Hôm nay,  

Một Ngày Xui

22/12/201300:00:00(Xem: 28111)
Người viết: Phạm Thái
Bài số 4093-14-29493vb8122213


Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ năm của ông trong năm.

* * *

Cuối tuần này tham dự đám cưới con người bạn. Thật thú vị. Anh Lâm, định cư tại Mỹ cùng thời gian với tôi 1994, chúng tôi cùng làm chung một hãng, xem nhau như anh em. Gia đình anh qua Mỹ hai vợ chồng và ba người con, hai năm sau sanh thêm môt con trai. Vậy gia đình anh Lâm, hai vợ chồng và bốn người con, hai trai hai gái. Những cô bé, cậu bé thật nghich ngợm nhưng cũng thật là dễ thương, các cô bé cậu bé thường lang thang nơi Mac donal với tôi. Thật là vui. Vậy mà thời gian thật nhanh làm sao, ngày mai đám cưới con trai anh, một bác sĩ, còn cô dâu, một nha sĩ. Còn con gái anh thì sao, đang học dươc, hai con nhỏ, học sinh giỏi. Thật không biết diễn tả sao nỗi vui của tôi đến thành công của con người bạn. Rồi trong tiệc cưới gặp lại những người bạn làm chung hãng đầu tiên khi đến Mỹ, cũng gần 20 năm rồi, thời gian trôi nhanh quá, con người thay đổi. Những người bạn của tôi sẽ thay đổi thế nào, không biết, nhưng một điều tôi biết chắc là chúng tôi sẽ thật vui khi gặp lại nhau, nhất là trong khung cảnh một tiệc cưới, thật tuyệt vời.

Trời đất, đèn chớp sáng lóa mắt, chuyện gì đây, tiêu rồi vượt đèn đỏ. Bận suy nghĩ đến tiệc vui vượt đèn, đỏ làm sao bây giờ.

Trở về nhà, nằm dài trên giường, mệt mỏi. Bực thật, tại sao lại có thứ camera đặt tại ngã tư nữa chứ. Los Angeles đã bỏ rồi, cư dân trên đó cho rằng điều này không hợp pháp, không nộp phạt, thành phố nhận thấy tai nạn không giảm, bỏ quách các camera này rồi.Vậy mà Orange county vẫn còn, thật không hiểu. Gỉam tai nạn ư, an toàn cho cư dân ư. Chỉ là bussines thôi. Một công ty tư nhân hợp đồng với thành phố đặt camera tại một số ngã tư và ăn chia tiền phạt với thành phố. Chỉ là buissines thôi chẳng phục vụ gì cả. Bực cả mình. Mình sẽ bị phạt bao nhiêu đây, không biết. Ồ nhớ rồi, có nhận một email từ người bạn nói về tiền phạt vi phạm giao thông của DMV, mở internet xem.


TĂNG TIỀN PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG

- 1000$ phạt vi phạm đậu xe chỗ dành riêng cho người tàn tật

- 976$ phạt vi phạm đậu xe chỗ dành cho xe bus

- 729$ phat lái xe không bảo hiểm

- 616$ phạt không ngừng lái xe khi xe chở học sinh chớp đèn

- 436$ phạt vượt đèn đỏ

- 214$ phạt chạy quá tốc độ

- 148$ phạt lái xe cầm cell phone nói chuyện

Thành phố khi thiếu tiền thì tăng mọi thứ tiền đóng góp của người dân. Còn người dân thiếu tiền thì sao? Cầm bảng homeless ở ngã tư hay chôm đồ nhà.

Tiêu rồi, vi pham vượt đèn đỏ 436$, chưa dễ sợ bằng vi phạm đậu xe dành riêng cho người tàn tật tiền phạt là 1000$. Trời đất lương căn bản 8$ một giờ, một tháng lương chưa trừ thuế 1280$, vậy mà phạt 1000$, tháng đó chắc chắn là đói.

Luật lệ đươc đặt ra để điều hành xã hội, luật lệ giao thông đặt ra để bảo vệ con người, tiền phạt để mọi người tôn trong luật lệ nhằm bảo vệ mạng song con người. Nhưng phạt một số tiền quá lớn, khiền người bị phạt không còn đủ tiền để sống thì thật không hiểu nổi. Không có sự nhân danh nào chấp nhận được khi sự nhân danh đó cướp đi miếng ăn của con người.

Có tiếng mở cửa, chắc bà xã về, thôi bỏ bộ măt rầu rĩ đi kẻo bà xã biết thì lại mất vui. Trời đất sao mặt bà xã hôm nay không vui.

Tức quá đi thôi, tiệm ế, vậy mà state board vào xét, mặt lầm lì dễ ghét, chỉ một sợi tóc khách rớt trên spa chair phạt 500$. Trời đất, ế gần chết làm nguyên tuần cũng không kiếm được 500$, vậy mà phạt 500$, mấy năm trước cũng lỗi như vậy phạt 1000$, bị phản đối quá nay còn phạt 500$. Đúng là giựt tiền.

Thế là một ngày xui, xui thật xui.

Phạm Thái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,767,901
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Sau đây là bài viết thứ bẩy của Bà.
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O.,
Trường Vẽ (L’ecole de Dessin) là tên gọi đầu tiên của Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Gia Định, do người Pháp thành lập năm 1913, hiệu trưởng đầu tiên là hoạ sĩ Pháp André Joyeux. Năm 2013, ngôi trường này vừa đúng trăm tuổi. Nhân dịp này, xin mời đọc bài viết của Nguyễn Bích Thuỷ.
Trước 1975, tác giả từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc tại Saigon, và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ vài năm trước đây, Thu Dung dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt năm 2013 với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ",
Trước 1975, tác giả là một nhà giáo, từng là hiệu trưởng nhiều trường tại miền Trung và điều hành Trung Tâm Tu Nghiệp và Huấn Luyện Giáo Chức tại Huế. Miền Nam sụp đổ, ông đi tù “cải tạo” và sau đó vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ, thấy hạnh phúc khi về hưu sau nhiều năm trở lại nghề dạy học.
Tác giả còn sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011. Với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Các bài viết của tác giả đều thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia.
Với “bút hiệu kép” Minh Đạo - Nguyễn Thạch Hãn, tác giả đã góp nhiều bài giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Nguyễn Thạch Hãn sinh năm 1945, cựu sĩ quan Pháo Binh VNCH, cựu tù cải tạo, hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston, Texas.
Tác giả tên thật Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu.
Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã 20 năm, nghề nghiệp: chủ tiệm Nail tại Culver City, California. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ Tháng Tư 2012. Hai bài đầu của Tom Tom đều viết về công việc ông làm: “Nghề Nail đâu Có... Bèo”; Và “Tuấn, Chàng Trai Nước Việt.”
Nhạc sĩ Cung Tiến