bắt đầu nhao nhao lên xin được góp phần. Nếu gặp người mang họ Gajdos, Gaydos, hay Gajdosh mình cứ thành thật kể là ông tổ của mình ngày xửa ngà xưa từ vùng đó di cư qua Mỹ năm nào tháng nào, biết chừng đâu mình sẽ gặp họ hàng, mấy cjị em họ của Jim ngồi gần An và Jim bàn với nhau.

Biết đâu chừng mình sẽ gặp họ hàng... Không, với An, không phải là sự hoài nghi nữa mà An đã gặp bà con họ hàng rồi, gặp rất nhiều trong buổi họp mặt gia đình hôm nay, và sẽ gặp nhiều hơn nữa trong những buổi họp mặt gia đình sắp tới. Trước khi đến dự buổi họp mặt, An vẫn lo không biết những họ hàng của Jim, những người Mỹ da trắng trong suy nghĩ của An, sẽ đối xử ra sao với An, một người Việt Nam qua Mỹ và lấy ông chồng Mỹ. Nhưng rồi An phát hiện ra rằng những dị biệt về màu da, về ngôn ngữ, chúng chỉ nằm trong những suy nghĩ và lo âu vớ vẫn của An. Về quê chồng dự buổi họp mặt đại gia đình, An đã gặp bà con, họ hàng của Jim, từ những dì dượng của Jim, những ông bà cụ tóc bạc da mồi, đến những anh chị em họ của Jim, đồng trang lứa với Jim và An, những đứa cháu của Jim, mà Jim gọi luôn là cousin, tất cả mọi người đã mở rộng vòng tay đón An vào hòa nhập với đại gia đình với tất cả tình thương yêu, trìu mến. An không còn cảm thấy mình là người xa lạ giữa những người bà con, họ hàng của Jim.

Hương thời gian hòa quyện khung cảnh ấm cúng họp mặt đại gia đình ở nhà chị Janet, món stuffed cabbage tuyệt vời dì Margaret nấu, câu chuyện lịch sử gia đình dì Margaret kể, những khuôn mặt, những nụ cười thân ái của những người bà con của Jim, và bây giờ là bà con của An, sẽ đi vào trong ký ức An, không quên được, và khiến An nôn nao chờ đến một ngày không xa sẽ có dịp hội ngộ với đại gia đình Gajdos của mình.

KAREN N. NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,484,662
Ngày bà nội tôi còn sống, nội thường kể chuyện đời xưa cho chúng tôi nghe. Ngoài những chuyện thần thoại, cổ tích với các ông tiên, bà tiên, nội tôi còn kể những câu chuyện của đời thật
Lạnh quá! Gió buốt từng cơn! Đã hơn hai giờ đồng hồ... Vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc xe buýt. Mọi người ai nấy đều cóng lạnh, đi tới đi lui cố gắng cử động để máu huyết lưu thông tạo nhiệt
Một buổi sáng vào khoảng giữa năm 2005, tôi nhận được một phong bì vàng gởi tới bởi phòng an ninh của công ty nơi tôi đang làm việc. Mở ra, bên trong là một xấp tài liệu viết bằng Anh Ngữ
Sáng thứ bảy nhưng trời nóng sớm vì mùa hè còn nợ mấy hàng cây đang hồi xanh lá. Ong Hoàng lẩm bẩm với cây chanh ngoài sân sau, nhổ cỏ, vun gốc, tưới nước…Tánh ông, thích hay không thích
Trước khi viết bài này, tôi có nói với chị Cả của tôi: - Chị à, tui định ca cẩm về cái chuyện đi học nail, đi thi nail rồi đi làm nail để phải "chịu đời" với ba cái chuyện bực mình, nhưng sợ bị "nhàm hàng"
Người Việt Nam mình thường nói "vô phước đáo tụng đình" , có nghĩa là bất đắc dĩ mới đem nhau ra ba tòa quan lớn để phân xử. Bởi vì kiện tụng nhau rất tốn kém, có khi còn tán gia bại sản nữa là khác
Ngoài trời tuyết đang rơi, tuyết thật trắng, như những miếng bông gòn từ trên không rơi xuống, bao phủ mảnh sân nhà tôi, độ dày cả một tấc. Tôi và các bạn tôi đang tụ họp để uống cà phê
Đầu tháng Bẩy, mùa hè, từ miền Bắc, tôi bay về miền Nam California dự ngày hội ngộ của các cựu học sinh trung học Ngô Quyền. Từ phi trường LAX, tôi được hai anh chị bạn đón về vùng
Sức khỏe là một phần tối ư quan trọng trong đời sống con người. Chúng ta ai cũng hiểu biết, nhưng bạn không thể hình dung sức khỏe đã ảnh hưởng trên con người đến mức độ nào!
Trân Nguyên, mi giỏi há con… Mi ỉ làm "bác sĩ" rồi tha hồ đem hết mấy Ôn - Cha - Chú lên mổ xẻ … toang hoang cho thiên hạ hắn tròn xoe con mắt hết trơn… À há. Mi có ngon kỳ ni viết chuyện
Nhạc sĩ Cung Tiến