Hôm nay,  

Lái Xe Xuôi Nam

22/08/201300:00:00(Xem: 81015)
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học. Bài ngắn sau đây là chuyện tác giả cùng bạn lái xe xuôi nam họp mặt với Việt Báo.

Năm nay tôi nhất định phải xuôi nam để tham dự buổi trao giải VVNM của Việt Báo tổ chức hàng năm, mặc dù tôi chưa bao giờ được giải thưởng, nhưng tôi rất muốn tham dự lần này để chúc mừng hai bạn Khôi An và Donna có tên trong danh sách chung kết.

Hơn cả tháng trong nhóm việt bút các bạn đã bàn nhau đi ngày nào, và đi như thế nào. Tôi bàn với Mike lần này cho tôi đi một mình với các bạn xuôi nam nhe. Được Mike chấp thuận cả hay tay, tôi lập tức rao mời: Chuyến này Mão sẽ xuôi nam một mình với chiếc xe “Tổ Do Tà” đời 2014, cần thêm người ngồi bên cạnh cho tài xế đỡ sợ trên xa lộ. Thịnh Hương viết dành ngay một cho. Người kết tiếp theo là Tường Vân. Thế là tôi yên chí xe không ế khách.

Thăm các bạn khác, tôi được biết Iris tháp tùng vợ chồng Phuơng Dung xuống sớm hơn, Donna sẽ đi chung với Khôi Ăn cho đủ bộ, còn anh ThaiNC lúc đầu định đi chung xe với bộ ba TH Mão TV, nhưng sau đổi ý. Chắc vì biết xe tôi không có DVD Thúy Nga, ổ bánh mì Ba Lẹ cùng chai nước uống.

Sáng 10/8/2013 tôi rời nhà lúc 5 giờ sáng, chạy sang thành phố San Leandro là 6 giờ sáng đón Thinh Hương, rồi cũng nhau trực chỉ San Jose. Rước xong người đẹp Tường Vân là 7 giờ sáng. Thế là xe lăn bánh trên xa lộ 101 xuống miền nam Calif nắng ấm..

Tôi lái liên tục 3 tiếng, rồi cả ba cũng nghỉ chân, cho chiếc xe uống loại cà phê hơn 3 đồng l/gallon. Sau khi xe và người no nê bữa sáng, tất cả lại tiếp tục bài ca lên đường.

Xa lộ 101 ngày thứ Bảy thật là thoáng mát vì xe cộ không nhiều, và không khí trong lành mát dịu nên chẳng mấy chốc chúng tôi đến thành phố Ojai, Ventura lúc 2 giờ chiều. Đến đây Thịnh Hương phải dùng GPS tìm đường đến nhà cô em tôi là Kim, cho cô ấy cùng đi dự buổi phát giải.

Vô được xa lộ 405 hướng San Diego tôi trực chỉ đến East Wesminter exit là đến ngay nhà cô Trâm bạn tôi. Khúc này thì Thịnh Hương đã rành sáu câu, không cần GPS nữa, cuối cùng đến nơi là 4:30 chiều. Thế là các “anh hùng xa lộ” trót lọt chuyến đi, mừng quá.

Như dự định cả bọn sẽ đi xem show “Ngọc Trong Tim”, có Lộc, con của Thanh Mai trình diễn, nhưng khi đến nơi thì cô Trâm cho hay là người một người thân của cô mới qua đời lúc chiều 4 giờ, cô phải đi lo thủ tục cho người này không có thân nhân, nên bọn nầy quyết định ở nhà để chia sẻ với cô Trâm tin buồn.

Sáng sớm hôm sau Chủ Nhật 11/8/2013, hai bạn Thịnh Hương-Tường Vân muốn đi nhà thờ trước khi gặp mặt nhóm Việt Bút, tôi chở 2 bạn tới nhà thờ kiếng, tiện thể chiêm ngưỡng luôn vì nghe từ lâu nhưng chưa có dịp thấy. Đúng là một công trình kiến trúc độc đáo nhưng khi đến nơi thì cha cho hay là lễ sớm đã xong.

Thấy còn quá sớm, Thịnh Hơng gọi Iris và cả ba đi đến nhà anh Tân để trèo cây hái trái, nhưng đến nơi thì chủ nhà đi vắng chỉ có Iris và Donna cùng Thụy Nhã làm chủ tình hình, nên Iris dọn cho ba nàng ba tổ bún bò huế của O Điềm nấu, thiệt là ngon.

Sau đó cùng nhau ra nơi họp mặt của Việt Bút tại văn phòng của nhà chuyên nghiệp Bảo Hiểm Chương Vũ trên đại lộ Bolsa. Thật là một ngày vui, nơi đây tôi gặp mặt tất cả mọi người như anh chị Bồ Tùng Ma, anh Nguyễn Hữu Thời, anh Pham Hoàng Chương, anh chị Phuơng Hoa đến từ Sacramento, anh Sáu Steve Brown…

Buổi chiều là giờ họp mặt của Việt Báo tại nhà hàng Moonlight. Chương trình biết bao nhiêu chuyện vui, như nhiều bạn đã kể.

Hôm sau, thứ Hai 12/8 tôi lục đục bắt Thịnh Hương dậy sớm. Sau khi qua nhà anh Tận để đón Donna, 5 giờ sáng xe bắt đầu lăn bánh lên xa lộ North 5 để về Ojai, Ventura trước đưa cô Kim em tôi về trước cho kịp giờ đi làm, và để tránh xa lộ số 5 lúc mờ sáng xe cộ rất đông dể kẹt đường.

Từ Ojai về San Francisco, xa lộ sẽ dễ dàng. Trên đường về, chúng tôi lần lượt ghé bờ biển Santa Barbara thật đẹp, rồi thành phố Solvang với những kiến trúc rất Âu Châu, không khí trong lành, người dân thật dễ thương, thân thiện. Dạo phố Solvang một lúc, lái xe quanh quẩn xong lên xa lộ 101 về vùng San Jose trước, Donna muốn về trước, xong Tường Vân xuống sau, còn Thịnh Hương và Mão tiếp tục xa lộ 650 về San Leandro, sau đó tôi độc hành với chiếc xe “Tồ Dô Tà” về San Francisco.

Thật là một chuyến xuôi nam nhiều vui thú, gặp được nhiều bạn bè, có thêm nhiều bạn mới. Tôi thành thật cảm ơn Việt Báo có giải thưởng VVNM hàng năm cho mọi người có dịp gặp nhau.Tôi cảm ơn các bạn xa gần đã cho tôi những thân tình hiếm có.

Nguyễn thị Mão

Ý kiến bạn đọc
24/08/201309:09:34
Khách
Chào chị Mão.
Bài viết chị rất hay và vui.

Chúc vợ chồng c hị mọi sự thật tốt đẹp.

Sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,755,171
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức đã nhận giải bán kết 2001 và là một trong những tác giả được đặc biệt quí trọng. Sau hơn 8 năm ngưng viết và bặt tin, Thảo Ơi là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả, một kỹ sư điện tử tại công ty Intel, Bắc California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã lần lượt nhận Giải Danh Dư 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình", Giải Vinh Danh Tác Phẩm 2010, với bài “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu”. Bằng sức viết được thể hiện mạnh mẽ suốt 5 năm, với bài “Những Đoạn Đường Cho Nhau”, kể về một người bạn và tình bạn trong “đám con nít của Sài gòn thất thủ năm xưa, Khôi An đã trở thành tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Theo bài viết, đây là chuyện kể của một bà mẹ trong gia đình đến Mỹ theo diện H.O., an cư ở Seattle. Một đứa bé được định cư ở Hoa Kỳ sẽ phát triển và hội nhập như thế nào?Xã hội mới, hoàn cảnh mới tạo cho em những điều kiện sinh hoạt ra sao. Cha mẹ sẽ khuyến khich giúp đỡ em như thế nào? Đó là nội dung chuyện kể. Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết "Còn Đó Ngậm Ngùi."
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: “Chuyện Miền Thôn Dã.” Bài viết mới nhất của ông kể về tiệc họp mặt của bà con Kinh 5 tại Quân Cam năm nay (hình bên).
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon. Bài viết sau đây kể về niềm vui an cư trong một mobile home park tại vùng thủ đô Việt tị nạn.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu, nơi những ngày này đang là mùa nắng lửa.
Nhạc sĩ Cung Tiến