Hôm nay,  

Lên Lái Thiêu Thăm Anh

19/01/201200:00:00(Xem: 231603)
Lên Lái Thiêu Thăm Anh

Người viết: Nguyễn Viết Tân
Bài số 3460-12-28930vb5011912

lai-thieu-large-contentTham dự Giải thưởng Việt Báo từ năm đầu, ông nhận giải bán kết năm 2001 với bài "Bên Bờ Freeway" ký bút hiệu Tân Ngố. Nhiều truyện ký đặc biệt của ông về đất lề quê thói của miền Nam đã xuất bản thành sách "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ. Bài mới của ông kể chuyện ông anh về hưu tại Lái Thiệu. Hình bên: nhà vườn tại Lái Thiêu và đĩa “đọt rau choại“ luộc.

***


Sau hơn 15 năm làm ở hãng máy bay ở tiểu bang Kansas, anh Ba tôi về hưu ở tuổi 65 rồi trở về VN sanh sống.
Với số tiền hơn một ngàn một tháng thì sống ở Mỹ hơi eo hẹp, nhưng nếu về VN thì chẳng mấy người đi làm mà đạt được số lương bằng đó, nếu họ không là BS Kỹ Sư.
Từ Thủ Đức, qua khỏi chợ Búng-Lái Thiêu chừng 15 phút chạy xe trên con đường nhựa phẳng phiu là tới nhà anh tôi. Nó không nằm ngay mặt lộ, mà phải rẽ vô con đường nhỏ trải đá. Không biết công ty nào ẩu quá, họ mắc dây cable hay phone trên một trụ tre thấp chủm. Tôi phải nhảy xuống đẩy sợi dây cáp cho cao lên thì chiếc xe 7 chỗ Inova mới chui qua được.
Đây thực ra không phải là con đường đúng nghĩa mà chỉ là đê bao ngăn triều cường.
Vô chừng 100m thì tới căn nhà trệt mới xây, chung quanh là hàng rào cột đá kẽm gai mà trên đó giây đậu rồng mọc dầy bịt, trái đeo lúc lỉu.
Đậu này có thể ăn sống chấm với mắm chưng, xào với thịt bò, nhúng vô lẩu đều hợp vị.
Xe chạy vào trong sân thì một đàn chó Phú Quốc cả bán tiểu đội chạy ra sủa ỏm tỏi làm gà vịt chạy dáo dác.
Nhìn đàn chó mà con nào cũng có dợn xoáy trên lưng, tôi hỏi anh đây là loại chó săn, không sợ nó vồ gà vịt hay sao. Anh chưa kịp trả lời thì thằng Chung nói:
-Nó bắt chứ sao không, nhưng anh Ba ảnh đánh quá, nên nó sợ, tới nỗi bây giờ một con vịt con dí thôi, tụi nó cũng chạy có cờ!
Bây giờ trông anh Ba đen thui, chẳng ra dáng một Việt kiều trắng trẻo năm xưa nữa. Anh đang mặc một cái quần Tiều ngang đầu gối, bứng chuối con đi trồng.
Căn nhà ngoài phòng khách, phòng ăn, nhà bếp thì còn có 2 phòng ngủ và hai phòng tắm xây theo tiêu chuẩn Mỹ và có gắn máy lạnh. Ngoài ra ngoài vườn còn có một rest room rất đặc biệt là bồn cầu máy, nhưng chung quanh che bằng cây lá. Tôi hỏi sao làm vậy thì anh nói để ngồi cho mát, lại tiện dụng cho người đang làm ngoài vườn, hoặc đang câu cá, khỏi sợ lấm nhà khi bước vào trong nhà.
Cả khu nhà và vườn rộng chừng hai ngàn mét vuông, có trồng cau, dừa, dâu và nhiều cây măng cụt.
Anh nói măng cụt lâu lớn lắm, cây trồng vài ba năm mới chỉ cao ngang đầu người. Anh chỉ một cây 12 tuổi, nói năm rồi ra được chừng 500 trái, còn những cây trên 30 tuổi kia thì được chừng 2 ngàn trái mỗi cây. Ấy vậy mà mùa rồi anh chẳng bán được trái nào, má tôi, anh em họ hàng và con cháu ghé chơi anh đều cho một giỏ xách về làm quà.

Dừa thì quá nhiều, cứ đốn xuống một lần vài ba quày, đứa cháu có quán ở Củ Chi lên thì anh cho chặt chở về lủ khủ.
Kế bên ranh đất là một khu hoang dã, ngoại trừ mấy gốc dừa lão và một ngôi mộ cổ thì toàn khu vực mọc có một loài là rau choại.
Khu vườn này chủ cũ đã có đào mương lên líp, nhưng anh khơi sâu thêm, lại đào mấy cái ao vuông khoảng 10x20m.
Nước sông ra vô hàng ngày nhưng coi bộ nước không trong mà màu như có phèn, nhưng nếu nước nhiễm phèn sao cây trái trong vườn xanh như thế.
Những mương và ao này thông nhau bằng những rạch nhỏ, có bắc cây cầu be bé dễ thương.
Anh rút trên mái bếp một bó cần câu trúc đưa cho chúng tôi, rồi lật mấy cục gạch lốc kế bên sàn nước thì giun bò lổm ngổm. Mấy con vịt xiêm xà vô tranh nhau mổ. Bỏ vô ống lon chừng chục con mồi, anh dẫn chúng tôi lòn qua hàng cây sầu riêng ra tới chỗ có bóng mấy cây dâu râm mát.
Tôi đã nổi tiếng là tay sát cá, nhưng hôm nay tổ trác, cái phao không hề động đậy, trong khi anh tài xế đưa lên bờ một con cá trê bằng cổ tay, và ơ kìa, bà xã tôi có biết câu đâu, mà bả giựt liên tiếp 3 con, mỗi con từ 7 lạng cho tới kí lô.
Trong lúc bả làm cá để nướng và chiên, tôi phụ với chị giúp việc vụ đọt rau choại luộc.
Có lẽ nhiều người chưa ăn hay nhìn thấy cây choại bao giờ. Nó thuộc họ dương xỉ, khi lá non mới nhú lên nó cuộn tròn như con sâu cuốn chiếu, luộc hay xào đều ăn rất ngon. Ngày nay trong các nhà hàng đặc sản cao cấp, rau choại được coi là loại rau sạch, giá rất mắc, thế mà bên cạnh nhà anh tôi nó lại mọc như rừng.
Cá trê ngày tôi còn nhỏ ở Kiên Giang đâu có mấy khi bắt được con lớn cỡ cổ tay, thế mà mấy con hôm nay câu được, thuộc dạng khủng long.
Hai con chiên để ăn nước mắm tỏi, còn hai con nướng thì phải ăn với nước mắm gừng mới đúng điệu.
Ngoài ra còn có dĩa cá kho để ăn với cơm trông cũng bắt mắt lắm.
Tôi có mang về biếu anh tôi một chai Remy Martin XO, anh khui ra thì đứa em trai tôi chê, nó nói nhậu dân dã như vầy phải dùng rượu đế Kinh 5-Kiên Giang mới đúng điệu.
Anh Ba nói tưởng gì, chứ thứ đó thì nhà lúc nào cũng trữ sẵn vài chục lít.
Trời nóng quá nên tôi chỉ khoái lai rai vài chai bia với đá lạnh mà thôi, chứ rượu thì hổng ham.
Sau khi rời vườn anh Ba tại Lái Thiêu, chúng tôi phải đi Tân Phú, vì các dì phước sẽ khánh thành Mái ấm Hoa Hồng. Mái ấm này là nơi dừng chân của những trẻ em đường phố, bán báo, vé số, lượm rác... mà trước đây chúng phải che lều sống trong các nghĩa địa.
Bây giờ chúng có thể ghé lấy một hộp cơm trưa, tối về ngủ lại; được học chữ hay học nghề. Có mấy em đang học lên đến đại học, khi ra trường, có việc làm rồi vẫn về đây giúp các Soeur nuôi dạy những em còn bé như trong một gia đình.
Chúng tôi trao quà, được mời ăn tiệc khánh thành Mái Ấm. Thức ăn bữa này Mạ tôi khen: "Ngon không chê chỗ nào được".

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
22/01/201216:37:12
Khách
Haha
Ngày cuối năm thấy có ông ăn ốc nói mò:
"400 dola/thang thoi !! ,phai lam 40 nam moi co tren 1000 dola/thang ! "
Ông này chắc chắn không phải ở Mỹ, nhưng nói chuyện lương bổng, tiền hưu ở Mỹ cứ y như thánh sống.
Hết ý kiến.
Chí Phèo
22/01/201216:30:49
Khách
Bác Dựa cột nói đúng đó.
Người về hưu ở Mỹ lãnh có 400 thì không đủ tiền đi share 1 căn phòng mà ở, ngoài ra chỉ cần uống nước lạnh mà sống.
Có câu nói: Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
22/01/201219:13:11
Khách
Xin mòi ông củ về VN ỏ voi vc xin dùng quảng cáo không công cho chúng.
24/01/201200:56:44
Khách
Bố có vợ người Huế ơi!
Xin Bố đừng có bố lếu bố láo quảng cáo không công cho Việt Cộng nữa.
Tụi VC cũng không tin dùng Bố đâu.
20/01/201201:52:39
Khách
O My lam worker 15 nam o hang may bay thi lam sao co tien huu hon 1000 dola mot thang duoc ??? Chi duoc khoang 400 dola/thang thoi !! ,phai lam 40 nam moi co tren 1000 dola/thang !

[email protected]
19/01/201205:56:35
Khách
Chừng nào quê mình hết bọn cộng nô thì chắc tui cũng về dưỡng già làm hàng xóm anh Ba...
21/01/201219:33:34
Khách
Tình cờ đọc bài "lên Lái Thiêu thăm anh" của tác giả Nguyễn viết Tân tự Tân Ngố tự nhiên tôi thấy rất có cảm tình với lối viết rất "dân giả" của anh làm cho người đọc cảm thấy thoải mái và thú vị. Xin hỏi nhỏ tác giả có phải là người kinh 5 và anh Ba trong baì của anh là anh Ba Châu không? Cám ơn
21/01/201203:51:43
Khách
Thưa cụ Trung.
Cụ đang ở nước Pháp phải không ạ?
Ở Mỹ một người VN tới đây chưa đi làm ngày nào, mà khi tới 65 tuổi còn được lãnh SSI 800$ một tháng, thế mà cụ lại phán rằng làm việc ở hãng máy bay 15 năm lại lãnh được có 400$ là thế nào?
Ngoài ra còn Pension hãng cho riêng từ 500 đến 1000 nữa tuỳ theo lương bổng trước khi hưu nữa chứ.
Chỉ có một điều khác biệt: Lãnh lương hưu thì dù có ở nước nào, ở bao lâu thì vẫn được lãnh đầy đủ, nhưng lãnh tiền già SSI thì ra khỏi nước Mỹ quá 30 ngày là bị cúp.
Dựa Cột
02/02/201218:07:34
Khách
HO gia noi : Lam cong nhan tan rivet hon 10 NAM roi ve huu lanh 1250 dola/thang (SSA + tien huu cua hang) , noi buon cuoi qua ! ,phai lam 40 NAM moi duoc lanh 1250 dola/thang !!! , vi lam cong nhan tan rivet thi Take home pay khoang 1400 Dola/thang ! va lam 11 nam thi chi lanh duoc khoang 400 dola tien huu SSA + 100 tien huu cua cong ty = 500 Dola/thang Roi phai di xin them 300 dola tien welfare SSI de co tong cong 800 dola de cho tuong duong voi Tien gia . Neu HO gia noi lam 11 nam la co 1250 dola/thang thi NEU lam 40 nam thi co khoạng 3500 Dola/thang !? Buon cuoi qua !!!,chac HO gia la Ky su co master chu khong phai la Cong nhan luong 1250 dola take home pay dau ! .

04/02/201218:24:02
Khách
Nếu đi làm lãnh tiền mặt, nhưng muốn cho hợp lệ chút xíu, (làm ở chợ, shop may, tiệm nails) người ta diếm đi bằng cách khai rằng làm lương có $7.25/g, cho dù trên thực tế làm tới hơn gấp đôi. Dĩ nhiên khi làm trên 10 năm sẽ lãnh tiền hưu rất ít. Đóng ít thì lãnh ít có mấy trăm là phải rồi, nhưng số người này cũng không nhiều chừng vài % thôi. Cũng có trường hợp người con lương nhiều quá, làm giấy 1099 cho mẹ lãnh tiền coi cháu để có đủ credit 40 quater. Còn phần đông dân VN đi làm hãng xưởng của Mỹ thì lương hưu được trên 1 ngàn đô một tháng, dù họ chỉ làm công việc lắp ráp asembler. Mỗi năm sau ngày sinh nhật, SS có gửi cho từng người một thơ nói rõ là đến năm mình retire sẽ được lãnh bao nhiêu. Tôi thì họ báo cho biết được hơn 1 ngàn, nhưng nghe đồn rằng Quỹ An Sinh sắp sập tiệm, vì rồi đây 1 người đi làm phải đóng tiền nuôi 2 người già thì chịu sao thấu. Ngoài ra còn tiền pension, có hãng có, có hãng chẳng có đồng nào, cộng thêm tiền 401K mà mình để dành nữa thì cũng đỡ trong lúc tuổi già. Có một điều xin lưu ý, nếu lãnh tiền hưu 750$, lại muốn đi xin tiền già 50$ nữa, mà mình có đứng tên căn nhà thì họ chẳng cho thêm đâu. Sang tên cho ai, hay bán đi phải trước khi về hưu 5 năm. Nhưng có dám sang tên cho ai mới là chuyện quan trọng, dù có sang tên cho con trai, có khi lại mất một nửa khi vợ chồng nó ly dị. Tham thì thâm, nên hãy cẩn thận.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,687,163
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, và sự lạc quan, yêu đời.Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nươ1ớc Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Tác giả là cư dân Virginia, trước và sau 1975: Dạy học (môn Việt Văn) tại Sài Gòn. Năm 2008 qua Mỹ định cư tại Virginia. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Yến Bạch là ký ức về người cha sĩ quan không đoàn kỹ thuật VNCH tại Biên Hoà. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012,với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ, trong số này có các bài "Coi Dọn Dẹp Xưởng Chế Tạo Hỏa Tiễn," và bàu "Nằm Trong Hộp Gỗ, Trông Lên." Tác giả hiện là cư dân SimiValley, Nam California, từng có nhiều bài viết và hình ảnh được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách “Xin Em Tấm Hình.”
Với một loạt truyện tự sự đặc biệt về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã 20 năm, nghề nghiệp: chủ tiệm Nail tại Culver City, California. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên: “Nghề Nail đâu Có... Bèo”, Tháng Tư 2012. “Tuấn, Chàng Trai Nước Việt” -tựa đề một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Vỹ- được tác giả dùng cho bài viết mới nhất của ông, chuyện nhân vật tên Tuấn bắt đầu vào nghề Nail.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, California, từng có một số văn thơ đã đăng trên báo chí vùng bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011, với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Bài mới của ông là một truyện ngắn “viết xong ngày thứ sáu 13”, theo lời ghi của tác giả.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông là ba chuyện kể về việc làm từ đảo tị nạn tới đất Mỹ, đơn giản mà tử tế. Tựa đề chung đặt theo tinh thần bài viêt.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali (hình bên). Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi.
Nhạc sĩ Cung Tiến