Hôm nay,  

Mẹ Chồng Và Nàng Dâu... Mỹ

20/05/200700:00:00(Xem: 342902)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 1267-1878-583vb8200507

*

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân  Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, đã làm việc nhiều năm trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhậngiải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Đối với người Việt mình thì cảnh mẹ chồng nàng dâu không có gì là lạ nhưng cái cảnh mẹ chồng mà nàng dâu lại là người Mỹ thì tôi chắc bà con cũng muốn nghe xem cho biết nó như thế nào.

Quê tôi ở miệt Củ Chi dẫy đầy dân cách mạng xã nghĩa. Riêng tôi thì từ sau khi "giải phóng" tôi thấy mình sống không nổi nữa. Đám chánh quyền tại địa phương tôi càng ngày càng lộng hành, lấy đất, chiếm nhà đẩy lùi bà con vào chỗ bế tắc khốn cùng. Nhân tôi có thằng con vượt biên qua Mỹ từ hơn hai mươi năm nay ở tiểu bang Chu xét gì đó tôi muốn nó bảo lãnh tôi qua chơi rồi sau đó tìm cách ở luôn cho nó khỏe cái thân già khỏi lo cảnh bữa đói bữa no, xốn mắt nhức tai bởi cảnh bát nháo chung quanh mỗi ngày. Nó vui vẻ làm giấy tờ, lo thủ tục. Mấy năm sau thì tôi bán tống bán tháo của cải để lên máy bay sang Mỹ. À quên, xin nói thêm là con tôi giờ có vợ Mỹ, một nàng dâu mũi lỏ tóc vàng chứ không phải mũi xẹp da rám vàng như người mình. Điều đó làm tôi vừa ngại khi ở chung và cũng vừa hãnh diện với bà con là con trai mình có được vợ Mỹ đàng hoàng ở bên xứ người.

   Từ phi trường tôi được con tôi chở xe hơi chạy bon bon cả mấy tiếng đồng hồ về tới nhà. Xe của nó sao mà đẹp quá trời. Đường xá sao mà xe chạy êm ru vầy không biết nữa! Rồi khi tới nhà vừa mở cửa vào nhà tôi mắt vì đồ đạc trang trí sang trọng trong nhà con tôi. Ở bên mình đa số cất nhà thì có cái vỏ ngoài trông như đền đài nhưng trong ruột thì trống rổng, bàn ghế tạp nhạp. Còn nhà con tôi thì bàn dài bóng láng, ghế nệm quá êm, ti vi tủ lạnh mới tinh, bự thiệt là bự. Tôi đi vào nhà cầu để đi tiểu thì thấy ôi sao mà sạch sẽ và thơm tho quá chừng. Khi con tôi nấu cà phê cho tôi uống tôi theo ra bếp thì ôi cha mẹ ơi, bếp núc gì mà sạch sẽ trắng tinh không chút dính khói như bếp nhà bên đó.

Chiều cỡ khoảng năm giờ rưỡi thì có tiếng mở cửa rồi một bà Mỹ trẻ ăn mặc thật đẹp và sang bước vào rồi tự nhiên chạy ầm ầm lại ôm tôi nói tía lia có vẻ mừng lắm. Thật là hết hồn ! Con tôi nói:

- Con Ma xì vợ của con đó má. Nó ôm như vậy là mừng má mới qua đó.

Sau đó con Ma xì nó hỏi tùm lum nói tía lia làm tôi nghe phát mệt vì không biết nó nó cái gì. Sau đó tôi được con tôi dẫn vào một cái phòng trong nhà để tôi bỏ mấy cái "da-li" và xếp đồ đạc. Nó nói:

- Đây là phòng của má, má xếp đồ đạc vào tủ này rồi đi tắm cho hết mệt. Bên này mỗi người đều có phòng riêng. Con nít cũng vậy.

Nhớ tới mấy đứa cháu bên đó ngũ lăn ngũ lóc trên chiếu dưới đất, trên chõng tre tôi nghỉ trong đầu: "Trời ơi, con nít bên này sao mà sướng quá vậy!""

   Mọi sự xảy đến đúng theo ý muốn của tôi cho nên tôi thấy mừng thiệt là mừng và cảm ơn Ơn Trên đã phò hộ cho tôi được qua đây ở với con tôi trong cảnh sung túc như vầy. Nhất là thấy con Ma xì lại niềm nở vồn vã với tôi làm tôi hết sợ dù tôi với nó "ai nói nấy hiểu", chẳng ai hiểu ai nói gì. Má chồng và nàng dâu phải nhờ đến con trai tôi dịch khi có nó, còn không thì quơ tay quơ chân cũng tạm xong. Cứ như vậy cho tới ngày con Ma xì có chửa và sinh ra thằng Đạt tên Mỹ của nó là Tô nì gì đó.

   Bây giờ tôi có nhiệm vụ ở nhà lo cho thằng Tôni khi hai vợ chồng nó phải đi làm hết. Thằng nhỏ sao đẹp và dễ thương hết sức, giống gái mẹ Maxi của nó hơn là giống con trai tôi. Tôi nghỉ: 'Chà, gởi hình nó về cho bà con bên đó xem thì chắc họ mê thằng nhỏ này luôn." Cả nhà ba má nó đều vui vẻ vì cháu có bà lo cho, còn tôi cũng vui vì có cháu ở nhà hú hí cho đỡ buồn. Nghe nói bên này mướn người coi con nít tốn tiền cũng bộn chớ không ít.

Thời gian qua nhanh thiệt nhanh, thằng nhỏ lớn như thổi chẳng mấy lúc nó biết đi rồi vài năm sau đó má nó bắt đầu chở nó đi vào lớp mẫu giáo. Chính lúc này là cái lúc mà cảnh "má chồng, con dâu" bắt đầu xãy ra đây. Chuyện bắt đầu bằng từ chuyện nhỏ rồi từ từ nó mới biến thành to.

   Con trai tôi cuối tuần vào mùa hè thường đi câu cá. Vì cả nhà đi làm, thằng Tôni đi học, mỗi lần con tôi câu được nhiều cá, ở nhà một mình buồn tôi thường làm cá để ăn. Ngoài vườn sau có trồng mấy cây táo, cây bom nên sẵn đầu cá ruột cá tôi đem ra chôn dưới gốc cây  làm phân cho tốt. Không dè mấy con mèo trong nhà đánh hơi ra gốc xới lên tùm lum cả sân cỏ. Con Maxì thấy. Nó nói với con tôi là tôi ăn ở mất vệ sinh.

Mỗi lần nhà xài khăn giấy xong chưa dơ tôi thấy tiếc mới đem lau sàn nhà thì bị con Maxì nói là... tôi ở dơ. Mỗi lần nó thấy tôi lau là nó nhìn tôi mà mặt mày nhăn như khỉ. Thêm vào đó bây giờ thằng Tôni đã đi tới trường học không cần tôi chăm sóc như hồi trước nữa nên tôi có phần bị "nhẹ ký"đi. Tôi không còn được đối xử niềm nở như hồi mới qua nữa. À quên nữa, còn cái chuyện này mới là chết tui đây.

   Số là khi qua đây tôi có bị nám phổi. May mà khám sức khỏe lại không thấy nên tôi lọt qua đây. Tuy vậy ở chung với con cháu tôi sợ lây cho tụi nó tội nghiệp nên tôi tự ăn uống riêng để ngừa. Mỗi lần ăn cơm tôi thường đem vào phòng tôi ăn không dám ăn chung với tụi nó. Lâu ngày con Maxì để ý thấy nó nói tôi là "kỳ thị" nó, không ưa nó. Kể từ đó nó nhìn tôi có nửa con mắt! Có bữa tôi thấy nó om sòm, múa tay múa chưn với con trai tôi chỉ chỏ hoài vào phòng tôi ở. Tôi biết là nó đang than phiền về tôi. Tôi lâm cảnh "há miệng mắc quai" không thể nào tiết lộ sự thật được.

Rồi chuyện gì đến phải đến. Một bữa nọ, tôi thấy thằng con trai tôi mặt mày bí xị lắp bắp nói với tôi là nó muốn tôi về lại bên Việt Nam ở!

Tui thật là buồn khi nghe nó nói điều đó. Tui thật tình không muốn trở về bển sống nửa. Tui thấy ở bên này dù như thế nào vẫn hơn ở bễn nhiều. Giờ gặp cái cảnh xui xẻo này mà con nó lại muốn tui trở về thì thật là khổ cho tôi vô cùng. Thật là "chạy tới đâu ma theo tới đó!" Giờ mà trở về bên bển sống là cả một cực hình cho tui.

Mỗi đêm tui đều khóc và chỉ còn biết cầu xin Trời Phật làm sao cho tụi nó đổi ý kiến để tui được sống bên này còn hơn phải trở về bển lại để kéo dài cuộc đời già còn lại của mình một cách đầy chán chường. Xin Trời Phật giúp cho con!.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,266,865
Tác giả từ Việt Nam tới Bắc Mỹ theo diện du lịch thăm cha mẹ và các em. Bài viết về nước Mỹ của bà thể hiện sự xúc động không phải vì nhà cao
Bút hiệu “Mợ Tư Đa Kao” lần đầu tới với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài viết được bằng e-mail. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết và bổ túc phần sơ lược tiểu sử
Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, giáo viên tại Việt Nam, theo chồng định cư ở Mỹ diện HO năm 1995. Hiện cư ngụ tại thành phố San Jose
Vừa nghe xong cô xướng ngôn viên Chu L.. thông báo ngày giờ và địa điểm buổi nói chuyện của Bác sĩ Phi... về chứng ung thư ruột già, bà Đồ vội vàng nhắc chồng
Người viết là một thầy giáo từ Việt Nam, đi dạy đã gần 30 năm, qua Mỹ theo diện ODP. Đang làm manager tại một Trung Tâm dạy kèm sau giờ học
Tuy mới tròn năm tuổi, bé Sandy cũng biết háo hức chờ cho đến giây phút đó. Khi người khách cuối cùng rời khỏi buổi tiệc sinh nhật của bé
Tác giả cho biết cô là cư dân Virginia, hiện hành nghề “dzũa nail.” Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là "Một Ngày Như Mọi Ngày" đã phổ biến
Tác giả đã được tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội
Mỗi lần nói chuyện với ông Đạt, dù bằng phone hay trước mặt ông, tôi vẫn phải nói lớn hơn bình thường rất nhiều. Vì tai bên trái của ông gần như hoàn toàn bị điếc
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bài được chuyển đến bằng email. Mong cô sẽ viết tiếp và bổ túc ít dòng sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến