Hôm nay,  

Nhân Duyên

05/12/200700:00:00(Xem: 213298)

Người viết: TRÂN NGUYÊN

Bài số 2167-1959-735vb4051207

*

Tác giả Trân Nguyên sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Với bài viết "Chuyện Cấm Đàn Ông" và một số bài khác, cô đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

*

Chị đã làm việc nhiều năm ở bệnh viện này, nơi diễn ra  cả  hạnh phúc lẫn khổ đau của kiếp người.

Công việc của chị mỗi ngày là nhìn từng sinh mạng con  người bơi qua bể khổ của họ. Không biết Cổ nhân nói "Đời là bể khổ” đúng được mấy phần. Chỉ thấy nơi đây, dời bước từ khu trẻ sơ sinh đến trại Hospioc (nơi cuối cùng của đời người) là cả một đoạn trường chông gai.

Chuyên khu trẻ sơ sinh, nơi chị làm việc, hôm ấy vừa đón chào một hài nhi mới: Đỏ hỏn, phập phồng, trần trụi… Người ta mới vừa lau qua, đã vội đưa vào"lồng ấp" để đứa bé sơ sinh thở bằng dưỡng khí và rọi đèn để chữa chứng vàng da.

Đêm đầu tiên của một đứa trẻ vừa mới chào đời thật dài vô tận. Ông bà ngoại thấp thỏm bên ngoài cửa gương nhìn vào không chớp mắt, từ giờ này qua giờ khác và qua… cả một đêm dài (Mà đáng lẽ phải là cha hay mẹ của đứa trẻ) Thế mới là lạ!

Bệnh viện này trang bị toàn bằng nhôm và kính, nên chị cứ thấy không gian bao la hơn, lạnh lẽo hơn, soi rõ những ngọn sao trời li ti, lấp lánh, treo cao niềm hy vọng và cả nỗi khát khao bình yên của con người. Đêm cứ thế trải dài ra mông mênh, thảng thốt.

Cuối cùng đêm đen cũng lùi dần, nhường chỗ cho ban mai và hy vọng. Cuối cùng ông bà cũng được nhìn mặt cháu ngoại, mừng mừng, tủi tủi. Nhưng mà... Chị y tá dấu  cái nhìn ái ngại, chỉ vừa trao hài nhi là rời bước rất nhanh. Làm nghề này nhiều năm, nhưng chị vẫn không sao quen được khi nhìn thấy những  ánh mắt thất vọng, tội nghiệp này. Đứa bé bị thiếu năng trí tue, tứ chi đẹt ngắt  với cái đầu to quá khổ, chỉ vừa vặn 4 lbs, mới nhìn vào khó đoán biết là một hài nhi.

Ở cái nơi mà nỗi phập phồng lo sợ nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời và ngay cả niềm hạnh phúc cũng chỉ dừng lại ở mức độ hạn hữu, hiếm hoi. Nên dẫu xao lòng, chị vẫn phải lướt đi thật nhanh, để tránh con tim quàng bước chân vướng víu. Nhưng vẫn thật khó, cả ngày nhìn đâu chị cũng bắt gặp hình ảnh thằng bé tội nghiệp, hình như đứa bé này có nhân duyên với chị. Chị chợt nghĩ như vậy khi nhận được yêu cầu siêu âm não cho một ca sơ sanh đầu bị ủng nước, mấy ngày sau đó.

Vừa bước vào khoa chuyên sâu trẻ sơ sanh (NICU Natal Intersive Care Unit) là chị nhận ngay đứa bé họ Nguyễn hôm nào chị đã bồng và trao lại cho ông bà ngoại của nó.

Hôm nay da bé sậm đỏ hơn, khả quan hơn (chị hy vọng). Ở bụng vẫn phập phồng dưới bình dưỡng khí, lồng ngực nhỏ, qủa tim lại quá lớn như sắp sũa… lọt ra ngoài. Chị chặt lưỡi xót xa bắt đầu công việc một cách thương yêu gượng nhẹ. Đôi tay sát trùng kỹ lưỡng của chị mân mê, tìm kiếm chổ lõm của đỉnh đầu, tỉ mỉ, cẩn trọng, chính xác như từng đường kim mũi chỉ… lần này có vẻ khá hơn kết qủa siêu âm lần trước. Chị vỗ về thì thầm: Good luck nghen con. Không biết thằng bé có nghe được hay không mà vu vơ nhoẻn cười, nụ cười ngờ nghệch mà làm chị nhẹ lòng, thanh thản. Chị nghiêng đầu ngắm nhìn nụ cười hài nhi vô tội.

Tự nhiên chị vui, một niềm vui khó tả, niềm vui khởi nguồn từ tình người và nhân duyên. Bất giác chị nghĩ đến song thân của chị, khi nhìn thấy lại ông bà ngoại của thằng bé "khăn gói" vào thăm. Lần này có thêm một em gái đi cùng. Em gái độ chừng đôi mươi  xinh xẻo. Em mang nét đẹp thanh thuần  hoang sơ mà chị bắt gặp ở một nụ cười hài nhi. Ba người họ không ai nói ai năng gì, chỉ lặng lẽ  đi bên nhau. Gặp lại họ, chị cẩn trọng  cúi chào. Em gái trao cho chị ánh nhìn lung linh.

A… Chị nhớ ra rồi. Năm ngoái em mang thai có vào đây siêu âm. Hôm tiếp em ở phòng khám, em chỉ cười hiền mà không nói gì, ánh mắt man dại vô hồn thật làm người ta khó quên. Cha mẹ em cứ luôn miệng giải thích là em nó "Có bệnh". Làm nghề này đã nhiều năm, chị thoáng nhìn đã hiểu ngay. Hoàn cảnh có khác nhau, bọn trẻ chịu đựng những di tật khác nhau, nhưng những bà mẹ thì có chung một ánh mắt: ưa nhìn xuống, lầm lũi, tủi cực…

Thai nhi của em lúc đó đâu được khoảng 25 tuần lễ, phù nề toàn thân và đầu bị ủng nước (Hydrocephaly). Có điều lạ là thai nhi cứ ôm đầu vật vã Ngạc nhiên và đau lòng, chị tìm hỏi với một vị bác sĩ  Bác sĩ ơi, thai nhi 25 tuần ở trong bụng mẹ đã biết cãm thấy đau chưa" Ông bác sĩ mà chị đối thoại với là một vị khả kính, giỏi chuyên môn và rất có uy tín ở bệnh viện này. Ông ôn tồn giải thích:

“Chưa có trường hợp nào đưo.c ghi nhận về việc sau khi chào đời hài nhi nhớ và kể lại chuyện luc còn ở trong bụng mẹ. Cho nên khó khẳng định là "có" đau hay là "không". Tất cả chỉ nằm trong giả thuyết và suy luận mà thôi. Trường hợp em vừa mô tả, thai nhi trong tình trạng đầu bị ủng nước, tất nhiên tỉ le thân  mình và đầu chênh lệch khá lớn, cử động sẽ khác thường như em nhìn thấy và cho là thai nhi đang vật vã, chống chọi với cơn đau. Thật ra….”

Ông ngập ngừng kéo cặp mắt kiếng xuống nhíu mày:

“Nếu tim thai nhi vẫn hoạt động thường thì hài nhi vẫn có nhiều hy vọng sau khi chào đời, với phương tiện và kỹ thuật y khoa tối tân như hiện nay.

Ôi , Đời thãt là bể khổ, em bé chưa chào đời đã phải chống chọi với qui luật cầu sinh. Vậy thì phải nói bể khổ có trước, hay đời người đến trước (").  Bất giác chị ôm đầu, không khác mấy với hài nhi nằm trong bụng mẹ. Ngẫm ra thì của ông cha ta là hoàn toàn có lý.

Không lâu sau , chị gặp lại gia đình họ: cặp vợ chồng già bất hạnh và em gái nhỏ. Lần này gặp chị rọi  siêu âm để chuẩn bị cắt bỏ tử cung (Pre-op for Hysterectomy) trong hồ sơ ghi rõ khiến chị bàng hoàng. Em gái nhiều nhất là 20;  sanh đứa con đầu lòng còn chưa biết thọ yểu ra sao, bây giờ lại quyết định cắt bỏ tử cung. Run tay chị nhìn chằm chặp không tin vào mắt mình… Đoán được ý nghĩ trong ánh mắt của chị lần này không phải là mẹ, mà người cha ôn tồn kể lại hoàn cảnh của họ.

“Sau biến cố 30 tháng 4-1075, cũmg giống như bao nhiêu người cha nước Việt khác bị "lùa" vô trại caỉ tạo lao động khổ sai… đói quá bèn lén đi đào củ mì, củ sắn về ăn, bị "trúng phong" giựt méo miệng, đau ốm triền miên, tôi trốn trại ra ngoài…Về lại nhà không có hộ khẩu, giấy tờ… phải trốn chui trốn nhũi rày đây mai đó… Cùng đường chỉ có cách xuống tàu vượt biên. Không may, chúng tôi lại mang thai Diệu Hiền đứa con đầu lòng (vì kết hôn không lâu tôi đã vào trại cải tạo) Thôi đành phó thác cho trời, chúng tôi vẫn quyết định ra đi. Thuyền lênh đênh suốt 21 ngày ròng trên biển, vợ tôi khiếp đảm đến mức á khẩu, mất trí và sanh non Diệu Hiền trong tình cảnh đó. Ngoài không biết nghe, biết nói ra, em nó tuy hơi "chậm" nhưng diu hiền, xinh đẹp như chị nhìn thấy đấy.”

Không kiên nhẫn nổi, chị ngắt lời ông:

“Thế nhưng điều đó có liên can gì đến việc phải cắt bỏ đi tử cung ạ" (chị nóng lòng căn vặn) Tuy em bé còn nằm trong " lồng ấp" tình trạng tuy có bi quan, nhưng trảii qua các thử nghiệm. em bé vẫn  có khã năng nói chuyện bình thường như những đứa trẻ khác, mà không mang yếu tố di truyền từ mẹ. Chưa nói đến…. (chị ngập ngừng) tình trạng xấu nhất có thể xảy ra, em còn nên giữ lại tử cung để sanh thêm con cho gia đình (nói đoạn chị thở hắt ra…)

Người bố thở dài:

“Nhưng em nó làm gì có gia đình, chúng tôi chính là gia đình của nó. Trên đường Diệu Hiền cùng đám bạn khuyết tật đi học về, em nó bị người xấu bắt  đi hãm hiếp, rồi quăng vào thùng rác của một khu condo khá xa. Vất vả lắm, nhờ cảnh sát chúng tôi  mới mang em về được, sau đó thì" bệnh" nặng dần lên và em nó mang thai. Chúng tôi  vẫn cho là hài nhi vô tội, và biết đâu ông trời mở con đường mới cho Diệu Hiền. Ngờ đâu...

Nghe người cha kể, chị bật lên như muốn xé lòng. 

“À …thì ra…”

“Sau cùng thì chúng tôi được các nhân viên xã hội cũng như  y tế khuyên những em gái khuyết tật như thế này nên cắt bỏ tử cung, để tránh những trường hợp tương tự có thể xãy ra bất cứ lúc nào, dẫn đến một thế hệ đáng thương tiếp nối, chưa nói đến đó là một gánh nặng lớn lao cho gia đình và xã hội.”

Nghe câu chuyện tới đây, tự nhiên như có một điều gì vừa vụt hiện ra trước mắt như một lời tố cáo, một ấn chứng của lịch sữ Việt Nam.

Chị không hiểu nổi vì sao(") Chiến tranh lại cứ ngàn đời đỗ lên một đất nước nhỏ bé, hào hùng mà đau thương của chị. Trong khi trái tim của con người Việt Nam vốn hiền lành và nhân hậu biết bao. Vậy mà đâu đã xong…

Ba ngày sau khi cắt bỏ tử cung, người ta chở đến nhà thương một thân xác bất động, tím bầm như một cây khô: Diệu Hiền cắt mạch máu tay tự tử… Và khi  em được đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn (có lẽ em cũng chẳng muốn trở lại thế giới này để làm gì). Các bác sĩ lắc đầu, Cha mẹ già của em không còn một chút mạch sống. Diệu Hiền đã đem đi tất cả mầm sống, ý chí cầu sanh và niềm hy vọng khi….. Em bé vẫn còn đỏ hỏn.

Trời ơi !!

Họ chỉ kịp kêu lên rồi quị xuống. Chị vội đỡ họ lên, hài nhi không biết có nhân duyên gì lại lọt tỏm trong lòng bàn tay chị. Chị chợt nghĩ: Âu cũng là một sắp đặt của định mệnh. Cái mà em gái Diệu Hiền vừa rũ bỏ, trốn chạy… lại chính là điều chị đang tìm kiếm và khao khát: Thiên chức nguời Mẹ.

Đời chị cũng truân chuyên lắm. 30.04.75 lúc đó chị mới tròn 15 tuổi. Ba chị vào cải tạo không lâu đã mất, người mẹ chân yếu tay mềm của chị vật vã khóc đến mù lòa. Chỉ còn lại chị gánh vác cả một đàn em nhỏ dại cưu mang chúng cho đến thành tài thì chị cũng chẳng còn gì cho riêng mình nữa. Ngoảnh đi ngoảnh lại thời gian đã cướp đi tất cả: tuổi thanh xuân, nhan sắc, giờ chỉ còn lại sự muộn màng và cô đơn…

Chợt mắt chị bừng sáng… Cái cảm xúc được làm Mẹ lan tỏa khắp châu thân đã ban cho chị một sức mạnh phi thường, tưởng chừng đôi vai vừa chắp thêm đôi cánh có thể gánh nặng đến ngàn cân. Chị nói chậm, rõ,  ân cần và nghiêm túc:

“Xin ông bà cứ yên tâm giao bé lại cho con.”

*

Vậy là…..

Những ngày đầu làm Mẹ, những buổi chiều tan sở ở vườn hoa bệnh viện, chị đặt con  giữa ngàn hoa…. chơi trò "hút hà… cát bắt" với nó. Những người xung quanh ném cho mẹ con chị ánh nhìn tò mò lẫn thương hại, như những nhát roi quất vào lòng người Mẹ bất hạnh, nhưng chị không thấy đau. Chị đã biến nó thành ánh nhìn bao la, trìu mến…. ôm ấp, bao bọc lấy thằng nhỏ đang nằm phều phào, mếu máo… chị nựng nịu:

“Út cưng hiền khô hà, Mẹ thương út cưng nhiều thật nhiều, xa một chút là nhớ chịu không nổi… Thằng bé như hiểu ý chị cười ngu ngơ… Chị thơm lên má nó: Cười thấy thương ghê hôn…Lần này mọi người nhìn Mẹ con chị có vẻ ý tứ hơn. Họ cứ lặng lẽ bước qua, dấu lại cái nhìn sau lưng, có người chỉ "đậu" mắt vào bâng quơ….

Và tình mẫu tử của chị cứ mỗi ngày bị thử thách triền miên, đeo đẳng khôn nguôi… Nhưng chị vẫn sống với một ý chí phi thường và hãnh diện với tấm lòng người mẹ, vượt lên được những ám ảnh tầm thường của người đời. Chị cứ ngày qua ngày không bao giờ biết mệt, cũng chưa bao giờ thấy chị khóc. Chỉ thấy hình ảnh chị mỉm cười nghiêm cẩn với  tác phẩm của mình như đang nhìn ngắm một kỳ quan.

Xin cầu chúc cho số phận của những người Việt thiếu may mắn do hậu quả của chiến tranh để lại, sớm được hồi sinh trên mảnh đất bình an này, như chị, người mẹ nuôi dành cho đứa con bất hạnh, ấm áp trong tình mẹ đời đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 66,656,033
Người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với nếp sống thân quen chòm xóm, láng giềng, gắn bó với quê nhà, cây đa xóm cũ. Đó là một truyền thống tốt đẹp, một nét văn hoá đặc trưng
Ngày sung sướng nhất của mẹ là ngày được cha bảo lãnh cho sang Mỹ. Tội nghiệp mẹ, lấy cha tôi từ năm 18 tuổi, mẹ ở với cha dược có hai năm thì xảy ra biến cố lịch sử trọng dại. Tháng tư 1975
Cách đây khoảng hơn 10 năm, anh có đọc một bài viết ngắn của một người Bắc (Di Cư 54) từ Mỹ về thăm Hà Nội, ông ta nói rằng khi cho quà cáp hay tiền nong, người miền Bắc không hề nói câu cám ơn.
Bữa nay làm có nửa ngày… Về sớm nhìn qua đồng hồ thấy chưa tới 1 giờ, dòm xuống bàn tay móng ngắn, móng dài xấu ình, thôi thì tắp vô tiệm neo coi sao. Bước vô tiệm liếc sơ