Hôm nay,  

Đóa Hồng Muộn

14/03/201200:00:00(Xem: 198437)
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang dự họp mặt để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Ly dị vợ rồi, ở một mình ên chịu sao thấu, đàn ông tuổi nào cũng cần phải được nâng khăn sửa túi. Lại có người hù dọa, già mà sống đơn độc, tuổi thọ sẽ teo lại ngắn ngủn. Không may đêm khuya đổ bệnh, nằm trơ mỏ như chó ốm, không có ai gọi cấp cứu, nghe khiếp quá, bác bèn về Sài gòn cưới vợ.

Cô Kim kém bác mười tám tuổi, khoảng cách chắc ăn, bác sẽ không hụt hẫng trong chuyện chăn gối. Dù cô có một đời chồng, hai đứa con, không sao, điều quan trọng là cô còn trong độ tuổi ăn chơi bốn mùa. Cũng tại cái vụ bốn năm mùa chơi không ra chơi loạn lạc, lại thêm tính xấu của bác gái, dồn bác vào đường cùng phải ly dị. 

Cô Kim ngoan, siêng năng, chìu chồng, ai cũng khen làm bác nở mũi. Dạo mới qua Mỹ, cô đi học ESL kiếm vài trăm trợ cấp, thỉnh thoảng cô có thêm mấy buổi bán hàng trong chợ VN, có tháng cô thu vô gần một ngàn đô.

Cô muốn kiếm tiền nhiều hơn, báo đăng cần người trông người già, bao ăn ở năm ngày, nghỉ hai ngày cuối tuần, lương tháng 1,200$. Sau khi liên lạc với chủ nhân và hẹn ngày gặp mặt, cô báo với bác, anh à, em vừa tìm được việc làm…, cuối tuần em về nhà với anh.

Em tính rồi, làm việc ở đó em có tiền nhiều hơn lúc trước, ăn ở nhà chủ bớt được tiền chợ nhà mình. Em sẽ phụ anh trả tiền điện nước, gửi một ít về cho các con, phần còn lại để dành cho tụi mình sau này.

Anh cho phép em đi làm chỗ này được không ?

Cô nói năng nhỏ nhẹ, lễ độ như thế, làm sao bác có thể hẹp hòi từ chối được, vả lại cô đi làm chứ có đi chơi đâu mà bác can ngăn. Để trấn an bác, cô thỏ thẻ, em sẽ nấu sẳn thức ăn cho anh cả tuần, mỗi ngày anh chỉ mang ra hâm nóng thôi. Nếu anh có rủ thêm bạn đến ăn cho vui thì báo trước, em sẽ nấu dư ra.

Giời ạ, bác rinh cô qua đây đâu phải vì cái ăn. Cơm canh ba món nóng hổi vợ già của bác nấu ngon hơn hàng quán ngoài phố, tại bà cụ « hết hạn sử dụng », trái nết khó ưa, nên bác mới tìm đến cô. Bây giờ cô biến mất năm ngày trong tuần, bác thiệt thòi quá. Nói ra sợ người ta cười chê, già ham vui, lại kém nhân ái, nếu cô làm nhiều tiền, bác phải vui với cô, sao lại ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình.

Thấy bác suy tư, cô sốt ruột, anh nghĩ sao. Bác phân trần, anh ngại em không quen việc, ở nhà người lạ đâu có thoải mái, chủ nhà đối xử ra sao, để em đi làm, bạn bè biết được họ sẽ chê trách anh.

Cô nài nỉ, anh cứ đưa em đến gặp chủ nhà đi, nếu họ đàng hoàng em mới nhận việc, thôi cứ thế mà làm nhe anh.

Cô nói như ra lệnh, bác đành gật đầu, thầm mong chủ nhà sẽ là người khó ưa, bà cụ nằm liệt giường khó chịu, cô sẽ tự động rút lui.

Trời không chìu ý bác, buổi gặp gỡ hai bên thật suông sẽ, cô chủ nhỏ nhẹ lịch sự, bà cụ tám mươi tuổi, không liệt giường liệt chiếu, hơi đãng trí nhưng rất hiền.

Từ dạo cô Kim đi làm xa, bác mong thời gian qua mau, đến cuối tuần vợ chồng bác trùng phùng hủ hỉ thời kỳ vợ chồng son. Thời gian lặng lẽ trôi mặc cho bác sốt ruột, rồi bác nghe ấm ức, nghèn nghẹn, có vợ cũng như không.

Hai ngày về nhà với bác, cô ưu tiên lên mạn chát với các con bên Sàigòn, sau đó cô đi chợ cho nhà, ghé qua dịch vụ gửi tiền cho các con. Nhân tiện, cô mua thêm bột, thịt, tôm, lá chuối, làm bánh này bánh nọ, đến thứ hai cô giao hàng cho khách bên xóm cô trông nom bà cụ, coi như kiếm chút đỉnh cho đầy hầu bao.

Với chừng đó việc phải làm, nghĩa vụ lúc màn đêm buông xuống, có lúc quá mệt mỏi, cô xù luôn. Chuyện chăn gối bỗng rối bời như như dạo bác gái bước vào quỷ đạo khô cằn sỏi đá, vụ này mà kéo dài, coi như bác chết héo.

Bác giận lắm nhưng không biết làm sao để giải bày tâm sự, bác bèn « ngủ chay » hai cái week end liền tù tì, để biểu lộ sự phản kháng của bác.
Xui quá, cô không hề hay biết kiểu phản đối lặng lẽ của bác, cô tiếp tục lặng lờ « trốn việc ». Tội nghiệp cô, hai ngày nghỉ cô làm việc như trâu chứ có được xả hơi đâu. Đấu tranh ôn hòa không hiệu quả, bác mời cô họp hội nghị hai người, nhắc lại nhiệm vụ làm vợ của cô. Một tuần bác hy sanh năm ngày để cô kiếm tiền, cô phải xử sự cho đáng mặt quân tử của bác chứ, bác bỏ ngang buổi họp, ra phòng khách để tránh giọt nước sắp tràn ly.

Cô Kim nhanh nhẫu chạy theo bác, em xin lỗi, em tham công tiếc việc, vô tình bỏ quên anh, em xin đền bù thoải đáng. Phải thế chứ, bác hài lòng lắm, cô ăn đứt bác gái ở điễm này, dễ bảo, vợ chồng son có khác.

Gần đến ngày đi thi quốc tịch, cô chăm chỉ ôn bài, và xin nghỉ một tuần để chuẩn bị cho cuộc thử thách lớn trong đời cô. Lấy chồng, theo chồng đi Mỹ, chỉ mới là bước đầu của giấc mơ Mỹ, phải mang các con, rồi sau đó anh chị em qua hết bên này, như vậy mới bỏ công cô lấy chồng già.
Tính cô thật thà, có sao nói vậy người ơi, nên cô trình bày kế hoạch dài hạn của cô cho bác nghe. Sau năm năm lấy bác và có quốc tịch, cô bảo lãnh các con, mười mấy năm sau là gom đủ đại gia đình cô « quy mã » (qua Mỹ). 

Đến lúc đó cô tha hồ relax, vui chơi với bác, bác nghe lạnh buốt con tim. Vậy là bác phải trường kỳ chờ đợi cô Kim, giá trước khi cưới, cô Kim bộc bạch giải bày giấc mơ Mỹ của cô, bác đâu bị « hố hàng » như bây giờ.

Hồ sơ bảo lãnh cô nhờ văn phòng luật sư lo giúp, chi phí cô trả, không làm phiền bác. Chỉ có khoảng « trăng mờ bên chiếu » là không điều độ, cô xin khất nợ, lo cho gia đình xong, cô sẽ trả gấp bội. Tự nhiên bác lên hàng chủ nợ, món nợ khó đòi, vì thời gian qua rồi làm sao lấy lại được, bác tự an ủi, bù lại, bác có vợ trẻ, le lói với đời.

Bác là việt kiều may mắn, cưới người chân thật như cô thật hiếm. Tiền bạc sòng phẳng, cô không tơ hào tiền hưu của bác, cô tự lo cho gia đình cô, biết điều như cô là nhất xứ thung lũng hoa vàng của bác rồi.


Ngày các con qua Mỹ, cô không ngủ được, giấc mơ Mỹ đã đạt được một nửa, cảnh mẹ con trùng phùng cảm động đến rơi nước mắt, bác cũng rơi lệ, xót phận mình từ nay bấp bênh vô bờ bến.

Cô xin nghỉ việc trông nuôi bà cụ, chạy xuôi ngược lo cho các con hội nhập vào cuộc sống mới, và tìm việc làm gần nhà, có hôm quá bận, cô mua cơm hộp cho cả nhà ăn.

Lúc mới qua, cô bận đi làm xa, bác đành chờ cuối tuần vớt vát chút đỉnh, tuy anh đầu sông em cuối sông, nhưng rồi chúng mình lại bù đắp cho nhau. Bi chừ cô ở nhà với bác, một nách hai con, quay cuồng với cuộc mưu sinh hàng ngày, bác không giúp một tay thì thôi chứ làm sao than thở được. Mà than cái gì, mẹ con người ta xum họp, người ngoài còn chung vui, bác là chồng, là ba ghẻ, là người nhà, sao lại buồn phiền được.

Ngày các con của cô có nghề và ra riêng sinh sống, trả lại lâu đài tình ái cho hai người, bác mừng như con nít được ăn kẹo kéo. Chuyến này sướng nhé, nhà chỉ có hai đứa mình, bác tha hồ kéo dài hạnh phúc đến vô tận.

Bác lại mơ nữa rồi, anh em bên nhà cứ réo cô liên tục, cô lên mạn chát và ra tay nghĩa hiệp. Cảnh này thấy quen quen, y chang dạo bác chán ngán bà vợ già, lên mạn giao lưu với anh em của bác bên Sàigòn.

Cô lại thành thật khai báo với bác, Chúa thương cho em qua Mỹ (cô theo bác vô đạo Chúa), cho em cơ hội kiếm tiền, và chu toàn bổn phận với các con, bây giờ xin anh cho phép em lo cho anh em còn lại bên nhà.

Cô thủ thỉ, anh hai của em nói, thầy trụ trì chùa gần nhà mẹ em bảo, em lấy hết phần phước của anh em, nên em được đi Mỹ, có cơ hội làm giàu. Nghĩ lại em thấy ấy nấy, tại em hưởng phúc mà họ phải ở lại sống nghèo khó.

Không biết thầy chùa nghĩ sao mà phán một câu xanh rờn, khiến cô cảm thấy mình có tội tày đình.

Thầy tìm ở đâu ra thuyết nhân quả siêu đến độ, làm siêu lòng những người như cô, may mắn định cư ở hải ngoại, cảm thấy mình phạm đủ thứ tội. Nào là tội vượt biên suýt mất mạng, tội đi Tây, đi Mỹ, đi Úc, tội cày siêng giàu lẹ.

Để giải oan nghiệp chướng, mỗi người tự tìm cách tạo phúc phần cho kiếp sau, cô Kim có cách của cô.

Mười bẩy năm, sau khi theo bác qua Mỹ, cô Kim thực sự hoàn thành nhiệm vụ với các con và gia đình.

Anh em cô đã định cư bên Mỹ, nghiệp chướng thầy trụ trì phán quyết lúc trước, nay đã được giải oan.

Hú hồn, chuyến này bác hạnh phúc thật sự rồi nhe, hết đường đi bán than, nói ra mắc ghẹn chứ được tích sự gì.

Ngày đó chúng mình cưới nhau, cô mới bốn mươi tuổi. Bây giờ cô đang bước vào thời kỳ đáng sợ nhất đời người phụ nữ, sức yếu vì lao lực quá nhiều, tính nết cũng theo đó mà nỗi chứng, buồn vui vật vờ vô cớ.

Bác khuyên cô đi làm part time cho vui, chứ cô đâu cần tiền như lúc trước. Căn nhà của bác đã pay off, điện, nước, ăn uống đâu có là bao so với tiền hưu của bác, cô ngoan lắm, gật đầu một cái rụp.

Sau bao nhiêu năm làm việc như goulag ở Xi Bê Ri, thân xác cô bắt đầu làm nũng cô, cô bị đau lưng, loét bao tử, cao máu... Tuy nhỏ tuổi hơn bác, nhưng sức khoẻ của cô kém bác đến cả một con giáp. Bác ngao ngán nhận ra, lúc cô thanh thản trở về bên bác, cũng là lúc khả năng ăn chơi bốn mùa của cô sắp cạn kiệt.

Cũng tại phụ nữ xứ mình quen sống vì người khác mới ra nông nỗi. Bác là người giúp cô thực hiện giấc mơ Mỹ, và cũng là nạn nhân của giấc mơ đó. Biết sao bi giờ, ước mơ của người này, là ác mộng của người kia, như hai mặt của chiếc mề đai.

Sống với bác, cô thấy trống vắng, thiếu các con, nhớ anh em. Cô chợt ngộ ra, cô chưa hề yêu bác, cô cảm mến, cảm phục lòng tốt của bác, vị cứu tinh của cô, chỉ vậy thôi. Và không ngăn được tình cảm của mình, ngoài giờ làm việc, cô chạy đến với các con, hoặc ghé nhà anh em, cô có rủ, nhưng bác không đi với cô.

Bây giờ bác giận cô thật đấy, nhưng biết nói gì đây, tình cảm là chuyện tự nguyện, làm sao có thể ghi sổ để bắt người ta trả góp. Xét cho cùng, cô Kim cũng chả phạm lỗi gì trầm trọng đến độ bác phải ly dị, như đối với bác gái lúc trước. Cô đảm đan việc nhà, chí thú làm việc kiếm tiền, yêu con, yêu anh em, chỉ chưa yêu bác đắm đuối thôi.

Mà tình yêu phải có thời gian nuôi dưỡng, mười bẩy năm qua cô bù đầu với những nhiệm vụ phải hoàn tất, từ nay bác kiên nhẫn mài sắc đi, có ngày bác sẽ được cô Kim yêu thương.

Bác nản quá, càng ngày cô càng xa cách bác, đồng sàng mà dị mộng. Bác đã hơn bẩy mươi, bác không đủ kiên nhẫn chờ đợi tình yêu của cô. Ly dị, bác có nghĩ đến, nhưng lý do ngớ ngẩn, chỉ vì chưa được yêu, ông già dị hợm. Mà cô Kim chắc cũng không đồng ý ly dị. Mười mấy năm nay, cô quen sống ở nhà bác, chia tay với bác, cô biết đi đâu, mọi người đã êm ấm, đâu dễ gì họ dành cho cô một góc nhỏ trong căn nhà hạnh phúc của họ.

Hôm qua các con của bác gọi điện thoại, ba nhớ thắp nén nhan ngày giỗ má, năm nào cũng chỉ một câu ngắn gọn, nhưng lần này bác thấy khác.

Bác lên Oak Hill, với bó hoa hồng đỏ sậm, đặt trước mộ bia bác gái, khói nhan bay lượn lờ. Nụ cười phúc hậu của bác gái, an nhiên, như cười với mọi người đi ngang qua mộ phần người quá cố.

Bác lướt ngón tay lên bờ môi trên tấm bia lạnh ngắt, bác lại thấy ấm lòng, bốn mươi năm tình cũ, tưởng đã lùi xa mất rồi, nay bỗng trổi dậy trong lòng bác.

Số vợ bác hẫm hiu, lúc sống với nhau, vợ bác chỉ nghe những lời chê trách, già sinh tật, trái nết. Điều tệ nhất khiến bác ly dị vợ, bác gái chưa thật lòng yêu thương anh em của bác, khiến hai người xung khắc nhau.

Vậy bác đã yêu thương anh em cô Kim chưa, nếu bác thật lòng yêu họ, chắc bác không buồn như bây giờ.

Lúc sống bên nhau, bác chưa bao giờ tặng hoa cho bà vợ cũ, đóa hồng hôm nay như lời tạ tội muộn màn.

Vai bác run lên, giọng bác tắc nghẹn, tôi thật bất công với mình.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
16/03/201221:01:25
Khách
Cảm ơn, Hai Hoang, Melody và T.T đã ủng hộ chân tình.
Thân quí,
ĐT
15/03/201215:23:30
Khách
Cảm ơn Minh Thành đã ghé qua và chia sẻ chân tình.
Thân quí,
ĐT
15/03/201201:43:14
Khách
Rất hay!
15/03/201220:09:24
Khách
Câu chuyện với phần kết thúc quá hay & quá cảm động !
14/03/201219:50:38
Khách
Truyện hay nhưng buồn quá, nghe na ná như hoàn cảnh của mình. Ấy cái số người Việt mình sống tình cảm đủ thứ nên có bị "lợi dụng" chút đỉnh từ "người thân" cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt vậy! Chắc xứ Mỹ là "thiên đường" nên phải cưu mang người còn ở lại trong nước mới phải đạo?!
14/03/201214:50:25
Khách
Một sự thật nghiệt ngã qua lời văn lôi cuốn nhẹ nhàng của tác giả Đoàn Thị đã làm cho người đọc thấy thấm thía và phải suy gẫm nhiều ! Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,684,605
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài mới của tác giả kể về một cô giáo cũ.
Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Thanh Mai cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell Minnesota. Bài mới nhất của cô là một truyện ngắn về đời sống Mỹ, với đủ loại bảo hiểm và chuyện “đầu tư” cho con cái.
Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy tại địa phương. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ tư của cô.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký vui về chuyến đi Âu châu.
Tác giả là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Với nhiều bài viết giá trị, ông là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Bài viết mới nhất của nhà văn linh mục là một truyện ngắn, được tác giả giới thiệu như sau:
Tác giả là một huynh trưởng hướng đạo, đồng thời cũng là một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Nguyễn Đức Thắng là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài đặc biệt kể về "Người Vợ Bắc Kỳ" -hiện đã có trên 60,000 lượt người đọc. Bài viết mới của ông là chuyện về một đêm Halloween, và “mặc cảm phạm tội” của chàng với bà vợ bắc kỳ mà tác giả gọi đúng kiểu bắc kỳ xưa là “nhà tôi”.
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012 và đã từ miền Đông bay về Little Saigon dự họp mặt năm thứ 12 của giải thưởng Việt Báo. Bài viết mới nhất của cô kể về trận siêu bão Sandy vừa tàn phá miền Đông, nhìn từ Boston.
Tác giả đang sống tại Saigon, thường viết chuyện về Việt kiều và quê nhà, đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Năm 2007, bài "Gả Con Cho Mỹ" của ông vào danh sách 10 bài được đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online. Bài viết mới của ông là một du ký kể chuyện đưa bà con Việt kiều đi từ Nam ra Bắc.
LTS. Năm (5) ngày trước khi bầu Tổng Thống Mỹ 2008, Việt Báo Daily News số đề ngày Thứ Sáu 31-11-2008, có đăng bài của tác giả Quân Nguyễn, "Xem Số Obama."
Nhạc sĩ Cung Tiến