Hôm nay,  

Chiếc Giày Há Miệng

22/12/201200:00:00(Xem: 364796)
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi. Chúng tôi cũng vừa mới dọn đến thành phố này được hơn một tháng, sau khi tôi tốt nghiệp và bán đi cái tiệm nail. Hiện tôi đang volunteer tại một trường Tiểu học ở Marysville trong khi nộp đơn xin đi dạy. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Phương Hoa là “Bằng Nail và Bằng Cấp.” Bài viết thứ hai, “Con kiến và Củ Khoai”. Và sau đây là bài viết thứ ba.
006__2_
Ngôi làng của bộ lạc Miwok đã được tái tạo, có bảy chiếc lều nhọn giống như những cái tháp, làm bằng vỏ cây và dây nho, gọi là “Umacha- Bark house.”
Tin…Tin… Tiếng còi xe của mẹ Ashley làm My lính quính. Vừa khập khểnh chạy vừa cố lôi cái quần Jean đang mặc dở lên, My ra nhà giặt vơ đôi giày tenis. Hôm nay My xin phép mẹ theo gia đình Ashley và vài đứa cùng lớp đi tham quan khu rừng “Indian Grinding Rock” ở Sierra Nevada Foothills, gần sòng bài Jackson. My cảm thấy vui mừng lẫn hồi hộp vì lần đầu tiên đi thăm công viên lịch sử này. Mang xong chiếc giày bên kia, xỏ chân vào chiếc bên trái, My bỗng giật mình tái mặt. Trước mũi chiếc giày, ở đâu ra một đường nứt khoản năm phân. Mỗi lần My nhúc nhích chân, nó ngáp ngáp như cái miệng con ếch!

Chết rồi! Tối qua My bỏ nó vào máy giặt nhưng đâu có thấy nó rách chỗ nào. Làm sao đây. Tất cả “gia tài” cho đôi chân, My chỉ có mỗi đôi giày đó.

Tiếng Ashley giục giã:

- Hey, My! Nhanh lên chứ! Má tao đang đợi nè! My sực tỉnh, vội vã cột giày rồi chạy ra. Phải mang đại thôi. Không còn đường lựa chọn.

Cửa sau của chiếc van bật mở, My lên ngồi cạnh Heather, kế đến là Casey. Ashley ngồi một mình ở đàng sau, dựa ngửa đầu nghêu ngao hát. Katie, nhỏ em tám tuổi của Ashley, mặc đầm rất đỏm dáng, điệu đàng cài kẹp trên đầu, ngồi đàng trước với mẹ nó, bà Rose.

Xe ra khỏi thành phố, bon bon trên xa lộ 88 về hướng Jackson. Mấy đứa con gái tán chuyện rần rần. Hết nói về những bộ phim “hot” của tuổi “teen,” lại đến những kiểu thời trang giảm giá ở Macys, rồi chuyển qua “mấy thằng boy” cùng lớp. My ngồi im thin thít. Chân phải gát chéo lên chân trái. Người co lại. Cố gắng không cho ai thấy chiếc giày “tàn tật” của mình. Nhìn tụi nó My thật ngưỡng mộ. Vui đùa hớn hở. Quần áo, giày dép, toàn hàng hiệu. Không Tommy thì cũng Nikes, Nordstrom, Sketchers.

Từ khi ba bỏ đi đến giờ, My hết hưởng được những thứ ấy. Mẹ cật lực làm hai job vẫn không đủ trả nợ nhà, xe, và đủ thứ bill ba để lại. Đồ đạc của My, quần áo dép giày đều từ Goodwill, Outlets. Nhiều lần nửa đêm thức giấc, My thấy mẹ ngồi khóc một mình. Rất thương mẹ nên My sống an phận. Không vòi vĩnh. Lâu lâu, My giúp bà hàng xóm Evelyn dọn dẹp vườn sau, nơi mấy con chó cưng của bà “xả rác,” kiếm thêm tiền mua sách vở. My chợt sờ vào túi quần Jean, nơi mười hai đô la được gói cẩn thận trong tờ giấy napkin. Mười hai đô la My dành dụm. Mẹ hứa kỳ tới lãnh lương sẽ cho thêm để My mua một đôi Sketchers. Không ngờ hôm nay đôi giày cũ lại “dở chứng” bất tử như vậy.

- “Mom!” Nóng quá, mở máy lạnh đi! Con bé Katie đột nhiên nói lớn.

- Được rồi, công chúa! Lúc nào cũng có chuyện càm ràm. Bà Rose mắng yêu.
007__2_
Tác giả (phải), và tượng người vũ công da đỏ tại vườn Indian Grinding Rock, nơi tác giả chứng kiến câu chuyện của My.
Không khí trong xe mát dịu, nhưng con bé đỏng đảnh muốn chứng tỏ “quyền uy,” tạo sự chú ý của mọi người. Là con út được chìu cưng, Katie muốn gì được nấy. Lâu lâu nó nhịch ngợm chọc phá bạn của Ashley nên thường bị gọi là “The little brat.”

Xe vừa dừng lại là cả bọn nhảy xuống. Mọi người vươn vai hít thở bầu không khí trong lành, ngan ngát hương hoa. Thời tiết hôm nay rất đẹp. Trời trong xanh không một gợn mây. Gió nhè nhẹ, chỉ đủ làm lay động cỏ cây hoa lá. Nhìn những cụm hoa rực rỡ chen lẫn trong rừng oak xanh rờn, mấy đứa trầm trồ “Ooh” Aah” om sòm, xúm nhau “tạo dáng” chụp hình tới tấp. Sau khi chụp chung một số hình với các bạn, My lảng ra nơi khác, đi vòng vòng. Sờ nắn những cái cối đá tròn tròn, My không hiểu với những cái cối chỉ lớn hơn cái cốc này, người Miwok cổ xưa làm sao nghiền hột “acorn” để làm bếp. Băng qua khoản cỏ, My trèo lên bức tượng người vũ công da đỏ, một công trình điêu khắc giá trị, nhìn ngắm tứ phương rồi trèo xuống để qua bên kia xem ngôi làng lịch sử.

Ngôi làng của bộ lạc Miwok đã được tái tạo, có bảy chiếc lều nhọn giống như những cái tháp, làm bằng vỏ cây và dây nho, gọi là “Umacha- Bark house.” Đứng trong túp lều, My có thể ngắm những con chim humming-bird mình xanh cổ đỏ chuyền nhảy trên cây. Bên kia là con đường mòn để du khách đi bộ vào rừng thưởng thức quang cảnh thiên nhiên. Họ sẽ được chiêm ngưỡng nhiều loại cỏ cây từng là “cứu tinh” của người bản xứ.

Cảnh vật thật thơ mộng, nhưng My phải cẩn trọng từng bước để tránh chiếc giày gây nên “sự cố.” Phải chi ba đừng bỏ mẹ, My đâu khổ sở thế này. Hồi còn ba ở nhà, My đã từng có đủ mọi thứ. Sự việc cũng chỉ tại cái lần ba về Việt Nam mà mẹ không chịu đi cùng. Vợ mấy bác HO bạn của ba đã xúi mẹ phải đi theo, không thì “ông ấy sẽ bị mấy con mèo móng đỏ bên Việt Nam cướp mất.” Nhưng mẹ không nghe. Bà nói ông đi làm cỏ có thể nghỉ lâu, bà làm hảng phải ở nhà giữ job. Mẹ đã đưa hết số tiền dành dụm để ba về quê nội xây nhà. Nhưng rồi nhà nội đâu có xây, mà khi ông trở qua, số tiền lớn đem theo đã bay sạch. Sau khi li dị, ba My về Việt Nam cưới cô bán bia ôm chỉ lớn hơn My mấy tuổi, rồi bảo lãnh qua đây. Nhìn đôi giày rách dưới chân, My nghĩ đến đứa con gái nhỏ của ba. Mỗi lần ba chở My đến nhà, nó lôi ra khoe đủ thứ đồ chơi đắt tiền và quần áo đẹp. Bà dì ghẻ trẻ thì trợn nguýt, kiếm chuyện nạt nộ ba My nhưng ông ấy vẫn im re. My kể chuyện cho nội nghe, bà nói “thằng cha mày đang bị trời phạt!”

Dừng lại ở bìa rừng, My nhặt một quyển sách nhỏ trong hộp “tour guides.” Quyển sách hướng dẫn này giới thiệu đầy đủ chi tiết giúp khách tham quan nhận biết các loài động vật hoang dã và thực vật đang tồn tại ở khu rừng oak (sồi) và pine (thông) này. Các loài chim thì có chim cun cút, gõ kiến, họa mi, vàng anh, humming-birds, và nhiều loại khác. Thú rừng thì nào là nai, cáo, sóc, thỏ, mèo rừng, gấu, sói, và thỉnh thoảng người ta cũng gặp một vài con sư tử và gấu đen xuất hiện trong khu rừng rậm ít người tới lui.

Có hơn 130 loại cây cỏ lá hoa trong khu rừng mà người Miwok đã từng dùng làm thức ăn, thuốc trị bệnh, và chế biến sản phẩm hoặc gia dụng trong nhà. My đến trước một bụi Hoa Xà Phòng, “Soap Plant.” Thật không thể tưởng tượng, củ của loài hoa sáu cánh dài màu tím nhạt chỉ nở một đêm rồi tàn, có thân và lá giống như hoa huệ này lại có công dụng vô biên. Người da đỏ đã ép củ hoa làm xà phòng, đổ xuống ao hồ cho cá “say xỉn” nổi lên, luột củ hoa làm keo dán, phơi khô thì sẽ có những cái chổi nhỏ làm cọ sơn hay quét bụi ghế bàn. Nhưng đem vùi nướng trong tro thì lại thành những củ hành ngọt và thơm phức cho bữa tối. Đúng là loài hoa “bửu bối,” nhưng người ta phải đợi đến mười năm từ khi gieo hột, cây mới trỗ bông! Gần một cây thông nhỏ, My chú ý đến chòm hoa tháp nhọn, được bao vây dày đặc bỡi những búp hoa trắng nõn nà giống hình mỏm sói, gọi là Hoa Sói trắng, “White Lupine.” Hoa Sói trắng chứa nhiều chất bổ dưỡng và chất đạm, “protein.” Bộ lạc Miwok đã dùng làm thức ăn, hột ép dầu, bột hoa làm gia vị nấu nướng, bánh mì, cà phê, và rượu. Đặc biệt, lá của nó pha trà trị ói mửa, cầm máu, sán lãi, lợi tiểu, điều kinh, và ngâm nước đắp sẽ làm tan ung nhọt. My bước sang bên cạnh xem một loài hoa màu đỏ cam trông thật lạ mắt. Hoa nở to chỉ với một lớp cánh mỏng như bông bụt, giữa nhụy hoa là hai đóm trắng và vàng, hình thành giống hệt mắt mũi của “lão Tôn” học trò Đường Tam Tạng. Đó là Hoa Khỉ, “Monkey Flower.” Ngày xưa, muối rất quí hiếm nên người Miwok đã dùng lá của loại hoa này để thay thế muối. Lá Hoa Khỉ tươi ép ra nước chữa được phỏng và ngứa lở ngoài da; độc đáo hơn, hoa và rễ của cây dùng làm thuốc sát trùng, chữa lành vết thương và đau nhức.

My định bước sâu vô phía trước, bỗng nghe Ashley kêu:

- Ê My! Mày đang làm gì ở đó? Ra ăn trưa cái đã, rồi lát nữa hãy đi bộ vào rừng.

- Okay, được rồi! My nói và quay trở lại. Ra gần đến chỗ mấy túp lều Miwok, một con sóc nâu cổ trắng bỗng chui ra từ đám dây leo. Nó đứng dựng, vểnh cái đuôi dài như cái chổi lông, đôi mắt đen láy nhìn My chăm chú. My thích thú đưa tay ngoắt. Sóc ta rất dạn dĩ, bước đi vài bước rồi đứng lại nhìn. My bật cười, phóng tới chụp lấy nó, không ngờ con sóc lỉnh mất tiêu. Nhưng chiếc giày của My lại vướng vào một nhánh cây khô làm My chúi mũi, té nhào tới trước. Nhánh cây gãy, ghim sâu vào chỗ rách của chiếc giày. My ngồi dậy giật nó ra, và bỗng ôm lấy mặt. “Mõm” của chiếc giày oan nghiệt đã “toang hoác” ra tận đàng sau! My muốn òa lên khóc.

- My ơi! “Come here!” Có tiếng Heather gọi. - Qua đây ăn “Chicken pie” nè, ngon lắm! Miễn cưỡng, My đứng dậy. Lê từng bước chậm chạp. Từng bước, từng bước. Thật lâu My mới đến ngồi cạnh Ashley, bưng đĩa pie lên và cắn một miếng.

Con bé Katie ngồi phía đối diện đột nhiên nhìn xuống chân My. Đầu nó nghiêng qua ngoẻo lại, giống như con gà nòi đang lâm trận. My cứng mình. Ruột gan như cồn cào đảo lộn. Chết thật. Con nhóc này sẽ thấy mất thôi!Quả vậy. Nhìn một hồi, Katie bỗng chỉ xuống chân My, phá lên cười ngặt nghẽo:- Ha…ha… chiếc giày của chị My đang…há miệng ra!

Mặt My đỏ như quả gấc. Heather và Casey vội quay đi. Ashley trợn mắt:

- “Shut up!” Katie! Mày phát ngôn bậy bạ cái gì thế!

Miếng pie nghẹn lại nơi cổ họng, mặt nóng bừng, My ước gì có thể biến đi.

“Im sorry” My! Ashley thì thầm vào tai My. - Katie là con nít, mày đừng để ý.

- Tao phải đi toa lét. My nói và đứng dậy lê bước như kẻ không hồn. Đến con đường mòn vô trail, My giận dữ bứt lá hai bên đường ném ra tứ tán. Được một lát, My chợt nhớ là sẽ bị phạt nếu làm hại cỏ cây, nên dừng lại. Đến một gốc cây ngã, My trèo qua phía bên kia rồi nằm vật xuống đám lá khô, khóc nức nở. Lần đầu tiên My bỗng thấy ghét ba thậm tệ, dù mẹ luôn dặn phải tôn trọng ba. Nhưng sao đứa con bà vợ nhỏ có đủ thứ, My chỉ cần một đôi giày mà kiếm không ra.

Trước kia, lâu lâu ba cũng có dúi cho My chút đỉnh để ăn quà. Nhưng một hôm bà vợ nhỏ bắt gặp ba moi tiền giấu trong ghi đông xe đạp đưa cho My, bà làm ầm ĩ. Từ đó My không đến nữa. Ba muốn gặp thì đón ở trường, chở My đi ăn rồi trả về với mẹ. Nhưng lâu rồi ba không đến đón, chắc là bị bà ấy cấm. Khóc một hồi, mùi hương hoa thoang thoảng xung quanh giúp My dịu lại. Ngồi dậy, cảm thấy bàn tay đang chống trên một vật mềm mềm, My nhìn xuống bỗng rụt tay lại, hét lớn:

- Á…con rắn!

Trộn lẫn với đám lá khô là một vật màu vàng và đen có khoang trắng. Không phải con rắn. Một chiếc xách tay nhỏ xinh xinh. Mở ra, My giật mình thấy tờ hai mươi đô la, nằm lẫn lộn với vài thứ lặt vặt. Trong giây phút, trí My hiện ra đôi giày Sketchers với cái bản “On Sale” màu đỏ ở Sears. Số tiền này, cộng với mười hai đô la có sẵn, My sẽ mua một đôi giày mới. Nhét tờ giấy bạc vào túi, đặt chiếc bóp lại chỗ cũ, My đứng dậy bước ra. Nhưng My cứ mãi băn khoăn. Số tiền đó không phải của mình. Người nào đánh mất chắc cũng cần nó lắm. Tờ giấy bạc hai chục, chiếc giày rách, tiếng cười của Katie, và đôi Sketchers trên kệ ở Sears nhảy múa trong đầu My liên tục.

Đắm trong suy nghĩ, sém tí nữa My đụng một người. Cô gái mắt xanh tóc vàng xinh đẹp đang cầm nhánh cây đào bới vào những đống lá khô. Tâm trạng đang vui, My mỉm cười:

- Hello! Bạn đang làm gì vậy?

- Hi! Mình tìm cái bóp. Cô bé nói. - Sáng nay, mình đi qua đây rồi đuổi theo một con nai nhỏ. Khi trở lại thì cái bóp đâu mất tiêu. Mình đã tìm khắp nơi mà không thấy.

- Có phải cái bóp nhỏ có màu vàng đen và vằn trắng?

- Đúng rồi! Cô bé mừng quính: - Bạn có thấy nó không?

- Đi với tôi. My nói. - Tôi đã thấy nó ở đàng kia.

- Ồ, cám ơn bạn. Mình tên Julie, bạn tên gì vậy?

- Mình tên My. Rất vui được gặp bạn. My nói, rồi dắt Julie đến nhặt lại cái bóp và móc túi lấy ra tờ giấy bạc: - Đây là số tiền trong chiếc ví.

- “Thank you, My!” Julie cất tiền vô bóp rồi ôm chặt vào trước ngực, mặt rạng rỡ:

-Xin ghi nhận tấm lòng trung thực của bạn. Mình đã để dành số tiền này, định cuối năm kiếm đủ sẽ mua chiếc áo lông mà Ellen em gái mình rất thích, làm quà Giáng Sinh cũng là quà Birthday cho nó. Cha mình đã bỏ đi mất từ lâu, mẹ mình bị tai nạn chết cách nay mấy tháng. Mình và Ellen đang sống tạm với người của nhà thờ trong khi chờ đợi tìm lại cha. Mình sợ là sinh nhật tới sẽ không có ai mua quà cho em ấy.

My đứng lặng, nhìn sững Julie, rồi đột nhiên cho tay vào túi quần, móc ra gói giấy napkin, lấy hết mười hai đồng bạc dúi vào tay cô gái:

- Cầm lấy! Đem về mai mốt mua quà cho em của bạn.

Julie tròn mắt, hết nhìn My lại nhìn nắm giấy bạc trong tay.

Nụ cười trên môi, My vẫy chào Julie rồi chạy trở ra khu “picnic.” Chiếc giày há miệng đánh phành phạch, phành phạch theo mỗi bước chân My.

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
14/10/201608:09:33
Khách
Bài viết thật sinh động. Đọc xong xúc động. Cô Phương Hoa thật đa tài, vừa làm thơ hay, viết văn giỏi. Tôi đọc bài nầy hai lần đó. Cảm ơn cô Phương Hoa.
25/01/201607:27:25
Khách
Bài viết hay, cảm động. Đọc xong, các cặp vợ chồng Việt trên xứ sở này hay ở bất cứ nơi đâu nên suy nghĩ chín chắn trước khi bỏ nhau vì người thiệt thòi nhất là đám con chung còn nhỏ! "Đồng vợ, đồng chồng tát biển Đông cũng cạn". Nói cho ngay ra nếu còn được Mẹ chăm sóc cũng còn may mắn vì cổ nhân có câu "Mất cha ăn cơm với cá, chứ mất Mẹ lót lá mà nằm".
27/12/201215:27:39
Khách

"Chiếc giày há mồm" thật tuyệt. Khi đã bắt đầu đọc thì không dừng lại được, nội dung sâu sắc, rất xúc động... cây bút trẻ này sẽ còn tiến xa... hehe...tôi đã đọc 03 bài viết của Phương Hoa, cùng một phong cách viết văn , 03 đề tài khác nhau nhưng " Chiếc giày há mồm" mang lại cảm xúc nhân văn sâu sắc. cố gắn cho bạn đọc thêm nhiều bài nữa nhé. Thank you!!
29/12/201208:55:07
Khách
Cám ơn Saurom70 đã đọc và comment. Sự khuyến khích của bạn sẽ giúp tác giả thêm nghị lực và cố gắng hơn cho những bài viết sau này.

PH
22/12/201208:18:48
Khách
Hi Việt Báo,
Có thể nào quí vị làm ơn delete dùm cái câu caption cho tấm hình đã bị đi “lộn chỗ” trong bài này: “Căn lều của bộ lạc Miwok xưa, gọi là “Umacha- Bark house,”gần nơi My chụp con sóc và…“tai nạn” xảy ra”

sau đoạn văn thứ ba, bên dưới tấm hình bức tượng.
Xin cám ơn.
Phương Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,021,084
Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell Minnesota. Bài mới nhất của cô là một truyện ngắn về đời sống Mỹ, với đủ loại bảo hiểm và chuyện “đầu tư” cho con cái.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy tại địa phương. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ tư của cô.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký vui về chuyến đi Âu châu.
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Bài viết mới nhất của nhà văn linh mục là một truyện ngắn, được tác giả giới thiệu như sau:
Tác giả là một huynh trưởng hướng đạo, đồng thời cũng là một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Nguyễn Đức Thắng là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài đặc biệt kể về "Người Vợ Bắc Kỳ" -hiện đã có trên 60,000 lượt người đọc. Bài viết mới của ông là chuyện về một đêm Halloween, và “mặc cảm phạm tội” của chàng với bà vợ bắc kỳ mà tác giả gọi đúng kiểu bắc kỳ xưa là “nhà tôi”.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Bài viết mới nhất của cô kể về trận siêu bão Sandy vừa tàn phá miền Đông, nhìn từ Boston.
Tác giả đang sống tại Saigon, thường viết chuyện về Việt kiều và quê nhà, đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Năm 2007, bài "Gả Con Cho Mỹ" của ông vào danh sách 10 bài được đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online. Bài viết mới của ông là một du ký kể chuyện đưa bà con Việt kiều đi từ Nam ra Bắc.
LTS. Năm (5) ngày trước khi bầu Tổng Thống Mỹ 2008, Việt Báo Daily News số đề ngày Thứ Sáu 31-11-2008, có đăng bài của tác giả Quân Nguyễn, "Xem Số Obama."
Tác giả là một kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona. Là con một gia đình H.O., từng trải qua nhiều năm khốn khó khi miền Nam đổi đời, Nguyễn Khánh Vũ đã góp nhiều bài viết xúc động khi tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Bài mới của ông là chuyện bầu cử, nhân ngày tổng tuyển cử 6-11 sắp tới.