Tác giả sinh tháng 10/1939. Hiện là cư dân Houston, Texas.Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ. Bài viết đã phổ biến: Chiếc hải bàn kỳ diệu. Sau đây là bài viết mới nhất.
Sau bốn ngày, năm đêm lênh đênh trên biển cả đầy gian nan, thử thách. Cuốí cùng tàu cũng đến được bến bờ tự do Mã Lai.
Mã Lai, đất dừng chân đầu tiên của người tị nạn, mà nhà văn Duyên Anh đã ví von gọi:”quán trọ trước cổng thiên đường”. Chỉ đúng cho những người đến trước ngày nghiệt ngã 14/3/89 khi các đảo trong vùng Đông Nam Á chưa có lệnh đóng cửa.
Tàu của Hải đến tháng 7/89 nên bị giử lại bốn năm trên đảo để nhận chịu cơn bão thanh lọc còn khốc liệt hơn bão biển ngoài đại dương. Để chống bão thanh lọc hung hãn, người tị nạn lại phải tưới máu của mình qua các cuộc tranh đấu:- mổ bụng, tự thiêu để tìm lẻ sống cho gia đình, cho con cái mình sau nầy.
Tháng 5/1993 hai bố con Hải cũng đến được nước Mỹ, chấm dứt một giai đoạn đau thương mà Hải đã gánh chịu trong suốt 14 năm dài ròng rã.
Sau tám năm tù không án của Việt Cộng, Hải về lại Sài Gòn. Nơi chàng đến là ngôi biệt thự cổ của Bà Cố ở đường Huỳnh tịnh Của phường 8 quận 3 Tân Định.
Thấy Hải về bà cố gọi bé: Rơi, ra chào ba đi con. Đứa bé đã hơn 8 tuổi, nhìn cha trong ngỡ ngàng xa lạ. Hải ngậm ngùi thương xót, vì vắng bóng cha lâu năm nên mới có cảnh nầy. Bà cố nói tiếp: vì không biết tên nó là gì nên đặt như vậy cho hợp hoàn cảnh của nó.
Hải nhìn con sót sa, đứa bé đã mất mẹ sau một năm Hải vào tù. Không biết người vợ xưa nay còn sống hay chết.
Hải nhớ ngày ấy, nàng và Hải gặp nhau trong lễ khao quân mừng chiến thắng cuả Sư Đoàn 2 bộ binh tái chiếm cảng Sa Huỳnh Quảng Ngãi năm 1973. Nàng là phóng viên báo chí trẻ, đẹp, tháp tùng phái đoàn báo chí của Phủ Tổng Thống từ Sài gòn ra làm phóng sự. Xe jeep Hải được trưng dụng đưa đón, Hải là tài xế, duyên nợ đưa đẩy nàng lọt vào xe của Hải. Trong suốt hai ngày làm việc, Hài và nàng yêu nhau, rồi cưới nhau thật chóng vánh sau đó.
Năm ấy, ngày con ra đời Hải nhận được điện tín của vợ; “Đã sinh bé gái nặng 4kg3, đặt tên Sa-Huỳnh để kỷ niệm địa danh tình yêu cuả mình”. Mười lăm ngày phép đã được chấp thuận để bay về Sài gòn thăm vợ con. Nhưng tiếc thay tình hình chiến sự biến chuyển phức tạp và nhanh chóng đưa đến kết thúc chia lìa.
Mùa xuân năm 1975, Hải theo đơn vị trấn giữ phòng tuyến tỉnh Phan Rang để Sài Gòn tái phối trí. Mặt trận bể, Hải bị bắt ngày 16/4/1975 trước khi Sài Gòn lọt vào tay giặc.
Trong trại tù hướng về gia đình, lòng Hải đau như cắt, không biết vợ con mình ra sao trước nghịch cảnh của thời cuộc, không nhà cửa, mất việc làm, không tiền bạc, không họ hàng thân thuộc để nhờ vã qua truôn. Mãi một năm sau Hải mới biết: vợ đã bồng con đến xin tá tấp với bà cố để rảnh tay làm ăn.
Thế rồi trong một chuyến buôn đường dài nàng ra đi biền biệt không về nữa, gia đình Hải ngập chìm theo mệnh nước luôn từ đó. Tội nghiệp cho đứa bé đã vắng cha nay còn mất mẹ!
Bà cố còn nói: tội nghiệp con bé vì thiếu vắng cha mẹ nên khóc ròng rã, may nhờ có dì Tư dỗ dành nuôi lớn thế đó. Hải thầm cám ơn dì Tư và bà cố đã thương yêu đùm bọc đời con của Hải.
Bà cố đã ngoài 80, do cuộc sống thanh nhàn nên trí tuệ vẫn còn minh mẫn tinh anh. Bà có người con nuôi là ông cậu Năm, thuở nhỏ mồ côi cha mẹ được bà cố nuôi cho ăn học thành tài, sau bà gả người cháu gái ngoan hiền của bà làm vợ, bà lý luận: cưới con nhà môn đăng hộ đối không thuần thục bằng gái quê nết na đôn hậu như cháu cuả bà. Ông cậu Năm vì hiếu đạo nên tuân theo.Ông là một thương gia xuất nhập cảng phân bón giàu có thời bấy giờ, các kho 7, 8 cùng với nhà máy sản xuất phân bên Khánh hội là tài sản cuả ông.
Bà cố an hưởng sự giàu sang cuả ông cậu Năm dâng tặng đáp đền công ơn. Ngôi biệt thư bạc triệu ở đường Huỳnh tịnh Cuả do ông cậu Năm tậu ra để rước bà cố về ở, vườn có trồng mít, xoài, mận cây cảnh đẹp mắt rợp bóng mát quanh năm.
Hai cha con nương nhờ Bà Cố không bao lâu thì biến cố xảy ra, Việt cộng dòm ngó khu biệt thự nầy chúng bảo: lần đánh tư sản trước sót nay bổ sung, vì bổ sung nên chúng cho bà cố đem theo chút đỉnh đồ cần thiết sống nốt tuổi già, ngoài ra phải để lại tất cả. Bộ trường kỷ, tủ thờ, liển đối cẩn xá cừ đáng giá bạc triệu đều bị niêm phong !
Ông cậu Năm căm tức Việt Cộng chưởi bằng tiếng Tây: xà- lu, cu-son đủ điều nhưng chúng nào có hay biết ngôn ngữ dó, chúng chỉ biết ngôi biệt thự và các món đồ quý giá mà thôi!
Cha con Hải đùm túm nhau qua phường 14 quận 3 hẻm 220 bên hông viện đại học Vạn Hạnh tuốt sau đầm rau muống. Nơi đây là xóm lao động nghèo nàn, nhà sàn vách ván, bùn lầy nước đọng, hôi hám bẩn thỉu đủ xúc cảm để nhạc sĩ Lam Phương cho ra đời nhạc phẩm “Kiếp nghèo”vang bóng một thời!
Cũng chính nơi đây Hải đã có dịp sống gần gủi với nhà thơ tài danh Bùi Giáng người cùng quê Quảng Nam với Hải. Dù ngoại cảnh có khó khăn thế nào đối với ông cũng vô nghĩa , vì ông đang sống trong vô thức với cõi thơ của mình.
Mỗi ngày khi xuất hành, trên vai ông đều mang mấy bao rác cũ cùng với nồi niêu son chảo sức gọng gảy càng đi theo, hỏi ra ông bảo: đây là thành quả lao động XNCN.
Một lần thấy ông đội mưa đi, mình mẩy ước sũng thật tội nghiệp, Hải buột miệng gọi: Thầy ơi vào “đụt” mưa đã thầy. Ông quay vào nhìn và hỏi:-Mày có học với “qua”không? Hải đáp: con không học với thầy nhưng con người cùng quê với thầy.
Thấy cùng âm tầng ông vào nhà, Hải lấy khăn cho ông lau khô và gặp bữa mời cơm. Mâm cơm cha con Hải chỉ vỏn vên hai con cá nục,đĩa rau luộc và tô nước rau làm canh. Gặp khàch quí đứa bé nhường phần, ông ăn ngon lành có lẽ mưa lạnh bụng đói, tráng miệng là chén khoai khô ngào đường đặc sản miền Trung, ăn xong ông nóì: lần sau cho thêm vào ít đậu xanh nữa thì hương vị sẽ bùi hơn. Với nhận xét tinh tế ấy ai baỏ ông điên đều sai hết. Người điên không có cảm giác vui buồn, vị giác ngon dở. Nghe nói cólần ông còn biết cách trốn khỏi nhà thương điên Chợ Quán khi bị việt cộng bắt nhốt vào đó.
Hai ngày sau ông quay lại trao cho Hải một lon gạo, Hải ngỡ ngàng, ông bảo: “Qua” trả lại phần cơm hôm trước. Hải nói thầy làm gì vậy, ông bảo đời nầy phải rứa mới được -lấy đi, ông nói như ra lệnh. Chắc rằng qua bữa cơm, ông đánh giá được mức sống của cha con Hải nên mới tỏ cử chỉ đền bù như vậy. Dịp nầy Hải nói với ông: -Thầy còn sách gì cho con đọc với, sách bây giờ đọc không được, ông bảo đưa giấy viết ra ông viết tên sách và đến địa chi…/75 đường Trần quốc Toản gần Viện Hóa Đạo lấy. Thế nhưng hôm sau ông trở lại bảo đừng lên, vì công an đang theo dõi khu đó.
Hải đắng cay cho phận mình đã đành, và thấm thía cho phận người của ông, vì mới ngày nào đây ông còn là nhà giáo đứng trên bục giảng mà nay bị gạt ra sau đầm rau muống không xa nơi ông dạy là bao!
Nơi cha con Hải là nhà cụ Tĩnh quê miền Trung chạy vào. Cụ có con đi tù về nay đã vượt biên qua Mỹ. Mỗi lần có quà gởi về, cụ nhờ Hải đưa lên Tân sơn Nhứt nhận, thùng hàng nặng 20kg. Khi mới qua khỏi phòng quan thuế thì đã có người vồn vã xin số nhà để đến tính giá mua. Hoạt cảnh nầy gợi cho Hải suy nghĩ: tại sao Hải không làm ăn như họ để kiếm sống nuôi con?
Hải xin cụ Tĩnh cho Hải lên list hàng và đi khảo giá ở các tụ điểm chợ trời thuốc tây Tân Định, Tân Bình, An Đông, Nguyễn Huệ và Trương Định đồng thời quan sát cách làm ăn của họ xem sao.
Đến chợ trời Tân Định, sau khi nhìn trước xem sau không thấy công an. Hải chìa list hàng ra thì đã có nhiều cánh tay với lấy. Người đang đọc list hàng , Hải thấy quen quen như đã gặp đâu đây. Ôi thôi! Hải nhận ra rồi, người ấy không ai khác hơn là “Tâm heo” người tù cùng trại, cùng được về một lần với Hải. Sở dĩ “Tâm heo” có bí danh oan nghiệt này vì Tâm lai Pháp chứ không phải lai giống heo. Vào trại được phân công nuôi heo nên có mỹ danh ”Tâm heo” từ đó. Nuôi làm sao không biết cứ 10 hoặc 12 tháng heo đang khoẻ mạnh bỗng lăn đùng ra chết . ”Tâm heo” lại phải làm báo cáo, kiểm điểm đủ điều vì đã làm thiêt hại tài sản XHCN.
Heo chết có lệnh làm thịt, bộ đồ lòng ngon nhất phải đem ra bụi chuối để, đêm về có người lạ đến lấy, người lạ trong trại không ai khác hơn là cán bộ lấy chia nhau, tù chỉ được lát thịt mỏng và chút nước ăn để tráng miệng!
Với thành tích như vậy mà “Tâm heo” vẫn được cho về. Trong khi đợi làm thủ tục ngoài hội trường. Hải đùa với “Tâm heo”: -mày có công trạng gì đâu mà về, nuôi heo thì heo chết. Hắn tự hào nói như kể công: -tao không có công với ”cách mạng” nhưng có công với anh em. Nếu tao không bắt bò cạp bỏ vào tai heo, bò cạp cắn, heo chết thì làm gì anh em kể cả mày có chút thịt nhét răng?!
Trong tù bị kềm kẹp mà nó xoay xỡ khôn lanh vậy. Nay ra ngoài “Tâm heo” đã có mặt nơi đây sớm hơn Hải thì quả thật tài tình. Hải dành cho “Tâm heo” mua trọn list hàng và từ đó Hải theo “Tâm heo” vào nghề dược sĩ vỉa hè bất đắc dĩ. Hai tên cựu tù như hai chiếc nạng gỗ chống đỡ nhau cho khỏi ngã trước cơn thác lũ đổi đời.
Vì không vốn nên khởi nghiệp của Hải là chạy ”cò”. Lấy hàng từ ngưòi A giao qua cho người B nhưng phải có người bảo đảm (co-sign) để kiếm ăn qua ngày. Khách hàng nhiều loại: các phòng mạch chui, các mối từ tỉnh lên, các bệnh viện và các tụ điểm chợ trời khác trong thành phố.
Chợ trời là vùng công dân hạng B như Hải sinh hoạt, do sa cơ thất thế tụ lại kiếm sống nên quy tụ nhiều thành phần: Kỹ sư, bác sĩ, giáo chức mất dạy, sĩ quan tù về, dân kinh tế mới bỏ rừng về thành, mỗi người có một hoàn cảnh và nỗi niềm riêng nên dễ dàng dành cho nhau sự cảm thông thầm kín chứ không phải kiểu chợ trời chuyên nghiệp sẵn sàng sát phạt nhau để tranh sống.
Chính trong tình nghĩa chợ trời kiểu này mà Hải được “Tâm heo” đã chỉ cho phương thuốc gia truyền: “bào chế “ với bốn trái cam sành, loai cam có vỏ xanh vàng da sần sùi, trị lành bệnh loét bao tử xuất huyết hàng mấy chục năm nay không tái phát. Cũng tại đây có bà Đào chỉ cho Hải cách cúng giao thừa bằng tám chén chè đậu xanh nguyên hột để cầu ơn phước.
Bà Đào từ kinh tế mới về với ba đứa con và ông chồng sốt rét rừng thê thảm, hàng ngày chân thấp, chân cao theo xe buýt từ chợ Bà Chiểu qua Tân Định lấy thuốc lá về bỏ mối các tỉnh miền Đông. Hơn năm sau bà đi xe đạp và năm sau nữa bà đi PC, dấu hiệu thăng tiến!
Thấy vậy Hải nói: bà phải lòng cán ngố nào rồi sao mà mau khá vậy?. Bà Đào xua tay lia liạ nói: gặp cán ngố cán rựa gì đâu, có người thấy tôi quá nghèo nên chỉ cho tôi cách cúng như trên và được thế nầy đây. Hải nói: Tôi không nghèo sao bà không chỉ cho tôi. Bà ôn tồn: ông thử cúng như tôi xem sao. Hải làm theo vì thấy bà Đào có chuyển biến lạ.
Qủa nhiên phần Hải cũng có dấu hiệu tốt. Từ xe đạp Hải tiến lên xe Mobilete , phương tiện nầy giúp Hải thu ngắn khoảng cách và thời gian chuyển giao hàng quanh Sài gòn và cũng là cơ hội cho Hải vi vu lạng lách đó đây cho thoã chí sau tám năm đi bộ mòn chân trong tù. Vận hên như mĩm cười với Hải nhưng đường đời còn lắm chông gai!
Năm 1986 đại hội VI của đảng CS diển ra để cứu đảng khỏi chết, sau đó là lệnh đôỉ tiền. Sự sai biệt mệnh giá cũ mới quá cao khiến nhiều người trắng tay, người nghèo như Hải lại càng thê thảm hơn!
Lấy gì sống để nuôi con, tài sản chỉ có chiếc radio transitor ấp chiến lược cũ, ngoài ra chả có gì đáng giá. Tứ cố vô thân không ai để nương tựa khi hoạn nạn. Chỉ còn mấy lít máu đang luân lưu trong người là có thể bán để xoay xỡ qua truông mà thôi.
Hải lò dò đến bệnh viện Hồng Bàng để bán, đây là bệnh viện lao, họ mua máu để tiếp cứu những người thân bị lũng phổi ho ra máu.
-Gặp bảo vệ quát: Bệnh viện chưa đến giờ thăm nuôi vào đây làm gì!
-Hải bảo : tôi không thăm nuôi ai cả.
-Bảo vệ gằng giọng: không thăm nuôi vào đây làm gì?
-Hải lạnh lùng nói: Vào sớm để bán máu.
-Bảo vệ : máu tốt không mà bán? Có bị bịnh lậu, giang mai, Sida. không?Tự ái Hải bị va chạm vì bị xếp vào thành phần xấu trong xã hội, tuy vậy phải trấn tĩnh , vì nếu lạng quạng sẽ bị từ chối lấy tiền đâu xoay xỡ cấp thời.
-Hải nói: máu tôi loại 0.
-Bảo vệ: sao biết?
-Hải nói: trước đây đi lính máu đã có phân loại.
-Bảo vệ: trước khác nay khác, chờ thử lại.
-Hải hỏi : máu tốt mua bao nhiêu một “bịch” ?
-Bảo vệ: tốt 25 ngàn, xấu 15 ngàn, xấu hơn nữa không mua. Hải không hiểu trong thế giới mua bán hàng cao cấp nầy lại có chuyện lạ lùng khó tưởng, máu xấu là có tác hại rồi sao lại còn mua vào 15 ngàn, ai sẽ dùng loại máu xấu hạng hai nầy, công dân hạng B chăng? Có vào đây mới chứng kiến hoạt cảnh quái đản tưởng chừng chỉ xảy ra ở các nước cuối cùng của địa cầu, thế mà lại xảy ra ở Việt Nam!
Người y tá đo nhịp tim của Hải và nói: thấy chú xanh xao lấy máu có chịu đươc không? Hải nghĩ thầm, không xanh sao được, tuổi trẻ bị vắt kiệt xác trong tù, chỉ sống bằng ý chí và sức chịu đựng tận cùng chứ có chút dinh dưỡng nào đâu mà không xanh. Hải nói với y tá: cô cứ làm nhiệm vụ lẹ dùm.
Nhìn máu đỏ sóng sánh chảy từ tim ra, Hải thầm cám ơn cha mẹ đã truyền cho Hải dòng máu tốt nuôi thân, và cũng chính dòng máu nầy Hải đã đổ xuống cho quê hương trong tết mậu thân 1968 ở Quảng Ngãi, mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị , và nay cũng dòng máu nầy, thay dòng sữa mẹ chảy ra nuôi con. Thực phẩm con ăn ngày mai sẽ có vị mặn từ máu của cha thấm đậm.
Cầm phiếu đến quầy nhận tiền, một người đàn ông tướng tá bợm trợn hối thúc, đi lẹ lên cho người khác đi. Đếm lại tiền chỉ thấy 23 ngàn. Hải hỏi: sao đồng ý 25 ngàn nay chỉ có 23?
Người đàn ông: Chỉ có ông biết ăn tụi nầy không biết ăn sao? Thôi đi lẹ lên ông già! Vậy là thoáng chốc bọn nầy phỏng mất của nạn nhân hai ngàn. Hàng ngày chúng gọt biết bao nhiêu người nữa để kiếm ăn.
Có chút tiền trong tay Hải trở lại nghề cũ kiếm sống. Chợ trời sau trận đổi tiền thê thảm hơn, nhiều khuôn mặt cũ đã biến mất, không thấy Tâm heo đâu.
Mặc dù phải chạy giặc trên đường phố hằng ngày, nhưng không còn sinh lộ nào khác. Đồn công an quận 1 đường Bà Lê Chân sau chợ Tân định Hải đã vào viếng đôi lần, nạn nhân bị bóc sạch tiền bạc lẫn thưốc tây, nam lao động bổ củi, nữ tắm rửa cho heo rồi thả về.
Mùa mưa Sài gòn, trời như trút nước xuống, màn mưa giăng kín bầu trời. Mưa gợi lại hình ảnh thê lương trong tù. Từng đoàn người vật vờ trong rừng đi ra như đàn kiến rời tổ vì ngập nước. Ai nấy mình ướct sũng, co ro trong tấm vải nhựa dính da lạnh cóng, bụng lép xẹp vì đói nhưng trên vai phải đủ chỉ tiêu lao động 40kg cho đường dài 15 km. Đã thế, đàn vắt còn hùa theo con người vô cảm hút máu của tù no say. Cảnh tượng diễn ra cho thấy: người nô lệ người cùng màu da trên cùng quê hương.
Mưa còn tê tái cõi lòng vì cảnh gà trống nuôi con và đang ăn đùm ở đậu không có ngày mai… Mưa nhạt nhoà hình bóng người vợ không biết giờ nầy trôi dạt nơi đâu? Trâm ơi! em có thể bỏ anh vì nay không còn khanh tướng, anh chả có gì để lại cho em ngoài đứa con vô tội sinh không nhằm thời. Giá như đứa bé chậm có mặt 6 tháng trước thời cuộc đổi thay thì đời đâu khốn khổ như hôm nay. Em bỏ con, có giây phút nào đó em chạnh lòng vì con không?
Tia chớp cùng tiếng sấm vang rền đưa Hải về thực tại. Hải sửa soạn ra về vì sáng nay, Sa Huỳnh bảo đau bụng, Hải nghĩ trẻ con chỉ đau xoàng xỉnh thôi, nhưng qua kinh nghiệm bà cụ Tĩnh cho biết: Con bé đến tuổi hành kinh nên đau bụng. Vì gà trống nuôi con Hải lúng túng trước việc nầy. Bà cụ Tĩnh nói: Tìm mua băng vệ sinh cho con bé. Ngậm ngùi cho con, phải chi có mẹ trong lúc nầy săn sóc chỉ dẫn thì còn gì hơn!
Đang loay hoay dắt xe ra, thì lù lù một người dáng vẻ bộ đội nhìn Hải hỏi: chú bán thuốc tây phải không? Hải đáp: đúng rồi.Người kia: chú có mua thuốc nầy không và chìa vỉ thuốc mẫu cho Hải xem,tên thuốc Cloramphenicol tức Tifomycine doses 325mg vĩ bấm 12 viên do Thailand sản xuất. Hải hỏi y:thuốc từ Campuchia về phải không? Y đáp: Vâng. Hải hỏi tiếp:. Hàng từ Campuchia về sao sản xuất ở Thailand? Y có vẻ lúng túng đáp: Hàng từ Thailand về. Tôi hiểu chuyện khó khăn của những người buôn đường dài Campuchia-Thailand, gặp lính biên phòng chận bắt, tịch thu nay đang tìm cách tiêu thụ ở đây.
Hải hỏi:
- Cậu bán giá thế nào?
Người bộ đội:
- Cháu không biết giá, chú trả đi.
Hải nói:
- Cậu có con chú đặt tên nghe sao được.
- Người bộ đội nài nỉ:
- Chú trả giá cao cho cháu.
- Hải đáp liều theo cảm tính;
- Sáu đồng/viên.
- Người bộ đội: chú trả thêm đi.
Hải hơi cáu, không biết giá trả làm sao cho vừa . Hải nói:
- Thôi lần chót. Tám đồng không bán, mưa quá chú về. Người bộ đội sợ Hải về không ai mua đành bán. Hải hỏi thuốc của cháu để đâu?
Người bộ đội:
-Sau balô cháu đây.
Hải lấy xe bảo cậu ta ngồi sau, lạng vài vòng để đánh lạc hướng rồi chạy đến sau nhà thờ Tân Định nơi thuê chỗ gởi thuốc. Vào nhà xổ balô ra, chao ôi, thuốc ơi là thuốc. Đếm được 1243 vỉ, vỉ 12 viên. Tính thành tiền, sẽ là…... Tiền đâu để thanh toán lô hàng.
Hải lấy 300 vỉ ra bà chủ tiệm vàng Tân-Định thế chân lấy tiền trả cho người bán, tiền lời sẽ trả cho bà trong vòng một tuần. Mọi việc êm xuôi. Có hàng trong tay, Hải dọ dẩm tìm đường bán. Đây là hàng trụ sinh chiến lược trong thời buổi thuốc men khó khăn.
Cầm vỉ thuốc mẫu lên chợ Tân Bình hỏi gía được trả: - 12 đồng/viên, chợ An-Đông 17, Nguyễng Huệ 28, Tân Định 37 và sau cùng là chợ Trương Định ga Sài gòn cũ: 48 đồng, như vậy Hải đã lời 40 đồng/viên. Hải quyết định bán cho một bà chuyên chạy mối thuốc tây ở bệnh viện như vậy kín đáo và an toàn.
Qua vụ nầy chắc rằng người bộ đội nay đã có được cái hồ (đồng hồ), cái đài (radio), cái đạp (xe đạp). Các món hàng mà dân miền Bắc thầm mơ ước mỗi khi vào Nam. Còn hải thì được 8 cây vàng, một giấc mơ mà Hải chưa bao giờ dám nghĩ tới. Trước 1975 số vàng nầy ở miền Nam chả đáng là bao, nhưng nay với Hải, quả là môt tài sản kếch sù, vì mới ngày nào đây phải bán máu nuôi con, nay chỉ trong vòng một tháng Hải có được. Đúng là của tìm người, nếu trời không mưa chợ đông người chắc gì lô hàng đó đến tay Hải.
Qua đọa đày thử thách, nay ơn trên đã ban cho Hải một cơ hội mới để đền bù, Hải nghĩ việc cúng giao thừa đúng cách cũng góp phần đáng kể trong thành quả nầy.
Cơn mưa tiền tuôn xuống làm mầm sống khô héo cha con Hải bật dậy. Mâm cơm gia đình nay không còn hẩm hiu rau mắm nữa, đã có thịt cá trong bửa ăn cho con đủ dinh dưỡng chóng lớn. Áo quần cũng được nghĩ tới với vải vóc ngoại nhập màu mè cho con vui vì chỉ có mình con, nghèo đói cùng chịu, ấm no cùng hưởng.
Hải đã có tấm nệm ngả lưng êm ái, thay tấm ván ọp ẹp rệp cắn. Radio casette Aiwa hai băng thay cho radio transitor ấp chiến lược cũ kỷ. Hạnh phúc lại một lần nữa mỉm cười với cha con Hải.
Sau đó Hải cố tìm “Tâm heo” để cùng nhau bù khú, bù lại những ngày tối tăm đã qua. Nhưng tiếc thay, “Tâm heo” không còn nữa, hắn đã ra đi sau cơn bệnh ngặt nghèo, hậu qủa của bao năm tù đày gây nên. ”Tâm heo” ơi! Tao thương mầy lắm, nếu không có mầy chi cho tau cách trị bệnh bao tử chắc tau đã đi sớm trước mày rồi. Mầy còn chỉ cho tao vào nghề chợ trời kiếm cơm. Tao có vận may như hôm nay cũng nhờ gặp mầy dẫn lối đưa đường. ”Tâm heo”! Sao mầy không rán ở lại để cùng tao “ca khúc khải hoàn”!
Hải tìm đến nhà “Tâm heo” ở tận Bình Dương để phúng điếu, tội nghiệp căn nhà chỉ là cách nói mà thôi, trống trước hụt sau nghèo nàn thảm thương không thể ngờ được. Mẫu số chung của người dân hạng B tù đày trở về, đúng với chánh sách bần cùng hóa nhân dân để trị.
Hải ngậm ngùi trước di ảnh của người qúa cố, chỉ có người cùng cảnh ngộ mới thấm thía nỗi đau thương mất mát nầy. Cúng hương “Tâm heo” một số tiền để vợ con có vốn làm ăn, Hải hứa sẽ bốc con trai 18 tuổi của “Tâm heo” theo nếu có chuyến đi. Nhưng khi có cơ hội quay trở lại thì tội nghiệp thằng bé đã bị vét đi nghĩa vụ quân sự qua Campuchia.
Dù chưa tọai nguyện, nhưng Hải cũng thấy ấm lòng vì mình đã tỏ bày hết tình nghĩa trước sau với người đã khuất. !
Cha con Hải lại phải chuyển nhà ra gần đầu hẻm để tránh lụt lội vì mùa nước đi rong. Không ngờ thuê chung nhà với bà Hai chuyên nghề tổ chức vượt biên.
“Tư tưởng lớn” gặp nhau trong cơ hội nầy, gia đình Hải theo tổ chức của bà Hai ra đi. Xin đọc bài ”Chiếc hải bàn kỳ diệu” được đăng trong Việt Báo online link: http://www. vietbao. com/ D 1-2-2-271 4-173208 5-50 6-1 17-115 14-2 15-2/ May/16/2011. hoặc www. Depmagazine. com để biết chuyến đi.
Tuy thời gian có muộn màng, nhưng cơ hội vẫn còn đầy ắp phía trước. Hải tận lực làm việc, nuôi dạy con cái học hành để nhanh chóng hội nhập vào xã hội mới. Chả bao lâu sau con đã thành đạt và xây dựng gia đình.
Sa Huỳnh nhận lời kết hôn với một người Mỹ bản xứ, bạn bè chúc mừng nhau qua báo, đài loan tin vui vẻ.
Sắp tới giờ hành lễ, trên bàn thờ tiên linh ông bà, đèn nến sáng choang, trầm hương tõa khói lung linh. Hai họ Việt-Mỹ trang trọng giới thiệu nhau để kết tình gia tộc. Bỗng dưng. - chuông gọi cửa reo, cửa mở. Một người đàn bà thân hình dong dỏng gầy yếu xuất hiện cùng tiếng khóc bùng vỡ.
Hai tay chắp gọn trước ngực, bà ta xá lia lịa thều thào:
”Ông ơi! Xin ông đừng mắng nhiếc tôi, con ơi, xin con tha tội cho mẹ, mẹ đã bỏ con ngày con còn non dại, Ông ơi! Tôi là người đáng chết, chết vì xấu hổ, vì tội bỏ chồng trong tù không ai thương tưởng trong cơn hoạn nạn. Con ơi, mẹ đáng để cho con nguyền rủa ví tội bất xứng làm mẹ, mẹ đáng tội chết, nhưng nghiệp còn nặng chưa chết đuợc, mẹ xin con xóa bỏ lỗi làm to lớn của mẹ. Ông ơi, lẽ ra tôi gọi đến ông, đến con trước nhưng tôi sợ bị xỉ vả, mắng nhiếc nên không dám gọi. Tôi nghe tin qua đài phát thanh, định đến nhưng quá nghèo không đến được…
Cứ thế tiếng khóc ồ ồ vang ra khiến hai họ sững sờ nhìn nhau. Họ không biết người đàn bà nầy là ai mà có mặt chính trong giờ phút quan trọng nầy.
Hơn ai hết, Hải biết người đàn bà nầy là ai. Dù đã bị thời gian bào mòn nhan sắc nhưng vẫn còn đọng lại trong đôi mắt ánh nhìn mông lung mơ hồ của ngày xưa. Đây chính là Trâm mẹ của Sa Huỳnh. Hải nghiến răng than thầm: tại sao oan trái cứ bủa vây lấy Hải. Những tưởng rằng bao đắng cay tủi hờn đã nhờ thời gian xoa dịu bịt kín, nào ngờ bùng vỡ trở lại trong hoàn cảnh nầy. Hải phải xử sự sao đây để êm vui mọi bề, chỉ một cử chỉ thiếu tế nhị cũng sẽ gây đổ vỡ cho cả đôi bên. Phần Sa Huỳnh đang đón nhận hạnh phúc cuả đời mình. Phần bà Trâm mẹ của Sa Huỳnh đang khổ đau vì lương tâm cắn rứt dằn vật.
Để gỡ thế nan giải, Hải nhanh chóng quyết định, lách mình ra khỏi họ nhà gái và đến trước bà Trâm ôn tồn nói:
- Đã mấy mươi năm qua cha con anh chờ đợi Em nhưng không gặp. Giờ nầy gặp Em nơi đây âu cũng là một điềm lành. Trâm! Em hãy bình tĩnh để hòa lòng chung vui với ngày trọng đại của con.
Nói xong Hải giới thiệu Trâm với vợ, với hai họ:
- Đây là bà Trâm mẹ ruột của Sa Huỳnh.
Với Sa Huỳnh Hải nói: đây là mẹ của con. Mắt Sa Huỳnh rướm lệ vì ngỡ ngàng. Hải nắm tay Sa Huỳnh và tay chú rễ chuyền qua tay bà Trâm nói:
-Hãy yêu thương con chúng mình.
Tràng vổ tay vang lên đánh tan bầu không khí trầm lắng vì bà Trâm xuất hiện. Buổi lễ tạm dừng. Hải bảo vợ và Sa Huỳnh đưa bà Trâm vào phòng trong chọn áo quần thay cho tươm tất rồi cùng ra tham dự tiếp.
Sau đó, trong chỗ riêng tư bà Trâm cho biết: Ngày ấy trong chuyến buôn đường dài ra Nha Trang, bị người chủ tàu dụ cho đi vượt biên, không cho về thu xếp bồng con theo, sợ bị lộ. Qua Mỹ làm ăn được vài năm, tai nạn xe hơi xãy ra tàn phế đến nay. Mộng giàu sang trên xứ người tan theo mây khói, bôn ba, không qua thời vận.
Chuyện ngang trái đã phơi bày, còn gì để trách cứ nhau. Thương yêu, tha thứ, với người đàn bà đã chịu quá nhiều bất hạnh vì thời cuộc đưa đẩy là giải pháp lựa chọn của tình người.
Cuộc rước dâu lần nầy khác lạ với các đám cưới khác. Vợ chồng Hải, cô dâu chú rễ bà Trâm mẹ Sa Huỳnh cùng ngồi chung một xe. Hải muốn đây la chuyến xe đoàn tụ cảm động nhứt đang lăn bánh trên đại lộ hạnh phúc thênh thang phía trước mà ơn trên đã dành cho gia đình Hải sau bao năm thác gềnh cách biệt. /.
Ngô Văn Thu
Sau bốn ngày, năm đêm lênh đênh trên biển cả đầy gian nan, thử thách. Cuốí cùng tàu cũng đến được bến bờ tự do Mã Lai.
Mã Lai, đất dừng chân đầu tiên của người tị nạn, mà nhà văn Duyên Anh đã ví von gọi:”quán trọ trước cổng thiên đường”. Chỉ đúng cho những người đến trước ngày nghiệt ngã 14/3/89 khi các đảo trong vùng Đông Nam Á chưa có lệnh đóng cửa.
Tàu của Hải đến tháng 7/89 nên bị giử lại bốn năm trên đảo để nhận chịu cơn bão thanh lọc còn khốc liệt hơn bão biển ngoài đại dương. Để chống bão thanh lọc hung hãn, người tị nạn lại phải tưới máu của mình qua các cuộc tranh đấu:- mổ bụng, tự thiêu để tìm lẻ sống cho gia đình, cho con cái mình sau nầy.
Tháng 5/1993 hai bố con Hải cũng đến được nước Mỹ, chấm dứt một giai đoạn đau thương mà Hải đã gánh chịu trong suốt 14 năm dài ròng rã.
Sau tám năm tù không án của Việt Cộng, Hải về lại Sài Gòn. Nơi chàng đến là ngôi biệt thự cổ của Bà Cố ở đường Huỳnh tịnh Của phường 8 quận 3 Tân Định.
Thấy Hải về bà cố gọi bé: Rơi, ra chào ba đi con. Đứa bé đã hơn 8 tuổi, nhìn cha trong ngỡ ngàng xa lạ. Hải ngậm ngùi thương xót, vì vắng bóng cha lâu năm nên mới có cảnh nầy. Bà cố nói tiếp: vì không biết tên nó là gì nên đặt như vậy cho hợp hoàn cảnh của nó.
Hải nhìn con sót sa, đứa bé đã mất mẹ sau một năm Hải vào tù. Không biết người vợ xưa nay còn sống hay chết.
Hải nhớ ngày ấy, nàng và Hải gặp nhau trong lễ khao quân mừng chiến thắng cuả Sư Đoàn 2 bộ binh tái chiếm cảng Sa Huỳnh Quảng Ngãi năm 1973. Nàng là phóng viên báo chí trẻ, đẹp, tháp tùng phái đoàn báo chí của Phủ Tổng Thống từ Sài gòn ra làm phóng sự. Xe jeep Hải được trưng dụng đưa đón, Hải là tài xế, duyên nợ đưa đẩy nàng lọt vào xe của Hải. Trong suốt hai ngày làm việc, Hài và nàng yêu nhau, rồi cưới nhau thật chóng vánh sau đó.
Năm ấy, ngày con ra đời Hải nhận được điện tín của vợ; “Đã sinh bé gái nặng 4kg3, đặt tên Sa-Huỳnh để kỷ niệm địa danh tình yêu cuả mình”. Mười lăm ngày phép đã được chấp thuận để bay về Sài gòn thăm vợ con. Nhưng tiếc thay tình hình chiến sự biến chuyển phức tạp và nhanh chóng đưa đến kết thúc chia lìa.
Mùa xuân năm 1975, Hải theo đơn vị trấn giữ phòng tuyến tỉnh Phan Rang để Sài Gòn tái phối trí. Mặt trận bể, Hải bị bắt ngày 16/4/1975 trước khi Sài Gòn lọt vào tay giặc.
Trong trại tù hướng về gia đình, lòng Hải đau như cắt, không biết vợ con mình ra sao trước nghịch cảnh của thời cuộc, không nhà cửa, mất việc làm, không tiền bạc, không họ hàng thân thuộc để nhờ vã qua truôn. Mãi một năm sau Hải mới biết: vợ đã bồng con đến xin tá tấp với bà cố để rảnh tay làm ăn.
Thế rồi trong một chuyến buôn đường dài nàng ra đi biền biệt không về nữa, gia đình Hải ngập chìm theo mệnh nước luôn từ đó. Tội nghiệp cho đứa bé đã vắng cha nay còn mất mẹ!
Bà cố còn nói: tội nghiệp con bé vì thiếu vắng cha mẹ nên khóc ròng rã, may nhờ có dì Tư dỗ dành nuôi lớn thế đó. Hải thầm cám ơn dì Tư và bà cố đã thương yêu đùm bọc đời con của Hải.
Bà cố đã ngoài 80, do cuộc sống thanh nhàn nên trí tuệ vẫn còn minh mẫn tinh anh. Bà có người con nuôi là ông cậu Năm, thuở nhỏ mồ côi cha mẹ được bà cố nuôi cho ăn học thành tài, sau bà gả người cháu gái ngoan hiền của bà làm vợ, bà lý luận: cưới con nhà môn đăng hộ đối không thuần thục bằng gái quê nết na đôn hậu như cháu cuả bà. Ông cậu Năm vì hiếu đạo nên tuân theo.Ông là một thương gia xuất nhập cảng phân bón giàu có thời bấy giờ, các kho 7, 8 cùng với nhà máy sản xuất phân bên Khánh hội là tài sản cuả ông.
Bà cố an hưởng sự giàu sang cuả ông cậu Năm dâng tặng đáp đền công ơn. Ngôi biệt thư bạc triệu ở đường Huỳnh tịnh Cuả do ông cậu Năm tậu ra để rước bà cố về ở, vườn có trồng mít, xoài, mận cây cảnh đẹp mắt rợp bóng mát quanh năm.
Hai cha con nương nhờ Bà Cố không bao lâu thì biến cố xảy ra, Việt cộng dòm ngó khu biệt thự nầy chúng bảo: lần đánh tư sản trước sót nay bổ sung, vì bổ sung nên chúng cho bà cố đem theo chút đỉnh đồ cần thiết sống nốt tuổi già, ngoài ra phải để lại tất cả. Bộ trường kỷ, tủ thờ, liển đối cẩn xá cừ đáng giá bạc triệu đều bị niêm phong !
Ông cậu Năm căm tức Việt Cộng chưởi bằng tiếng Tây: xà- lu, cu-son đủ điều nhưng chúng nào có hay biết ngôn ngữ dó, chúng chỉ biết ngôi biệt thự và các món đồ quý giá mà thôi!
Cha con Hải đùm túm nhau qua phường 14 quận 3 hẻm 220 bên hông viện đại học Vạn Hạnh tuốt sau đầm rau muống. Nơi đây là xóm lao động nghèo nàn, nhà sàn vách ván, bùn lầy nước đọng, hôi hám bẩn thỉu đủ xúc cảm để nhạc sĩ Lam Phương cho ra đời nhạc phẩm “Kiếp nghèo”vang bóng một thời!
Cũng chính nơi đây Hải đã có dịp sống gần gủi với nhà thơ tài danh Bùi Giáng người cùng quê Quảng Nam với Hải. Dù ngoại cảnh có khó khăn thế nào đối với ông cũng vô nghĩa , vì ông đang sống trong vô thức với cõi thơ của mình.
Mỗi ngày khi xuất hành, trên vai ông đều mang mấy bao rác cũ cùng với nồi niêu son chảo sức gọng gảy càng đi theo, hỏi ra ông bảo: đây là thành quả lao động XNCN.
Một lần thấy ông đội mưa đi, mình mẩy ước sũng thật tội nghiệp, Hải buột miệng gọi: Thầy ơi vào “đụt” mưa đã thầy. Ông quay vào nhìn và hỏi:-Mày có học với “qua”không? Hải đáp: con không học với thầy nhưng con người cùng quê với thầy.
Thấy cùng âm tầng ông vào nhà, Hải lấy khăn cho ông lau khô và gặp bữa mời cơm. Mâm cơm cha con Hải chỉ vỏn vên hai con cá nục,đĩa rau luộc và tô nước rau làm canh. Gặp khàch quí đứa bé nhường phần, ông ăn ngon lành có lẽ mưa lạnh bụng đói, tráng miệng là chén khoai khô ngào đường đặc sản miền Trung, ăn xong ông nóì: lần sau cho thêm vào ít đậu xanh nữa thì hương vị sẽ bùi hơn. Với nhận xét tinh tế ấy ai baỏ ông điên đều sai hết. Người điên không có cảm giác vui buồn, vị giác ngon dở. Nghe nói cólần ông còn biết cách trốn khỏi nhà thương điên Chợ Quán khi bị việt cộng bắt nhốt vào đó.
Hai ngày sau ông quay lại trao cho Hải một lon gạo, Hải ngỡ ngàng, ông bảo: “Qua” trả lại phần cơm hôm trước. Hải nói thầy làm gì vậy, ông bảo đời nầy phải rứa mới được -lấy đi, ông nói như ra lệnh. Chắc rằng qua bữa cơm, ông đánh giá được mức sống của cha con Hải nên mới tỏ cử chỉ đền bù như vậy. Dịp nầy Hải nói với ông: -Thầy còn sách gì cho con đọc với, sách bây giờ đọc không được, ông bảo đưa giấy viết ra ông viết tên sách và đến địa chi…/75 đường Trần quốc Toản gần Viện Hóa Đạo lấy. Thế nhưng hôm sau ông trở lại bảo đừng lên, vì công an đang theo dõi khu đó.
Hải đắng cay cho phận mình đã đành, và thấm thía cho phận người của ông, vì mới ngày nào đây ông còn là nhà giáo đứng trên bục giảng mà nay bị gạt ra sau đầm rau muống không xa nơi ông dạy là bao!
Nơi cha con Hải là nhà cụ Tĩnh quê miền Trung chạy vào. Cụ có con đi tù về nay đã vượt biên qua Mỹ. Mỗi lần có quà gởi về, cụ nhờ Hải đưa lên Tân sơn Nhứt nhận, thùng hàng nặng 20kg. Khi mới qua khỏi phòng quan thuế thì đã có người vồn vã xin số nhà để đến tính giá mua. Hoạt cảnh nầy gợi cho Hải suy nghĩ: tại sao Hải không làm ăn như họ để kiếm sống nuôi con?
Hải xin cụ Tĩnh cho Hải lên list hàng và đi khảo giá ở các tụ điểm chợ trời thuốc tây Tân Định, Tân Bình, An Đông, Nguyễn Huệ và Trương Định đồng thời quan sát cách làm ăn của họ xem sao.
Đến chợ trời Tân Định, sau khi nhìn trước xem sau không thấy công an. Hải chìa list hàng ra thì đã có nhiều cánh tay với lấy. Người đang đọc list hàng , Hải thấy quen quen như đã gặp đâu đây. Ôi thôi! Hải nhận ra rồi, người ấy không ai khác hơn là “Tâm heo” người tù cùng trại, cùng được về một lần với Hải. Sở dĩ “Tâm heo” có bí danh oan nghiệt này vì Tâm lai Pháp chứ không phải lai giống heo. Vào trại được phân công nuôi heo nên có mỹ danh ”Tâm heo” từ đó. Nuôi làm sao không biết cứ 10 hoặc 12 tháng heo đang khoẻ mạnh bỗng lăn đùng ra chết . ”Tâm heo” lại phải làm báo cáo, kiểm điểm đủ điều vì đã làm thiêt hại tài sản XHCN.
Heo chết có lệnh làm thịt, bộ đồ lòng ngon nhất phải đem ra bụi chuối để, đêm về có người lạ đến lấy, người lạ trong trại không ai khác hơn là cán bộ lấy chia nhau, tù chỉ được lát thịt mỏng và chút nước ăn để tráng miệng!
Với thành tích như vậy mà “Tâm heo” vẫn được cho về. Trong khi đợi làm thủ tục ngoài hội trường. Hải đùa với “Tâm heo”: -mày có công trạng gì đâu mà về, nuôi heo thì heo chết. Hắn tự hào nói như kể công: -tao không có công với ”cách mạng” nhưng có công với anh em. Nếu tao không bắt bò cạp bỏ vào tai heo, bò cạp cắn, heo chết thì làm gì anh em kể cả mày có chút thịt nhét răng?!
Trong tù bị kềm kẹp mà nó xoay xỡ khôn lanh vậy. Nay ra ngoài “Tâm heo” đã có mặt nơi đây sớm hơn Hải thì quả thật tài tình. Hải dành cho “Tâm heo” mua trọn list hàng và từ đó Hải theo “Tâm heo” vào nghề dược sĩ vỉa hè bất đắc dĩ. Hai tên cựu tù như hai chiếc nạng gỗ chống đỡ nhau cho khỏi ngã trước cơn thác lũ đổi đời.
Vì không vốn nên khởi nghiệp của Hải là chạy ”cò”. Lấy hàng từ ngưòi A giao qua cho người B nhưng phải có người bảo đảm (co-sign) để kiếm ăn qua ngày. Khách hàng nhiều loại: các phòng mạch chui, các mối từ tỉnh lên, các bệnh viện và các tụ điểm chợ trời khác trong thành phố.
Chợ trời là vùng công dân hạng B như Hải sinh hoạt, do sa cơ thất thế tụ lại kiếm sống nên quy tụ nhiều thành phần: Kỹ sư, bác sĩ, giáo chức mất dạy, sĩ quan tù về, dân kinh tế mới bỏ rừng về thành, mỗi người có một hoàn cảnh và nỗi niềm riêng nên dễ dàng dành cho nhau sự cảm thông thầm kín chứ không phải kiểu chợ trời chuyên nghiệp sẵn sàng sát phạt nhau để tranh sống.
Chính trong tình nghĩa chợ trời kiểu này mà Hải được “Tâm heo” đã chỉ cho phương thuốc gia truyền: “bào chế “ với bốn trái cam sành, loai cam có vỏ xanh vàng da sần sùi, trị lành bệnh loét bao tử xuất huyết hàng mấy chục năm nay không tái phát. Cũng tại đây có bà Đào chỉ cho Hải cách cúng giao thừa bằng tám chén chè đậu xanh nguyên hột để cầu ơn phước.
Bà Đào từ kinh tế mới về với ba đứa con và ông chồng sốt rét rừng thê thảm, hàng ngày chân thấp, chân cao theo xe buýt từ chợ Bà Chiểu qua Tân Định lấy thuốc lá về bỏ mối các tỉnh miền Đông. Hơn năm sau bà đi xe đạp và năm sau nữa bà đi PC, dấu hiệu thăng tiến!
Thấy vậy Hải nói: bà phải lòng cán ngố nào rồi sao mà mau khá vậy?. Bà Đào xua tay lia liạ nói: gặp cán ngố cán rựa gì đâu, có người thấy tôi quá nghèo nên chỉ cho tôi cách cúng như trên và được thế nầy đây. Hải nói: Tôi không nghèo sao bà không chỉ cho tôi. Bà ôn tồn: ông thử cúng như tôi xem sao. Hải làm theo vì thấy bà Đào có chuyển biến lạ.
Qủa nhiên phần Hải cũng có dấu hiệu tốt. Từ xe đạp Hải tiến lên xe Mobilete , phương tiện nầy giúp Hải thu ngắn khoảng cách và thời gian chuyển giao hàng quanh Sài gòn và cũng là cơ hội cho Hải vi vu lạng lách đó đây cho thoã chí sau tám năm đi bộ mòn chân trong tù. Vận hên như mĩm cười với Hải nhưng đường đời còn lắm chông gai!
Năm 1986 đại hội VI của đảng CS diển ra để cứu đảng khỏi chết, sau đó là lệnh đôỉ tiền. Sự sai biệt mệnh giá cũ mới quá cao khiến nhiều người trắng tay, người nghèo như Hải lại càng thê thảm hơn!
Lấy gì sống để nuôi con, tài sản chỉ có chiếc radio transitor ấp chiến lược cũ, ngoài ra chả có gì đáng giá. Tứ cố vô thân không ai để nương tựa khi hoạn nạn. Chỉ còn mấy lít máu đang luân lưu trong người là có thể bán để xoay xỡ qua truông mà thôi.
Hải lò dò đến bệnh viện Hồng Bàng để bán, đây là bệnh viện lao, họ mua máu để tiếp cứu những người thân bị lũng phổi ho ra máu.
-Gặp bảo vệ quát: Bệnh viện chưa đến giờ thăm nuôi vào đây làm gì!
-Hải bảo : tôi không thăm nuôi ai cả.
-Bảo vệ gằng giọng: không thăm nuôi vào đây làm gì?
-Hải lạnh lùng nói: Vào sớm để bán máu.
-Bảo vệ : máu tốt không mà bán? Có bị bịnh lậu, giang mai, Sida. không?Tự ái Hải bị va chạm vì bị xếp vào thành phần xấu trong xã hội, tuy vậy phải trấn tĩnh , vì nếu lạng quạng sẽ bị từ chối lấy tiền đâu xoay xỡ cấp thời.
-Hải nói: máu tôi loại 0.
-Bảo vệ: sao biết?
-Hải nói: trước đây đi lính máu đã có phân loại.
-Bảo vệ: trước khác nay khác, chờ thử lại.
-Hải hỏi : máu tốt mua bao nhiêu một “bịch” ?
-Bảo vệ: tốt 25 ngàn, xấu 15 ngàn, xấu hơn nữa không mua. Hải không hiểu trong thế giới mua bán hàng cao cấp nầy lại có chuyện lạ lùng khó tưởng, máu xấu là có tác hại rồi sao lại còn mua vào 15 ngàn, ai sẽ dùng loại máu xấu hạng hai nầy, công dân hạng B chăng? Có vào đây mới chứng kiến hoạt cảnh quái đản tưởng chừng chỉ xảy ra ở các nước cuối cùng của địa cầu, thế mà lại xảy ra ở Việt Nam!
Người y tá đo nhịp tim của Hải và nói: thấy chú xanh xao lấy máu có chịu đươc không? Hải nghĩ thầm, không xanh sao được, tuổi trẻ bị vắt kiệt xác trong tù, chỉ sống bằng ý chí và sức chịu đựng tận cùng chứ có chút dinh dưỡng nào đâu mà không xanh. Hải nói với y tá: cô cứ làm nhiệm vụ lẹ dùm.
Nhìn máu đỏ sóng sánh chảy từ tim ra, Hải thầm cám ơn cha mẹ đã truyền cho Hải dòng máu tốt nuôi thân, và cũng chính dòng máu nầy Hải đã đổ xuống cho quê hương trong tết mậu thân 1968 ở Quảng Ngãi, mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị , và nay cũng dòng máu nầy, thay dòng sữa mẹ chảy ra nuôi con. Thực phẩm con ăn ngày mai sẽ có vị mặn từ máu của cha thấm đậm.
Cầm phiếu đến quầy nhận tiền, một người đàn ông tướng tá bợm trợn hối thúc, đi lẹ lên cho người khác đi. Đếm lại tiền chỉ thấy 23 ngàn. Hải hỏi: sao đồng ý 25 ngàn nay chỉ có 23?
Người đàn ông: Chỉ có ông biết ăn tụi nầy không biết ăn sao? Thôi đi lẹ lên ông già! Vậy là thoáng chốc bọn nầy phỏng mất của nạn nhân hai ngàn. Hàng ngày chúng gọt biết bao nhiêu người nữa để kiếm ăn.
Có chút tiền trong tay Hải trở lại nghề cũ kiếm sống. Chợ trời sau trận đổi tiền thê thảm hơn, nhiều khuôn mặt cũ đã biến mất, không thấy Tâm heo đâu.
Mặc dù phải chạy giặc trên đường phố hằng ngày, nhưng không còn sinh lộ nào khác. Đồn công an quận 1 đường Bà Lê Chân sau chợ Tân định Hải đã vào viếng đôi lần, nạn nhân bị bóc sạch tiền bạc lẫn thưốc tây, nam lao động bổ củi, nữ tắm rửa cho heo rồi thả về.
Mùa mưa Sài gòn, trời như trút nước xuống, màn mưa giăng kín bầu trời. Mưa gợi lại hình ảnh thê lương trong tù. Từng đoàn người vật vờ trong rừng đi ra như đàn kiến rời tổ vì ngập nước. Ai nấy mình ướct sũng, co ro trong tấm vải nhựa dính da lạnh cóng, bụng lép xẹp vì đói nhưng trên vai phải đủ chỉ tiêu lao động 40kg cho đường dài 15 km. Đã thế, đàn vắt còn hùa theo con người vô cảm hút máu của tù no say. Cảnh tượng diễn ra cho thấy: người nô lệ người cùng màu da trên cùng quê hương.
Mưa còn tê tái cõi lòng vì cảnh gà trống nuôi con và đang ăn đùm ở đậu không có ngày mai… Mưa nhạt nhoà hình bóng người vợ không biết giờ nầy trôi dạt nơi đâu? Trâm ơi! em có thể bỏ anh vì nay không còn khanh tướng, anh chả có gì để lại cho em ngoài đứa con vô tội sinh không nhằm thời. Giá như đứa bé chậm có mặt 6 tháng trước thời cuộc đổi thay thì đời đâu khốn khổ như hôm nay. Em bỏ con, có giây phút nào đó em chạnh lòng vì con không?
Tia chớp cùng tiếng sấm vang rền đưa Hải về thực tại. Hải sửa soạn ra về vì sáng nay, Sa Huỳnh bảo đau bụng, Hải nghĩ trẻ con chỉ đau xoàng xỉnh thôi, nhưng qua kinh nghiệm bà cụ Tĩnh cho biết: Con bé đến tuổi hành kinh nên đau bụng. Vì gà trống nuôi con Hải lúng túng trước việc nầy. Bà cụ Tĩnh nói: Tìm mua băng vệ sinh cho con bé. Ngậm ngùi cho con, phải chi có mẹ trong lúc nầy săn sóc chỉ dẫn thì còn gì hơn!
Đang loay hoay dắt xe ra, thì lù lù một người dáng vẻ bộ đội nhìn Hải hỏi: chú bán thuốc tây phải không? Hải đáp: đúng rồi.Người kia: chú có mua thuốc nầy không và chìa vỉ thuốc mẫu cho Hải xem,tên thuốc Cloramphenicol tức Tifomycine doses 325mg vĩ bấm 12 viên do Thailand sản xuất. Hải hỏi y:thuốc từ Campuchia về phải không? Y đáp: Vâng. Hải hỏi tiếp:. Hàng từ Campuchia về sao sản xuất ở Thailand? Y có vẻ lúng túng đáp: Hàng từ Thailand về. Tôi hiểu chuyện khó khăn của những người buôn đường dài Campuchia-Thailand, gặp lính biên phòng chận bắt, tịch thu nay đang tìm cách tiêu thụ ở đây.
Hải hỏi:
- Cậu bán giá thế nào?
Người bộ đội:
- Cháu không biết giá, chú trả đi.
Hải nói:
- Cậu có con chú đặt tên nghe sao được.
- Người bộ đội nài nỉ:
- Chú trả giá cao cho cháu.
- Hải đáp liều theo cảm tính;
- Sáu đồng/viên.
- Người bộ đội: chú trả thêm đi.
Hải hơi cáu, không biết giá trả làm sao cho vừa . Hải nói:
- Thôi lần chót. Tám đồng không bán, mưa quá chú về. Người bộ đội sợ Hải về không ai mua đành bán. Hải hỏi thuốc của cháu để đâu?
Người bộ đội:
-Sau balô cháu đây.
Hải lấy xe bảo cậu ta ngồi sau, lạng vài vòng để đánh lạc hướng rồi chạy đến sau nhà thờ Tân Định nơi thuê chỗ gởi thuốc. Vào nhà xổ balô ra, chao ôi, thuốc ơi là thuốc. Đếm được 1243 vỉ, vỉ 12 viên. Tính thành tiền, sẽ là…... Tiền đâu để thanh toán lô hàng.
Hải lấy 300 vỉ ra bà chủ tiệm vàng Tân-Định thế chân lấy tiền trả cho người bán, tiền lời sẽ trả cho bà trong vòng một tuần. Mọi việc êm xuôi. Có hàng trong tay, Hải dọ dẩm tìm đường bán. Đây là hàng trụ sinh chiến lược trong thời buổi thuốc men khó khăn.
Cầm vỉ thuốc mẫu lên chợ Tân Bình hỏi gía được trả: - 12 đồng/viên, chợ An-Đông 17, Nguyễng Huệ 28, Tân Định 37 và sau cùng là chợ Trương Định ga Sài gòn cũ: 48 đồng, như vậy Hải đã lời 40 đồng/viên. Hải quyết định bán cho một bà chuyên chạy mối thuốc tây ở bệnh viện như vậy kín đáo và an toàn.
Qua vụ nầy chắc rằng người bộ đội nay đã có được cái hồ (đồng hồ), cái đài (radio), cái đạp (xe đạp). Các món hàng mà dân miền Bắc thầm mơ ước mỗi khi vào Nam. Còn hải thì được 8 cây vàng, một giấc mơ mà Hải chưa bao giờ dám nghĩ tới. Trước 1975 số vàng nầy ở miền Nam chả đáng là bao, nhưng nay với Hải, quả là môt tài sản kếch sù, vì mới ngày nào đây phải bán máu nuôi con, nay chỉ trong vòng một tháng Hải có được. Đúng là của tìm người, nếu trời không mưa chợ đông người chắc gì lô hàng đó đến tay Hải.
Qua đọa đày thử thách, nay ơn trên đã ban cho Hải một cơ hội mới để đền bù, Hải nghĩ việc cúng giao thừa đúng cách cũng góp phần đáng kể trong thành quả nầy.
Cơn mưa tiền tuôn xuống làm mầm sống khô héo cha con Hải bật dậy. Mâm cơm gia đình nay không còn hẩm hiu rau mắm nữa, đã có thịt cá trong bửa ăn cho con đủ dinh dưỡng chóng lớn. Áo quần cũng được nghĩ tới với vải vóc ngoại nhập màu mè cho con vui vì chỉ có mình con, nghèo đói cùng chịu, ấm no cùng hưởng.
Hải đã có tấm nệm ngả lưng êm ái, thay tấm ván ọp ẹp rệp cắn. Radio casette Aiwa hai băng thay cho radio transitor ấp chiến lược cũ kỷ. Hạnh phúc lại một lần nữa mỉm cười với cha con Hải.
Sau đó Hải cố tìm “Tâm heo” để cùng nhau bù khú, bù lại những ngày tối tăm đã qua. Nhưng tiếc thay, “Tâm heo” không còn nữa, hắn đã ra đi sau cơn bệnh ngặt nghèo, hậu qủa của bao năm tù đày gây nên. ”Tâm heo” ơi! Tao thương mầy lắm, nếu không có mầy chi cho tau cách trị bệnh bao tử chắc tau đã đi sớm trước mày rồi. Mầy còn chỉ cho tao vào nghề chợ trời kiếm cơm. Tao có vận may như hôm nay cũng nhờ gặp mầy dẫn lối đưa đường. ”Tâm heo”! Sao mầy không rán ở lại để cùng tao “ca khúc khải hoàn”!
Hải tìm đến nhà “Tâm heo” ở tận Bình Dương để phúng điếu, tội nghiệp căn nhà chỉ là cách nói mà thôi, trống trước hụt sau nghèo nàn thảm thương không thể ngờ được. Mẫu số chung của người dân hạng B tù đày trở về, đúng với chánh sách bần cùng hóa nhân dân để trị.
Hải ngậm ngùi trước di ảnh của người qúa cố, chỉ có người cùng cảnh ngộ mới thấm thía nỗi đau thương mất mát nầy. Cúng hương “Tâm heo” một số tiền để vợ con có vốn làm ăn, Hải hứa sẽ bốc con trai 18 tuổi của “Tâm heo” theo nếu có chuyến đi. Nhưng khi có cơ hội quay trở lại thì tội nghiệp thằng bé đã bị vét đi nghĩa vụ quân sự qua Campuchia.
Dù chưa tọai nguyện, nhưng Hải cũng thấy ấm lòng vì mình đã tỏ bày hết tình nghĩa trước sau với người đã khuất. !
Cha con Hải lại phải chuyển nhà ra gần đầu hẻm để tránh lụt lội vì mùa nước đi rong. Không ngờ thuê chung nhà với bà Hai chuyên nghề tổ chức vượt biên.
“Tư tưởng lớn” gặp nhau trong cơ hội nầy, gia đình Hải theo tổ chức của bà Hai ra đi. Xin đọc bài ”Chiếc hải bàn kỳ diệu” được đăng trong Việt Báo online link: http://www. vietbao. com/ D 1-2-2-271 4-173208 5-50 6-1 17-115 14-2 15-2/ May/16/2011. hoặc www. Depmagazine. com để biết chuyến đi.
Tuy thời gian có muộn màng, nhưng cơ hội vẫn còn đầy ắp phía trước. Hải tận lực làm việc, nuôi dạy con cái học hành để nhanh chóng hội nhập vào xã hội mới. Chả bao lâu sau con đã thành đạt và xây dựng gia đình.
Sa Huỳnh nhận lời kết hôn với một người Mỹ bản xứ, bạn bè chúc mừng nhau qua báo, đài loan tin vui vẻ.
Sắp tới giờ hành lễ, trên bàn thờ tiên linh ông bà, đèn nến sáng choang, trầm hương tõa khói lung linh. Hai họ Việt-Mỹ trang trọng giới thiệu nhau để kết tình gia tộc. Bỗng dưng. - chuông gọi cửa reo, cửa mở. Một người đàn bà thân hình dong dỏng gầy yếu xuất hiện cùng tiếng khóc bùng vỡ.
Hai tay chắp gọn trước ngực, bà ta xá lia lịa thều thào:
”Ông ơi! Xin ông đừng mắng nhiếc tôi, con ơi, xin con tha tội cho mẹ, mẹ đã bỏ con ngày con còn non dại, Ông ơi! Tôi là người đáng chết, chết vì xấu hổ, vì tội bỏ chồng trong tù không ai thương tưởng trong cơn hoạn nạn. Con ơi, mẹ đáng để cho con nguyền rủa ví tội bất xứng làm mẹ, mẹ đáng tội chết, nhưng nghiệp còn nặng chưa chết đuợc, mẹ xin con xóa bỏ lỗi làm to lớn của mẹ. Ông ơi, lẽ ra tôi gọi đến ông, đến con trước nhưng tôi sợ bị xỉ vả, mắng nhiếc nên không dám gọi. Tôi nghe tin qua đài phát thanh, định đến nhưng quá nghèo không đến được…
Cứ thế tiếng khóc ồ ồ vang ra khiến hai họ sững sờ nhìn nhau. Họ không biết người đàn bà nầy là ai mà có mặt chính trong giờ phút quan trọng nầy.
Hơn ai hết, Hải biết người đàn bà nầy là ai. Dù đã bị thời gian bào mòn nhan sắc nhưng vẫn còn đọng lại trong đôi mắt ánh nhìn mông lung mơ hồ của ngày xưa. Đây chính là Trâm mẹ của Sa Huỳnh. Hải nghiến răng than thầm: tại sao oan trái cứ bủa vây lấy Hải. Những tưởng rằng bao đắng cay tủi hờn đã nhờ thời gian xoa dịu bịt kín, nào ngờ bùng vỡ trở lại trong hoàn cảnh nầy. Hải phải xử sự sao đây để êm vui mọi bề, chỉ một cử chỉ thiếu tế nhị cũng sẽ gây đổ vỡ cho cả đôi bên. Phần Sa Huỳnh đang đón nhận hạnh phúc cuả đời mình. Phần bà Trâm mẹ của Sa Huỳnh đang khổ đau vì lương tâm cắn rứt dằn vật.
Để gỡ thế nan giải, Hải nhanh chóng quyết định, lách mình ra khỏi họ nhà gái và đến trước bà Trâm ôn tồn nói:
- Đã mấy mươi năm qua cha con anh chờ đợi Em nhưng không gặp. Giờ nầy gặp Em nơi đây âu cũng là một điềm lành. Trâm! Em hãy bình tĩnh để hòa lòng chung vui với ngày trọng đại của con.
Nói xong Hải giới thiệu Trâm với vợ, với hai họ:
- Đây là bà Trâm mẹ ruột của Sa Huỳnh.
Với Sa Huỳnh Hải nói: đây là mẹ của con. Mắt Sa Huỳnh rướm lệ vì ngỡ ngàng. Hải nắm tay Sa Huỳnh và tay chú rễ chuyền qua tay bà Trâm nói:
-Hãy yêu thương con chúng mình.
Tràng vổ tay vang lên đánh tan bầu không khí trầm lắng vì bà Trâm xuất hiện. Buổi lễ tạm dừng. Hải bảo vợ và Sa Huỳnh đưa bà Trâm vào phòng trong chọn áo quần thay cho tươm tất rồi cùng ra tham dự tiếp.
Sau đó, trong chỗ riêng tư bà Trâm cho biết: Ngày ấy trong chuyến buôn đường dài ra Nha Trang, bị người chủ tàu dụ cho đi vượt biên, không cho về thu xếp bồng con theo, sợ bị lộ. Qua Mỹ làm ăn được vài năm, tai nạn xe hơi xãy ra tàn phế đến nay. Mộng giàu sang trên xứ người tan theo mây khói, bôn ba, không qua thời vận.
Chuyện ngang trái đã phơi bày, còn gì để trách cứ nhau. Thương yêu, tha thứ, với người đàn bà đã chịu quá nhiều bất hạnh vì thời cuộc đưa đẩy là giải pháp lựa chọn của tình người.
Cuộc rước dâu lần nầy khác lạ với các đám cưới khác. Vợ chồng Hải, cô dâu chú rễ bà Trâm mẹ Sa Huỳnh cùng ngồi chung một xe. Hải muốn đây la chuyến xe đoàn tụ cảm động nhứt đang lăn bánh trên đại lộ hạnh phúc thênh thang phía trước mà ơn trên đã dành cho gia đình Hải sau bao năm thác gềnh cách biệt. /.
Ngô Văn Thu
Mà an moi ngày 4 trai
Ca an bao lâu
Bài Máu thấm đồi con rất hay . Trọn tình trọn nghĩa. Bài này thật hay là thêm thấc?. Nếu thật xin anh vui lòng chỉ cách dùng bài thuốctri bao tủvoo1i cam sành nhuu thế nào và cách cúng giao thùa ? Chào anh
Cam' on chu đa~ chía xe~