Hôm nay,  

1 Nữ Tu Gốc Việt Trong Bão Dữ ở Phi

19/11/201300:00:00(Xem: 34119)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4063-14-29463vb3111913


viet-ve-nuoc-my
Sister Mary Nhung thuộc dòng Missionaries of Charity, ở San Francisco, và gia đình.

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Bài viết mới nhất của ông kể về trường hợp một nữ tu trẻ gốc Việt phục vụ người nghèo trong vùng bão dữ ở Philippinnes hiện đang trong tình trạng thất tung, chưa biết sống chết ra sao.

* * *

Cộng đồng Kinh 5 trong nước và hải ngoại hiện đang ngày đêm cầu nguyện xin Chúa cho Soeur Nhung được bình an trong cơn bão dữ. Từ ngày cơn siêu bão Haiyan đổ bộ vào các hòn đảo Philippines đến nay, không ai liên lạc hay nghe một tin tức gì về Sr Nhung.

Cùng với các lưu dân Việt rải rác khắp thế giới, Người Kinh 5 -một khu định cư thuộc tỉnh Rạch Giá- hiện cũng đang có mặt khắp nơi.

Cách đây mấy năm, nơi chiến trường Afghanistan lửa khói, Thượng sĩ Long Nguyễn đã nằm xuống trong sự khóc thương của mọi người thân quen.

Mấy hôm nay, cơn siêu bão đã tàn phá nước Phi Luật Tân, nơi đó có một người con Kinh 5 đang vác thánh giá với dân nghèo.

Sr. Nhung còn trẻ lắm, sinh năm 1976. Ngày đến Mỹ, sr. còn nhỏ xíu. Suốt những năm tiểu học rồi trung học, cô bé xinh đẹp hiền lành ấy cũng vui đùa, ca hát, nhảy chân sáo cùng chúng bạn. Nhưng vừa học xong lớp 12 thì Nhung Nguyễn đã hiến mình cho nhà Chúa và trở thành Sister Mary Nhung, gia nhập dòng khó nghèo của mẹ Têrêsa Calcutta vào năm 2004 tại San Francisco.

Vì cha mẹ già còn ở bên VN, nên Sr Nhung đã một lần về thăm lại quê hương, không phải là "Áo gấm về làng", mà chỉ là chiếc áo sadi của nhà dòng rất đơn sơ trong trắng. Rồi qua nhiều nhiệm vụ, Sr được nhà dòng cử sang Phi được hơn một năm nay.

Leyte Island, nơi Sr Nhung phục vụ là hòn đảo có 1.95 triệu dân. Thủ phủ của Leyte là thành phố Tacloban, có hơn 220.000 dân. Đây là hòn đảo từng lãnh nhiều tang tóc hồi cuốn thế chiến II. Trong trận đại chiến giữa quân Mỹ và quân Nhật vào Tháng Mười năm 1944 tại Leyte Island, tổng số thương vong hai phía lên tới trên 100.000 người.


Trong trận siêu bão Haiyan hôm 8 tháng 11, 2013, hai đảo Seyte và đảo Samar là vùng bị tàn phá nặng nhất.

Philippines là một nước có 80% dân số theo Thiên Chúa giáo. Tại Leyte Island, hầu hết các nhà thờ đều bị bão đánh sập. Việc cứu trợ và thông tin cho đến nay vẫn còn rất khó khăn. Cuối tuần quam hàng ngàn giáo dân đã quây quần nơi các thánh đường đổ nát để dự lễ cầu nguyện, nhưng danh sách các nạn nhân cho tới nay vẫn chưa được kiểm kê xong. Trong báo cáo về số thương vong vì bão mới nhất đưa ra hôm Chủ nhật, chính phủ Philippines cho biết ít nhất 3,974 người thiệt mạng và còn 1.200 người mất tích. Nhiều người trong số này bị cuốn trôi và chết, bởi dòng nước dâng cao do cơn bão dữ dội gây ra những cơn lốc xoáy mạnh nhất được ghi nhận.

LM Phan Văn Đương đang là Tuyên Úy hải cảng Oakland có email gửi lên Kinh 5 như sau:

- Xin chia sẻ nỗi lo lắng của gia đình Ông Bà cố Cản vì chưa liên lạc được với Sr. Nhung. Hiện tại khó mà liên lạc về đảo Leyte được.

Cha Đương cho hay các thủy thủ người Phi trên các tàu viễn dương đến trung tâm của ông cũng chỉ mong liên lạc được với gia đình họ nhưng cũng chưa được. Tôi có liên lạc với nhà Dòng Sr. Nhung, Missionaries of Charity, ở San Francisco, nơi Sr. Nhung khấn dòng, nhưng các Sơ ở đây cũng chưa có tin tức gì về các Sơ ở Leyte cả.

Sr. Bề Trên an ủi tôi: No news is good news.

Không có tin có nghĩa là bằng an.

Hy vọng được như vậy.

Cho tới nay, danh sách những người chết trong cơn bão đã được, nhưng không thấy tên Sơ Nhung.

Chắc Chúa chưa đưa người nữ tu xinh đẹp nhiệt thành của K5 về với Ngài, vì còn nhiều việc mà tôi tớ Chúa phải làm cho dân người lúc này ở Leyte, the Philippines.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân và đặc biệt cho Sr. Nhung.

Những con dân Kinh 5, nhất là những người đã từng đến trại Bataan, Subic Bay, Palawan... hãy rộng tay với người anh em đã một thời đưa cánh tay bảo bọc chúng ta, mà gửi cứu trợ về Kinh5 Foundation, để nhanh chóng chuyển đến tay các nạn nhân khốn khổ.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,754,900
Khi con đọc những dòng này thì Cha đã ra đi biền biệt, Cha không còn ở trên cõi đời tạm bợ này.
Ngày này 38 năm trước, tôi là cậu bé 16 tuổi đang ôm khẩu súng Carbin cổ lỗ sĩ trong một phiên gác Nhân Dân Tự Vệ.
Ngày 27 tháng Tám năm 1975. Từ Trại Pendleton, xe buýt chở vợ chồng và bốn em tôi đến phi trường Los Angeles và đỗ ngay trước phi trạm.
Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng học Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với bài viết "Duyên Nợ Với Nước Mỹ," kể chuyện gia đình có ông bố từng được người Mỹ nhận làm con nuôi, mà suốt 50 năm thăng trầm, cả nhà vẫn cứ hụt mãi cái hẹn với Hoa Kỳ.
Đây là bài viết “nóng hổi” về Boston, thành phố vừa xẩy ra vụ nổ bom trong ngày hội Marathon hôm 15 tháng Tư 2013. Trước đây 12 năm, Boston cũng là nơi xuất phát 19 tên không tặc từng tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001. Kông Li là bút hiệu của Phạm Công Lý,
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Sang năm 2013, đầu tháng Giêng, tác giả góp thêm bài “Thiên Thần Đen”,
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của Minh Nghĩa.
Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ gần 3 tháng trước hiện đã có gần 20,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
Cứ gọi cô là Quận Chúa, cái nickname mà thầy giáo lớp 10 đã gọi khi cô đậu thủ khoa vào ngôi trường có một lịch sử lẫy lừng trong thành phố và nằm trên một con đường đẹp nhất của thành phố – Trường Lý Tự Trọng
Nhạc sĩ Cung Tiến